28-5-2024
Vì sao các nhà sư, ai cũng có tóc? Và khi các nhà sư bị “túm tóc”, thì những kẻ phàm phu như tôi và chúng ta lại trở thành “trọc đầu”.
28-5-2024
Vì sao các nhà sư, ai cũng có tóc? Và khi các nhà sư bị “túm tóc”, thì những kẻ phàm phu như tôi và chúng ta lại trở thành “trọc đầu”.
28-5-2024
Tôi không biết gì về vị tu sĩ này, cho đến khi xem clip ông kêu gọi mọi người không nên quấy rầy Ngài Thích Minh Tuệ. Tôi cảm thấy sự chân tình trong cách nói, trong nội dung ông nói.
Đồng Phụng Việt
27-5-2024
Tiếp theo phần 1
Thực trạng mà Thượng tọa Thích Giác Nguyên khái quát (1), đại ý: Bá tánh “quá chán”, thậm chí “quá bất mãn” và “quá thù” cảnh “mặc tăng y mà xài bạc triệu, xài đồ sang, xe sang, chùa sang, chỗ ở sang”, nên chỉ một “thằng cha cầm nồi cơm điện” cũng “hút cả triệu người đi theo” nhằm “giải tỏa ẩn ức” đang làm “cả trăm triệu nổi điên” chỉ là hậu quả có tính tất yếu. “Nồi cơm điện” có thể “tàn sát Phật giáo” cho thấy, GHPG Việt Nam đã lạc lối khi dấn bước theo tiêu chí “đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội”…
***
Nỗ lực kết hợp “đạo pháp” với “chủ nghĩa xã hội” đã biến “dân tộc” thành công cụ cho cả đảng và GHPG Việt Nam “phát triển sự nghiệp” mỗi bên. Nếu GHPG Việt Nam không cúi đầu khuất phục, tự nguyện phụng sự thế quyền, không chỉ cho phép mà còn khuyến khích chư tăng mưu tìm danh lợi từ đó, thì sẽ không có chuyện GHPG Việt Nam đồng tâm, nhất trí chấp nhận “tâm linh” trở thành một thứ công cụ để chính quyền và doanh nghiệp phát triển “du lịch”, tạo thành các “dự án du lịch tâm linh”.
Không khiển được GHPG Việt Nam thì sẽ không có chuyện năm 2015, chính quyền Việt Nam công bố “Quy hoạch Tuyến du lịch tâm linh khu vực đồng bằng sông Hồng” (2) nhằm phát triển các khu du lịch với những đại tự có quy mô chưa từng thấy thành… “tuyến”. Tuyến ấy bắt đầu từ Hà Nội, băng qua Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, vừa gắn chính quyền các địa phương với doanh nghiệp, vừa gắn các doanh nghiệp với nhau (3).
Không có “đạo pháp, dân tộc, chủ nghĩa xã hội” sẽ không có Tập đoàn Xuân Trường nổi như cồn, lớn nhanh như thổi với các dự án du lịch tâm linh như Tràng An – Bái Đính ở Ninh Bình, Tam Chúc – Ba Sao ở Hà Nam. Thay vì băn khoăn khi công cuộc hoằng pháp được đem ra dùng vào việc thu hồi đất để giao cho Tập đoàn Xuân Trường sử dụng mà không phải trả bất kỳ khoản tiền nào, để chính quyền các cấp rút vài ngàn tỉ từ công quỹ đổ vào việc mở rộng, xây mới các quốc lộ, tỉnh lộ dẫn vào những “dự án du lịch tâm linh” nhằm hỗ trợ công cuộc kinh doanh của Tập đoàn Xuân Trường, rồi phật sự được dùng vào việc giúp Tập đoàn Xuân Trường thu về và hưởng 90% doanh thu (4),… thì GHPG Việt Nam lại tỏ ra hết sức hoan hỉ bởi được Tập đoàn Xuân Trường “đài thọ mọi chi phí” cho “400 cán bộ, công nhân viên” (5) và có các đại tự mang những yếu tố không “nhất thế giới”, “nhất Đông Nam Á” thì cũng… “nhất Việt Nam” để tổ chức Đại lễ Vesak (kỷ niệm cùng lúc ba sự kiện: Phật Đản, Phật Thành đạo và Phật nhập Niết bàn)!
GHPG Việt Nam tỏ ra rất rạch ròi trong việc minh định “người được mạng xã hội gọi là ‘sư Thích Minh Tuệ’ không phải tu sĩ Phật giáo” và rất nhạy cảm khi việc ông bộ hành có thể bị lợi dụng để “xuyên tạc đời sống tu hành của tăng ni, phật tử GHPG Việt Nam” nhưng lại rất vô tư khi một số cá nhân, không ít doanh nghiệp đem Phật giáo gắn vào các dự án để thủ lợi. Đâu chỉ có Sun Group, Xuân Trường,… mang Phật giáo ra bán còn có ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV, đột tử khi bị tam giam năm 2019). Không những không phản đối, GHPG Việt Nam còn tỏ ra hoan hỉ khi ông Hà và gia đình thực hiện Dự án Tâm linh Phật pháp Linh Phong với tượng Phật ngồi được quảng cáo là “cao nhất Đông Nam Á”, lập Trung tâm Thuyết pháp Phật giáo, Hành lang La Hán, Thư viện Phật giáo, Bảo tàng Xá Lợi Phật,… để kinh doanh du lịch tâm linh ngay bên cạnh cổ tự có người gọi là chùa Ông Núi, có người gọi là Linh Phong Thiền tự (6)…
GHPG Việt Nam cũng rất vô tư khi từ trên xuống dưới cùng gửi văn bản cho các cơ quan tư pháp xin giảm hình phạt cho Cư sĩ Từ Vân, thế danh là Phạm Nhật Vũ. Ông Vũ là Chủ tịch HĐQT của An Viên Group (AVG). Tuy là cư sĩ nhưng ông Vũ cố tình bịa đặt về việc có một doanh nghiệp nước ngoài muốn mua AVG với giá 700 triệu Mỹ kim và đã đặt cọc 10 triệu Mỹ kim rồi cùng các viên chức hữu trách của Việt Nam bơm giá trị 95% của AVG lên 8.700 tỉ (chênh lệch so với giá trị thực khoảng 7.000 tỉ).
Theo GHPG Việt Nam thì cần giảm hình phạt cho Cư sĩ Từ Vân Phạm Nhật Vũ vì ông ta đã cung hiến 1.300 tỷ cho các dự án an sinh xã hội về y tế, giáo dục và “công tác hoằng dương Phật pháp” (7). Còn gì báng bổ Phật pháp hơn việc đem “công tác hoằng dương” gắn vào một người tuy tu tại gia nhưng vẫn sắp đặt để chiếm đoạt 7.000 tỉ là mô hôi, nước mắt của bá tánh và lẽ ra phải được dùng vào việc “cứu khổ, cứu nạn” lê dân? Lấy 7.000 tỉ và chi ra 1.300 tỉ vẫn là “công đức vô lượng”? Những ai thật sự được hưởng “công đức” ấy?
Còn gì báng bổ Phật pháp hơn khi cúng dường, giải nghiệp, tạo phúc khiến tham quan, ô lại thêm vững tâm, sau khi thẳng tay cướp đoạt phúc lợi của các giới, trấn lột dân lành thì chi một ít làm “công đức” là có thể thảnh thơi “ăn no, ngủ kỹ”.
Những câu chuyện như ông Nguyễn Thanh Hóa, Thiếu tướng Cục trưởng Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao vừa bảo kê để nhận 20% trong hàng ngàn tỉ lợi nhuận của nhóm tội phạm chuyên tổ chức đánh bạc, vừa cúng chùa Thiên Hưng ở huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định một đại hồng chung (8), hay chuyện vợ chồng ông Lê Văn Minh (Thiếu tướng, Tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 4) vừa nhận vài tỷ hối lộ, vừa yêu cầu người đưa hối lộ góp thêm vài trăm triệu để đúc chuông cúng chùa và làm “công đức” tại các chùa (9),… tự nhiên sẽ khiến thiên hạ nổi giận với kiểu thuyết pháp cúng tiền lẻ là mất phước!
Khi GHPG Việt Nam ghi công kẻ gian, trấn an kẻ ác thì đại tự lâm nguy là tất nhiên bởi Phật giáo đâu phải là như thế, dân trí và dân khí càng không tầm thường như “chư tăng” vẫn tưởng!
Chú thích
(1) https://www.facebook.com/photo?fbid=8478321558848679&set=pcb.8478383965509105
(3) http://khcnmt-bvhttdl.vn/article/details/2123
(5) http://vanhienplus.vn/chua-bai-dinh-thieu-tien-hoat-dong-nen-doanh-nghiep-phai-dai-tho/15093/
(7) https://phatgiao.org.vn/cu-si-pham-nhat-vu-da-chi-hon-1300-ty-dong-lam-viec-thien-d38703.html
(8) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tuong-cong-trong-duong-day-danh-bac-trieu-cung-tien-chuong-chua/
Đồng Phụng Việt
27-5-2024
Từ sau Tết âm lịch đến nay, lượng người đến các chùa, đặc biệt là đến những đại tự giảm dần đều. Cũng do vậy… “Vì đâu ra nỗi này? Chùa dạo này vắng quá!” mới trở thành một trong những đề tài chính trên tờ Giác Ngộ số 1242, phát hành hồi thượng tuần tháng 3/2024 (1).
28-5-2024
Một cậu trẻ vào Facebook mắng tôi, rằng anh chỉ là một thằng chém gió, anh không bao giờ đi chùa để hiểu rằng đạo Phật là nhân quả, nghiệp báo.
27-5-2024
(Viết lại Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ)
Đời Trần, tục tin Thần Phật lẫn Ma Quỷ đâu đâu cũng có. Ngoài những chùa cổ ở những nơi hẻo lánh, nhiều chùa mới dựng lên hoành tráng. Ở đồi núi, ở đồng bằng, ở mặt tiền phố thị. Triều đình quy hoạch, chỉnh trang, ưu tiên hiến đất cho chùa. Chiếu chỉ vua ban Phật giáo thành quốc giáo với cầu mong quốc thái dân an. Nối gót Phật hoàng Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, nhà nhà, người người đều trở thành Phật tử, siêng năng cúng dường từ tiền bạc đến hiến cả nhà cửa, đất đai.
Minh Thùy
25-5-2024
Xem các clip video trên YouTube mỗi ngày, thấy hình ảnh “ngôi sao đang lên” đầu trần, chân đất, y áo vá chằng vá đụp, ôm bình bát, đi như chạy trốn dòng người đu chen bám theo, ngày càng đông, mà ngao ngán. Thế kỷ 21 mà dân mình vẫn như ở thời kỳ đồ đá, đồ nhôm (xưa là đồ nhôm, giờ là đồ nhảm).
Chu Mộng Long
24-5-20224
Tăng đoàn đi khất thực trên chuyến bay đặc biệt. Khoảng mấy chục nhà sư ngồi ghế hạng thương gia. Không cần vỗ ngực “chúng sinh biết chúng sư là ai không” cũng có vô số người sụp lạy. Nhiều người móc túi cúng dường. Nhà sư đầu đàn thoăn thoắt trút tiền từ bình bát vào bao.
24-5-2024
Tôi bắt đầu câu chuyện tuổi thơ của tôi gắn với chùa như thế nào. Cái chùa, đúng hơn là một cái am thờ Phật, do một người phụ nữ lập ra trong vùng tranh chấp trước năm 1975. Am nằm ven thị trấn, thỉnh thoảng bị pháo kích từ trên núi dội xuống, nhưng so với nơi khác thì khá bình yên, từng làm nơi tạm trú cho bà con “chạy giặc”.
Thục Quyên
23-5-2024
Một luật sư trẻ hiện đang sống ở Việt Nam, có lần nói với tôi rằng, khi khai giấy tờ anh luôn khai mình không theo tôn giáo nào, mặc dù anh và cả gia đình anh đều theo Đạo Phật, tại nhà anh có ban thờ Phật và anh cũng cố gắng giữ năm giới trong cuộc sống hàng ngày.
23-5-2024
Cá nhân tôi cảm phục hành giả Thích Minh Tuệ: Sức chịu đựng và chuyển hóa khổ hạnh thành lạc thú. Ngài thong dong đi trong cái bỏng rát của hồng trần mà như đi giữa hư không. Đến mức tâm không hề xao động trước áp lực của tiền tài, danh vọng. Ngài đã đạt đến tầng thứ nhất của đường tu, tầng đạo hạnh: Vượt qua khổ nạn lẫn thị phi. Còn vươn đến tầm cao hơn, ở tầng giác ngộ, thì như chính ngài nói, rằng ngài chỉ mới bước đầu tu tập, chưa có thành tựu lớn.
23-5-2024
Mấy lần cứ nghĩ là lần cuối viết về Ngài Thích Minh Tuệ, nhưng lại cứ viết nữa. Đúng là Ngài Thích Minh Tuệ đã trở thành một hiện tượng xã hội của Việt Nam trong những ngày gần đây.
22-5-2024
Biết sự nguy hại của tà giáo, tôi chịu khó xem hơn cả trăm cái video trên Youtube do các tu sĩ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam quảng bá. Từ bài nói của tăng trung ương Thích Thanh Quyết đến các thuyết pháp của tăng địa phương từ Bắc chí Nam như Thích Trúc Thái Minh, Thích Nhật Từ, Thích Chân Quang, Thích Nhuận Đức…, hết thảy không có một lời nào nói Phước sinh ra từ Đức. Chỉ thống nhất một tinh thần: Phước có được nhờ cúng dường bằng rất nhiều tiền. Tất nhiên, phương tiện thúc đẩy thực hiện điều đó là các tăng dùng Họa để đe dọa đám đông.
22-5-2024
TS Lê Kiên Thành viết một status dài 85 chữ để hỏi “những người muốn và đang đi theo thầy Thích Minh Tuệ” bằng ba câu dạng tu từ (Ai sẽ là người trồng lúa để có gạo cho thầy dùng bữa? Ai sẽ dệt những tấm vải để có áo cho thầy mặc? Ai sẽ giữ bình yên trên con đường thầy sẽ đi?).
22-5-2024
Chưa bao giờ dư luận bức xúc về vấn đề tôn giáo, chủ yếu là Phật giáo, như hiện nay. Bức xúc từ âm ỉ đến dấy lên làn sóng mạnh mẽ. Bức xúc từ rất nhiều năm và dồn ứ thành bão.
Thanh Xuân
21-5-2024
LGT: Thật hiếm hoi khi thấy một tờ báo địa phương, thuộc Tỉnh uỷ Hải Dương có một bài viết về “hiện tượng” Thích Minh Tuệ như bài dưới đây. Đặc biệt, bài viết đã công khai chỉ trích những “ma tăng” như Thích Chân Quang chuyên “thuyết giảng tuyên truyền nhảm nhí”, còn Thích Trúc Thái Minh thì “nhiều lần vi phạm quy định của giáo hội và phải sám hối”...
21-5-2024
Khoảng năm 1990, trong một dịp tình cờ, tôi gặp vị một Hòa thượng có hiểu biết rất sâu rộng, và có khoảng hơn một giờ đàm đạo với ông. Sau này tôi mới biết, ông là Hòa thượng Thích Đức Nhuận, một đại thụ trong giới tu học.
20-5-2024
Hiện tượng Ngài Thích Minh Tuệ (tôi dùng từ Ngài, theo cách một bài viết công bố trên facebook dùng, vì thấy đó là từ thích hợp nhất) làm chúng ta so sánh Ngài với các thầy tu trong các chùa.
19-5-2024
Thích Chân Quang và thầy Minh Tuệ cùng xuất thân từ Tu viện Chân Như. Nhưng bây giờ, người đã ở tầng Bồ tát, Thanh văn, kẻ còn ở tầng Súc sanh, Ngạ quỷ.
Jackhammer Nguyễn
19-5-2024
Từ góc nhìn của người đời, chúng ta gọi ông Minh Tuệ là tu sĩ Phật giáo là hợp lẽ nhất, vì ông là một người đi tu theo lời dạy của người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni. Ông không phải là sư (thầy) vì ông không dạy ai cả. Việc ông nói rằng ông không phải là “tu sĩ” vì không đủ đạo đức (trả lời báo VnExpress) là một thái độ khiêm tốn, hiếm có trong hàng tu sĩ Phật giáo ngày nay.
NamViet
18-5-2024
Sự kiện vị hành cước tu sĩ Thích Minh Tuệ khởi cuộc hành pháp đơn độc xuyên Việt Nam lần thứ 6 đã trở thành cái gai trong mắt Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước cộng sản dựng lên, vốn nhằm kiểm soát tín ngưỡng theo mô hình của Trung Quốc: Tôn giáo – trại lính.
Gió Bấc
18-5-2024
Dưới sự lãnh đạo “sáng suốt” của đảng, mấy chục năm qua Phật giáo Nhà Nước đã biến tướng theo mô thức chùa to phật lớn, pháp giới buông lung. Bầy đàn Thích Cúng Dường, Thích Chuyển Khoản, Thích xe sang … nặn ra những cơn mê cúng vong, giải hạn, cầu siêu, biến phật tử thành con nhang cuồng tín, kích hoạt lòng tham điên đảo hối lộ thần linh như một cuộc đầu tư.
17-5-2024
Đang ốm, mệt lơ lửng, thế mà đọc cái Công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bỗng không nhịn được, cứ cười như bị ma ám.
Thanh Nguyễn
17-5-2024
Sáng 16-5-2024, Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng ban hành văn bản về sư Thích Minh Tuệ. Nội dung cả hai văn bản này là để thông tin đến Phật tử và người dân, rằng sư Minh Tuệ không phải là sư quốc doanh, ông không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để công chúng khỏi “ngộ nhận” (trích từ văn bản).
16-5-2024
Trong lịch sử tồn tại của xã hội Việt Nam, hình như từ cả trăm năm qua, chưa từng có hiện tượng một cá nhân không sở hữu tiền bạc, đầu trần chân đất, theo con đường tu khổ hạnh mà lại làm dậy sóng dư luận, cuốn hút sự theo dõi của hàng triệu người như trường hợp của thầy Thích Minh Tuệ.