Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Thích Minh Tuệ: Nhà sư đi bộ và chuyển động Việt Nam

Fulcrum

Tác giả: Hoàng Thị Hà

Hoang Dung chuyển ngữ

2-6-2024

Một tín đồ Phật giáo đi chân đất khắp Việt Nam là lời trách cứ sống động đối với một số tu sĩ Phật giáo tham nhũng, kém gương mẫu trong nước. Cho phép Thầy đi lại, theo đó chính quyền có cơ hội tích điểm nghiệp chướng với công chúng Việt Nam.

Vũ khí Phương Tây tấn công mục tiêu ở Nga: Quyết định này có ý nghĩa gì trên chiến trường?

NTV

Tác giả: Frauke Niemeyer

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

31-5-2024

Ukraine đạt được thành công bất ngờ hồi năm 2022 với bệ phóng tên lửa HIMARS. Tuy nhiên, chúng ta không nên mong đợi “hiệu ứng HIMARS” lập lại với quyết định hôm nay. Nguồn: IMAGO/ ZUMA Wire

Sau một thời gian dài chờ đợi, quyết định đã được đưa ra: Các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ tấn công Nga. Nhưng liệu điều này có thực sự giúp ích cho Ukraine trong trận chiến? Bởi vì quyết định này không áp dụng cho mọi vũ khí và mọi khu vực. Câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng nhất.

Việc Ukraine được phép sử dụng mang lại những thay đổi gì cho Kharkiv?

Đại tá Markus Reisner nói với NTV: “Bằng cách sử dụng hệ thống vũ khí tầm xa, người ta có thể tấn công các cơ sở chỉ huy, trung tâm hậu cần, đường tiếp tế, nhóm pháo binh và vị trí tên lửa của Nga ở phía bắc Kharkiv”. Những cuộc tấn công như vậy, được thực hiện bằng tên lửa đất đối đất, không đối đất hoặc pháo binh có thể hạn chế hiệu quả chiến đấu của quân đội Nga, những người đang hoạt động ở đó với áp lực rất lớn. Chuyên gia quân sự này cho biết: “Từ những vũ khí được Đức chuyển giao, bệ phóng tên lửa MARS II mà Ukraine đã sử dụng trong cuộc tấn công thành công ở Kharkiv hồi mùa thu năm 2022 sẽ phù hợp ở đây”. Pháo tự hành 2000 được Đức giao khá sớm, cũng là một lựa chọn khác.

Việc sử dụng các hệ thống phòng không của phương Tây gần biên giới sẽ đạt nhiều hiệu quả. Về số vũ khí của Đức chuyển giao, có thể nói tới IRIS-T SLM và Patriot. Đại tá Reisner cho biết: “Những thứ này có thể được sử dụng để bắn hạ các máy bay chiến đấu của Nga, vốn hiện đang gây ra thiệt hại lớn bằng những quả bom lượn hạng nặng của chúng”. Nhờ có động cơ đẩy riêng, bom lượn có thể bay xa tới 70 km và tiếp cận mục tiêu một cách chính xác. Chúng rất khó bị xác định vị trí trên radar. Cuộc tấn công tàn khốc cuối tuần trước vào một trung tâm mua sắm ở Kharkiv được thực hiện bằng bom lượn.

Các hệ thống phòng thủ của phương Tây trong tương lai, sẽ được phép bắn hạ ngay trên đất Nga. Nhưng có một nhược điểm: Ukraine đã nhiều lần sử dụng Patriot trên không phận của mình trong những tháng gần đây nhưng bị người Nga phát hiện và mất ít nhất 2 bệ phóng Patriot. Điều này tạo ra một vấn đề lớn cho việc sử dụng những loại vũ khí này, loại vũ khí có thể được sử dụng tốt hiện nay và đặc biệt là để chống lại bom lượn.

Chuyên gia an ninh Gustav Gressel từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu cho biết: “Các máy bay do thám không người lái của Nga hiện dày đặc xung quanh Kharkiv đến mức, việc sử dụng hệ thống Patriot ở đó quá nguy hiểm… Nếu quân đội Nga nhận ra rằng, một hệ thống Patriot đang đặt ở đó, tên lửa Iskander của Nga sẽ phóng vào mọi nơi triển khai hoặc vị trí khai hỏa”. Vì vậy, quyết định hôm nay không giúp ích gì cho việc chống lại bom lượn trong thời điểm hiện tại.

Việc cho phép sử dụng [vũ khí phương Tây tấn công Nga] có ảnh hưởng gì đến tình hình xung quanh Kharkiv?

Theo ông Reisner, tác động của sự thay đổi chính sách này chỉ có thể được đo lường bằng kết quả rõ ràng. Ví dụ, vài tháng trước, các hệ thống vũ khí của phương Tây thành công trong việc tấn công các mục tiêu của Nga nhưng vẫn không thể ngăn chặn bước tiến của Nga. Đại tá Reisner cũng cho biết thêm: “Ngoài ra, các cuộc tấn công bằng hệ thống vũ khí tầm xa của phương Tây ngày càng kém hiệu quả khi các biện pháp gây nhiễu của Nga ngày càng gia tăng dày đặc… Người Nga hiện có lợi thế, họ chủ động quyết định tấn công vào đâu và người Ukraine buộc phải phản ứng. Quân đội Ukraine nhất định phải phá vỡ vòng luẩn quẩn này, nếu không sẽ bị tiêu diệt từ từ”.

Nhưng kho vũ khí hiện tại hầu như không đủ cho việc này, ngay cả khi được phép sử dụng nó trên đất Nga. Đặc biệt, vẫn chưa rõ liệu nó có áp dụng cho tất cả các loại vũ khí hay không. Rõ ràng, Hoa Kỳ vẫn chưa quyết định họ muốn đưa hệ thống vũ khí nào vào việc cho phép hoạt động trên lãnh thổ Nga. Nếu ATACMS bị loại khỏi danh sách này, thì người Ukraine lại bị từ chối một cơ hội quan trọng khác để tự vệ trước bom lượn của Nga.

Gressel giải thích: “Nếu quân Nga tiếp tục ném bom lượn, Ukraine sẽ gặp vấn đề lớn“. Theo ông, phương tiện hiệu quả nhất là tấn công các căn cứ không quân nơi các máy bay chiến đấu cất cánh bằng bom lượn. Nhưng điều đó chỉ có thể thực hiện được với ATACMS, vì những tên lửa này không chỉ bay xa mà còn có thể bắn bom chùm. Nó phát tán chất nổ rộng rãi và do đó có thể phát huy sức mạnh hủy diệt ngay cả khi bị thiết bị gây nhiễu của Nga đánh lạc hướng.

Nếu Ukraine không được phép sử dụng những tên lửa này thì Gressel cho là quyết định hôm nay không có tác dụng mấy. Nhà khoa học này nói: “Sau đó, nhờ sự cho phép này, người Ukraine có thể giành chiến thắng trong các cuộc đấu pháo ở biên giới… Nhưng tôi thậm chí còn nghi ngờ không biết mặt trận phía bắc sau đó có còn tồn tại hay không?

Ứng phó của quân Nga để tự bảo vệ mình trước vũ khí của phương Tây ra sao?

Người Nga đã học được rất nhiều điều trong hai năm qua. Markus Reisner nhận thấy, hiệu quả học hỏi rất lớn, đặc biệt từ mùa hè năm 2022. Vào lúc đó, người Ukraine đã gây ra thiệt hại đáng kinh ngạc cho hệ thống hậu cần của Nga bằng tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp. Hiệu ứng HIMARS như vậy không thể lặp lại được lần thứ hai.

Ông Reisner nói: “Người Nga đã áp dụng các biện pháp phòng thủ… Họ đã nới lỏng cơ cấu chỉ huy và hậu cần, đồng thời tạo ra các tuyến tiếp tế bổ sung. Ngoài ra, họ còn được ‘ngồi hàng ghế đầu‘ trong các cuộc thảo luận lưỡng lự vì lo ngại ở phương Tây”, do các mối đe dọa từ Nga. Vì vậy, họ có quá nhiều thời gian để chuẩn bị đối phó với quyết định của những người ủng hộ Ukraine.

Ngay cả khi không phải tất cả các cơ sở đều có thể được bảo đảm an toàn, Reisner cho rằng “sẽ không có cuộc tấn công dứt điểm nào hiệu quả”. Trong mọi trường hợp, các hệ thống vũ khí hiện đại chỉ thành công cho đến khi người bị tấn công phát triển các biện pháp phòng thủ hữu hiệu, chẳng hạn như bằng cách phân tích vũ khí tấn công thu được. “Nếu muốn đạt được kết quả vang dội, họ nên tấn công ồ ạt mà không báo trước và không dật dờ”.

Liệu quyết định hướng đi hôm nay có thể cải thiện đáng kể tình hình ở Ukraine?

Theo ông Gustav Gressel, [nhà phân tích quân sự tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu], thì thiếu sự nhất trí hoàn toàn của các đối tác phương Tây để tạo ra hiệu ứng như vậy. Hiện vẫn còn quá nhiều điều chưa rõ ràng về loại vũ khí nào được phép sử dụng. Trên hết, như tình hình hiện tại, nó chỉ giới hạn ở khu vực Kharkiv và không áp dụng cho các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Ông Gressel cho biết: “Liệu Pháp và Anh có cho phép tên lửa hành trình của họ bắn xa hơn vào đất Nga và đánh trúng các mục tiêu có giá trị cao hơn hay không, vẫn còn chưa rõ”. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, cam kết này và việc kích hoạt tất cả các hệ thống vũ khí được cung cấp là cần thiết.

Chỉ khi người Ukraine có thể sử dụng vũ khí của phương Tây với đầu đạn lớn chống lại các mục tiêu quân sự tham gia chiến tranh, điều đó mới tạo ra sự khác biệt. “Việc này bao gồm các sở chỉ huy, hệ thống tác chiến điện tử và các căn cứ không quân. Việc này cũng bao gồm các kho hậu cần, mạng lưới đường sắt ở phía kia. Đó sẽ là tác động thực sự cần thiết”.

Reisner ước tính, số lượng tên lửa hành trình Storm Shadow và SCALP hiện có là ít, dựa trên cuộc trò chuyện điện thoại bị chặn của các sĩ quan Không quân Đức. Bom chính xác của Mỹ bị cản trở rất nhiều bởi những thiết bị gây nhiễu của Nga. “Vẫn còn nhiều phiên bản khác nhau của ATACMS. Những tên lửa này đã được sử dụng nhưng vẫn chưa có bất kỳ ‘hiệu ứng ATACMS’ nào rõ ràng”.

Ông Reisner cho biết, từ góc độ quân sự, các cuộc tấn công quy mô lớn bằng các hệ thống vũ khí khác nhau sẽ phải được thực hiện liên tiếp nhanh chóng. Việc này sẽ dẫn đến sự bão hòa cần thiết của các biện pháp phòng thủ của Nga. “Nó đòi hỏi rất nhiều vũ khí chất lượng cao. Nếu không có sẵn, chúng sẽ phải được chuyển giao. Điều này cũng áp dụng cho TAURUS”.

Nhận diện đạo pháp Xã Hội Chủ Nghĩa

Blog RFA

Gió Bấc

1-6-2024

Phật Giáo đã ra đời hơn 2600 năm, có đến 84.000 pháp môn. Mỗi pháp môn đều có kinh điển đặc trưng, tuy dị biệt nhưng vẫn lấy Từ Bi Hỷ Xả là giá trị căn cốt, hướng chúng sanh thực hành Giới Định Tuệ, rèn luyện Bát Chính Đạo đạt đến trí tuệ giải thoát. Tiến trình tu tập của phật tử, cư sĩ, tu sĩ là thực hành giới luật, các điều Phật dạy, sống thiểu dục, chuyển hóa tham sân si ở những mức độ khác nhau. Đó là Chính Pháp.

Tương lai Donald Trump sau phán quyết của tòa New York

Đỗ Kim Thêm

1-6-2024

Ảnh chụp Trump rời tòa New York sau khi bị tìm thấy có tội. Nguồn: Justin Lane/ AP

Sự thách thức lương tri con người và thách thức pháp luật nhà nước

Phạm Đình Trọng

1-6-2024

1. Từ uỷ viên bộ Chính trị Đinh La Thăng đến hàng loạt uỷ viên trung ương đảng, bí thư đảng bộ nhiều tỉnh, thành: Trần Văn Minh, Trần Văn Nam, Nguyễn Nhân Chiến, Phạm Xuân Thăng, Hoàng Thị Thuý Lan, Trần Đức Quận, Lê Viết Chữ, Nguyễn Văn Vịnh, Dương Văn Thái… đang chen chúc trong trại giam.

Thanh trừng chính trị: Vai trò giới hạn của Bộ Công an

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

31-5-2024

Khi ba trong năm nhân vật quyền lực nhất chính trường Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai bị thanh trừng, mọi ánh mắt đều đổ dồn vào Bộ trưởng Công an Tô Lâm.

Vì cái gì?

Mạc Văn Trang

30-5-2024

Luật sư Dũng nói, về mặt pháp luật, ông Kiêm, chủ tịch UBND xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị, không có quyền đuổi sư Thích Minh Tuệ và đoàn tòng tu ra khỏi địa bàn. Nhưng tại sao ông ta lại cứ đuổi?

Chuyện sư bị “túm tóc”

Chu Minh Khôi

28-5-2024

Vì sao các nhà sư, ai cũng có tóc? Và khi các nhà sư bị “túm tóc”, thì những kẻ phàm phu như tôi và chúng ta lại trở thành “trọc đầu”.

Phạt quỳ sám hối

Võ Xuân Sơn

28-5-2024

Tôi không biết gì về vị tu sĩ này, cho đến khi xem clip ông kêu gọi mọi người không nên quấy rầy Ngài Thích Minh Tuệ. Tôi cảm thấy sự chân tình trong cách nói, trong nội dung ông nói.

Ngôn ngữ của miền Nam Việt Nam đang tiếp tục bị xâm thực

Đỗ Thái Nhiên

27-5-2024

Tháng 3/2022, Bến Bạch Đằng Saigon bị đổi tên thành “Ga Tàu Thủy Bạch Đằng”. Sự kiện này đã dẫn đến những tranh luận trong dân gian chung quanh đề tài: Ngôn ngữ Hà Nội (ngôn ngữ miền Bắc) đang làm mờ dần sắc thái đặc biệt của ngôn ngữ miền Nam Việt Nam.

Bình luận lời phát biểu của Tổng bí thư

Nguyễn Đình Cống

27-5-2024

Tôi vừa được nghe ngài Tổng bí thư phát biểu trên YouTube, phát đi phát lại đoạn sau: “Tham nhũng chỉ là cái ngọn thôi. Nếu đã có bản lĩnh, đã có đạo đức thật sự vì nước vì dân thì cần gì phải tham nhũng, cần gì đi ăn cắp. Sống cho ngay thẳng, đàng hoàng. Ngày xưa chết còn không sợ, ra trước pháp trường, lên máy chém chả sợ, bây giờ sợ gì. Chỉ có khó khăn, mà cũng tạm thời thôi. Chúng ta có bài học kinh nghiệm 90 năm rồi. Đây là chúng tôi rất thấm thía, muốn gửi đến các đồng chí thôi”.

“Ôi đất nước u mê ngàn năm…”

Minh Thùy

25-5-2024

Xem các clip video trên YouTube mỗi ngày, thấy hình ảnh “ngôi sao đang lên” đầu trần, chân đất, y áo vá chằng vá đụp, ôm bình bát, đi như chạy trốn dòng người đu chen bám theo, ngày càng đông, mà ngao ngán. Thế kỷ 21 mà dân mình vẫn như ở thời kỳ đồ đá, đồ nhôm (xưa là đồ nhôm, giờ là đồ nhảm).

Cơ hội để Việt Nam thay đổi thể chế

Trương Nhân Tuấn

24-5-2024

Việt Nam phải từ bỏ nguyên tắc “giữ nguyên trạng” để có thể tiến tới “tự lực tự cường”…

Đạo Phật và Đạo Chùa

Thục Quyên

23-5-2024

Một luật sư trẻ hiện đang sống ở Việt Nam, có lần nói với tôi rằng, khi khai giấy tờ anh luôn khai mình không theo tôn giáo nào, mặc dù anh và cả gia đình anh đều theo Đạo Phật, tại nhà anh có ban thờ Phật và anh cũng cố gắng giữ năm giới trong cuộc sống hàng ngày.

Sau tuyên thệ của Tô Lâm, ‘cuộc chiến cung đình’ có đảo chiều?

Blog VOA

Trần Đông A

23-5-2024

Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Việt Nam tại Quốc hội Việt Nam ngày 22-5-2024. Nguồn: AFP

Nhiệm kỳ thứ 4 của ông Trọng và số phận ông Tô Lâm

Nguyễn Anh Tuấn

22-5-2024

Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ là chủ nhân mới của Phủ Chủ tịch. Ảnh gốc: Báo Người Lao Động. Đồ họa: V.K / Luật Khoa.

Mấy tháng qua, trong khi các nhà quan sát cáo buộc ông Tô Lâm đứng sau các cuộc thanh trừng chính trị nhằm nuôi tham vọng chiếm ghế Tổng bí thư nhiệm kỳ tới, mình đã viết loạt bài trên Luật Khoa Tạp chí, cho rằng chính ông Trọng mới là đạo diễn cho toàn bộ vở kịch nhiều hồi này.

Diễn biến bất ngờ chiều nay tại kỳ họp thứ 7 ở Quốc hội

BTV Tiếng Dân

21-5-2024

Mặc dù đa số người dân Việt chẳng hề liên quan gì đến chuyện hội họp của Ban Chấp hành Trung ương và của Quốc hội khóa 15, đã và đang diễn ra từ tuần trước, bởi họ chẳng có tiếng nói nào đối với chuyện ai lên, ai xuống, ai đi, ai ở, ai ngồi vào cái ghế nào, nhưng rất nhiều người theo dõi sát sao, quan sát các diễn biến từ các buổi họp nói trên, qua việc tham gia bàn luận rôm rả trên các diễn đàn mạng.

Trung ương 9 vỡ trận: Bộ Chính trị sứt mẻ, Chính phủ xộc xệch, Quốc hội chông chênh

Blog RFA

Gió Bấc

20-5-2024

Rất hiếm hoi bản tin bế mạc kỳ họp của Trung ương Đảng lại thiếu cụm “từ thành công tốt đẹp”. Hôm qua hầu hết báo chí lề đảng đều đăng tin bế mạc hội nghị Trung ương 9 với câu mở đầu thiếu phấn khởi là “Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5” (1).

Nội dung quan trọng nhất của hội nghị này là nhân sự, các nhân vật chủ chốt ai lên, ai xuống, ai bị kỷ luật như thế nào và mức độ nào? Hóa ra kết quả đúng như tin đồn và thông tin mờ mịt càng làm người ta thất vọng.

Khai trừ khỏi Đảng Dương Văn Thái, bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; Mai Tiến Dũng, nguyên bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là chuyện đương nhiên vì tất cả đã vô lò. Lần thứ hai cách chức (tất cả các chức vụ) trong Đảng với Lê Thanh Hải làm người ta phải nén cười đến sặc, còn người dân Thủ Thiêm phải nén lời nguyền rủa. Trên trái đất này không quốc gia nào sáng tạo hình thức kỷ luật cách chức người đã về vườn mười năm trước mà lại làm đến hai lần. Chỉ riêng tội ác Lê Thanh Hải đã gây ra với Thủ Thiêm trời không dung, đất không tha, thêm chuyện đỡ đầu cho Trương Mỹ Lan cướp tiền dân, chiếm đất vàng lại được tha bổng nhẹ nhàng như vậy thì đốt lò, chống tham nhũng chỉ là trò đùa.

Bà Trương Thị Mai được hay bị cho thôi giữ các chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để nghỉ công tác vì đã có vi phạm về các điều đảng viên không được làm? Sau lưng bà Mai không thấy có doanh nghiệp sân sau nào bị truy tố. Thư ký của bà chừng như cũng yên lành?

Chuyện kỷ luật, đưa ra đã bất ổn, chuyện đưa vô, đưa lên cũng lấp vấp, lửng lơ, tạo ra hệ quả bất cân xứng của hệ thống lãnh đạo từ đảng đến chính phủ, quốc hội.

Hội nghị bầu bổ sung vào Bộ Chính trị bốn người: Lê Minh Hưng, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tổ chức Trung ương, chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Nguyễn Trọng Nghĩa, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Dân vận Trung ương; Đỗ Văn Chiến, bí thư Trung ương Đảng, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Cả bốn đều chuyên về công tác đảng, trừ Lê Minh Hưng làm Trưởng ban Tổ Chức là có vai trò thực chất, Ban Dân vận, MTTQ chỉ là chức vụ danh dự không mấy thực quyền. Ban Tuyên Giáo thì trong quá khứ ông Trần Độ, Trần Trọng Tân không cần vai vế Bộ Chính Trị vẫn tạo dấu ấn mới mẻ trong Đảng lẫn đời sống xã hội.

Điều quan trọng nhất mà chủ lò, Tổng Trọng đã nhấn mạnh trong phát biểu bế mạc là: “Ban Chấp hành Trung ương đã dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai Hội nghị mạc vào ngày 20-5” (2).

Kết quả gượng gạo của việc “dân chủ thảo luận, kỹ lưỡng xem xét và thống nhất cao về phương án kiện toàn chức danh Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội” là đưa Tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước, Trần Thanh Mẫn làm Chủ Tịch Quốc hội. Điều đáng sợ là kết quả này dẫn đến hình ảnh Tứ Trụ có đến 2 trụ là tướng Công An. Trong Bộ Chính Trị 16 người hiện nay, có đến 5 gốc Công An, 3 tướng Quân Đội. Hình ảnh đậm đặc của bộ máy Đảng trị lại thêm Công An, Quân Đội trị không mấy thiện cảm đến e dè của thế giới hiện đại.

Nếu xem việc bầu chọn những nhân sự mới là cái được, là kết quả, thì cái được ấy chỉ phục vụ ý chí cá biệt của một ai đó, còn nhìn trên góc độ lợi ích bộ máy nhà nước thì đó là sự bổ sung lệch lạc làm biến dạng, mất cân đối nguồn lực lãnh đạo cao nhất đất nước. Điều này càng thấy rõ hơn với khiếm khuyết hai chiếc ghế đã gãy chưa được bổ sung.

Theo cơ cấu truyền thống xưa nay và ngay trong khóa 13 này, Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng thường trực phải là Ủy Viên Bộ Chính Trị. Đây không phải chuyện hình thức mà là cơ chế quyền lực cần thiết để điều hành chính phủ. Các lãnh đạo bộ ngành đều là Ủy viên Trung ương, nếu Phó Thủ tướng thường trực không là Ủy viên BCT thì cá mè một lứa khó có thể điều hành. Từ sau khi ông Phạm Bình Minh bị cưa ghế, các Phó Thủ tướng còn lại đều mới chỉ là Ủy viên Trung ương. Hiện tượng “trên bảo dưới không nghe” ngày càng rõ. Tốc độ giải ngân vốn ngân sách chậm, bất động sản ùn ứ, chứng khoán đỏ sàn, giá vàng tăng phi mã.

Nguy hiểm hơn nữa, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, tại kỳ họp 7, Quốc hội sẽ bầu chức danh Chủ tịch nước đối với ông Tô Lâm, song sẽ không thực hiện quy trình miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an đối với ông Tô Lâm, đồng thời cũng chưa phê chuẩn nhân sự Bộ trưởng Công an thay thế ông Tô Lâm (3).

Việc đưa Tướng Tô Lâm lên làm Chủ tịch nước khi chưa có người thay thế làm Bộ trưởng Công An tạo ra hình ảnh dị dạng về bộ máy nhà nước. Nguyên thủ quốc gia lại là thành viên chính phủ kiêm nhiệm Bộ trưởng Công an.

BBC News Tiếng Việt ngày 19/5 dẫn lời Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời và phân tích gia chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS, Singapore), nói rằng theo quy định hiện hành của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, chủ tịch nước không thể kiêm nhiệm chức vụ bộ trưởng Công an.

Theo Hiến pháp 2013, chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, giữ vai trò là Người đứng đầu lực lượng vũ trang nhân dân và Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Hiến pháp cũng quy định, chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Trong khi đó, bộ trưởng Công an là thành viên Chính phủ, lại chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực được phân công phụ trách.

“Việc kiêm nhiệm hai chức vụ này sẽ dẫn đến xung đột thẩm quyền và vi phạm nguyên tắc phân công, phân nhiệm, phân quyền trong bộ máy nhà nước. Ngoài ra, điều này cũng không phù hợp với tinh thần tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

“Vì những lý do trên, theo quy định hiện hành, trường hợp chủ tịch nước kiêm nhiệm chức vụ bộ trưởng Công an là không thể xảy ra trong hệ thống chính trị Việt Nam,” ông Hợp nói, nhấn mạnh thêm rằng các chức vụ lãnh đạo quan trọng này đều phải được tách bạch và bổ nhiệm cho các cá nhân khác nhau để đảm bảo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Do chức chủ tịch nước độc lập với chính phủ nên trường hợp ông Tô Lâm kiêm nhiệm sẽ dẫn đến sự “tréo ngoe” trong việc điều hành bộ máy nhà nước và chính phủ.

Điều 88 Hiến pháp quy định Chủ tịch nước có nhiệm vụ và quyền hạn là “đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ”.

Như vậy, với cương vị là nguyên thủ quốc gia, ông Tô Lâm có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm chức vụ của thủ tướng là ông Phạm Minh Chính.

Nhưng đồng thời, với cương vị bộ trưởng thì ông Tô Lâm lại dưới quyền Thủ tướng Chính. Ông Tô Lâm chịu trách nhiệm trước Quốc hội và ông Chính về lĩnh vực được phân công phụ trách” (3).

Với ý kiến xác đáng như vậy rõ ràng là Bộ Chính Trị đã đạp lên Hiến Pháp và ép buộc Quốc hội bầu bán vi phạm Hiến Pháp. Một nguyên thủ quốc gia không hợp hiến lại thêm quá khứ ăn bò dát vàng và đồng phạm trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sẽ giao tiếp ra sao với các nguyên thủ quốc gia khác trên trường quốc tế?

Ngoài những phân tích của BBC còn một thực tế nữa là nếu khi Quốc hội bầu ra Bộ trưởng Công an mới, thì ông Chủ tịch nước Tô Lâm phải tự ký quyết định miễn nhiệm chính mình trong vai trò Bộ trưởng Công an.

Chưa hết, cũng theo cơ cấu xưa nay, Quốc hội có hai Ủy viên Bộ Chính trị cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch thường trực. Như trong khóa này, ông Huệ gãy ghế có ông Mẫn thay ngay. Bây giờ chỉ có mỗi ông Mẫn, nhở từ nay đến cuối khóa ông Mẫn gãy thì lấy ai thay thế? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì trước kỳ họp, nguồn tin dư luận luôn chính xác 100% đã gọi tên ông Mẫn với thành tích lem luốc từ hồi còn làm Bí thư Thành ủy Cần Thơ.

Làm Tổng Bí thư, trường tiểu ban nhân sự ba nhiệm kỳ đại hội, hơn ai hết ông Trọng thuộc bài về cách tổ chức guồng máy lãnh đạo, nhưng tại sao lần này ông sắp ghế trật rơ, tạo ra bộ máy xộc xệch có hệ thống như vậy?

Phải chăng đây là hậu quả cuộc đấu đá bất phân thắng bại ở đấu trường hội nghị Trung ương 9? Chức vụ ma ám Chủ tịch nước là nước cờ điệu hổ ly sơn mà Tổng Trọng muốn đẩy Tô Lâm ra khỏi cái ghế quyền lực chết người Bộ trưởng Công an. Tuy nhiên, bị mất ít nhất là ba đàn em thân tín ở Bộ Chính Trị, sức lực của Tổng chỉ đủ hất Tô lên chức mới mà không thể thay ghế ngay tức khắc. Tổng muốn củng cố quyền lực, tăng số phiếu của phe ta, Tổng chỉ điền vào chỗ trống thêm bốn cái tên thân tín. Đưa Lương Cường lên làm Thường trực Ban Bí thư, Nguyễn Trọng Nghĩa vào BCT, Tổng lôi kéo phe Quân đội vào cuộc, sẽ dứt điểm Tô Lâm qua vụ án Xuân Cầu trong tương lai gần trước đại hội 14?

Về phía Tô Lâm, phải ngồi vào ghế xui xẻo không như ý muốn nhưng vẫn đạt mục tiêu suất đặc biệt ngồi lại nhiệm kỳ sau, là một bước tiến. Chưa đưa đàn em thân tín thay mình làm Bộ trưởng nhưng vẫn giữ nguyên quyền lực chưa phải là thất thế. Có thêm vị thế mới là thống lĩnh các lực lượng vũ trang, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo Cải cách Tư pháp, Tô Lâm có điều kiện tiếp cận với nhiều nguồn lực mới. Với thế lực đó việc tiếp tục đốn trụ, cưa ghế các Ủy Viên Bộ chính trị còn lại không phải là điều khó khăn.

Đã vào đến Trung ương quan chức nào không có sân sau. Lê Minh Hưng có thời gian làm Thống đốc Ngân hàng, trách nhiệm liên quan với SCB và Trương Mỹ Lan vẫn chưa được nhắc đến. Ngay cả Tổng Trọng nếu quy trách nhiệm Trưởng Tiểu Ban Nhân sự, Tổng bí thư chọn nhầm đến 1/3 Ủy viên Bộ chính trị dính chàm, hàng tá Ủy viên Trung ương vào tù, trách nhiệm người đứng đầu của Trọng còn nặng gấp nhiều lần người khác. Huống hồ chi, Trọng đạp lên điều lệ đảng, ôm ghế Tổng bí thư ba khóa và chừng như vẫn chưa muốn nhả ra.

Cuộc đấu chắc hẳn còn dài, ai thắng ai còn tùy tương lai. Nhưng người bên thất bại rõ nhất là đất nước Việt, dân tộc Việt. Liên Hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ phương Tây cảnh báo với chính phủ Hà Nội, Việt Nam đã mất ít nhất 2,5 tỷ USD viện trợ nước ngoài trong ba năm qua và có thể mất thêm 1 tỷ USD nữa do tình trạng tê liệt bộ máy hành chính, hệ quả của công cuộc đốt lò (5).

Kinh tế tuột dốc, cơ hội đầu tư bị bỏ lỡ…

Trung Quốc là bậc thầy trong việc lợi dụng những khoảng trống, mâu thuẫn quyền lực trong nước để xâm chiếm nước ta. Nay biển Đông dậy sóng, sức ép Tàu Cộng, Campuchia mở cửa cho Tàu xây căn cứ quân sự, đào kinh Phù Nam. Những nguy cơ đang hiển hiện ngay trước mắt, thế nhưng Trung ương Đảng, Bộ Chính trị mãi đánh nhau giành ghế. Quốc hội ngoan ngoãn thản nhiên ngồi bấm nút bầu chọn lãnh tụ vi hiến. Những tiếng nói bức xúc của người dân bị quy chụp “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, lật đổ chính quyền.

Ôi đất nước! Hồn thiêng sông núi hãy thấu soi!

________

Chú thích:

1- https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/be-mac-hoi-nghi-trung-uong-9-khoa-xiii-119240518102522742.htm

2- https://tuoitre.vn/be-mac-hoi-nghi-trung-uong-9-thong-nhat-cao-phuong-an-kien-toan-chu-tich-nuoc-chu-tich-quoc-hoi-20240518104236667.htm

3- https://thanhnien.vn/chua-mien-nhiem-chuc-danh-bo-truong-cong-an-cua-ong-to-lam-185240519091328294.htm

4-https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ckddwe5k9pjo

5- https://www.voatiengviet.com/a/7616107.html

Dư âm Hội nghị Trung ương 9 khóa 13

Lê Văn Đoành

20-5-2024

Hội nghị Trung ương 9 khóa 13 bế mạc vào buổi sáng 18-5-2024, nhưng dư âm “hậu trường” hội nghị vẫn còn đó những dư luận xôn xao.

Chuyện ông Minh Tuệ, quyền lực cho người này, tiền bạc cho người kia

Jackhammer Nguyễn

19-5-2024

Từ góc nhìn của người đời, chúng ta gọi ông Minh Tuệ là tu sĩ Phật giáo là hợp lẽ nhất, vì ông là một người đi tu theo lời dạy của người sáng lập Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni. Ông không phải là sư (thầy) vì ông không dạy ai cả. Việc ông nói rằng ông không phải là “tu sĩ” vì không đủ đạo đức (trả lời báo VnExpress) là một thái độ khiêm tốn, hiếm có trong hàng tu sĩ Phật giáo ngày nay.

Tham nhũng và chống tham nhũng: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!”

Vượng Lưu

19-5-2024

Trước năm 1975 tôi đọc một cuốn truyện được dịch ra tiếng Việt, có tựa đề “Trại Súc Vật”, của nhà văn George Orwell. Nội dung câu chuyện đáng để mọi người suy ngẫm vì tôi thấy có những nét tương đồng đến sự phát triển và tha hóa của lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện nay. Trong bài góp nhặt này, tôi chỉ xin phép được bàn đôi chút cốt lõi của vấn đề sau khi thấy đảng CSVN sửa đổi hết nghị quyết này, đến ban hành nghị quyết khác nhưng tham nhũng vẫn hoàn tham nhũng.

Nhân cách ăn mày

Phạm Đình Trọng

18-5-2024

Không một người lính, không một dân công làm nên chiến thắng điện biên phủ có mặt trên lễ đài 70 năm Điện Biên Phủ. Nhưng trên đài cao của lòng yêu nước, của khí phách Việt Nam lại lơ láo một bản mặt tội phạm, lại lấm lét một cặp mắt gian manh, lại lạc lõng một nhân cách thấp hèn đã bị chính trường đào thải, bị đồng đảng loại bỏ, bị nhân dân ghê tởm, phỉ nhổ.

Mấy sai lầm trong quản lý cán bộ và quản trị xã hội

Mạc Văn Trang

17-5-2024

Tất cả những gì diễn ra trong thời gian gần đây về việc xử lý các quan chức từ cấp xã/ phường đến huyện, tỉnh, trung ương, “tứ trụ”, cho thấy chiến lược đào tạo, tuyển chọn, quản lý cán bộ và quản trị xã hội của Đảng và Nhà nước ta mắc những sai lầm kéo dài vài chục năm và bây giờ bộc lộ ra như căn bệnh trầm kha.

Vụ Phật giáo quốc doanh lên tiếng về sư Minh Tuệ

Thanh Nguyễn

17-5-2024

Sáng 16-5-2024, Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng ban hành văn bản về sư Thích Minh Tuệ. Nội dung cả hai văn bản này là để thông tin đến Phật tử và người dân, rằng sư Minh Tuệ không phải là sư quốc doanh, ông không thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, để công chúng khỏi “ngộ nhận” (trích từ văn bản).

Sự an nguy của châu Âu trong bối cảnh mới

Đỗ Kim Thêm

17-5-2024

Ngay sau khi Putin tiến hành cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine cách nay hơn hai năm, chính giới quốc tế và các chuyên gia nghiên cứu về Đông Âu và Nga đã phân tích biến cố này theo nhiều quan điểm khác nhau. Nhiều cuộc tranh luận xoay quanh các chủ điểm như Nga chiếm Ukraine để đe đoạ khối NATO, gây chiến với châu Âu và làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ ba. Tất cả mọi lý giải đều mang ít nhiều thuyết phục.

Đến nay, cuộc chiến Ukraine bước vào năm thứ ba và các triển vọng chiến thắng của Nga trên chiến trường hay ký hoà ước trên bàn hoà đàm với Ukraine đều lâm vào cảnh bế tắc.

Trong mối quan hệ nồng ấm hơn của Nga với Trung Quốc và phức tạp hơn của Trung Quốc với châu Âu, mọi tiên liệu trước đây cần được xét lại cho phù hợp với bối cảnh mới.

Mối đe dọa của Nga

Trước đây, Putin cáo buộc các chính trị gia phương Tây đã nhận định sai lầm khi lo ngại rằng Nga sẽ mở một cuộc tấn công, vì họ dựa trên các nguồn tin sai lệch. Ngược lại, Putin cho rằng, chính phương Tây mới là mối đe dọa nghiêm trọng cho tình trạng an ninh của Nga.

Để đáp lại, phương Tây cố chứng minh Nga là mối nguy hiểm thực sự khi công khai đe dọa khối NATO và châu Âu. Dựa vào các biến chuyển lịch sử thời cận đại, các sử gia nhận định, Nga luôn mang ý định phá hủy trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh Lạnh và muốn có một trật tự thế giới mới do Nga lãnh đạo.

Bằng chứng cho thấy, Putin đã nhiều lần đưa ra lời tuyên bố minh định về quyền bá chủ châu Âu của Nga. Cụ thể là tháng 12/2021, Nga gửi tối hậu thư tới các quốc gia thuộc khối NATO, kêu gọi không nên thu nhận bất kỳ quốc gia nào làm thành viên cho liên minh, đặc biệt là Ukraine và Georgia.

Ngoài ra, Nga còn lên tiếng yêu cầu NATO rút khỏi tất cả các nước không thuộc NATO trước năm 1997, chủ yếu là các nước thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây.

Về cơ bản, ý thức hệ hiện nay của Nga nhằm khôi phục Đế quốc Nga và chống phương Tây. Do đó, thực tế cho thấy Nga không phải hù dọa, mà sẵn sàng tiến hành chiến tranh để đạt được mục tiêu. Từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine, Putin cũng lên tiếng ngăn chặn phương Tây trong việc hỗ trợ cho Ukraine bằng cách đe dọa sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Hiện nay, biến chuyển thuận lợi hơn cho Putin khi trong trường hợp Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ năm 2024 trở thành hiện thực và là mối lo ngại mới của châu Âu. Nếu Trump, vị tổng thống tân cử của Mỹ không thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ khối NATO, châu Âu phải lo việc sản xuất một loại bom hạt nhân “châu Âu” nhằm duy trì khả năng răn đe, chống lại Nga. Nhưng tinh thần hiếu hoà của dân chúng và sự phân hóa trong chính trường châu Âu là một trở ngại cho việc thực hiện dự án này.

Những nước lo lắng nhất

Dĩ nhiên, các nước có nhiều kinh nghiệm trực tiếp với Nga hiện nay hoặc Liên Xô trước đây, đã lên tiếng. Tất cả đang ở trong tình trạng báo động đỏ, đáng kể nhất là Ba Lan, các nước vùng Baltic, Cộng hòa Séc rồi lần lượt đến các nước khác.

Nhiều tiên lượng khác nhau cùng cho rằng, trong vòng 3 đến 5 năm tới, Nga có thể tấn công một quốc gia trong khối NATO và Ba Lan có thể là mục tiêu đầu tiên.

Một phán đoán khác dè dặt hơn khi lập luận rằng Nga cần có nhiều thời gian hơn để gia tăng khả năng quân sự, ước tính Nga cần từ 5-9 năm hoặc 6-9 năm mới có thể bắt đầu tấn công các nước này.

Mọi diễn biến có thể thay đổi, nhanh hoặc chậm hơn, vì tùy thuộc vào các hoạt động kinh tế của Nga nhằm phục vụ cho nhu cầu chiến tranh có phát triển hay không.

Nhưng trước mắt, Nga có thể phát động một chiến dịch tuyên truyền gây phân  hóa trong nội bộ của khối NATO và Liên Âu. Nga hy vọng là sự bất đồng chính kiến sẽ lan rộng và tình tình chín muồi sẽ có lợi cho Nga, thí dụ dân chúng châu Âu sẽ tranh cãi liệu Đức và Pháp có nên hy sinh nhân lực và tài lực cho quyền lợi của Lithuanian (Cộng hòa Liva) hay không. Tùy tình huống, Nga có thể sẽ phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tương tự như tại Ukraine.

Nhưng liệu Nga có khả năng tài trợ để duy trì chiến cuộc mới này trong bao lâu và vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc có hỗ trợ gì không. Do đó, mối bang giao Trung Quốc và Nga cần được châu Âu quan tâm nhiều hơn.

Bang giao Trung Quốc và Nga

Putin đang thực hiện chuyến công du ra nước ngoài lần đầu tiên sau khi “tái đắc cử” và gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai nguyên thủ quốc gia đã ký tuyên bố chung, nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Putin hãnh diện tuyên bố: “Mối quan hệ Nga-Trung đã đạt đến mức cao nhất và bất chấp tình hình toàn cầu khó khăn, chúng đang trở nên mạnh mẽ hơn”.

Thực vậy, Bắc Kinh là đối tác quan trọng nhất của Moscow về mặt kinh tế và chính trị. Trong khi phương Tây đáp trả cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine bằng các biện pháp trừng phạt, thì Bắc Kinh chẳng những không lên án hành động xâm lược này, mà còn nhấn mạnh đến quan điểm trung lập và ủng hộ Nga trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Ngay trước cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, cả hai nước Nga – Trung đã đồng ý về một tình bạn “không biên giới”. Ông Tập, lại một lần nữa, hứa với Putin về sự hợp tác của Trung Quốc trong tình bạn cố hữu.

Moscow và Bắc Kinh sẽ tận dụng cơ hội này để củng cố mối quan hệ đối tác và chia sẻ tham vọng nhằm cải cách trật tự toàn cầu và hình thành một đối trọng với Mỹ.

Dĩ nhiên, Putin quan tâm đến việc tăng cường liên minh để chống lại phương Tây. Sự đoàn kết này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Putin xem đó là một cử chỉ để chứng tỏ cho thế giới bên ngoài thấy rằng Moscow không hề bị cô lập. Tuy tuyên bố là Bắc Kinh sẽ đóng vai trò xây dựng trong việc giải quyết tình hình Ukraine, nhưng không có bất kỳ thông tin cụ thể nào về sự hỗ trợ này.

Bang giao Trung Quốc châu Âu

Chuyến đi châu Âu gần đây của ông Tập tới Pháp, Hungary và Serbia cũng là một yếu tố mới trong bối cảnh có nhiều thay đổi. Dù Trung Quốc ca ngợi chuyến thăm thành công tốt đẹp, nhưng không có một tiến triển nào về chủ đề chiến tranh Ukraine đạt được ở Paris, Budapest hay Belgrade. Châu Âu tiếp tục theo dõi chặt chẽ các tuyên bố của Trung Quốc về cuộc chiến Ukraine.

Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng đối với quân đội Nga. Đồng thời, Nga đang mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, bao gồm cả việc sản xuất tàu sân bay và tàu ngầm hạt nhân.

Nga có gây chiến với NATO không?

Hầu hết các chuyên gia có một nhận định chung là, Nga sẵn sàng gây chiến vì có tham vọng đế quốc và muốn khôi phục quyền lực trong quá khứ.

Về mặt quân sự, Nga hiện đang bị ràng buộc ở Ukraine. Nhưng khi nào chiến cuộc kết thúc do hoà ước hoặc vì bên này hay bên kia chiến thắng, bất kể kết quả đó là gì, thì Nga vẫn tiếp tục phát triển nền kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu chiến tranh của mình, với tốc độ ngày càng nhanh hơn.

Đó là những điều mà giới quan sát có thể nhận ra qua mức gia tăng sản xuất xe tăng, tên lửa… của Nga. Nhưng thực tế mà Nga không thể che giấu là phải chuyển hướng về nhu cầu nhân sự vì mức tổn thất binh sĩ trong cuộc chiến Ukraine rất nặng nề, nên Nga cần được huy động thêm binh sĩ.

Sự cân bằng quyền lực giữa NATO và Nga

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), ngân sách Nga đầu tư 16% công chi cho quân đội, đó là gần 6% tổng sản phẩm quốc nội. Trong khối NATO đã có nhiều tranh chấp về công chi quốc phòng, vì một số quốc gia thành viên không chi được mức 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quốc phòng như đã thỏa thuận, chủ đề mà Donald Trump đã từng lên tiếng gay gắt trước đây.

Về cơ bản, khối NATO, với tổng số 3,3 triệu binh sĩ tại ngũ, có vị thế tốt hơn quân đội Nga, đặc biệt là trong cuộc chiến xâm lược Ukraine, Nga đang bị tổn thất hàng trăm ngàn trong số khoảng 1,2 triệu binh sĩ.

Về trang bị vũ khí, Nga cũng gặp khó khăn tương tự như vậy. Trong chiến tranh Ukraine, Nga mất khoảng 3.000 xe tăng chiến đấu, hàng ngàn xe bọc thép, hơn 100 máy bay chiến đấu và một phần đáng kể của Hạm đội Biển Đen. Đó là những tổn thất nặng nề mà Nga phải mất nhiều năm mới có thể bù đắp được, ngay cả khi ngành công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh mẽ.

Về quân đội Đức, nhìn chung, được đánh giá là trang bị tốt, nhưng còn cần phải được cải thiện. Tuy nhiên, không thể nói là bị hỏng hoàn toàn như các cáo buộc, mà bằng chứng là Đức hiện nay có ngân sách quân sự lớn đứng vào hàng thứ bảy trên thế giới.

Tất nhiên, trang bị quốc phòng Đức có nhiều thiếu sót mà quân đội ở nhiều nước khác cũng có cùng một tệ trạng.

Khả năng phòng chống của NATO

Nhìn tổng thể, trước sự bành trướng của Nga, các nước trong khối NATO muốn tái vũ trang với một quy mô lớn và phô trương uy thế. Các cuộc diễn tập khắp nơi cũng nhằm mục đích duy trì và nâng cao khả năng phòng thủ của NATO.

Ngoài ra, cùng với Mỹ, khối NATO và các nước Liên Âu cùng hỗ trợ tài chính và quân viện cho Ukraine. Sức mạnh của quân NATO hiện nay đang được mở rộng ở sườn phía đông và quân đội Đức cũng tham gia chương trình Đông tiến này.

Quân đội Đức cũng có biện pháp riêng nhằm chống Nga mang tên “Kế hoạch hoạt động của Đức”. Dự án này nhằm tái phối trí việc cung cấp nhân lực cho quân đội NATO và bảo vệ lãnh thổ.

Một trong số các biện pháp mới này là “trung đoàn an ninh nội địa” sẽ được thiết lập. Trung đoàn này có mục đích ưu tiên là bảo vệ các cơ sở hạ tầng và dân chúng Đức trong trường hợp bị Nga tấn công. Theo kế hoạch, binh sĩ chính quy Đức phải lo tập trung chiến đấu ở sườn phía đông của liên minh NATO, nên sẽ không thể bảo đảm thỏa đáng các nhu cầu nội địa của Đức.

Đức đã bị tấn công như thế nào?

André Bodemann, Trung tướng Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh lãnh thổ Đức lo ngại rằng, hiện nay Đức đang trong “giai đoạn mà chúng ta chưa có chiến tranh, thậm chí chưa có về mặt pháp lý, nhưng chúng ta đã không có hòa bình trong một thời gian dài vì bị đe dọa hằng ngày”.

Bodemann nêu ra bốn loại hành vi gây hấn mà hiện nay Đức đang phải đối phó: Tấn công trên mạng, thông tin sai lệch có chủ đích (đặc biệt từ mạng xã hội), hoạt động gián điệp (ví dụ: Do tàu gián điệp của Nga ở Biển Baltic) và phá hoại.

Ví dụ cụ thể là các cuộc tấn công vào tuyến đường sắt và khoan đường ống LNG. Nhưng không phải trong trường hợp tấn công nào cũng có thể chứng minh dễ dàng rằng có sự tham gia trực tiếp của Nga.

Kết luận

Cuối cùng, trong khi các chuyên gia cho biết, Nga cần thời gian từ 5-9 năm hoặc 6-9 năm để tấn công, thì lời cảnh báo của Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Đức Boris Pistorius (SPD) là nghiêm túc nhất: Đức phải “sẵn sàng để đối phó với chiến tranh”.

Mối an nguy của châu Âu có phần phức tạp hơn vì còn tuỳ thuộc quá nhiều yếu tố khó đoán: Diễn tiến chiến cuộc Ukraine, bầu cử tổng thống Mỹ, sự phát triển của nền kinh tế phục vụ cho chiến tranh của Nga và mối bang giao Nga – Trung.

Hội nghị Trung ương 9, cuộc sống mái giữa các phe nhóm?

Blog RFA

Gió Bấc

16-5-2024

Bí mật vĩ đại của đảng mà ai cũng biết là Hội nghị Trung ương 9, diễn ra từ ngày 16 đến 18-5 để cho phép thêm một trụ thứ năm xin nghỉ theo nguyện vọng và điền vào chỗ trống những chiếc ghế bị cưa chân.

Việt Nam sắp có Pu-tô?

Lý Trần

15-5-2024

“Pu-tô” là viết chơi theo lối portmanteau, ghép tên Putin của Nga với Tô Lâm của Việt Nam.

Đại tá Reisner: “Nga đã mở rộng mặt trận thêm 200 km”

NTD

Sebastian Huld phỏng vấn Markus Reisner

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

13-5-2024

Nga ngày càng tấn công khu vực Kharkiv dữ dội bằng tên lửa trong nhiều tuần vừa qua. Để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới? Nguồn: Picture alliance / Anadolu

Cái ác từ đâu đến?

Mạc Văn Trang

11-5-2024

Trong chiến tranh giáp mặt

Khó nói chuyện Thiện lành

Phản xạ trước cái chết

Ai nhanh hơn, sống còn!

Bi hài thời Cải cách Ruộng đất

Mạc Văn Trang

11-5-2024

Hồi Cải cách Ruộng đất, những người nông dân, nhất là bần, cố nông vốn hiền lành như “củ khoai”, “cục đất”, sống yên lành bao đời trong tình làng nghĩa xóm, bỗng Đội về “phóng tay phát động”, “ôn nghèo gợi khổ, nhớ thù xưa”…

Càng kể khổ nhiều, càng là cốt cán; càng căm thù nhiều. Càng hung hăng đấu tố, càng chứng tỏ “giác ngộ giai cấp”, có tinh thần cách mạng cao. Thế là bần, cố nông được Đội bồi dưỡng, huấn luyện, tha hồ sáng tác ra các tội ác của địa chủ và nỗi khổ nhục của mình.