Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Thâm Quyến là nơi nào và Phạm Minh Chính là kẻ nào?

KTS Trần Thanh Vân

3-7-2018

Thâm quyến là nơi nào?

Vào những năm 70 của Thế kỷ trước, sau Cách mạng Văn hóa, nước CHND Trung Hoa một tỷ dân rơi vào tình trạng nghèo đói kiệt quệ. Mỗi bữa ăn, mỗi người chỉ có một bát cháo hoa, một chiếc bánh bao không nhân và vài miếng ca-la-thầu (xu hào muối dầm tương).

Mỹ sẽ giúp Philippines khi Trường Sa bị tấn công?

Song Phan

4-3-2023

Bác Đinh Kim Phúc có status hỏi đại khái là, nếu Mỹ giúp Philippines khi các đảo ở Trường Sa do tuyên bố chủ quyền bị tấn công thì dựa trên cơ sở nào?

Covid-19: Tại sao?

Mạc Văn Trang

16-3-2020

1. Có bạn hỏi: Sao Việt Nam (VN) chống dịch Covid-19 tốt vậy, còn mấy nước châu Âu, như nước Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh… lại tồi vậy?

Việc nhà cầm quyền CSVN bắt blogger Lê Anh Hùng là tự khơi chỗ thối nhất của quyền lực để ngửi?!

Vũ Mạnh Hùng

7-7-2018

Blogger Lê Anh Hùng. Ảnh: FB Lê Anh Hùng

Sáng 5/7/2018 Blogger Lê Anh Hùng (LAH) bị nhà cầm quyền CSVN bắt theo Điều 331 BLHS2015 (Điều 258 BLHS cũ). Chắc chắn công luận sẽ đòi hỏi:

Cuộc cách mạng tiểu tư sản mới ở Việt Nam bế tắc

Jackhammer Nguyễn

13-4-2023

Bản án nhà cầm quyền Hà Nội tuyên cho ông Nguyễn Lân Thắng vào ngày 12-4-2023 khá nặng nề, với sáu năm tù, hai năm quản chế. Nó nặng vì đã khá lâu rồi, ông Thắng đâu còn hoạt động mấy, kể từ khi những người đồng hành với ông hoặc vô tù hoặc bị đuổi ra nước ngoài.

Blogger Mẹ Nấm qua vụ lên tiếng về nước Mỹ và Tổng thống Mỹ

Jackhammer Nguyễn

25-3-2020

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, bị chỉ trích, chửi mắng tơi tả trên mạng xã hội vì cả gan chỉ trích Tổng thống Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và nước Mỹ.

Những họng súng đang hướng mũi về ai?

Kông Kông

14-7-2018

Phản ứng về bản án tử hình đối với nông dân Đặng Văn Hiến trong phiên tòa phúc thẩm vừa rồi đang bùng nổ dữ dội. Thực sự không phải đợi đến lúc nầy mà ngay trong phiên sơ thẩm đã có. Chế độ chắc chắn cũng biết rõ. Nhưng vấn đề là tại sao vẫn y án?

Mẹ của Trần Bang

Mạc Văn Trang

26-5-2023

Mẹ của Trần Bang. Ảnh: NS Kim Chi chụp năm 2021

Hôm qua vợ chồng tôi gặp cô Biết, em gái Trần Bang, hỏi thăm tình hình . Cô cho biết, sau hôm ra tòa, gia đình vẫn chưa được thăm gặp Trần Bang, không biết sức khỏe anh thế nào; luật sư có gặp anh để xem kháng án ra sao…

Cô Vi đi rồi, con người sẽ vẫn chứng nào tật nấy?

Jackhammer Nguyễn

2-4-2020

Khi tôi viết những dòng này, con số nhiễm bệnh Covid-19 (Cô Vi) đã hơn 935.000 người, với hơn 47.000 người thiệt mạng. Con số chết tại Ý và Tây Ban Nha cứ chồng chất đầy sợ hãi. Và ngay cả ông Tổng thống Mỹ, thích nói theo sự tưởng tượng của mình là Donald Trump, cuối cùng cũng phải nghe theo các bác sĩ, đưa ra một con số kinh hoàng là, có thể có đến hơn 100 ngàn người chết tại đất nước được cho là hùng mạnh nhất địa cầu.

Thắc mắc về GDP

Nguyễn Đình Cống

20-7-2018

Được thông báo GDP của quốc gia tăng ngoạn mục mà cứ băn khoăn. Nó tăng nhờ cái gì, tại sao GDP như vậy mà nợ nước ngoài vẫn tăng và không biết GDP tăng thì toàn dân được lợi gì? Riêng lão già hưu trí như tôi thấy bị thiệt so với mấy năm trước vì lương hưu tuy có thêm chút ít, nhưng lạm phát và giá cả tăng nhanh hơn. Tôi vốn không giỏi về kinh tế, tài chính và không có điều kiện tìm thầy, tìm lớp để học, nên chỉ vào Google tìm kiến thức, may ra giải đáp được phần nào.

Google giải thích: GDP, viết tắt của Gross Domestic Product- Tổng Sản phẩm Quốc nội. Có 3 phương pháp (PP) tính GDP. Đó là PP theo chi tiêu, PP theo thu nhập và PP sản xuất (hoặc giá trị gia tăng). Lại còn chia ra GDP danh nghĩa và GDP thực tế. Tôi không tìm thấy Việt Nam theo PP nào. Có một bài ghi câu trả lời của ông Nguyễn Bích Lâm (Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê), rằng GDP của VN được tính theo đúng thông lệ quốc tế.

Theo PP chi tiêu GDP tính theo công thức:

GDP = C+ I +G + NX, trong đó:

C – tiêu dùng của toàn dân

I – tổng vốn đầu tư

G- chi tiêu của chính phủ

NX-Xuất khẩu ròng.

Xét về xuất khẩu, tuy VN có xuất được hàng nông thủy sản, dệt may, dày dép v.v…, nhưng chủ yếu vẫn là sản phẩm của doanh nghiệp FDI (100% vốn nước ngoài). Thí dụ VN xuất được 10 triệu chiếc điện thoại thông minh, thu 4 tỷ đô la thì số điện thoại và tiền đó hoàn toàn là của Sam Sung, nhưng khi tính GDP của VN lại được kể vào. Thế là VN được tiếng GDP tăng 4 tỷ đô, còn miếng thì chủ yếu Sam Sung hưởng. Nhà nước chỉ được một phần nhỏ, đó là thu thuế. Thí dụ khi Sam Sung thu 4 tỷ, trong đó tiền lãi 800 triệu, đánh thuế 6% trên số lãi, nhà nước thu được 48 triệu. Tiếng là GDP tăng 4 tỷ nhưng thu nhập của nhà nước chỉ là 48 triệu (nghe nói mấy năm qua Sam Sung ở VN xuất được trên 60 tỷ đô la sản phẩm các loại).

Khi xuất khẩu các mặt hàng khác hoặc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (kể cả du lịch) thì thu nhập chính thuộc về các công ty và cá nhân, nhà nước chỉ thu được một phần rất nhỏ là thuế. Mà tiền thuế là nguồn chính để chi cho hoạt động bộ máy, để bảo vệ đất nước và làm các công trình phúc lợi.

Thế nhưng nghe nói có một số doanh nghiệp FDI trong nhiều năm xuất khẩu hàng chục tỷ đô nhưng không đóng được đồng thuế nào vì khai là bị lỗ (nhưng chắc chúng phải chi khá nhiều cho những người ký công nhận khoản lỗ đó). Trong dự thảo luật ba đặc khu có điều khoản miễn giảm 6 loại thuế cho các doanh nghiệp, như vậy với đặc khu, GDP có thể tăng nhưng tiền thuế nhà nước thu được không đáng kể.

Về vốn đầu tư, tôi có hỏi một người bạn là H. Hải, chuyên gia lĩnh vực công trình giao thông, rằng đầu tư cho giao thông ảnh hưởng đến GDP như thế nào. Câu trả lời làm tôi quá ngạc nhiên, vì khi làm công trình mà tham nhũng càng nhiều, lãng phí càng lớn, chất lượng càng kém thì GDP càng tăng. Chuyên gia Hải giải thích: Giả thử làm một con đường, chỉ cần 500 tỷ, nhưng dự toán gian dối thành 800 tỷ, quyết toán lên 950 tỷ. Chênh lệch: 950- 500 = 450 là do tham nhũng và lãng phí đã được hợp pháp hóa. Khi làm xong con đường GDP được tăng lên 950 tỷ, bằng số quyết toán. Nếu tham nhũng và lãng phí cao hơn, bằng 600 tỷ, quyết toán sẽ là 1100 tỷ, kéo theo GDP tăng 1100 tỷ. Khi chất lượng đường là tốt, không cần sửa chữa thì giá thành con đường dừng lại. Nếu chất lượng kém, xẩy ra hư hỏng, phải tốn thêm 50 tỷ để sửa chữa thì 50 tỷ này lại được đem cộng vào vốn đầu tư và GDP được tăng lên.

Sau khi biết được như trên, tôi à một tiếng thật to, nhưng xem ra vẫn chưa dám nói là đã hiểu biết đúng bản chất. Bạn nào, vị nào biết rõ hơn, nếu có điều kiện xin mách bảo thêm, nếu phát hiện tôi viết sai chỗ nào xin được chỉ giáo.

Tội ác lớn nhất của đảng CSVN thể hiện trong Hiến Pháp 2013

Đào Tăng Dực

18-7-2023

Đảng CSVN, qua các hiến pháp tiền thân của Hiến pháp 2013, cũng như qua bản Hiến pháp này, đã gây ra vô số tội ác đối với dân tộc. Tuy nhiên, câu hỏi của chúng ta nên đặt ra là, đâu là tội ác lớn lao nhất thể hiện trong Hiến pháp của tập đoàn độc tài toàn trị này?

Nếu cho đánh lại, bọn Bắc các ông vẫn thắng!

Dương Tự Lập

7-3-2020

Dễ đến mười mấy năm nay rồi, lần ấy hai anh cãi nhau một trận lớn lắm mà chơi với các anh đã lâu chưa bao giờ thấy ở họ như vậy. Chuyện không hề liên quan đến tình cảm ghen tuông hay động chạm kinh tế, chẳng phải hơn thua cờ bạc hay xúc phạm danh dự nhau, không nợ nần tiền nong cũng chưa ai bia rượu vào mà bảo họ có chất men trong máu đang bốc.

Hốt hụi chót

Lò Văn Củi

27-7-2018

Ông Tư than ở nhà buồn quá, ông Ba Hưu trí kéo tới quán chị Tư Sồn, giới thiệu ở đây vui lắm, tha hồ trò chuyện. Vừa bước vô quán, ông Hai Xích lô hỏi liền:

Nghĩ vẩn vơ nhân ngày “Đại lễ Vu Lan” rằm tháng Bảy

Mạc Văn Trang

31-8-2023

Mấy hôm nay trên các phương tiện truyền thông nhà nước và mạng xã hội sôi nổi về “Đại Lễ Vu lan”, “Đại Lễ phóng sinh” vào Rằm tháng Bảy, khiến tôi cứ nghĩ vẩn vơ, lan man.

Thư kêu gọi thả tù nhân lương tâm

Vũ Thạch

14-4-2020

Kính gởi: Các Vị Lãnh Đạo Nhà nước Việt Nam

Trước trận đại dịch Covid-19 ngày càng bùng phát, chúng tôi, những người thân của các tù nhân lương tâm (TNLT) kêu gọi các vị lãnh đạo Nhà nước Việt Nam hãy thả ngay các TNLT để tránh tai họa lây nhiễm virút corona.

Đạo không chừa ai!

Hoàng Dũng

2-8-2018

Cho đến nay, đã phát hiện ngoài việc đạo cương vị hướng dẫn thạc sĩ cho Cao Thị Thu, tiến sĩ cho Nguyễn Thị Thanh Hà, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn còn đạo văn của: (1) Ông Federico Mayor, Tổng giám đốc UNESCO; (2) Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm; (3) Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Hữu Châu; (4) Giáo sư Tiến sĩ Bùi Minh Toán; (5) Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Lai Thúy; (6) Luận án (Phó) Tiến sĩ của Nguyễn Thúy Khanh; (7) Bài báo của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hà; và trước khi được phong giáo sư, còn đạo luôn (8) Luận văn tốt nghiệp đại học của Cao Thị Thu.

Chúng ta là ai?

Nguyễn Đình Cống

20-9-2023

Chúng ta và chúng tôi là đại danh từ ngôi thứ nhất, số nhiều, dùng để tự xưng hoặc để xưng với người khác. Nhưng ngoài yếu tố số nhiều, còn phải bao hàm ý là những người có cùng chung một thứ gì đó định đề cập tới (ý nghĩ, lời nói, hành động).

Sợ quá mất khôn

LTS: Bài viết sau đây của ông Jonathan Sumption, là cựu chánh án tòa án tối cao Anh, nêu quan điểm khác về việc chống dịch virus corona. Ông Sumption cho rằng, các chính quyền đã áp dụng những biện pháp “mù quáng và quá đáng”, khi ra lệnh cho người dân ở nhà để ngăn sự lây nhiễm.

Một lực lượng công an hùng hậu giúp Bí thư xã Nghi Phú, Nghệ An, giải quyết tranh chấp đất đai

Nguyễn Tuấn

9-8-2018

Sự việc xẩy ra vào khoảng 8:00 hôm 8/8/2018. Tôi xin được trình bày sự việc như sau:

Trước đây ông bà tôi có cho bà Kiệm, vợ của ông Nguyễn Trường Thi mượn một phần đất trong khuôn viên của Nhà thờ họ tộc NGUYỄN VĂN để trồng khoai nuôi sống cả gia đình họ lúc bấy giờ. Vì lúc bấy giờ gia đình họ rất khó khăn, cơm không đủ ăn, nhưng vì bà Kiệm là bạn của bà nội tôi nên bà tôi nể tình thân thiết cho mượn để canh tác.

Chiến tranh Trung Đông: Hiện trạng, ý nghĩa địa chính trị và ảnh hưởng quốc tế  

Đỗ Kim Thêm

23-10-2023

Bản đồ khu vực Trung Đông, nơi xảy ra xung độc trong nhiều thập niên qua. Nguồn ảnh: DPA-Infografik/ Deutschland radio

 

Hiện trạng

Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn.

Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.

Chuyện khó tin sẽ xảy ra nhưng có thật: Tổ chức khủng bố Hồi giáo Hamas bất ngờ tấn công Israel hôm thứ Bảy, ngày 7/10. Ngay trong ngày đầu, có ít nhất 2.200 tên lửa từ Dải Gaza đã bắn vào lãnh thổ Israel và hàng trăm tên khủng bố Hamas đột nhập vào các ngôi làng gần biên giới Israel. Tại Kibbutz Be’eri, miền Nam Isael, hơn 100 cư dân bị sát hại; tại một lễ hội âm nhạc gần đó có khoảng 3.500 người Israel tham dự, có hơn 250 người bị giết; hơn 212 người bị bắt, đưa đến Dải Gaza để giam giữ.

Cuộc tấn công quy mô vào ngày 7/10 tại 20 địa điểm khác nhau được giới quan sát so sánh với sự kiện “9/11” ở Hoa Kỳ vào năm 2001. Hơn thế nữa, nếu tính từ thảm hoạ Holocaust cho đến nay, chưa có ngày nào có nhiều người Do Thái bị sát hại hơn ngày 7/10.

Bộ Quốc phòng Israel thú nhận, họ đã không kiểm soát được tình hình ban đầu, mãi cho đến Chủ Nhật.

Suốt một tuần qua, các vụ bắn tên lửa từ Dải Gaza vào Israel vẫn còn tiếp tục, chủ yếu ở các thành phố Sderot và Ashkelon thuộc miền nam Israel, nhưng các khu vực khác cũng được báo động là tên lửa của Hamas sẽ bắn phá.

Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dom của Israel không thể đánh chặn tất cả các loại bom đạn của Hamas. Cho đến nay, có hơn 1.400 người Israel bị giết chết, hơn 4.600 người bị thương và 212 người bị bắt làm con tin.

Israel đáp trả bằng các cuộc không kích khốc liệt tại Dải Gaza. Theo số liệu của Hamas, ít nhất 4.385 người chết, trong đó có khoảng 1.756 trẻ em và khoảng 13.000 người khác bị thương. Vì tình hình còn diễn biến liên tục, nên số lượng tổn thất của hai phía không thể kiểm chứng và chưa dừng lại ở các con số nói trên.

Nhưng vấn đề quan trọng là, vẫn chưa rõ khi nào bộ binh Israel sẽ tấn công, nhưng họ đang trong tư thế ứng chiến.

Israel kêu gọi thường dân định cư ở phía bắc Gaza nên rời ngay khỏi khu vực, biện pháp di tản này sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của khoảng 1,1 triệu người. Theo một ước lượng, có khoảng hơn 700.000 người dân Palestine đã di tản về phía cực nam và một số khác định cư tạm thời tại các trại cứu trợ xã hội của Palestine.

Theo số thống kê dân số, có khoảng 2 triệu 2 người dân đang sống ở Dải Gaza do tổ chức Hamas cai trị từ năm 2007.

Ý nghĩa địa chính trị đối với Hamas

Cuộc chiến tranh giữa Israel và Palestine là một câu chuyện dài đẫm máu. Khởi đầu là lúc Israel thành lập quốc gia cách đây 75 năm, ba năm sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, sau vụ Đức Quốc xã sát hại sáu triệu người Do Thái. Kể từ ngày dựng nước, Israel luôn trong tư thế giữ nước trước kẻ thù.

Là một lực lượng hàng đầu trong công cuộc đấu tranh giải phóng của Palestine, động cơ chính thúc đẩy Hamas tấn công lần này là muốn phá hoại tiến trình hòa bình của Israel với Ả Rập Saudi đang xây dựng.

Ngoài ra, Liên minh cực hữu do Thủ tướng Benjamin Netanyahu lãnh đạo không còn được dân chúng và cộng đồng quốc tế coi là một chính quyền tôn trọng dân chủ và pháp quyền. Việc cải cách tư pháp gây ra nhiều tranh luận và bị đa số dân chúng và chính giới chống đối. Hậu quả là các hoạt động công quyền hầu như tê liệt.

Hamas muốn nhân dịp này để khai thác triệt để sự phân hoá trong nội tình chính trị Israel. Mục tiêu trước mắt của Hamas là gieo rắc nỗi sợ hãi trong lòng dân chúng và gây ngờ vực giữa xã hội dân sự và quân đội.

Thời điểm của cuộc tấn công làm cho công luận liên tưởng đến việc kỷ niệm 50 năm bắt đầu Chiến tranh Yom Kippur hồi tháng 10 năm 1973.

Được thành lập vào năm 1987, Hamas viết tắt của cụm từ “Tổ chức Kháng chiến Hồi giáo”, nhưng cũng có nghĩa là “nhiệt tình sắt đá” hoặc “tinh thần chiến đấu” trong tiếng Ả Rập.

Hamas thoát thai từ một chi nhánh của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo chính thống Palestine, nhằm đối lập với đảng Fatah, do Yasser Arafat lãnh đạo, mà trong mục tiêu chính có nhiều chủ trương thỏa hiệp hơn.

Tổ chức Hamas muốn chinh phục Israel để thành lập một nhà nước Hồi giáo Palestine. Nguyên nhân Hamas chống Do Thái là nhóm Do Thái-Zionist có âm mưu thống trị thế giới.

Ngoài lực lượng quân sự là Lữ đoàn Izz al-Din al-Qassam, tổ chức Hamas còn có một cơ quan cứu tế xã hội và một đảng chính trị. Họ tin tưởng cuồng nhiệt rằng, với biện pháp đấu tranh vũ trang sẽ mang lại sự thắng lợi cuối cùng.

Năm 2006, Hamas trở thành lực lượng mạnh nhất trong các cuộc bầu cử trên lãnh thổ Palestine; sau các cuộc xung đột với đảng Fatah, năm 2007, Hamas nắm quyền kiểm soát dải Gaza.

Tổ chức Hamas bị Liên Âu, Mỹ và Israel xếp loại là một nhóm tổ chức khủng bố.

Đối với Iran

Iran luôn mang tham vọng chế ngự Trung Đông, đó là đặc điểm chính trong bản chất của sự xung đột khu vực, giống như Trung Quốc tại châu Á. Vì nhu cầu năng lượng dầu hỏa và khí đốt, nên châu Âu phải lệ thuộc Trung Đông, một vấn đề kinh tế khó giải quyết.

Trong suốt thời gian qua, Iran không tham gia chính thức hay đối đầu trực tiếp với Israel, nhưng trong thực tế là một đồng minh quan trọng hỗ trợ cho tổ chức Hamas.

Do đó, gần đây, Mỹ và Liên Âu lên tiếng kêu gọi Iran không nên hợp tác với Hamas và cáo buộc Iran là đạo diễn cuộc tấn công của Hamas vào Israel.

Lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei, phủ nhận các cáo buộc này và minh định rằng Iran không đứng đằng sau vụ tấn công hiện nay.

Lebanon

Israel có quá nhiều kẻ thù trong khu vực, mà nhóm Hezbollah (“Đảng của Chúa”) tại Lebanon là một thí dụ điển hình.

Về hình thức, Hezbollah là một nhóm dân quân chiến đấu, được thành lập vào năm 1982 do Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran huấn luyện và trang bị.

Thực ra, ở một số vùng của Lebanon, Hezbollah được tổ chức gần như là một quân đội tinh nhuệ, vì số lượng vũ khí trang bị hiện nay được coi là nguy hiểm hơn nhiều so với số mà Hamas đang sử dụng.

Dù tổ chức Hamas theo tông phái Sunni, trong khi dân quân kháng chiến Hezbollah theo tông phái Schia, cả hai âm thầm xây dựng một mối quan hệ gần gũi hơn trong những năm gần đây qua trung gian của Iran. Trong vai trò của nhà tài trợ chính, Iran cung cấp vũ khí và tài chính cho mọi hoạt động của Hamas và Hezbollah.

Nhằm sự thể hiện tình đoàn kết chiến đấu với Hamas, từ Lebanon, Hezbollah pháo kích dồn dập vào lãnh thổ Israel.

Các cuộc pháo kích cùng lúc của Hezbollah từ phía bắc và của Hamas từ phía nam là một kịch bản phối hợp, một quyết định có hiệu quả, tất cả đang gây thảm hoạ kinh hoàng cho Israel. Tính đến nay, đã có 19 chiến binh của Hezbollah tử vong.

Các quốc gia khác

Trước viễn cảnh leo thang chiến cuộc, nhìn chung, hiện nay các nước Trung Đông có hai khuynh hướng đối nghịch.

Các nước Qatar, Iraq, Syria và Yemen luôn tỏ tình đoàn kết với Hamas và công khai lên án Israel.

Trong khi đó, Ai Cập và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dè dặt hơn, vì đang muốn nối lại mối quan hệ với Israel. Mục tiêu trong tương lai có thể là lập một liên minh chống Iran.

Cụ thể, Israel đã thiết lập quan hệ chính trị và kinh tế với Morocco, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Sudan. Một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Saudi Arabia cũng sắp hoàn tất. Nhìn chung, triển vọng cho việc xây dựng an ninh khu vực đang thành hình.

Nhưng qua cuộc tấn công của Hamas lần này, nếu có Iran đứng đằng sau, cho dù là trực tiếp hoặc gián tiếp, hậu quả là, đang phá hủy tiến trình xây dựng.

Mỹ và phương Tây

Trong vụ tấn công của tổ chức Hamas, Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án mạnh mẽ và cảnh báo Hamas không được lợi dụng tình hình hiện tại. Mỹ bảo đảm với Israel, sẽ hỗ trợ “vững chắc và không thể lay chuyển”.

Để thể hiện lời hứa, Lầu Năm Góc gửi ngay một nhóm tác chiến thuộc tàu sân bay “USS Gerald R. Ford” với khoảng 5.000 thủy thủ và máy bay chiến đấu đến phía đông Địa Trung Hải. Lực lượng này được hộ tống bởi các tàu tuần dương, tàu khu trục, các chiến hạm và máy bay khác. Vũ khí cũng được cung cấp cho Israel.

Ngày 9/10, các nguyên thủ quốc gia Đức, Pháp, Italy và Anh cũng đồng thanh lên tiếng đoàn kết với Israel. Họ tuyên bố,tr ong tương lai sẽ phối hợp hành động trong một phản ứng thống nhất.

Sau đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Anh Rishi Sunak lần lượt đến gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Jerusalem để bày tỏ tình đoàn kết và ủng hộ quyền tự vệ của Israel, song cũng nhấn mạnh đến việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Palestine ở Dải Gaza.

Theo nguồn tin mới nhất, Tổng thống Biden yêu cầu Quốc hội chi 14,3 tỷ đô la để cung cấp thêm viện trợ cho Israel. Đây chỉ là một trong toàn bộ gói viện trợ bao gồm các quỹ dành cho Ukraine và Lực lượng Tuần tra Biên giới Mỹ- Mexico, tổng số lên tới 105 tỷ đô la.

Tuy nhiên, liệu các quỹ tài trợ này có thông qua được hay không và không rõ khi nào sẽ được thông qua, vì Quốc hội Mỹ hiện đang bị tê liệt bởi cuộc tranh đấu quyền lực giữa các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện, kết quả là suốt 19 ngày qua Hạ viện không có Chủ tịch.

Theo các cuộc thăm dò hành lang cho biết, Israel nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ; ngược lại, nhiều đảng viên Cộng hòa phản đối việc tài trợ mới cho Ukraine. Thay vào đó, họ yêu cầu tài trợ nhiều hơn để đảm bảo an ninh cho biên giới Mỹ – Mexico, một vấn đề mà Tổng thống Biden hiện muốn đáp ứng trước phe đối lập.

Ảnh hưởng quốc tế

Nhìn chung, chiến tranh Trung Đông gây ra các ảnh hưởng khác nhau trong chính giới và dân chúng các nước. Thế giới chia thành hai phe, chính phủ các nước lên tiếng cảnh báo tình trạng nguy hiểm dành cho công dân của mình đang sống và làm việc tại Trung Đông. Đức đang tiến hành các biện pháp gỉải cứu cho dân Đức bằng không vận.

Ngày 20/10 hàng ngàn người Hồi giáo ở Ý, Jordan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Malaysia, Marocco, Yemen, Nam Phi và ngay cả New York, biểu tình phản đối Israel, thể hiện tình đoàn kết với Palestine. Tại châu Âu, nổi bật nhất là Anh và Đức.

Châu Âu

Ngày 21/10 có hơn 100.000 người ở London biểu tình ủng hộ Palestine. Họ yêu cầu Israel chấm dứt phong tỏa và không kích Dải Gaza. Sau cuộc tuần hành, đám đông tập trung trước dinh Thủ tướng Rishi Sunak ở Phố Downing, hô vang khẩu hiệu “Tự do cho Palestine”.

Chính quyền Anh kêu gọi những người biểu tình nên nghĩ đến nỗi thống khổ của cộng đồng Do Thái. Hiện nay, tội phạm bài Do Thái ở Anh tăng gấp 13 lần trong tháng 10 so với năm ngoái, trong khi tội ác chống Hồi giáo tăng hơn gấp đôi.

Trong cuộc biểu tình hợp pháp này, đã có các hành vi bạo loạn riêng lẻ và sử dụng ngôn từ kích động thù địch, nhưng không đáng kể.

Ở Đức, các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine diễn ra khắp nơi, riêng tại Düsseldorf ngày 20/10 có 5.500 người tham gia. Họ mang biểu ngữ “Vì hòa bình, công lý, phẩm giá con người ở Palestine“, một biểu ngữ khác là “Chống chiến tranh, bạo lực và xâm lược ở Gaza“. Nhiều người tham gia vẫy cờ Palestine. Tuy nhiên, không có sự xung đột bạo lực diễn ra.

Tại Opernplatz, Frankfurt, có khoảng 700 người tham gia cuộc biểu tình “Hòa bình và Công lý ở Trung Đông”.

Ngoài Düsseldorf và Frankfurt, các cuộc biểu tình đang được dự trù sẽ tổ chức tại Cologne, Münster, Bielefeld và các thành phố khác.

Có nhiều cuộc biểu tình ủng hộ cho Israel trong cộng đồng người Do Thái ở Đức, cũng như ở Âu châu. Một cuộc biểu tình đoàn kết với Israel diễn ra tại Berlin ngày 22/11. Nhân dịp này, Tổng thống Liên bang Đức Frank-Walter Steinmeier lên tiếng kêu gọi người dân Đức là: “Bảo vệ cuộc sống của người Do Thái là nhiệm vụ của nhà nước và đó là nghĩa vụ công dân“. Cuộc biểu tình được tổ chức dưới khẩu hiệu: “Đứng lên chống khủng bố, hận thù và chủ nghĩa bài Do Thái trong tình đoàn kết và lòng trắc ẩn với Israel“.

Một cuộc biểu tình ủng hộ Palestine được chuẩn bị tiến hành cùng lúc tại Potsdamer Platz gần đó, nhưng đã bị cảnh sát cấm vì có “những tiếng la hét bài Do Thái” và “hành động bạo lực”.

Tranh chấp của người dân địa phương theo hai phe, khiến cho cảnh sát Đức phải gia tăng bảo vệ các cơ sở thương mại và tôn giáo của người Do thái. Nhưng phong trào bài Do thái của thành phần cực hữu gia tăng khắp nơi một cách nghiêm trọng, làm cho bất ổn xã hội còn kéo dài.

Ukraine

Chiến sự Ukraine vẫn tiếp tục, tương quan trên chiến trường không rõ ràng, nhưng phía Ukraine còn cần nhiều viện trợ quân sự của Mỹ và châu Âu để có thể đạt ưu thế hơn cho một giải pháp đàm phán trong tương lai.

Cho dù chưa biết kết cuộc ra sao, chiến phí của Nga tại Ukraine sẽ quá đắt. Tuy nhiên, Putin không quan tâm đến chiến phí hay sinh mạng binh sĩ, mà chỉ biết tận dụng tình thế cầm cự này để kêu gọi binh sĩ kiên trì và dân chúng hy sinh nhiều hơn.

Tình hình chung là không thuận lợi cho Ukraine vì tất cả tuỳ thuộc vào kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm tới. Nếu Donald Trump trở lại Nhà Trắng và nối lại tình thân thiết với Putin, đó sẽ là kịch bản xấu nhất dành cho Ukraine.

Nhưng cục diện đang thay đổi, trước mắt với cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7/10. Các biện pháp trả đũa khốc liệt sắp tới của Israel sẽ làm cho công luận và chính giới quan tâm đến diễn biến chiến cuộc tại Trung Đông nhiều hơn là Ukraine.

Cho đến nay, các nước châu Âu còn đang phải giải quyết những thách thức về biến đổi khí hậu và luồng di dân. Chiến cuộc kéo dài, trong khi kinh tế chưa hồi phục, làm cho các nước cảm thấy bị thử thách nhiều hơn. Thiện cảm và kiên nhẫn đối với Ukraine có ít nhiều thay đổi và tạo ra những mâu thuẫn trong chính trị nội địa các nước. Tác động trực tiếp là khả năng viện trợ của châu Âu cho Ukraine có thể bị suy giảm và không còn lối thoát nào khác, Ukraine sẽ lệ thuộc viện trợ Mỹ nhiều hơn.

Nhưng Ukraine có nên hy vọng rằng Mỹ sẽ viện trợ dễ dàng hơn không? Thực tế ngược lại. Một mặt, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tự tin rằng việc cung cấp vũ khí cho cả hai nước Ukraine và Israel cùng lúc là không có mâu thuẫn và khả thi. Mặt khác, viện trợ dành cho Ukraine gặp phản đối của Đảng Cộng hòa.

Ukraine muốn có nhiều hệ thống tên lửa Patriot để chiến đấu hiệu quả hơn so với tên lửa của Nga. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến ở Gaza lan rộng, Israel sẽ cần nhiều hơn những hệ thống đó. Nguồn tài trợ của Washington dành cho Ukraine sẽ bị giới hạn. Để giải quyết tình trạng này, việc Mỹ chuyển giao vũ khí cần thiết dành cho Israel, sẽ chuyển sang Ukraine hay ngược lại, đó là một ý kiến được đề ra, nhưng hậu quả sẽ là Israel hay Ukraine sẽ nhận ít hơn. Giải pháp cho vấn đề chưa được chung quyết.

Nhưng điểm quan trọng nhất là, cuối cùng đều phải tuỳ thuộc vào việc Quốc hội Mỹ biểu quyết cho các biện pháp viện trợ chung. Nhưng Quốc hội Mỹ đang bị tê liệt, nên mọi dự báo về giải pháp cho Ukraine cũng như Israel càng khó lường đoán.

Nga

Sau cuộc tấn công ngày 7/10, mối bang giao Nga- Israel trở nên phức tạp hơn. Trước đây, mối quan hệ thân thiết cá nhân Putin và Netanyahu tạo nhiều thuận lợi cho Nga. Bằng chứng là ngay trong cuộc vận động tranh cử năm 2019, Netanyahu ca ngợi Putin không tiếc lời trên các bảng quảng cáo. Một số lượng lớn người Nga gốc Do Thái hồi cư tại Israel, làm cho sự gắn bó của Israel với Nga càng sâu đậm hơn.

Do đó, trong cuộc chiến Ukraine, Israel không bày tỏ lập trường rõ rệt. Cụ thể là, Netanyahu từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine và không tham gia các lệnh trừng phạt quốc tế. Các quyết định này tạo nhiều thuận lợi cho Nga và làm cho Washington và Kyiv tức giận. Zelensky xác nhận rằng, tình bạn nồng ấm giữa Netanyahu và Putin gây tổn hại cho mối bang giao với Ukraine.

Trong cuộc chiến Ukraine, Nga trở nên phụ thuộc Iran, một đối thủ của Israel. Iran là nguồn cung ứng quan trọng về máy bay không người lái cho Nga. Với hiệu năng cao và chi phí rẻ, Nga tận dụng lợi thế này. Do đó, chính giới Mỹ nhiều lần tố giác Tehran trao đổi hàng hóa quân sự với Nga để nhận sự hỗ trợ chính trị của nước này.

Vấn đề phức tạp hơn nữa khi Putin cáo buộc nhà lãnh đạo Zelensky chỉ là người giúp việc cho phương Tây và tôn vinh chủ nghĩa phát xít.

Trong Chiến tranh Lạnh, Moscow đã trang bị vũ khí cho các nước Ả Rập, gây phản đối từ phía Israel, khiến Liên Xô cắt đứt quan hệ ngoại giao với nước này sau cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1967.

Tình thế đổi thay, Ukraine có hy vọng sẽ là ngư ông thủ lợi khi mối quan hệ Nga – Israel tan vỡ. Zelensky muốn thể hiện việc xây dựng mối quan hệ mới này khi yêu cầu được thăm viếng chính thức Israel. Trong bối cảnh mới, nếu việc xây dựng mối quan hệ Israel và Ukraine thành công, Putin sẽ gặp nhiều khó khăn khó lường đoán hơn.

Chuyên gia kinh tế hàng đầu: Phản ứng virus corona của Mỹ giống như quốc gia “thế giới thứ ba”

Guardian

Tác giả: Larry Elliott

Dịch giả: Nguyễn Hoàng Ánh

22-4-2020

Nhà kinh tế học Joseph Stiglitz công kích Donald Trump, nói rằng Hoa Kỳ đang tiến hành cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai.

Cách xử lý vụng về của Donald Trump trong cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khiến Mỹ trông giống như một quốc gia thế giới thứ ba và đang dẫn tới một cuộc Đại khủng hoảng lần thứ hai, một trong những nhà kinh tế hàng đầu thế giới đã cảnh báo.

Bóng thiên đường ở Casanova

Nguyễn Nam Dương

16-8-2018

Quán cà phê Casanova, 61C Tú Xương, quận 3 vào tối 15/8/2018 vẫn hoạt động bình thường. Nhưng với công an TP.HCM, địa điểm này hôm nay có gì đó bất thường.

Nếu Phan Châu Trinh…

Nguyễn Đình Cống

17-11-2023

1. Vào đề

Có nhiều bài viết ca ngợi tầm nhìn, tư tưởng của Phan Châu Trinh (PCT) với khẩu hiệu “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”. Gần đây tôi để ý đến hai bài có những ý mới lạ. Đó là bài của TS Nguyễn Quang A: “Vì sao PCT chưa thành công” và bài của TS Hà Sĩ Phu: “Nhà cách mạng PCT như tôi đã hiểu” (1).

Sài Gòn những ngày cuối tháng 4 năm 1975

Nguyễn Quang Duy

29-4-2020

Sau trận Phước Long ngày 6/1/1975, Hoa Kỳ im lặng, Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát Đình chiến bất lực, cuộc chiến đã đến hồi chấm dứt.

Hỏi đáp về biểu tình

Hồ Quang Huy

26-8-2018

1. Việt Nam chưa có luật biểu tình, như vậy người dân biểu tình có sai không?

Không sai! Nếu nói họ sai trái (vi phạm pháp luật) là phải nói họ đã vi phạm điều khoản nào của luật, trong khi đó không có luật nào cấm biểu tình. Như vậy không có luật biểu tình là họ có quyền biểu tình tự do nhưng không được vi phạm các văn bản pháp luật hiện có.

Về ba chữ “chung vận mệnh”

Nguyễn Khắc Mai

18-12-2023

Mấy bữa nay các phương tiện truyền thông đăng rất nhiều về ba chữ “chung vận mệnh”. Tôi thử bắt chước Descartes, suy nghĩ và nói đôi điều để chứng tỏ với bạn bè tôi đang “cogito ergo sum”. (Thành ngữ latin tương đồng với “Je pense, donc je suis”, nghĩa là “Tôi tư duy, tức tôi đang tồn tại”, của Triết gia vĩ đại người Pháp).

Tại sao Trump không thể hiểu được xúc cảm của dân

Washington Post

Tác giả: Paul Waldman

Dịch giả: Bùi Như Mai

5-5-2020

Trump nói “Tôi nghĩ dân chúng đã bắt đầu cảm thấy thoải mái rồi. Đất nước mở cửa lại rồi. Chúng tôi đã cứu hàng triệu mạng sống”.

Đưa ảnh người khác gán vào mộ mẹ cụ Hồ

Bá Tân

31-8-2018

Mẹ cụ Hồ, bà Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868, mất năm 1901, hưởng dương 33 tuổi.  Bà mất tại Huế, sau đó được đưa về quê, đến 1942 hài cốt của bà được cát táng trên triền núi Động Tranh (nằm trong dãy núi Đại Huệ) thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, Nghệ An.

Lộc Hưng, 5 năm sau

Từ Thức

16-1-2024

Cách đây đúng 5 năm, tháng 1-1919, một lực lương quân đội, công an hùng hậu tới, tấn công khu Lộc Hưng, quận Tân Bình, nơi người dân di cư từ miền Bắc vào đã xây dựng, lập nghiệp từ năm 1954.

Phiên tòa Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải vi phạm pháp luật nghiêm trọng

Thảo Ngọc

10-5-2020

Nhìn lại diễn biến từ ngày xảy ra vụ án mạng giết chết hai cô gái nhân viên Bưu điện Cầu Voi vào tối 13/1/2008, là Nguyễn Thị Ánh Hồng và Nguyễn Thị Thu Vân, cho đến khi kết thúc phiên tòa Giám đốc thẩm ngày 8/5/2020, chúng ta thấy có một sự xuyên suốt như kịch bản của một vở tuồng hoàn hảo.