Để viết về nhiệt điện, ấy là một sự kì công, tốn nhiều thời gian, nhưng bởi đây là một câu chuyện quan trọng nên tôi bắt mình phải viết cho ra nhẽ, và vì vậy tôi thấy việc kêu gọi sự quan tâm và quý hơn nữa là sự chia sẻ của các bạn là điều nên làm. Xin trân trọng cảm ơn các bạn.
Báo Thanh Niên có bài: Ý đồ của Trung Quốc khi điều 16 máy bay quân sự đến Biển Đông sát Malaysia. TS Swee Lean Collin Koh, chuyên gia quốc phòng, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, nhận định, sự kiện TQ triển khai 16 máy bay vận tải Y-20 và Il-76 đến gần Cụm bãi cạn Luconia ở phía nam Biển Đông, khu vực mà Malaysia tuyên bố thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này, là để làm nhụt chí các bên tranh chấp khác.
Trước nhà tôi là con sông Yên chảy qua. Dòng sông này đi qua bốn huyện với hơn 50 km đã từng lặng lẽ xuyên qua những khu rừng ở thượng nguồn. Những ngày này, khi gió Lào thổi bỏng da làm nhớ thủa xưa khi chúng tôi còn bé, ngày ngày ngụp lặn bơi lội.
Các bạn thân mến, tôi thường không kêu gọi chia sẻ bài nhưng những bài về môi trường như thế này thì xin các bạn hãy chia sẻ rộng rãi để góp phần bảo vệ môi trường, chính là bảo vệ sức khoẻ của chúng ta và con cháu chúng ta. Xin trân trọng cảm ơn các bạn.
VnExpress có bài phỏng vấn Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: ‘Nếu mất Biển Đông là có tội’. Thứ trưởng “Ba Không” Nguyễn Chí Vịnh thừa nhận: “Nhìn một cách hình thức, có thể thấy Trung Quốc rất mạnh và đã làm nhiều việc trên Biển Đông. Quyết tâm, tham vọng của họ ngày càng lớn. Chưa kể, họ vô cùng kiên trì để dần dần đạt được tham vọng chủ quyền của mình. Họ không e ngại dư luận nên khó có thể nói không lo lắng. Cả thế giới lo chứ không riêng chúng ta”.
Báo Thanh Niên có bài: Tàu tác chiến cận bờ Mỹ ‘phá hoạt động của Trung Quốc’ ở Biển Đông. Phát biểu tại hội thảo về công nghệ thủy lôi quốc tế ngày 27/5, phó đô đốc Bill Merz, chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, cho biết, khi tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt tạm dừng hoạt động trong 3 tháng vào năm 2020 vì Covid-19, có 2 tàu tác chiến cận bờ (LCS) là USS Montgomery và USS Gabrielle Giffords đã hoạt động tích cực và “đã kiểm soát Biển Đông tương đối tốt”, đồng thời “ngăn cản mỗi hoạt động của Trung Quốc”.
Có một di sản Thủ tướng ký ảnh hưởng đến cả triệu người!
Thủ tướng Phạm Minh Chính mới lên nên chưa có di sản. Người viết nói về di sản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cụ thể là Nghị định 09 về quản lý vật liệu xây dựng được ông ấy ký vào đầu tháng 2/2021, trước khi rời ghế Thủ tướng và được bầu lại làm Chủ tịch nước.
Đáng chú ý nhất là điều 5 của nghị định này với 3 khoản:
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
2. Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư, sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước theo quy định pháp luật về đầu tư, pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.
Hãy nhìn bức tường đỏ xa xa trong bức ảnh của bài viết này. Mỗi ngày Việt Nam mất đất sét để làm gạch nung (màu đỏ đặc trưng) tương ứng với diện tích một xã. Không lầm đâu, diện tích trung bình của một xã, khoảng 1.000ha. Số diện tích này chủ yếu bị mất ở đất nông nghiệp và khi không có lớp đất sét giữ nước phí dưới, đất nông nghiệp thành đất chết. An ninh lương thực quốc gia bị đe doạ.
Khi đốt 1kg than đá sẽ phát thải ra môi trường khoảng 3.33-3.75kg CO2. Giá bán tín chỉ phát thải CER năm 2010 trung bình 10USD/CER(1 CER tương đương 1 tấn khí thải) hay nếu giảm đốt 1 kg than đá tương đương với việc tiết kiệm chi phí phát thải khí là 230×3.5= 770 (tính 1 usd =23.000 đồng). Một viên gạch đỏ cần khoảng 0.15kg than đá nghiền tương đương 120,75 đồng chi phí phát thải. Chi phí này chỉ có các đại gia làm gạch đỏ hưởng trọn còn nhân dân gánh tác hại của khói lò gạch.
Việt Nam xài 50 tỉ viên gạch năm 2020, 60% là gạch đỏ. Hãy lấy 30 tỉ viên gạch (60%) nhân với 120,75 đồng mới biết số tiền này đã không được nộp vào thuế và lợi nhuận ăn trực tiếp vào môi trường là bao nhiêu. Điều lạ lùng là xăng bị tính phí môi trường còn gạch đỏ thì không.
Một ví dụ tại Hà Tĩnh, với công suất 450 triệu viên/năm, mỗi năm, các nhà máy sản xuất gạch tuynel trên địa bàn phải sử dụng hơn 600.000 m3 đất sét, tiêu tốn hàng chục nghìn tấn than; đồng thời, thải ra môi trường một khối lượng lớn khí CO2. Lượng khí CO2 thải ra môi trường khi gặp trời mưa sẽ tạo ra axit, gây ô nhiễm môi trường và tác động đến sức khỏe, tài sản của người dân. Tình hình chung cả nước cũng không khác gì Hà Tĩnh.
Tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu xây dựng cao và thói quen dùng gạch đỏ đã khiến môi trường Việt Nam bị tàn hại khủng khiếp. Một viên gạch đỏ ra đời dù đốt bằng than đá hay bằng gas đều tiêu tốn một lượng O2 lớn và nó góp phần vào nguy cơ không đạt chuẩn EST (Hệ thống thương mại khí thải Liên minh Châu Âu) để hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào EU. Không chỉ chuyện gạch đỏ mà bất cứ công nghệ lạc hậu nào cũng sẽ bị đào thải, đó là xu hướng.
Ví dụ việc Bộ Công thương sẽ trình Chính phủ phương án bán điện mặt trời trực tiếp cho doanh nghiệp, hộ dân mà không qua đấu nối lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Điều này là hướng đúng để xoá thế độc quyền của EVN về kinh doanh điện. Ông Trần Tuấn Anh trước khi về Ban Kinh tế Trung ương đã thu hút rất nhiều dự án điện mặt trời (dư công suất điện mặt trời) và đầu ra chính là bán cho doanh nghiệp sản xuất lớn với giá rẻ hơn mà khỏi qua EVN. Hãy nghĩ xem EVN sẽ mất gì khi Samsung, Thaco, Vinamilk hay chính gia đình bạn xài điện rẻ hơn 20% giá điện EVN ban hành mà không cần tốn tiền đầu tư? Công nghệ hiện nay làm được đấy.
Trong phần tổng kết Chiến lược tăng trưởng xanh Quốc gia 2010-2020 và phần cập nhật 2021-2030 của Chính phủ, lần đầu tiên đã có sự dũng cảm khi thừa nhận sai lầm về phương pháp luận khi quán tính xả khí thải vô tội vạ không được kèm chế. Việt Nam đã ký EVFTA và Nghị định thư Paris về chống biến đổi khí hậu và việc càng xả nhiều cacbon (CO2) sẽ không đạt các quy định xuất khẩu không chỉ vào EU mà nhiều “thị trường xanh” khác. Sai lầm thì cần sửa!
Ông Nguyễn Xuân Phúc đã nhìn ra hướng giải quyết cụ thể bằng việc xác định “lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường”. Ông Phạm Minh Chính xác định bảo vệ môi trường là 1 trong 5 nội dung chiến lược điều hành khi nhậm chức Thủ tướng. Vấn đề này cần nhìn nhận sâu hơn câu chuyện 2 nhiệm kỳ mà là chuyện chế độ thay đổi phương thức vận hành để bảo vệ chính chế độ.
Sau đất đai, thứ gây ra khiếu nại/khiếu kiện/tố cáo nhiều nhất, là môi trường. Tranh chấp đai đã khiến an ninh trật tự đất nước bị ảnh hưởng với không ít vụ nổ súng, biểu tình thì đòi quyền sống về môi trường cũng chứng kiến biểu tình và bạo loạn.
Trong chừng mực thông tin tôi có, ít nhất 5 năm tới là 5 năm của các đại án môi trường. Những kẻ làm giàu trên sức khoẻ, sinh mệnh nhân dân phải nhận trả giá xứng đáng. Và tội phạm môi trường là loại tội phạm khó xoá dấu vết….
Đừng quên Thủ tướng đương nhiệm công tác an ninh tại Bộ Công an bao lâu…
Gần 2 tháng sau khi ổ dịch Covid-19 ở TP Hải Dương được khống chế, VN lại xuất hiện đợt bùng phát mới trong cộng đồng. VN hiện vẫn còn nằm trong danh sách các nước có số ca nhiễm Covid-19 dưới 5000 ca, số người chết dưới 100, nên đây vẫn chưa phải sự kiện nghiêm trọng về mặt dịch tễ. Yếu tố khiến dư luận bất bình là mối liên hệ giữa người TQ ở VN trong đợt bùng phát này.
Rác được các công ty thu gom, đa phần là công ty nhà nước. Ở Tp.HCM có 24 quận huyện thì có 26 công ty thu gom rác. Rác thu gom được người dân trả phí hàng tháng và phí này chỉ có tăng chứ không giảm.
(KTSG) – Dự thảo Quy hoạch điện 8 (QHĐ8) do Bộ Công Thương trình lên Thủ tướng đề nghị phê duyệt (Tờ trình số 1682 ngày 26-3-2021) cho thấy chỉ trong 10 năm tới Việt Nam có thể đầu tư thêm tối đa khoảng 25.000 MW công suất nhiệt điện than, gấp 2,2 lần công suất hiện nay.
Trước phản ứng của dư luận về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sân golf Đak Đoa trên rừng thông cổ thụ Glar (Gia Lai), Báo điện tử Chính phủ đăng bài của tác giả Nguyễn Đức với mục đích để công chúng “chia sẻ, ủng hộ” dự án. [1]
RFA đưa tin: Vợ nhà báo Nguyễn Tường Thụy gặp chồng lần đầu sau khoảng 1 năm bị giam. Bà Phạm Thị Lân, vợ ông Thụy cho biết, ngày 17/4, bà đã được gặp chồng mình, kể từ khi ông Thụy bị bắt hồi tháng 5/2020. Bà Lân kể, ông Thụy trông gầy, hốc hác, da sạm hơn, nói lắp và hay quên, điều chưa từng xảy ra trước khi ông bị bắt.
Dự án trên được đầu tư tại thị trấn Đak Đoa, xã Glar và xã Tân Bình, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai do Công ty cổ phần tập đoàn FLC làm chủ đầu tư.
Quy mô của Dự án là 174,01 ha với nguồn vốn đầu tư là 1.142,075 tỷ đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu 172,912 tỷ đồng (chiếm 15,14% tổng vốn đầu tư), vốn vay 969,163 tỷ đồng (chiếm 84,86%) tổng vốn đầu tư.
Thời hạn hoạt động của Dự án là 50 năm kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Gia Lai chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ Dự án, các nội dung giải trình, tiếp thu của Nhà đầu tư và các nội dung đã thẩm định; chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo các cơ quan chức năng theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Dự án theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, việc bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, việc đáp ứng quy định của pháp luật về đất đai, lâm nghiệp và các pháp luật liên quan khác thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình.
Công ty cổ phần tập đoàn FLC chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác các thông tin, số liệu, nội dung hồ sơ Dự án.
Trong quá trình thực hiện Dự án phải bảo đảm tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, lâm nghiệp, tài nguyên môi trường, tài nguyên nước và các quy định của pháp luật liên quan khác…
BBC đặt câu hỏi về diễn biến mới ở Biển Đông: VN tập trận bắn đạn thật ở Trường Sa để ‘tỏ thái độ’ với TQ? TS Nguyễn Thành Trung, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (ISCS) bình luận về sự kiện tàu khu trục Quang Trung đến tập trận ở Biển Đông giữa lúc căng thẳng: “Chính phủ Việt Nam muốn gửi đi một thông điệp lớn lao hơn nhiều: khẳng định Việt Nam có hoàn toàn chủ quyền đối với khu vực quần đảo Trường Sa”.
Phiên tòa xử vụ sai phạm của Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), có liên quan đến Tổng Công ty Thép VN (VNS) và Tập đoàn Khoa học công nghệ luyện kim TQ (MCC), bước sang ngày thứ 2. Phiên tòa được kỳ vọng là có thể giúp VN gỡ gạc chút thiệt hại do chính “bạn vàng” và phe thân “bạn vàng” trong chế độ gây ra, nhưng càng xử lại càng cho thấy chiều hướng ngược lại.
Đồng bằng Sông Cửu Long là một vùng đất thấp và phẳng, kết cấu địa chất rất yếu, hình thành do sự bồi tụ phù sa của sông Mekong và các tác động của Biển Đông. Đây là một đồng bằng có tuổi địa chất rất trẻ, vào khoảng từ 3.000 đến 5.000 năm trước đây – rất ngắn so với nhiều vùng châu thổ khác trên thế giới.
Hơn 30 năm về trước, những dãy núi phía Đông của Ninh Thuận vẫn còn nhiều cây lắm. Cây giúp điều hòa khí hậu, cây giữ nguồn nước cho người, cho gia súc gia cầm và cho chính nó. Nhưng rồi cây mất dần do con người vào chặt phá. Người bản địa ban đầu chỉ kiếm chút cành củi khô, còn người ở đâu đó đến mang theo cưa, đưa đi những cây gỗ lớn. Rừng trên núi đá mất dần là vậy.
Sông Mekong là một sông lớn, dài 4.350 cây số. Bắt đầu từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Vân Nam (Trung Quốc), rồi chạy dọc theo biên giới nước Lào với Miến Điện và Thái Lan. Đi vào Cam Bốt, sông chia làm nhiều nhánh ở Nam Vang, phía Tây nối tới hồ Tonle Sap, phía Đông chảy vào Việt Nam với Tiền Giang và Hậu Giang. Sau cùng, sông đổ ra Biển Đông qua 9 cửa nên gọi là sông Cửu Long.
Một năm về trước, cũng bằng tầm tháng 4 này, hạn hán xảy ra nghiêm trọng ở Gia Lai. Các con suối cạn khô, cây cũng khô và người thì khát. Không chỉ riêng năm 2020 mà năm 2019 và 2016 cũng vậy, hàng chục ngàn con gia súc, hàng trăm ngàn cây trồng chết khô vì thiếu nước.
Báo Thanh Niên đưa tin: Tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông. Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt, cùng với tàu tuần dương USS Bunker Hill và tàu khu trục USS Russell đã tiến vào Biển Đông từ sáng hôm qua 4/4. Chưa có thêm thông tin chi tiết về mục đích và nhiệm vụ của nhóm tàu này khi đến Biển Đông.
Tôi không muốn nhìn nạn phá rừng như một người vô can. Năm 1983, lần đầu tiên vào Sài Gòn, thấy củi chất đầy hai bên xa lộ Đại Hàn; củi từ rừng Trị An về. Những năm sau 1975, cả miền Nam gần như không còn thứ chất đốt nào khác ngoài củi. Rồi, kinh tế mới, rồi, thanh niên xung phong… Để sống, con người đã phải phá cả những gì quý nhất. Tôi cũng vào rừng đốn củi từ khi chưa đầy 10 tuổi. Thuở ấy, Truông Bát quê tôi còn là rừng già…
RFI có bài về tình hình căng thẳng ở Biển Đông: Thế khó xử của Philippines trước Trung Quốc tại Đá Ba Đầu. Dù Philippines liên tục kêu gọi TQ rút “ngay lập tức” hàng trăm tàu của họ đang án ngữ ở khu vực Đá Ba Đầu, trong cuộc họp báo hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao TQ Hoa Xuân Oánh vẫn khẳng định, các tàu TQ chỉ tập trung ở đó “để tránh gió bão”, đồng thời tuyên bố Đá Ba Đầu thuộc chủ quyền của TQ.
Báo giới và các chuyên gia đang tiếp tục mổ xẻ Đề án Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Dự thảo Quy hoạch điện VIII).
Trong khi người dân đang tối mặt tối mũi lo miếng cơm, lo giữ mạng khỏi bọn cướp đất, thì đám hủ Nho u mê ôm khư khư cái mớ Mác-Lê mà nhân loại đã bỏ vào sọt rác, đám quan tham đang ngày đêm bàn mưu sâu kế hiểm giành ghế để tham nhũng, đám Tuyên giáo thì hết ngậm máu phun người lại tung ra đủ các trò chơi nhảm nhí để ngu dân và phân tán lòng người, đám rỗi hơi thì bàn chuyện bầu cử Cuốc hội, …
Trong khi nhiều người chết bởi nhiệt điện, nhiều người than khóc vì giá điện, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lại có văn bản gửi Bộ Công Thương, theo đó điện gió có thể bị cắt giảm công suất ở mức cao vì nguy cơ thừa điện.