Biên tập viên VTV bạo hành trẻ em – Chuyện không hề nhỏ

FB Thanh Hằng

28-5-2018

Ban đầu tôi không để ý đến vụ cô bé Thuỳ Dung tố anh rể là BTV Minh Tiệp (MT) của VTV bạo hành, nhưng sau khi đọc bài Tiệp trả lời phỏng vấn trên báo, tôi cảm nhận phần nào nhân cách của MT nên mới tìm đọc các bài liên quan để tìm hiểu.

Các bức ảnh bé Dung post đã chứng minh Tiệp có bạo hành em và Tiệp cũng thừa nhận. Nhưng trả lời phỏng vấn, anh ta lại đổ lỗi cho Dung và giảm nhẹ hành động đánh trẻ em bằng từ “can thiệp”. Can thiệp bằng cách đánh vào mặt, chảy máu miệng một em bé – lại là bé gái – như thế được ư?

Xưa nay có câu “yêu chị, luỵ em” và tôi chưa từng thấy anh rể nào lại vũ phu với em gái của vợ như vậy – nhất là ở tầng lớp được coi là trí thức. Điều khiến tôi càng ngạc nhiên là gia đình vợ lại bênh vực Tiệp dù con, em mình bị đánh dã man như thế. Nó chứng tỏ MT có ảnh hưởng rất lớn trong nhà vợ và gia đình này không thật sự yêu thương cô bé.

Luật an ninh mạng – FPT, Viettel, VNPT – Và cách mạng 4.0

FB Nguyễn Quang Đồng

27-5-2018

Ảnh: internet

Ấn tượng lớn nhất của tôi khi lần đầu tiên đến Singapore, là cảm giác hoảng sợ khi chờ qua đường bởi xe ô tô vèo qua trước mặt mình với tốc độ ‘kinh người’ ngay giữa giao lộ ở trung tâm thành phố. Hoảng sợ – chính xác là cảm giác giác của tôi, bởi nếu lỡ bước chân xuống đường lúc đèn đỏ, với ô tô đi chắc chắn phóng không dưới 60 – 70km/h thì chỉ có ‘ đi Văn Điển’. Nhưng tỷ lệ tai nạn ở quốc gia này là thấp nhất thế giới. Lý do nằm ở chỗ, tất cả người dân đều chấp hành nghiêm túc luật lệ. Xe cộ không phải bò trên đường, giảm thiểu thời gian lãng phí vô ích, – cũng là một yếu tố khiến một đất nước đạt đến năng suất và hiệu quả làm việc hàng đầu thế giới. Sự nghiêm minh của luật pháp – hiếm ai dám phạm luật, như ví dụ về giao thông, là yếu tố góp phần khiến người Singapore trong 3 thập kỷ từ một vùng đất thuộc địa nghèo trở thành những người giàu nhất thế giới. Lý Quang Diệu nói như thế; và khi đứng giữa ngã tư trung tâm quốc đảo, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi lời ông Lý.

Mấy ý kiến về vụ xét xử bác sỹ Hoàng Công Lương

FB Ngô Ngọc Trai

27-5-2018

Ảnh: internet

Các luật sư của bác sĩ Lương đã thành công trong việc truyền thông lan tỏa đưa vụ án trở thành chủ đề được bàn luận khắp nơi và trên cả nghị trường Quốc hội.

Tôi có mấy ý kiến pháp lý như sau:

Vụ án này được xét xử ở thời điểm Bộ luật tố tụng mới vừa có hiệu lực, nhiều quy định mới rất cần được phổ biến áp dụng như quyền im lặng.

Tam quyền phân lập, thật và giả

FB Đỗ Ngà

27-5-2018

Ảnh: internet

Ở bài trước tôi viết về dân chủ và sức mạnh nghị viện. Bài viết mặc định ai cũng tường tận thế nào là tam quyền phân lập. Nhưng có ý kiến đề nghị tôi viết về tam quyền phân lập để cho những ai còn mơ hồ biểu rõ hơn về nó. Mong muốn với cách viết của mình, cố gắng nói cho đơn giản để dễ hiểu hơn những gì trong sách viết. Nên lần này tôi sẽ viết status để bàn về thế nào là một nhà nước tam quyền phân lập? Thế nào là tam quyền phân lập trá hình? Và thế nào là tập quyền?

Nếu tòa tuyên BS Lương có tội, bi kịch mới thật sự bắt đầu …

FB Nam Phan

26-5-2018

Ngược dòng thời gian, Bệnh viện Hòa Bình vì lý do xyz nào đó đã để một công ty có chức năng làm vệ sinh nhà cửa & xử lý nước thải vào sửa thiết bị lọc nước RO dùng cho chạy thận. Vâng, mọi người không đọc nhầm, là làm vệ sinh nhà cửa và xử lý nước thải đó. Bạn sửa máy dùng chất cấm là HF, 9 mạng người chết oan, và BS Lương bị truy tố vì tội không chịu kiểm tra hệ thống lọc nước trước khi ra y lệnh.

Cơ quan điều tra và Viện KSND TP Hòa Bình đã cố ý bao che cho những kẻ phạm tội thật sự

FB Võ Xuân Sơn

26-5-2018

Bác sỹ Hoàng Công Lương. Ảnh: Báo Dân Việt

Phiên tòa xử BS Lương ở Hòa Bình đã đến đoạn cuối. Nhiều vấn đề đã được sáng tỏ. Sau đây, chúng tôi xin tóm tắt lại các vấn đề chính của vụ án này.

NHỮNG SAI SÓT CHÍNH YẾU GÂY RA THẢM HỌA

1. Đơn nguyên thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa Hòa bình không được thành lập đúng theo qui định. Các luật sư gọi là bất hợp pháp.

Chúng tôi xin lỗi

FB Thận Nhiên

25-5-2018

Ảnh: internet

Chúng tôi ngàn lần xin lỗi
Đã gởi giấy mời anh lên làm việc
Đã còng tay anh khi chưa có lệnh bắt
Đã không bắt quả tang anh phạm pháp
Đã sai sót trong hành chính
Đã chưa làm rõ được nguyên nhân
Nguyên nhân của các vết thương chí tử
trên anh.

Điều 62 Luật đất đai, Tập đoàn FLC và nguy cơ mất nước!

FB Hoàng Hải Vân

25-5-2018

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC. Ảnh: internet

Quốc Hội Mỹ đã từng chặn một thương vụ Trung Quốc thâu tóm một cảng biển của Mỹ. Trong hồi ký của mình, cựu Chủ tịch FED Greenspan không tán thành việc ngăn cản trên, ông cho rằng làm như vậy là không cần thiết và có thể hạn chế tự do thương mại. Giữa Trung Quốc với Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ, dù cho điều gì xảy ra thì Trung Quốc cũng không thể sử dụng phương tiện của họ trên đất Mỹ để gây hại cho an ninh quốc gia của Mỹ, nên có lẽ các chính trị gia Mỹ đã lo quá xa. Nhưng sự lo xa của họ không phải là không có lý do khi nhìn thấy Trung Quốc thâu tóm đất đai khắp nơi trên thế giới.

Nhà nước và công lý

FB Bạch Hoàn

24-5-2018

Cho đến bây giờ, dẫu vẫn luôn hô hào cải cách tư pháp, dẫu vẫn luôn khẳng định pháp luật nghiêm minh và công bằng, dẫu vẫn luôn giương cao ngọn cờ được người ta gọi bằng cái tên mĩ miều là công lý… thì thực tế vẫn có quá nhiều án oan đổ xuống phận người. Đã có quá nhiều cuộc đời bị chìm vào bóng tối, quá nhiều lương dân bị gông cùm xiềng xích lao tù đày ải. Đã có quá nhiều thân phận lẻ loi và yếu thế bị tước đoạt tự do…

Dự luật an ninh mạng: Bước ngắn nhất đưa Việt Nam tách biệt thế giới văn minh

FB Nguyễn Tuấn Anh

24-5-2018

Ảnh: internet

Không còn gì để nói với những người đã soạn thảo ra dự luật này. 7 chương với các quy định và ràng buộc vô cùng chặt chẽ khiến cho bất cứ ai cũng có thể phạm tội. Điều quan trọng nhất chính là quyền riêng tư của người dân thì điều luật này lại vi hiến. Như vậy, luật xây dựng cho ai?

Một Bắc Triều Tiên phiên bản Đông Nam Á đang hiện ra trước mắt rõ mồm một như chỉ còn cách có 1 bước chân. Đó là phiên họp Quốc hội để biểu quyết cho dự luật này.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức được trả tự do thì đem lại lợi ích gì cho đất nước?

FB Ngô Ngọc Trai

24-5-2018

Ngày 24/5/2018 là tròn 9/16 năm ông Trần Huỳnh Duy Thức bị xử án tù. Ảnh: internet

Hôm nay là tròn 9 năm kể từ ngày ông Thức bị bắt giam, trong khi những bị cáo khác trong cùng vụ án chỉ bị 3 rưỡi, 5, 7 năm tù và đều đã được giảm án trả tự do thì ông thức chịu mức án tới tận 16 năm tù.

Nay tôi chia sẻ như vầy:

Vấn đề nhân quyền của Việt Nam giống như vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, đều đang là cái gây cản trở cho các hoạt động thương mại đầu tư giữa Việt Nam, Triều Tiên và các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu. Mà nếu tháo gỡ đi thì sẽ đem lại lợi ích rất nhiều cho đất nước.

Nội dung clip người bào chữa cho BS Hoàng Công Lương muốn công bố tại phiên tòa

LS Trần Hồng Phúc

23-5-2018

Sáng nay 23/5/2018, tham gia xét hỏi tại phiên tòa, chúng tôi đã hỏi ông Hoàng Đình Khiếu (Phó Giám đốc, nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực BVĐK tỉnh Hoà Bình) về việc có nghe thông tin về hoàn thiện bộ hợp đồng có Biên bản thanh lý hợp đồng số 315 giao kết giữa đại diện có thẩm quyền của BVĐK tỉnh Hòa Bình và của Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn không. Ông Khiếu đã không thể chối bỏ về bộ hợp đồng và cho rằng thời điểm đó ông có gọi hỏi bà Bùi Thị Phương Th. (Phó Phòng tài chính kế toán của Bệnh viện) để kiểm tra thông tin về hợp đồng, ông thừa nhận khi đó ở phòng làm việc của ông có bác sĩ Hoàng Công Tình thực hiện ghi âm và còn một số điều dưỡng (nhưng ông nhớ là những điều dưỡng viên nào) có mặt ở đó.

Chúng tôi đã đề nghị công bố clip quay hình ảnh có cuộc trò chuyện này để ông Khiếu xác nhận sự việc nhưng ông Khiếu từ chối xác nhận và HĐXX không chấp nhận, yêu cầu phải giao nộp cho HĐXX (ý là phải đưa trước để kiểm tra?)

Thấy rằng, các tài liệu chứng cứ cũ đã có trong hồ sơ vụ án hay chứng cứ mới phát sinh đều cần phải được đưa ra xem xét, đánh giá công khai tại phiên tòa để làm cơ sở cho Hội đồng xét xử giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, đúng quy định của BLTTHS.

Chiều nay, thay mặt nhóm luật sư bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương, luật sư Lê Văn Thiệp đã giao nộp chứng cứ là clip chúng tôi đề cập sáng nay.

Không biết ngày mai, HĐXX sẽ giải quyết như thế nào đối với chứng cứ này. Tuy nhiên, ở tâm thế của người bào chữa cho bác sĩ Lương, chúng tôi thấy rằng những nội dung clip đề cập, xác định rằng Hợp đồng 315 liên quan đến công tác thay thế vật tư, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 02 (đơn nguyên Thận nhân tạo – Khoa hồi sức tích cực) giữa BVĐK tỉnh Hòa Bình và Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn đã được thanh lý và toàn bộ các tài liệu liên quan đến hợp đồng bao gồm cả Biên bản thanh lý hợp đồng đã được nộp cho cơ quan điều tra. Theo thông tin nội dung clip thì “vừa làm xong được 30 phút thì công an thu”. Như vậy, có 02 vấn đề lớn được đặt ra:

1) Hợp đồng đã được thanh lý, nghĩa là các bên đã nghiệm thu, bàn giao xong và chấm dứt quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng. Nếu xảy ra hậu quả từ việc triển khai thực hiện hợp đồng nhưng hợp đồng đã được thanh lý xong thì trách nhiệm gánh vác hậu quả thuộc về những chủ thể giao kết biên bản thanh lý hợp đồng. Đương nhiên trong bối cảnh này cho thấy cả đại diện có thẩm quyền của BVĐK tỉnh Hòa Bình và của Cty Thiên Sơn đều không thèm đợi cái kết quả xét nghiệm AAMI (từ 10 -14 ngày) mà hơn tuần qua ở phiên tòa chúng ta cứ ra sức tranh luận là có bắt buộc hay không bắt buộc phải có xét kết quả xét nghiệm AAMI mới được đưa hệ thống RO2 sau sửa chữa, bảo dưỡng vào sử dụng.

2) Trường hợp BVĐK tỉnh Hòa Bình đã giao các tài liệu về hợp đồng có bao gồm cả văn bản thanh lý hợp đồng cho cơ quan điều tra thì tài liệu đó vì sao không có trong hồ sơ vụ án? Nếu có văn bản thanh lý hợp đồng thì đương nhiên liên quan rất lớn đến trách nhiệm của đại diện có thẩm quyền của BVĐK tỉnh Hòa Bình và của Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn trong vụ án. Phải chăng có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án???

Việc có văn bản thanh lý hợp đồng thì cũng là một kết có hậu hơn cho cả bị cáo Sơn và bị cáo Quốc vì lúc đó cái biên bản bàn giao sau sửa chữa giữa Quốc và Sơn chiều 28/5 hay sáng 29/5 đương nhiên đã trở thành một thành phần của bộ hồ sơ hợp đồng nên đủ điều kiện để lãnh đạo có thẩm quyền các bên đã nghiệm thu và thực hiện bàn giao và khép lại hợp đồng.

Càng ngày càng thấy khó chữa cho ca bệnh “thoái trách nhiệm” này!!!

Ngày mai, Hòa Bình lại nóng, chắc chắn nóng hơn nữa…

Ảnh: LS Trần Hồng Phúc

Mời xem clip:

Publiée par Ls Trần Hồng Phúc sur mercredi 23 mai 2018

Tù treo ngành Y

FB Mai Quốc Ấn

23-5-2018

Bác sĩ Hoàng Công Lương trả lời báo chí ngoài phòng xét xử của phiên tòa. Ảnh: Báo GT

36 tháng tù treo được Viện kiểm sát tỉnh Hòa Bình đề nghị xử bác sĩ Hoàng Công Lương nếu được thông qua sẽ là một mức án không thể phục chúng. 36 tháng tù ấy nếu được tuyên- là một án tích bất công và kể cả khi bác sĩ lương thực hiện xong hình phạt ù treo thì bản án ấy cũng là sự xúc phạm không chỉ với ngành y mà là cả công lý.

Tôi từng viết về việc bắt giam bác sĩ Hoàng Công Lương chính là “bắt một tương lai”, tạm giam ngành y (xem comment). Và theo logic, việc tuyên tù treo bác sĩ Lương cũng có thể hiểu là tù treo cả ngành y.

Luật an ninh mạng: Đừng để Việt Nam trở thành kẻ thù của các giá trị tiến bộ

FB Huy Đức

23-5-2018

Ảnh: internet

Trong lịch sử hơn 20 năm có internet (1997-2018) chưa bao giờ lợi ích quốc gia, dân tộc và tự do của người dân bị đe doạ lớn như những gì đang được chuẩn bị trong dự luật An Ninh Mạng. Điều đáng lo ngại là, Chính phủ và các đại biểu Quốc hội chưa nhận thấy nguy cơ tự cô lập mình với phần còn lại của thế giới; nguy cơ đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ và chống lại sự tiến bộ của người dân, nếu thông qua Dự luật.

Sự ấm ức của những người không thể lên tiếng

FB Phạm Lan Phương

23-5-2018

Tháng này, 2 vụ án được xử như những cái tát vào pháp luật ở hai miền Nam – Bắc. Từ những gì xảy ra, nhiều người tự hỏi liệu Công Lý chỉ là một diễn viên hài?

Đây là những vụ án mà báo chí đã tường thuật với nhiều tình tiết rõ ràng, nhưng lại bị xét xử kéo dài với những tình tiết chứa đựng nhiều uất ức.

Tại sao dân tự xích chân cố thủ phản đối chính quyền cưỡng chế?

FB Lê Xuân Thọ

22-5-2018

Ảnh: FB Lệ Võ

Sự việc diễn ra từ sáng nay 22.5 tại khối Quảng Lăng 2, phường Điện Nam Trung, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Nơi đó, có đoạn đường khoảng 200m đang bị ách bởi công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho tuyến đường ĐT607 nối Đà Nẵng với Hội An.

Họ cho rằng chính quyền thị xã Điện Bàn đã “lách” luật để đưa ra cái giá đền bù không hợp lý. Có thông tin rằng giá đất là 2,8 triệu đồng/ m2 nhưng chỉ đền bù 720 nghìn đồng/m2. Tôi có hỏi 1 số người kinh doanh đất, họ nói chỗ ấy bây giờ giá có thể từ 7 – 8 triệu đồng/m2.

Những ai quan tâm đến ông Trần huỳnh Duy Thức?

FB Ngô Ngọc Trai

22-5-2018

Ông Trần Huỳnh Duy Thức. Ảnh: internet

Hai ngày nữa, đến ngày 24/5/2018 là tròn 9 năm ông Thức bị bắt giữ. Trong suốt thời gian đó đã có nhiều cơ quan ngoại giao quốc tế, các tổ chức nhân quyền, các cá nhân trong và ngoài nước đã bày tỏ mối quan tâm lên tiếng đề nghị trả tự do cho ông Thức.

Dẫn lại liệt kê ra ở đây để thấy rằng vụ việc của ông Thức đã hội đủ yếu tố về đối nội và đối ngoại để có thể áp dụng quy định của Luật đặc xá về Đặc xá trong trường hợp đặc biệt.

– Hôm 20/01/2010 khi Tòa án xét xử tuyên án ông Thức 16 năm tù giam, hai nước Anh Quốc và Hoa Kỳ đã lên tiếng về vụ án này. Trong đó Bộ Ngoại giao Anh lên tiếng bày tỏ quan ngại. Thứ trưởng Ngoại giao Ivan Lewis nói tại London: “Không thể cầm tù bất kỳ ai vì người đó bày tỏ quan điểm của mình một cách hòa bình”. “Quyền tự do ngôn luận và tự do lưu thông tư tưởng là tối quan trọng cho một nền kinh tế và xã hội phát triển.” Theo ông Lewis, bản ạ́n chỉ “gây phương hại cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”.

– Cũng hôm 20/01/2010 Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) ra thông cáo gọi phiên xử cùng ngày với các nhà đối kháng là “sự nhạo báng công lý”. Thông cáo nói “Những người này đáng ra không bao giờ nên bị bắt chứ đừng nói là bị buộc tội và nhận án tù”. Brittis Edman, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Amnesty International nói trong thông cáo: “Phiên xử thể hiện một cách rõ ràng việc thiếu bao dung đối với tự do ngôn luận và bất đồng một cách hòa bình, và việc tòa án thiếu tính độc lập.”

– Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) và Tổ chức Phóng viên Không Biên giới cũng đã lên tiếng về vụ kết án. Họ đưa ra Thông cáo cho rằng việc bắt và xử tù này sẽ không ngưng được cuộc tranh luận của người dân về tương lai của đất nước. Họ cũng hối thúc Liên hiệp Âu châu ngưng đối thoại nhân quyền với Việt Nam cho tới khi các nhà hoạt động được trả tự do, thúc giục ASEAN bày tỏ quan ngại ngày càng ra tăng sau các án tù.

– Năm 2012 nhân dịp diễn ra đối thoại nhân quyền Úc – Việt Nam, đây là một chương trình thực hiện thường xuyên hàng năm. Tổ chức nhân quyền Quốc tế đã khuyến nghị Úc chú trọng và quan tâm đến những người đang bị bỏ tù vì các lý do chính trị, trong đó nêu tên ông Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức nhân quyền quốc tế khuyến nghị: Đối với những tù nhân chính trị đã thành án: cho phép các quan sát viên của Úc và các tổ chức nhân quyền, nhân đạo quốc tế tới thăm gặp các tù nhân, nhất là những người bị tuyên án tù nhiều năm, bắt đầu theo thứ tự như sau: 1) Trần Huỳnh Duy Thức (bị kết án 16 năm tù);..

– Ngày 23/11/2012, Nhóm Làm việc chống Giam giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc WGAD cũng đã kêu gọi nhà nước Việt Nam trả tự do cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và bồi thường thiệt hại.

– Ngày 11/10/2013 Mạng lưới nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại California đã vinh danh trao giải thưởng nhân quyền năm 2013 cho ông Trần Huỳnh Duy Thức. Sự việc này cho thấy mối quan tâm lớn của người Việt trong và ngoài nước về vấn đề nhân quyền nói chung và về bản án nặng nề nghiệt ngã dành cho ông Trần Huỳnh Duy Thức nói riêng.

– Năm 2015 Quốc tế kêu gọi thả ông Trần Huỳnh Duy Thức, theo đó Gần 20 tổ chức quốc tế hoạt động vì quyền con người đã ký tên vào một tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, người hiện đang thụ án tù về tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’. Lời kêu gọi này được đưa ra nhân dịp tròn sáu năm ngày ông Thức bị bắt giữ và khởi tố – ngày 24/5 năm 2009. Bản tuyên bố nói rõ ông Thức bị bắt và khởi tố ‘chỉ vì ông thực hiện quyền tự tự do biểu đạt của mình một cách ôn hòa’. “Trái ngược với bản án tuyên tội hoạt động nhằm ‘lật đổ’ chính quyền, các hoạt động bị đưa ra truy tố của ông Thức và những người bị kết án cùng ông thực chất chỉ là viết blog kêu gọi cải cách chính trị và tôn trọng quyền con người”.

Bản tuyên bố nhắc lại việc hồi cuối năm 2012 Nhóm Làm việc chống Giam giữ Tùy tiện của Liên hiệp Quốc đã kết luận việc kết án ông Thức là ‘vi phạm quyền tự do tư tưởng và biểu đạt vốn được đảm bảo tại Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị’. Bản tuyên bố này được các tổ chức như Ân xá Quốc tế, Những người bảo vệ Quyền Dân sự, Căn nhà Tự do, Ủy ban Nhân quyền châu Á, Diễn đàn châu Á vì Nhân quyền và Phát triển, Công dân vì Công lý và Hòa bình… đồng ký tên. Ngoài ra một số tổ chức xã hội dân sự, hội đoàn và các giáo hội tôn giáo không do Nhà nước kiểm soát ở Việt Nam cũng ký tên vào bản tuyên bố này.

– Năm 2016 Dân Biểu Loretta Sanchez lên tiếng trước Quốc Hội Mỹ về ông Trần Huỳnh Duy Thức. Vào tháng 5/2016 trước khi Tổng Thống Obama đi Việt Nam, bà Sanchez và 19 vị dân biểu thuộc lưỡng đảng Quốc Hội đã gửi cho ông Obama và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ một danh sách các tù nhân lương tâm hiện đang bị những bản án oan sai, và mong đợi tổng thống sẽ đích danh kêu gọi trả tự do cho họ. Sau đây là trích lời phát biểu của bà trước quốc hội về ông Trần Huỳnh Duy Thức:

“…Tôi khen ngợi TT Obama đã nhấn mạnh về nhân quyền và thúc đẩy các quyền tự do ngôn luận, hội họp và biểu đạt chính kiến, tự do internet cũng như cải tổ hệ thống giáo dục và kinh tế.
Tuy nhiên, tôi thất vọng vì Tổng thống Obama đã không mạnh dạn kêu gọi trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, cũng như không công khai tên các nhà hoạt động nhân quyền, những người đã bị bắt giữ và bị ngăn cản không cho đến gặp ông ấy.

Vì vậy, ngày hôm nay, tôi đứng đây nói rõ tình trạng của một người hoạt động nhân quyền dũng cảm và cũng là một tù nhân chính trị, ông Trần Huỳnh Duy Thức.

Là một doanh nhân và blogger, ông Thức đã ôn hoà kêu gọi chính quyền phải cải cách chính trị song hành với cải tổ kinh tế tại Việt Nam. Năm 2009, ông Thức bị bắt, và năm 2010, trong một phiên tòa kéo dài một ngày, ông đã bị truy tố vì “hoạt động tiến hành nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình sự. Chính phủ Việt Nam đã kết án ông 16 năm tù giam và 5 năm quản thúc tại gia.

Để phản đối sự bất công đang diễn ra và đánh dấu năm thứ bảy của bản án bất công, ông đã bắt đầu tuyệt thực vô thời hạn trong nhà tù ở Nghệ An.

Tôi mong các bạn đồng nghiệp (tại Hạ Viện Quốc Hội) hãy cùng đồng hành với tôi, để soi sáng vào hoàn cảnh của ông Thức khi ông can đảm đấu tranh cho các quyền tự do cơ bản mà người Hoa Kỳ rất trân quý…”

Bà Loretta Sanchez cũng cho rằng hoàn cảnh của ông Trần Huỳnh Duy Thức đang cần được sự quan tâm của quốc tế hơn bao giờ hết, khi mà Việt Nam đã có được việc xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí từ Hoa Kỳ.

– Cũng năm 2016 nhân dịp Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Việt Nam, các tổ chức theo dõi nhân quyền, quyền tự do báo chí gồm Human Rights Watch, Ủy ban Bảo vệ Ký giả- CPJ và Ân Xá Quốc tế- Amnesty International đã đưa ra thông cáo về việc Tổng thống Obama quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ngoài thông cáo, Human Rights Watch còn gửi thư trực tiếp đến tổng thống Barack Obama, tương tự như Ủy ban Bảo vệ Ký giả- CPJ. Hai lá thư đều nhắc đến trường hợp cụ thể của tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức, người đang phải thụ án 16 năm tù giam với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Thư của Human Rights Watch và Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nêu ra tuyên bố tuyệt thực của ông Trần Huỳnh Duy Thức kể từ ngày 24 tháng 5, trùng vào dịp công du Việt Nam của tổng thống Barack Obama. Cả hai lá thư đều nhắc đến việc chính quyền Hà Nội lặp đi lặp lại đề xuất tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức phải đi Mỹ nếu muốn ra khỏi tù.

– Năm 2016 Nghị viện Châu Âu ra một Nghị quyết số 2016/2755(RSP) về nhân quyền Việt Nam, trong đó nêu nhiều nội dung như: Ghi nhận rằng EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; ghi nhận rằng EU, cùng với các nước thành viên, là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức lớn nhất cho Việt Nam, và ghi nhận rằng EU sẽ tăng 30% ngân sách cho việc này, lên 400 triệu euro, trong giai đoạn 2014-2020; Nghị quyết Hoan nghênh việc thắt chặt quan hệ đối tác và cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam; hoan nghênh việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn của LHQ vào năm ngoái; Và Nghị quyết kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hành động sách nhiễu, đe dọa, ngược đãi các nhà hoạt động nhân quyền, hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường; nhất quyết yêu cầu chính quyền tôn trọng quyền tụ tập ôn hòa của những nhà hoạt động này, và trả tự do cho bất kỳ ai còn đang bị giam cầm một cách sai trái; yêu cầu thả ngay lập tức tất cả các nhà hoạt động đã bị bắt giữ và cầm tù oan uổng như Trần Huỳnh Duy Thức…;

– Năm 2016 Ông Pascal DEGUILHEM Đại biểu Quốc Hội Pháp, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Pháp-Việt Nam tại Quốc Hội Pháp đã gửi thư cho Ngài François HOLLANDE Tổng Thống Cộng Hòa Pháp nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp đến Việt Nam trong đó ông là một thành viên tham gia cùng đoàn. Nội dung toàn bộ bức thư nói về tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, yêu cầu Ngài Tổng Thống dành sự quan tâm thật đặc biệt cho hồ sơ này. Bức thư nêu rõ: Vì những giá trị phổ quát tốt đẹp thuộc Quyền Con Người mà nước Pháp tiếp tục tôn vinh và chia sẻ với nhiều nơi trên thế giới bên cạnh lợi ích kinh tế, tôi xin trân trọng cảm ơn Ngài Tổng Thống dành thời gian can thiệp và tác động lên chính quyền Việt Nam ngay khi có thể để cho anh TRẦN Huỳnh Duy Thức được sớm trả tự do như những người cộng sự của mình.

– Ngày 5/6/2016 đã có thỉnh nguyện thư đề nghị trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức được gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm. Thỉnh nguyện thư nhận được sự tham gia ghi danh ủng hộ của rất nhiều người, theo số liệu gia đình tổng hợp cung cấp thì đã có 20.472 người từ 5 quốc gia khác nhau tham gia. Sự việc này cho thấy đã có rất nhiều người dành mối quan tâm về số phận tù tội của ông Trần Huỳnh Duy Thức.

– Ngày 8 tháng 12 năm 2016 tại Brussels Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam đã tổ chức phiên thứ 6 của Đối thoại Nhân quyền tăng cường thường niên trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác và Hợp tác EU-Việt Nam (PCA). Các cuộc thảo luận tập trung vào cải cách pháp lý và tư pháp tại Việt Nam, tự do ngôn luận, tôn giáo, tín ngưỡng, tự do hội họp một cách ôn hoà và tự do lập hội, quyền lao động, thúc đẩy pháp quyền và tiến trình thực thi pháp quyền một cách phù hợp, chống tra tấn và ngược đãi, giam giữ tuỳ tiện, án tử hình, hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam và tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, và sự tham gia trong khuôn khổ của Liên hiệp Quốc. Tại phiên đối thoại EU nhắc lại rằng tất cả những người bị giam giữ do thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hoà phải được trả tự do. Nhiều trường hợp cá nhân được nêu lên tại buổi đối thoại chứng tỏ mối quan tâm của EU đối với số phận của họ, trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức.

– Ngày 23/5/2017 Tổ chức Ân Xá Quốc tế một lần nữa lên tiếng về tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức Ân xá quốc tế, Amnesty International, có trụ sở tại Anh Quốc viết thư ngỏ gửi cho ông Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam về trường hợp tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức. Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi các cơ quan quản lý nhà tù Việt Nam dành cho ông Thức sự đối xử tôn trọng và những điều kiện vật chất tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế. Theo Tổ chức Ân xá quốc tế, tại trại giam số sáu ở tỉnh Nghệ An, nơi ông Thức đang bị giam, phòng giam của ông không đủ ánh sáng cần thiết, và những người quản lý trại giam lại không cho phép gia đình ông Thức gửi đèn điện thêm cho ông. Ngoài ra Tổ chức Ân xá quốc tế còn cho rằng từ khi thi hành án tù tới nay, ông Thức bị chuyển trại nhiều lần, mà không báo trước cho gia đình. Việc ông Thức bị chuyển trại ngày càng xa gia đình ông, theo Ân xá quốc tế, là trái với một điều khoản do Liên hiệp quốc qui định là tù nhân phải được giam giữ ở nơi gần gia đình nhất có thể.

– Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhiều lần quan tâm và hỏi gia đình về sức khỏe và tình hình của ông Trần Huỳnh Duy Thức. Đặc biệt, cho sự kiện Đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ diễn ra vào 17-18/5/2018 tại Washington D.C, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ cũng đã hỏi thăm về tình hình của anh Thức để họ chuẩn bị cho sự kiện này.

– Vụ việc của ông Thức còn được nhiều đài báo Quốc tế quan tâm như các đài đài Á châu tự do RFA, đài BBC Việt ngữ, đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA, đài phát thanh quốc tế Pháp RFI … Nếu ông Thức được trả tự do, thông tin này hẳn sẽ được các đài báo trên loan báo, sẽ tạo ra một hiệu ứng âm hưởng tích cực, nhìn nhận đánh giá tích cực cho Việt Nam.

– Từ khi ông Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt giữ và kết án cho đến nay, gia đình ông đã không lúc nào ngưng nghỉ những nỗ lực lên tiếng kêu cứu giúp cho ông Thức, đơn thư của họ được gửi tới nhiều lãnh đạo các ban ngành. Cũng từ đó đến nay nhiều cá nhân trong và ngoài nước, nhiều tổ chức quốc tế vẫn quan tâm và theo dõi các thông tin về cuộc sống nơi ngục tù của ông Trần Huỳnh Duy Thức. Từ thực tế đó chúng tôi cho rằng việc đặc xá trả tự do cho ông Thức là việc rất cần được cân nhắc thực hiện để đem lại lợi ích cho đất nước.

Hạ màn đi

FB Võ Xuân Sơn

22-5-2018

Tất cả người nhà nạn nhân bị tử vong do sự cố y khoa tại BVĐK tỉnh Hòa Bình đều yêu cầu tòa tuyên bác sỹ Hoàng Công Lương vô tội. Ảnh: internet

Phiên tòa ở Hòa Bình, về lí thuyết thì là xét xử vụ tắc trách gây ra thảm họa y khoa Hòa Bình. Những diễn biến ở Tòa 1 tuần qua cho thấy, Hội đồng xét xử cố gắng biến thành phiên tòa kết tội BS Lương. Và đến hôm nay, phiên tòa đã bắt đầu trở thành nơi phô diễn những thối nát của nhóm quyền lực trong ngành y, của ngành điều tra, Viện Kiểm sát, và Tòa án.

Trong khi nhân viên y tế trong cả nước lên tiếng đấu tranh nhằm phơi bày sự thật, mang lại công lí cho đồng nghiệp của mình, thì ở Hòa Bình, chính những kẻ cầm quyền trong cái bệnh viện con con kia đã bộc lộ rõ dã tâm, sự xấu xa khi tìm mọi cách để đẩy BS Lương vào con đường tù tội. Cũng còn chưa biết tại sao cái cậu Điều dưỡng trưởng tên Công kia lại thay đổi lời khai vào lúc này, nhưng bấy nhiêu cũng đủ cho thấy, nhóm quyền lực ở trong các bệnh viện gian xảo, độc ác như thế nào.

Nhận thức về quyền lãnh đạo

FB Võ Xuân Sơn

21-5-2018

Ảnh: internet

Tuần trước, phiên tòa xử những tắc trách dẫn đến thảm họa y khoa Hòa Bình làm 8 người chết hồi cuối tháng 5/2017 đã làm nóng facebook và cả hệ thống truyền thông Việt nam. Tuy nhiên, phiên tòa đã chuyển sang thành phiên tòa xử BS Lương. Có rất nhiều tình tiết mà Tòa đưa ra, có vẻ như chỉ nhằm để buộc tội BS Lương theo cáo trạng.

Vậy, lẽ ra thì Tòa phải làm gì?

Về tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức (phần cuối)

FB Ngô Ngọc Trai

19-5-2018

Tiếp theo phần 1phần 2 và phần 3

Ảnh: internet

III/ TÓM LẠI VỀ CÁC VIỆC LÀM CỦA ÔNG TRẦN HUỲNH DUY THỨC

Để chứng minh được ông Thức phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Cơ quan An ninh điều tra phải chứng minh được ông Thức đã “thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhưng tất cả các hành vi việc làm của ông Thức như đã được Cáo trạng chỉ ra đều không phải là thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Nơi sự thật bị đánh tráo

LS Trần Hồng Phúc

19-5-2018

Như thường lệ, thức tỉnh lúc 3h00 sáng để kịp cho hành trình mỗi ngày từ Hà Nội đến Hòa Bình. Nhưng hôm nay là ngày nghỉ, sớm quá đành lòng làm bạn với bàn phím bên cửa sổ có chút gió đầu hè sau một cơn mưa to. Cơn mưa chiều tối qua cho cái cảm giác như chưa bao giờ to hơn thế, không biết trong đó có ý trời, có định mệnh của ai?

LS Trần Vũ Hải công bố nội dung xét hỏi vụ “vô ý gây chết người” tại BVĐK tỉnh Hòa Bình

FB Trần Vũ Hải

18-5-2018

Ảnh: Báo TT

Hôm qua tôi đã xét hỏi nội dung gì trong phiên toà sơ thẩm vụ án 8 người chết do sự cố y khoa 29/5/2017 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình?

Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, trong phiên toà luật sư hỏi về những chứng cứ, tài liệu để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ mình. Trong vụ án này, tôi bảo vệ cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc, bị cáo buộc “vô ý gây chết người”. Bị cáo Quốc theo yêu cầu của công ty Thiên Sơn đến sửa chữa hệ thống nước RO tại đơn nguyên thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Hoà bình. Tôi xét hỏi một số người để làm rõ những nội dung sau:

Về tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức (phần 3)

FB Ngô Ngọc Trai

18-5-2018

Tiếp theo phần 1 và phần 2

Ảnh: internet

2. Tiếp theo Cáo trạng mô tả hành vi của ông Trần Huỳnh Duy Thức như sau:

Trích: “Trần Huỳnh Duy Thức cho rằng năm 2010 là năm “vong” và năm 2020 là năm “tận” của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều này thể hiện rõ trong tài liệu do Thức làm ra có tên gọi “Lần sinh nhật thứ 79 này của Đảng là lần cuối?”; “… Với Triều đại Cộng sản… 2010 là năm vong, 2020 là năm tận…”. Thức đề ra phương thức hoạt động nhằm mục đích thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam gọi là “Chấn kế”, trong đó nêu rõ: phải áp dụng kế sách “Đoài đánh Đoài” – tức là sử dụng những người Cộng sản đánh những người cộng sản, vì Thức cho rằng trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam có hai thành phần người “cấp tiến” và người “cơ hội”; Thức sẽ tác động vào những người Cộng sản “cấp tiến” loại trừ những người Cộng sản “cơ hội”;

Vụ dâm ô ở Vũng Tàu: Kháng nghị hủy án, tạm đình chỉ chủ tọa

LTS: Sau phiên xử phúc thẩm vụ án dâm ô trẻ em của bị cáo Nguyễn Khắc Thủy, 77 tuổi, là cán bộ ngành ngân hàng và là đảng viên nhiều tuổi đảng, nên được giảm án từ 3 năm tù giam, xuống còn 18 tháng tù treo, Hội đồng xét xử đã nhận được quá nhiều “gạch, đá” từ cư dân mạng.

Hẹn gặp lại ở tòa

FB Mai Quốc Ấn

Thưa các nhà mạng!

Bộ Thông tin truyền thông đã công bố thông tin việc nộp ảnh chân dung theo sim đăng ký chính từ đề xuất của các nhà mạng. Ở đây, tôi xin thưa vài lời với 3 nhà mạng lớn mà tôi từng sử dụng: Viettel, Vinaphone và Mobifone.

Về tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức (phần 1)

FB Ngô Ngọc Trai

16-5-2018

Ông Trần Huỳnh Duy Thức. Ảnh: internet

Thưa toàn thể mọi người.

Công ty luật TNHH Công chính nhận lời mời từ gia đình ông Trần Huỳnh Duy Thức, mời tư vấn pháp lý trong việc đề nghị đặc xá trả tự do cho ông Trần Huỳnh Duy Thức, là người đang chấp hành án về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999.

Tôi không đồng tình

FB Đỗ Duy Ngọc

15-5-2018

Với tư cách một công dân đã ở thành phố Sài Gòn gần 50 năm, trải qua hai chế độ và đã vào tuổi lão, tôi không đồng tình với Thiếu tướng công an Phan Anh Minh khi ông cho rằng cần công nhận mô hình hiệp sĩ đường phố.

GS Phan Đình Diệu góp ý về việc sửa đổi Hiến pháp 1992

FB Ngo Xuan Khoi

15-5-2018

GS Phan Đình Diệu. Ảnh: internet

GS Phan Đình Diệu góp ý về việc sửa đổi Hiến pháp 1992 tại Hội nghị ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam ngày 12 tháng 3 năm 1992.

Kính thưa Đoàn chủ tịch,

Kính thưa tất cả các vị đại biều,

Tôi xin phép có một số ý kiến tham gia cuộc thảo luận kỳ này – tức là về dự thảo Hiến pháp.

Hiệp sĩ và xã hội dân sự

FB Trung Bảo

14-5-2018

Đó dường như là một nghịch lý. Trong khi các hoạt động ôn hoà của những tổ chức xã hội dân sự khác bị ngăn cản thì việc các tổ chức “hiệp sĩ đường phố” – thực chất cũng là những tổ chức xã hội dân sự, lại được công khai ủng hộ dù tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm cho từng cá nhân “hiệp sĩ” lẫn cho toàn xã hội. Giải thích nghịch lý này như một hiện tượng xã hội cần được nhìn từ nhiều phía nhưng từ phía nào cũng thấy lồ lộ sự vô trách nhiệm của chính những cơ quan công quyền.

Vì sao tôi khẳng định tòa cho bị cáo Thủy hưởng án treo là trái pháp luật?

LS Lê Ngọc Luân

14-5-2018

Có ý kiến, trong đó có những người đang hành nghề luật nhận định toà cho Bị cáo Thuỷ hưởng án treo là có cở sở bởi: i) Có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên (Đảng viên có đóng góp cho ngân hàng, tuổi cao sức yếu… đây không phải là tình tiết giảm nhẹ đương nhiên và buộc phải áp dụng theo Luật; ii) Tại phiên toà phúc thẩm, chưa đủ căn cứ kết tội một trường hợp Bị cáo Thuỷ có hành vi dâm ô nên cho hưởng án treo.