Dưới chân tượng thần công lý

Nguyễn Hà Luân

6-5-2020

Ảnh: Báo PLTP

Một phiên Giám đốc thẩm hiếm hoi diễn ra tại TAND tối cao, do chính ngài Chánh án làm Chủ tọa, để xem xét lại những bất thường và khuất tất trong vụ án Hồ Duy Hải.

Nói nó hiếm hoi, là bởi có lẽ đây là lần đầu tiên, Luật sư của bị cáo được có mặt trong phiên tòa này.

Theo quy định, khi kết thúc phần trình bày bản thuyết trình của thành viên Hội đồng và nội dung kháng nghị của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cũng như phần trình bày ý kiến của người bào chữa (Luật sư của Hồ Duy Hải) thì tiếp tục sẽ là phần Tranh Tụng.

Niềm tin mong manh

Ngô Anh Tuấn

6-5-2020

LS Lê Hồng Phong (Thứ 3 từ trái qua). Ảnh: FB tác giả

Luật sư Trần Hồng Phong được mời tham dự phiên toà giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải là một sự kiện rất quan trọng đối với nghề luật sư khi vai trò luật sư được ghi nhận trong một phiên toà giám đốc thẩm. Trước đó, hầu như chưa luật sư nào được mời tham gia vào những phiên toà này. Bản thân tôi cũng từng là luật sư hỗ trợ cho thân chủ trong hai vụ án dân sự đã được tòa hủy án theo thủ tục giám đốc thẩm (năm 2016 và 2018) nhưng cũng chưa một lần được toà mời lên, dù chỉ là để trao nhau một nụ cười thân ái.

Những câu hỏi phía sau vụ án oan Hồ Duy Hải

Nguyễn Ngọc Chu

6-5-2020

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

I. TRẢ LẠI TỰ DO CHO HỒ DUY HẢI

Dù Tòa Giám đốc thẩm quyết định dưới hình thức nào thì nội dung mấu chốt đầu tiên – vẫn là tuyên Hồ Duy Hải vô tội và lập tức trả lại tự do cho Hồ Duy Hải. Tiếp theo đó là đền bù cho Hồ Duy Hải. Đó là những điều không bàn cãi.

II. NHỮNG CÂU HỎI PHÍA SAU VỤ ÁN

Điều phải bàn là những vấn đề phía sau án oan Hồ Duy Hải sẽ được giải quyết như thế nào? Có 5 câu hỏi quan trọng sau đây.

1. Kẻ phạm tội giết người có bị truy đuổi đến cuối cùng?

Phiên toà của Lương tâm ông chánh án?

Lưu Trọng Văn

6-5-2020

Ngày hôm nay chánh án Toà án Nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình trực tiếp ngồi trên ghế nóng xét xử vụ án nóng bỏng nhất và nhiều tai tiếng oan khuất nhất của nền pháp lý VN: Vụ án tử tù Hồ Duy Hải.

Chặng cuối của vụ án Hồ Duy Hải: Chúng ta ứng xử thế nào trước phán quyết sau cùng?

Luật Khoa

Võ Văn Quản

5-5-2020

Hồ Duy Hải. Ảnh trên mạng

Giám đốc thẩm là thủ tục tố tụng đặc biệt, nhằm xem xét lại bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Hồ Duy Hải và hai ông tướng công an

Đỗ Thành Nhân

4-5-2020

Báo chí đưa tin chuẩn bị xử Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải [1] vào ngày 6/5/2020, hy vọng lần này công lý sẽ được thực thi. Suốt hơn 10 năm qua, Hồ Duy Hải mang án tử hình, thấp thỏm lo âu chờ thi hành án, có liên quan đến hai ông tướng công an.

Dân trí

Lê Vĩnh Triển

2-5-2020

Người dân sẽ hạnh phúc, đời sống tinh thần được nâng cao khi họ tin tưởng vào chính quyền và các cơ quan thực thi pháp luật. Điều đó cũng có nghĩa là họ không có những nỗi sợ đối với chính quyền, công an, pháp luật và tòa án…

Chánh án TAND Tối cao phải tuyên Hồ Duy Hải vô tội

Nguyễn Đức

2-5-2020

Với tinh thần cải cách tư pháp mà Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã ghi nhận: “Mọi chứng cứ còn hoài nghi thì phải hiểu theo hướng có lợi cho người phạm tội; Chứng cứ không rõ thì Tòa án phải tuyên bị cáo không phạm tội”. Phiên giám đốc thẩm “lịch sử” tới đây, ông Nguyễn Hòa Bình – chánh án TAND Tối cao và Hội đồng thẩm phán liệu có tuyên Hồ Duy Hải vô tội? Tuyên vô tội hay lại tiếp tục hủy án để đùn đẩy?

Hình ảnh vua không thể là biểu tượng cho công lý

Hiệu Minh

29-4-2020

Mạng XH nóng rực cuối mùa Covid khi 3 phác thảo tượng vua Lý Thái Tông được công khai để dự kiến sẽ trở thành biểu tượng công lý của ngành tòa án.

Dựng tượng Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý trong xét xử án, có làm giảm án oan sai?

Nguyễn Ngọc Chu

28-4-2020

Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường, tác giả mẫu tượng vua Lý Thái Tông. Ảnh: Chân Luận/PLTP

Ngày 05/02/2020 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) đã thống nhất chọn vua Lý Thái Tông (1000-1054) là biểu tượng công lý trong xét xử án. TANDTC đã có văn bản số 141 yêu cầu các tòa án các cấp lựa chọn 3 mẫu tượng vua Lê Thái Tông, và nêu 5 lý do của quyết định.

Công lý có thật ư?

Ngô Huy Cương

28-4-2020

“Công lý” luôn là sự mong ước của loài người. Nó có tính chất của một lý tưởng cao siêu rất khó đạt tới, nhưng lại có những tiêu chuẩn hướng dẫn cụ thể về lối đi tới đó mà cần phải được giải thích cho những trường hợp cụ thể.

Thẩm phán TAND tối cao nói dối!

Nguyễn Tiến Tường

28-4-2020

Thẩm phán Ngô Tiến Hùng. Ảnh: Báo Công Lý

Xung quanh vụ dựng tượng vua Lý Thái Tông, thẩm phán, chánh văn phòng TAND Tối cao Ngô Tiến Hùng lên báo nói: “Tượng chỉ đặt ở trụ sở Tòa án nhân dân tối cao mới (số 43 Hai Bà Trưng, TP Hà Nội). Một số Tòa án địa phương có đề xuất xây dựng tượng tại trụ sở các Tòa án. Nội dung này Tòa án nhân dân tối cao không có chủ trương”.

Trong khi đó, văn bản số 14/TANDTC-VP do Phó Chánh án TAND tối cao do Phó Chánh án Lê Hồng Quang ký ngày 23/4 thể hiện: “Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã lựa chọn vua Lý Thái Tông làm biểu tượng công lý của TAND. Để chuẩn bị việc dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở TAND Tối cao và TAND, Toà án quân sự các cấp…”.

Vì sao blogger Chung Hoàng Chương bị xử 18 tháng tù?

BTV Tiếng Dân

27-4-2020

Sáng thứ hai 27/4/2020, tòa án nhân dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã đưa ông Chung Hoàng Chương, chủ tài khoản Facebook “Chương May Mắn”, giám đốc công ty TNHH MTV sim số May mắn, ra xét xử sơ thẩm, theo khoản 1, điều 331 Bộ luật Hình sự “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”. Tòa đã tuyên án ông Chương 18 tháng tù giam.

Đôi điều về vụ án thầy Nguyễn Năng Tĩnh: Vấn đề giám định tư pháp (Phần 2)

Đặng Đình Mạnh

26-4-2020

Tiếp theo phần 1

Giám định tư pháp là một định chế bổ trợ tư pháp. Theo đó, bằng sự hiểu biết chuyên môn hoặc được hỗ trợ các trang thiết bị khoa học kỹ thuật chuyên ngành…, giám định viên có thể đánh giá, kết luận về một sự việc, sự kiện, hành vi để giúp các cơ quan tố tụng có hành xử hợp lý.

Thầy Trợ bị phạt 5 triệu đồng

Đỗ Thành Nhân

25-4-2020

I.- Thầy Trợ

Tôi xin được gọi thầy Trợ với một sự kính trọng, chân tình của thầy trò; mặc dù Thầy chưa dạy tôi một tiết học nào. Đó là thầy giáo nghỉ hưu Trần Đình Trợ ở thị trấn Phổ Châu, huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; trong bài viết này từ “Thầy” viết hoa là nói về thầy Trần Đình Trợ.

Đôi điều về vụ án thầy Nguyễn Năng Tĩnh (Phần 1)

Đặng Đình Mạnh

24-4-2020

Phiên tòa phúc thẩm thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh. Ảnh: Báo Nghệ An

Với kết quả y án sơ thẩm, vụ án xét xử thầy Nguyễn Năng Tĩnh đã khép lại với mức án kỷ lục đối với một tội danh “vạ miệng”, thường được gọi tắt là “Tội tuyên truyền chống Nhà nước”: 11 năm tù giam, 05 năm quản chế sau khi mãn hạn tù và 05 năm cấm đảm nhiệm vào các chức vụ dân cử, chính quyền và lực lượng vũ trang.

Như nhiều vụ án hình sự phúc thẩm thông thường khác đã từng diễn ra trên xứ sở này, phiên tòa xét xử thân phận pháp lý một con người diễn ra chóng vánh, chỉ khoảng hơn hai tiếng đồng hồ để tái khẳng định mức hình phạt dài dằng dặc đến hơn cả chục năm tù.

‘Đường Nhuệ’ và liên minh ‘đỏ và đen’

Blog VOA

Trân Văn

20-4-2020

Vợ chồng Đường Nhuệ. Hình trích xuất từ website báo Tiền Phong

Tuần này, báo chí Việt Nam tiếp tục nhấn ông Nguyễn Xuân Đường và vợ là bà Nguyễn Thị Dương xuống bùn. Cặp vợ chồng vốn là những “doanh nhân thành đạt” ở tỉnh Thái Bình, nổi như cồn trong nhiều năm vì giàu có, sang trọng, quan hệ mật thiết với đủ mọi giới, từ viên chức nhiều cấp, tới văn nghệ sĩ, các nhà sư,… và “tử tế” tới mức được báo chí Việt Nam xưng tụng là… Bồ tát, giờ đang bị chính báo chí tô vẽ lại như những con quỷ khát máu, mức độ càn rỡ vượt xa khả năng tưởng tượng của nhiều người.

Thái Bình không thái bình

Nguyễn Thông

17-4-2020

Người xứ ta đang xôn xao chăm chú tới vụ bắt bớ băng đảng Đường Nhuệ (theo như công an và báo chí, đó là đám xã hội đen) ở tỉnh Thái Bình. Hóa ra quê lúa hiền lành, tỉnh duy nhất ở miền Bắc không có đồi núi, lại gớm thế, sóng ngầm thế. Nói kiểu nhà văn Lê Lựu, là sóng ở đáy sông.

Còn biết tin ai về chuyên môn nữa?

Ngô Huy Cương

16-4-2020

Chỉ tại một công văn của Bộ Tư pháp, khi tôi đang dạy môn luật dân sự cho các em sinh viên năm thứ nhất về hành vi pháp lý mà Bộ luật Dân sự năm 2015 gọi thiếu khoa học là “giao dịch dân sự”, thì tôi nhận được một câu hỏi rằng: “Hành vi cam kết tài sản của vợ hoặc chồng mình là tài sản riêng của người đó có phải là hành vi pháp lý đơn phương không?”.

Thanh Hớn Quản rất ba trợn nhưng chơi được

Hoàng Linh

14-4-2020

Hôm đó, người bạn đã chuyển cho tôi clip trên Youtube và bài báo cực hay của mấy bạn báo Pháp luật TP.HCM mong muốn tôi đưa lại và thực hiện vài cú điện thoại.

Có giá hết…

Lưu Trọng Văn

13-4-2020

Doanh nhân Nguyễn Thị Dương, vợ của doanh nhân Đường “Nhuệ”. Ảnh: internet

Trung tá Đào Trung Hiếu (Thạc sĩ, chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) cho rằng việc bắt đại gia Đường “Nhuệ” được người dân Thái Bình ủng hộ và tin tưởng vào quyết tâm trấn áp tội phạm của ban lãnh đạo mới công an tỉnh.

Điều vô tình bật mí của trung tá Hiếu thể hiện lãnh đạo công an cũ của Thái Bình hoặc vô trách nhiệm hoặc năng lực kém hoặc bảo kê cho tội phạm dẫn đến tội phạm cộm cán vợ chồng Đường “Nhuệ” tha hồ làm vương làm tướng ở chính quê của Trần Quốc Vượng thường trực ban Bí thư.

Vụ TS Bùi Quang Tín “té lầu” tử vong, vẫn chưa ai bị tạm giữ hình sự

BTV Tiếng Dân

8-4-2020

Vụ ông Bùi Quang Tín, giảng viên trường Đại học Ngân hàng TP HCM, bất ngờ rơi từ tầng 14 của chung cư New Sài Gòn, huyện Nhà Bè, chiều 5/4, tử vong, đã gây chấn động người dân Sài Gòn và cả nước trong mùa dịch Covid-19. 

Thử làm thám tử

Ngô Anh Tuấn

8-4-2020

Trong vai trò là một thám tử Sơ lốc cốc, vụ việc một luật sư đồng nghiệp không may bị rơi từ tầng 14 của một chung cư xuống nền của khu giếng trời dẫn tới tử vong theo suy luận của thám tử tôi, nguyên nhân xảy ra có thể là:

Ai phải chịu trách nhiệm?

Ngô Huy Cương

8-4-2020

Việc đình chỉ thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 để sửa đổi, bổ sung vì có quá nhiều khiếm khuyết ngay sau khi Bộ luật này vừa mới được thông qua và bắt đầu có hiệu lực là một sự kiện có một, không hai trên thế giới. Cùng với đợt ban hành Bộ luật này để thi hành Hiến pháp năm 2013, hàng loạt đạo luật khác cũng có nhiều khiếm khuyết rất rất đáng chê trách và gây hậu quả không tốt cho xã hội đã bị phát hiện nhưng có lẽ buộc phải lờ đi, chẳng hạn như: Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật Phá sản năm 2014; Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2015…

Vụ ông Bùi Quang Tín

Ngô Ngọc Trai

7-4-2020

TS Bùi Quang Tín, nạn nhân của một vụ ám sát. Nguồn: BVPL

Cần tạm giữ hình sự ngay ít nhất là 2 người đàn ông ngồi đến cuối cùng với ông Tín trong đó có chủ nhà.

Đứng trước một vụ chết người như vậy, có khả năng bị sát hại thì phải khởi động ngay quy trình hình sự, xác định nhanh bối cảnh không gian hiện trường, tạm giữ người liên quan để thẩm vấn.

Anh Võ Quang Lâm Xung Bình Chi của EVN!

Nguyễn Tiến Tường

3-4-2020

Ông Võ Quang Lâm. Ảnh: internet

Anh Võ Quang Lâm là Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam, sếp của 104 nghìn nhân sự EVN. Đường đường là một trang nam tử, nhất ngôn cửu đỉnh, dưới một người trên chục vạn người.

Anh Lâm vừa đánh công văn gửi Bộ Công an đòi xử lý một số link facebook về việc tăng giá điện. Trong công văn lời lẽ vừa bi thống vừa đanh thép tố tội người khác, anh khéo léo trích dẫn một loạt đường link chẳng ai biết là ai, gói ở giữa là facebooker Ngô Nguyệt Hữu.

Những sai lầm lớn về kỹ thuật pháp lý của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

Ngô Huy Cương

3-4-2020

Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật thường được xem là “luật làm luật” của Việt Nam. Nó là một đạo luật mang tính hiến pháp (một loại nguồn của luật hiến pháp). Đạo luật như vậy đã xuất hiện từ lâu ở nước ta và đã được sửa đi, đổi lại nhiều lần. Ấy thế mà Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2015 hiện hành vẫn còn nhiều chỗ sai lớn về mặt kỹ thuật pháp lý.

Công an tỉnh Hòa Bình đừng dồn ép gia đình bà Cấn Thi Thêu đến cùng

Mạc Văn Trang

21-3-2020

Mấy hôm nay xem video clip trên trang facebook của anh Trịnh Bá Tư, thấy công an xã Ngọc Lương, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hòa Bình đến o ép gia đình bà Cấn Thị Thêu cư trú tại xã này căng thẳng quá, khiến nhiều người lo lắng. Có vấn đề gì thì 1 -2 công an viên đến làm việc đàng hoàng tử tế với gia đình công dân, chứ sao kéo đến mấy công an mặc sắc phục và một đám người mặc thường phục, như hăm dọa?

Đồng chí này là con đồng chí nào?

Lê Thiếu Nhơn

14-3-2020

Ảnh: internet

Trong khi Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình có văn bản yêu cầu tạm dừng các phiên tòa đến hết tháng 3/2020 để chống dịch Covid-19, thì bị cáo Đặng Anh Tuấn – cựu Chánh Thanh tra Bộ Thông tin Truyền thông đã được trả tự do tại Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ ngày 13/3.

Bị cáo Đặng Anh Tuấn bị khởi tố tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, liên quan đến vụ án đánh bạc nghìn tỷ qua mạng do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương cầm đầu, có sự trợ thủ của hai tướng công an Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa… Với vị trí công tác được giao, Đặng Anh Tuấn đã gây khó khăn cho đoàn kiểm tra khi đụng đến đường dây tội phạm này, đồng thời gửi văn bản cho Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông để dừng hoạt động đoàn kiểm tra một cách trắng trợn…

Cụ Lê Đình Kình có phải là phần tử khủng bố không?

Vũ Hữu Sự

14-3-2020

(Trả lời bạn Thoa Giang và một số bạn khác)

Khi bài báo “Hai phiên tòa đặc biệt trong truyện Kiều” được tôi đưa lên mạng xã hội, bạn Thoa Giang đã nhẩy vào bình luận, nguyên văn bình luận của bạn như sau: “Vũ Hữu Sự, ông đã xem clip đồng tâm đô phố bon sa tv quay chưa. Ông có phản biện gì khi mấy bài trước ông dẫn chứng pháp luật để biện minh cho Kình khủng bố. Ông có liên quan gì với Kình không”.

Trong mấy bài trước của tôi, bạn Thoa Giang cũng nhẩy vào bình luận với những lời lẽ rất hung hăng.

Tôi không hiểu “clip đồng tâm đô phố bon sa tv quay”-[Clip Đồng Tâm do Phố Bolsa TV quay] là cái gì, vì câu chẳng ra câu, chữ nghĩa tối om như hũ nút. Nhưng nghe lời lẽ của bạn, tôi đoán bạn là một DLV. Đặc điểm của DLV là những kẻ chửi thuê để kiếm mức lương mạt rệp “3 củ” một tháng. Khổ, không có nghề gì thì đi chạy xe ôm hay đi phu hồ… chắc chắn cũng kiếm được hơn 3 củ, sao lại đi làm cái việc thất đức ấy?

DLV đều là bọn vô học, vô văn hóa. Chúng không có một mẩu kiến thức pháp luật cũng như kiến thức xã hội nào. Chúng chỉ giỏi xúc phạm và chụp mũ. Và có lẽ càng chửi nhiều thì “lương” càng cao, cho nên hễ thấy một bài nào đó nói thẳng, nói trái “ý đảng” là DLV nào cũng nhao vào gào thét chửi bới vô cùng hung hăng. Nghĩ vậy, tôi định không chấp. Nhưng rồi thấy cần cho lũ vô học này một bài học, may ra chúng mở mắt ra.

Này Thoa Giang, bạn gọi cụ Lê Đình Kình là “Kình khủng bố”? Khủng bố là một tội hình sự, được quy định tại điều 299 BLHS năm 2015. Điều 31 hiến pháp năm 2013 quy định “người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Vậy tòa án nào? Bản án đã có hiệu lực pháp luật nào đã kết tội cụ Lê Đình Kình là khủng bố? Tại sao bạn lại thay tòa án để kết tội cụ? Cho dù CA Hà Nội có khởi tố cụ về hành vi có dấu hiệu cấu thành tội khủng bố, dù VKSND Thành phố Hà Nội có truy tố cụ về hành vi khủng bố, thì cụ cũng chưa bị coi là tội phạm khủng bố.

Chỉ khi TAND Thành phố Hà Nội đưa vụ án ra xét xử, có bản án tuyên cụ phạm tội khủng bố, và chỉ đến khi bản án đó đã có hiệu lực pháp luật, thì cụ Kình mới là kẻ phạm tội khủng bố, và chỉ khi đó bạn mới có quyền gọi cụ là “Kình khủng bố”. Đằng này, công an chưa khởi tố, VKSND chưa truy tố, tòa án chưa xét xử và tuyên án, án chưa có hiệu lực pháp luật. Gọi cụ Lê Đình Kình là “Kình khủng bố”, là bạn đã có hành vi “vu khống”, được quy định tại điểm a, khoản 3, điều 156 BLHS năm 2015 (điểm a: Vu khống vì động cơ đê hèn), có khung hình phạt thấp nhất 3 năm tù, cao nhất 7 năm tù.

Không chỉ bạn, mà cơ quan CSĐT cũng có hành vi có dấu hiệu cấu thành tội “vu khống” như trên. Sau khi giết cụ Lê Đình Kình, phanh thây cụ ra rồi, thấy thiên hạ gửi tiền qua ngân hàng để viếng cụ, thì lại ra lệnh cho ngân hàng phong tỏa số tiền đó lại, vì “nghi là tiền tài trợ khủng bố”?

Ơ hay, ai ở làng Hoành có hành vi khủng bố? Cơ quan CSĐT “giỏi nhất thế giới” có mù đâu? Sao không khởi tố để điều tra? Sau khi tấn công vào làng Hoành ngày 9/1/2020, CA đã bắt đi hơn 20 người, nhưng cũng chỉ khởi tố họ về các hành vi “giết người”, “tàng trữ vũ khí trái phép” và “chống người thi hành công vụ” chứ có khởi tố ai về hành vi “khủng bố” đâu? Không khởi tố vụ án “khủng bố và tài trợ khủng bố ” ở làng Hoành, thì sao lại giữ tiền của người ta vì “nghi tài trợ khủng bố”? Rõ ràng là hành vi đó đã có dấu hiệu cấu thành tội vu khống.

Nói thế, để bạn Thoa Giang và các bạn DLV hiểu rằng trong một thế giới văn minh, không có nước nào giết người mà không phải qua một quá trình tố tụng hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt: Từ khởi tố điều tra đến truy tố, xét xử, tuyên án và cuối cùng mới thi hành án. Riêng ở Việt Nam, kể cả khi cụ Lê Đình Kình phạm vào tội có khung hình phạt cao nhất là tử hình, và khi tòa án đã tuyên phạt cụ tử hình, án đã có hiệu lực pháp luật rồi, thì cũng không thể thi hành án đối với cụ. Vì điều 40 BLHS năm 2015 đã cấm thì hành án tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên. Các bạn bênh vực việc giết cụ Lê Đình Kình một cách trái pháp luật của CA ngày 9/1/2020, nhưng lại bênh vực bằng những lời hết sức ngu xuẩn.

Này Thoa Giang:

Cho đến ngày 9/1/2020, cụ Lê Đình Kình không phải là bị can trong bất cứ vụ án nào. Cụ đang là đảng viên. Cụ sinh năm 1936, được kết nạp đảng năm 1961. Ông Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944, được kết nạp đảng năm 1967. Như vậy cụ Lê Đình Kình hơn Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng 8 tuổi đời và 6 tuổi đảng. Nếu trong một sự kiện nào đó có ông Nguyễn Phú Trọng và cụ Lê Đình Kình cùng tham dự, mà ông Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu, thì tôi tin rằng lời đầu tiên mà ông Nguyễn Phú Trọng cất lên sẽ là “kính thưa đồng chí Lê Đình Kình…”. Nói thế, bởi người Việt Nam có truyền thống “kính lão đắc thọ” mà. Thành ngữ Việt Nam chả có câu “ông bẩy mươi phải nghe ông bẩy mốt” đó sao? Ông Nguyễn Phú Trọng có học hàm GS, có học vị TS, chắc chắn ông ấy hiểu điều đó.

Cái câu “vũ hữu sự, ông đã xem clip đô phố bon sa TV quay chưa” của Thoa Giang, tuy tôi chẳng hiểu gì, nhưng tôi đoán bạn ấy hỏi tôi đã xem cái clip đó của ti vi chưa? Từ ngày 9/1/2020 đến nay, VTV đã đưa lên rất nhiều clip để minh họa thông báo của bộ CA là “một số phần tử ở làng Hoành đã tấn công lực lượng cảnh sát”. Nhưng tôi thách VTV đưa được hình ảnh, dù chỉ một giây thôi, là hình ảnh những người dân làng Hoành đã tấn công lực lượng cảnh sát. Nếu có, sao không đưa lên, phát rõ ràng cho bàn dân thiên hạ đều biết?

Trong một số bài khác về vụ án giết cụ Lê Đình Kình, tôi đã nói rất rõ, nay không nhắc lại nữa. Chỉ xin khuyên bạn Thoa Giang và nhiều bạn DLV khác rằng: Hãy cẩn thận, kẻo người nhà cụ Lê Đình Kình tố cáo các bạn về hành vi vu khống, mà cơ quan CSĐT vào cuộc, thì có thể các bạn sẽ phải chịu từ 3 đến 7 năm tù đấy. Tục ngữ có câu “chó ỉa bàn cờ, dơ mặt tướng”. Các bạn cứ hành xử như vậy, thì chỉ làm cho cái thằng trả lương 3 củ cho các bạn mất mặt thôi. Đức phật có lời dạy rất chí lí rằng “biển cả mênh mông, quay đầu lại là bờ”.