Góp ý với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc

Lê Phú Khải

2-10-2017

Góp ý của tôi chỉ gói gọn trong một câu phát biểu của Thủ Tướng ở Hội nghị quan trọng về Đồng bằng sông Cửu Long vừa qua.

TT Nguyễn Xuân Phúc thị sát Đồng bằng Sông Cửu Long bằng trực thăng. Nguồn: Tin tức 24h

Khi nói đến khái niệm con đê thì đa số người Việt Nam chúng ta nghĩ ngay đến hệ thống đê điều ở Miền Bắc. Vì thế, trong cuốn sách nhan đề “Đồng bằng sông Cửu Long- 40 năm nhìn lại” (NXB Thanh Niên-2015) tôi đã giải thích rõ ràng “Đê ở miền Bắc là để ngăn nước dâng tràn hai bên bờ sông về mùa lũ. Còn khái niệm đê bao ở Đồng bằng sông Cửu Long là để ngăn cách vùng nhiễm mặn với vùng ngọt. Đê bao lửng ở Đồng bằng Sông Cửu Long là con đê đắp tạm thời để làm lúa hè thu rồi cho nước chảy tràn đón cá, đón phù sa bón ruộng…Sau đó lại làm lúa đông xuân. Đê ngậ mặn như ở vùng Sóc Trăng là để chống mặn xâm nhập đồng ruộng. Nhiều người hông hiểu những khái niệm này nên hễ cứ nói đến đê ở Đồng bằng sông Cửu Long là dị ứng!!!

Yêu cầu ngừng chặt hạ cây cổ thụ, di sản vô giá và là Lá Phổi Xanh của Hà Nội

Change.org

Thỉnh nguyện thư gửi ông Nguyễn Đức Chung và ông Eric Sidgwick Giám đốc ADB tại Việt Nam

29-9-2017

Những cây xanh đã được đánh dấu để chặt hạ. Nguồn: internet

Hà Nội ngày 16 tháng 9 năm 2017

Thưa  các ông:

– Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Eric Sidgwick, Giám đốc ngân hàng Phát triển châu Á/ADB tại Việt Nam

Chúng tôi, những công dân Việt Nam và yêu Hà Nội, đồng ký tên sau đây nghiêm túc và khẩn cấp yêu cầu ông Chung, với tư cách người đứng đầu chính quyền TP Hà Nội, ra lệnh ngừng ngay việc chặt phá và di chuyển cây xanh cổ thụ cho tuyến đường sắt Metro 3 để tìm phương án giải quyết những sai lầm nghiêm trọng của dự án mà nhóm công dân HN đã đề nghị & liên lạc qua lại suốt 1 năm nay với Ban quản lý (BQL) Dự án và ngân hàng ADB (nơi cho vay tiền dự án):

“Đắm đò nhân thể rửa trôn”!

Lê Phú Khải

29-9-2017

Nước biển dâng và xâm nhập mặn đang đe dọa sinh kế của người dân ĐBSCL. Nguồn: Dân Trí

Tôi mượn câu tục ngữ này của ông bà ta xưa kia làm đầu đề cho bài viết về Đồng bằng sông Cửu Long, nhân cuộc hội nghị lớn diễn ra vào hai ngày 26 và 27 tháng 9 vừa qua do thủ tướng CP Nguyễn Xuân Phúc chủ trì với những khẩu hiệu mới như: Chuyển đổi sản xuất, “Chung sống với mặn”!

Trong cuốn sách nhan đề: “ Đồng bằng sông Cửu Long- 40 năm nhìn lại” (360 trang, NXB Thanh Niên ấn hành năm 2015) tôi đã nhấn mạnh:

Hải Dương: ‘Vòi rồng, roi điện giải tán biểu tình’

BBC

26-9-2017

Hình ảnh quan tài đặt ngay lối vào cổng công ty dệt Pacific Crystal hồi tháng 7. Phía sau là căn lều người dân Hải Dương dựng lên để phản đối. Ảnh: Reuters

Tin nói 500 công an được huy động ngày 25/9 để giải tán người biểu tình phản đối ô nhiễm liên quan nhà máy dệt Pacific Crystal ở Hải Dương.

Trong khi đó, báo địa phương Hải Dương lại nói cơ quan chức năng “đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích nên việc giải tỏa không gặp sự phản đối của người dân”.

Phải bảo vệ các nhà báo trước cái bẫy tài liệu mật ở Đà Nẵng

FB Hoàng Hải Vân

25-9-2017

Ảnh: Báo PLO

Khi báo chí đồng loạt đăng tải Công văn của cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an gửi chính quyền TP. Đà Nẵng đề nghị hợp tác cung cấp tài liệu để điều tra 9 dự án và 31 nhà, đất công sản, có nghĩa là cuộc điều tra này không thuộc diện “Mật”, “Tối mật” hay “Tuyệt mật”. Kèm theo đó là danh sách 9 dự án và 31 địa chỉ công sản cũng được báo chí đăng tải, có nghĩa là các địa chỉ này cũng không nằm trong ba cấp độ Mật nói trên.

Một số báo còn nêu các công sản này được bán mà không qua đấu giá và nêu cụ thể những số tiền chênh lệch mua đi bán lại lên tới hàng trăm tỷ đồng. Tên doanh nghiệp và tên người được ưu ái hưởng sự chênh lệch khủng này cũng được nêu ra, đó là ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) và công ty của ông ta. Nhưng báo chí thông tin tới đó thì dừng lại, mặc dù từ các đầu mối được chỉ ra, các nhà báo rất dễ dàng dùng nghiệp vụ của mình để tìm hiểu tiếp: Vì sao công sản được bán cho tư nhân mà không qua đấu giá? Cơ quan nào, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về sự thiệt hại nghiêm trọng của tài sản quốc gia trong những phi vụ này?

Trung Quốc vũ khí hóa nguồn nước

Thanh Niên

Ngọc Mai

3-9-2017

Trung Quốc được cho là đang nắm trong tay một loại vũ khí đặc biệt, đủ sức “đe dọa” 1/4 dân số thế giới mà không tốn một mũi tên viên đạn.

Sở hữu cao nguyên Tây Tạng cùng hơn 87.000 con đập lớn nhỏ, Trung Quốc đang nắm ưu thế đầu nguồn của 10 con sông lớn cung cấp nước cho gần 2 tỉ người ở các nước phương nam.

Chính phủ dừng nhận chìm, dân biển mừng rơn!

LTS: Bài trên báo Pháp Luật TP dưới đây, cho thấy dư luận đã lắng xuống sau khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng quyết định dừng biện pháp nhấn chìm chất nạo vét xuống biển, thay vào đó, đưa những chất ô nhiễm này lên bờ, đổ xuống cạnh bờ để lấn biển.

Sự kiện này có thể được ghi nhận: báo chí, các nhà khoa học và người dân đã thành công khi tiếng nói phản đối của mọi người đã giúp bảo vệ khu bảo tồn Hòn Cau. Nhưng sự thành công này đã che lấp mối nguy kinh hoàng hơn cho hàng triệu dân cư ở Bình Thuận, bởi chính họ là những người sẽ phải sống chung với ô nhiễm khí thải, xỉ thải từ các nhà máy và tàu than xả ra ngay trên bờ và duyên hải, đe doạ sức khoẻ họ, kể cả thai nhi.

Ánh sáng mặt trời và gió: Nguồn năng lượng ưu việt bền vững cho nhân loại trước biến đổi khí hậu

Kỹ sư Phạm Phan Long

Viet Ecology Foundation

California, tháng 8/2017

Năng lượng tái tạo từ gió và ánh sáng mặt trời đã nhanh chóng vượt qua các nguồn năng lượng hóa thạch, hạt nhân và cả thủy điện vì hiệu quả kinh tế cao và phát thải thấp. Bài này trình bày về hiện tượng biến đổi khí hậu và so sánh các nguồn năng lượng qua yếu tố y tế, môi sinh và kinh tế để kết luận: Ánh sáng mặt trời và gió là hai nguồn năng lượng ưu việt bền vững cho nhân loại trước biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu

Ngày Nước Thế Giới 2017 với chủ đề nước thải: Đi thăm khu nhà máy xử lý nước thải và hệ thống bổ sung tầng nước ngầm tại quận Cam

LTS: Ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam là do xả thải trực tiếp ra môi trường ngày càng nhiều, dân số và du khách tăng, không gian nước thu hẹp dần. Cho đến nay, vấn đề vệ sinh công cộng hoàn toàn không được chính quyền trong nước quan tâm, báo cáo chính thức 2016 cho biết 95% nước thải không được xử lý.

Thực tế gần như 100% không có xử lý vì ngay Hà Nội, nhà máy nước thải chỉ đủ cho 25% lưu lượng vì không có hệ thống thu hồi nước thải riêng biệt với nước mưa. Đây là mô hình phát triển tự huỷ đã tới mức đe dọa, báo động phải cấp bách chuyển hướng. Mô hình quản lý môi sinh và an ninh nguồn nước hiện đại nhất thế giới ở ngay tại quận Cam. BS Ngô Thế Vinh và thân hữu gần đây đã viếng thăm toàn bộ hai nhà máy nước thải và nước sạch GWRS tại Fountain Valley, có viết bài tường trình, giới thiệu cùng độc giả Tiếng Dân bên dưới.

Nhà máy Advanced Treatment Plant của GWRS, đã hoàn tất việc xây dựng năm 2008. Kỹ sư Phạm Phan Long là người phụ trách thiết kế hệ thống giải nhiệt cho toàn bộ nhà máy này với những máy bơm công suất hàng ngàn mã lực, không thể để nóng quá mức báo động, máy sẽ ngừng chạy. Ông Long xác nhận, phần này là phụ (không trực tiếp thuộc vào quy trình thanh lọc nước) nhưng gặp nhiều gay go vì những giới hạn kỹ thuật khắt khe lần lượt hiện ra theo tiến trình thiết kế, lúc đó không có mô hình nhà máy nào lớn như thế đã được thực hiện để phỏng theo, hay kinh nghiệm để phòng bị.

Nóng: Không nhận chìm 1 triệu m3 bùn cát xuống biển!

Pháp luật TP

Phương Nam

9-8-2017

Ảnh: Pháp luật TP

Bộ TN&MT thống nhất phương án mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã đề xuất, toàn bộ khối lượng vật chất gần 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sẽ được đổ vào khu vực Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

Ai bỏ qua thủ phạm “giết người hàng loạt”?

Blog RFA

Võ Thị Hảo

8-8-2017

Điệp khúc “bom nước”:

Lũ quét kinh hoàng ở Mù Cang Chải, Yên Bái. Ảnh: Đinh Tuấn

Trong đêm ấy, khi anh Giàng A Hù (39 tuổi) phát hiện lũ quét đã đưa vợ và con chạy thoát thân. Thế nhưng nghĩ đến đàn lợn 15 con- tài sản lớn nhất và duy nhất của gia đình có thế bị đất đá đè chết, anh vội quay lại mở của cho đàn lợn chạy ra ngoài. Cùng lúc này, lũ ống và các tảng đá sập xuống khiến anh Hù nằm lại mãi trong lòng đất. Khi cả dòng họ đang tất tưởi đi tìm thi thể anh Giàng A Hù thì bàng hoàng phát hiện , 4 người cháu cũng bị lũ cuốn khi đang ngủ ở chòi chăn trâu cách nhà gần 5 km…

Hoàng Đức Bình bị khởi tố thêm một tội danh

Tuấn Khanh (ghi)

8-8-2017

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình. Ảnh: internet

Tin từ gia đình của nhà tranh đấu vì môi trường Hoàng Đức Bình cho biết, vào cuối tháng 7/2017, công an Nghệ An đã quyết định khởi tố thêm một tội danh nữa với anh. Như vậy cho đến nay, Bình đã bị khép tất cả là 3 tội danh.

Theo luật sư Hà Huy Sơn và luật sư Lê Luân, thì Hoàng Đức Bình bị cáo buộc vào điều 257 (chống người thi hành công vụ), điều 258 (lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân) và điều 143 (hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản).

Các giải pháp công trình thủy lợi chống ngập úng TP HCM là bảo vệ khu vực giàu, đẩy ngập úng đến khu vực nghèo

TS Nguyễn Đức Thắng

7-8-2017

1- Quyền lực và ý chí chinh phục thiên nhiên:

Tp. HCM không có LŨ, LỤT, gây thảm họa chết người và thiệt hại tài sản. Thành phố chỉ có NGẬP ÚNG, gây phiền toái mà thôi. Nước cống rãnh, phân, rác các loại thực sự đã làm ướt bẩn chân người dân. Trước Đổi Mới (năm 1986) ngập úng ít xẩy ra, kể cả sau những cơn mưa lớn. Tuy nhiên khoảng 20 năm gần đây, theo đà với sự phát triển bùng nổ của Tp. HCM, ngập úng ngày càng gia tăng gây bức xúc thường xuyên cho dân.

“Dòng sông bên lở bên bồi” và “Nước chảy chỗ trũng” là hai qui luật khoa học được phát hiện không tốn 1 xu

TS Nguyễn Đức Thắng

7-8-2017

Sạt lở bờ sông ở An Giang ngày 22/4, nhấn chìm 14 căn nhà. Ảnh: Thiên Nhiên.

Tuần vừa qua, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng cho chúng ta ăn no đủ những thông tin về sạt lở đất bở sông, bờ biển. Cũng đúng là còn nhiều nhà khoa học thường “tô hồng” cho những hô hào hay cao hứng của các lãnh đạo.

Bao nhiêu năm nay rất nhiều quy hoạch tổng thể/ chiến lược này, nọ, kia; cho cả nước, cho vùng, cho khu vực, cho địa phương (cho giai đoạn 5, 10, 15 và 20 năm) đã sử dụng khá nhiều nguồn lực trong và ngoài nước (thuế của dân), làm xong rồi cất ngăn kéo.

Có phải nơi bãi nhận chìm bùn cát thải từ NM điện Vĩnh Tân chỉ có cát không thôi?

TS Lê Xuân Thuyên

7-8-2017

Đâu phải ở nơi đó không có ai

Cộng đồng đang tỏ rõ sự quan tâm lo lắng trước việc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 xin phép nhận chìm gần 1 triệu mét khối bùn, cát xuống vùng biển gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau (Bình Thuận) và đã được Bộ TN&MT đồng ý về nguyên tắc. Không chỉ có vậy, nếu vấn đề êm xuôi thì công ty này còn có thể xin đổ thêm nhiều triệu mét khối bùn thải nữa trong thời gian tới.

Bộ ‘Tàn phá’ Tài nguyên Môi trường?

LTS: Sáng nay, báo VietNamNet có đăng bài: “Bộ trưởng Trần Hồng Hà muốn ‘nói hết’ về nhận chìm”. Trong bài, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhận định: “Từ góc độ lập pháp, không phải chỉ qua việc này, chúng tôi đã thấy còn khiếm quyết trong quy định về ĐTM. Chẳng hạn, luật hiện hành là chưa có ĐTM thì chưa được cấp phép đầu tư. ĐTM làm sớm thế thì làm sao đã có cơ sở để làm tốt. Tôi cho rằng cần sửa đổi theo hướng khi dự án đã thiết kế xây dựng đầu tư thì đồng thời làm ĐTM“.

Ông Trần Hồng Hà phát biểu như thế, có lẽ nên đổi tên cái bộ mà ông làm bộ trưởng thành “Bộ Tàn phá Tài nguyên Môi trường”! Mục đích của ĐTM để tìm ra các tác động có khả năng xảy ra, trước khi tiến hành dự án. ĐTM làm cơ sở để quyết định có nên thực hiện dự án đó hay không, nhưng ông Trần Hồng Hà muốn sửa luật lại, cho phép doanh nghiệp đầu tư dự án rồi mới bắt đầu làm ĐTM.

Trường hợp ĐTM cho ra kết quả là dự án sẽ tàn phá môi trường, gây hiểm họa nghiêm trọng đối với đời sống người dân, nhưng dự án đã được phép đầu tư rồi (theo ý của ông Hà), thì làm sao đây hả ông? Ông có đủ tiền để đền bù thiệt hại do dự án này gây ra, như trường hợp Formosa Vũng Áng?

Formosa: Kẻ hủy diệt

Mekong Review

Tác giả: Calvin Godfrey

Dịch giả: Song PhanTrung Nguyễn

Hiệu đính: Nghĩa Bùi

1-8-2017

Ảnh minh hoạ của Oslo Davis

Mỗi sáng Chủ Nhật hồi tháng 5 năm 2016 một bầu không khí thiết quân luật bao trùm trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. Các công ty viễn thông của nhà nước đã chặn các từ “Formosa”, “cá chết” và “biểu tình”.

Công an có mặt khắp nơi. Một ít người gan lì lên tiếng phản đối đã bị hốt đi trước khi kịp đi bộ vài chục thước.

Cả trăm tấn cá chết dạt vào các bãi biển miền Trung nghèo khó, đẩy đất nước vào cơn sôi sục. Hàng triệu ngón tay nhanh chóng trỏ vào một nhà máy thép khổng lồ do Tập đoàn Formosa Plastics cung cấp vốn — một con bạch tuộc dầu khí và hoá chất có trụ sở tại Đài Bắc. Không mấy ai ở Việt Nam biết nhiều về lịch sử của Formosa, nhưng họ đều sợ và ghê tởm nó.

Không đổ bùn xuống biển, mỗi ngày nộp cho Trung Quốc $620,000

Người Việt

4-8-2017

Biểu tình giữa tháng 4/2015 phản đối Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm, khiến quốc lộ 1, đoạn chạy qua Tuy Phong, Bình Thuận bị tắc suốt hai ngày. Sau vụ Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm trên đất liền, Vĩnh Tân 1 hứa hẹn gây ô nhiễm dưới biển. Ảnh: internet

VIỆT NAM (NV) – Bị dư luận dồn vào thế không còn đường thoát, Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Việt Nam đành tiết lộ lý do chính khiến chính phủ Việt Nam không lắc đầu với đề nghị đem bùn đổ xuống biển.

Nhân danh khoa học để phá hoại đất nước!

LTS: Về sự kiện Vĩnh Tân 1, báo Năng lượng Việt Nam có bài viết của ba vị Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Huy Phùng, PGS TS Nguyễn Cảnh Nam và  PGS TS Vũ Thanh Ca, gửi Thủ tướng Chính phủ, nói rằng: “Trong số các ý kiến phản biện, hay thư góp ý có rất nhiều ý kiến có nội dung cảm nhận, định tính và không dựa trên cơ sở khoa học, không cung cấp những thông tin chính xác mà còn tạo ra nhiễu loạn thông tin, có khả năng gây ra những bất ổn xã hội và cản trở những hoạt động kinh tế bình thường để phát triển đất nước“.

Mặc dù mang danh là các nhà khoa học, những người có học hàm, học vị, nhưng các nhà khoa học này đã không vận dụng những kiến thức khoa học của mình để bảo vệ môi trường đất nước và người dân. Các vị này đã im lặng, không hề lên tiếng về những báo cáo gian trá đánh giá tác động môi trường, mạo danh các nhà khoa học, để Vĩnh Tân 1 có được giấy phép đổ chất thải xuống biển, tàn phá môi trường Việt Nam. Các nhà khoa học này chẳng hề bận tâm gì về chuyện Vĩnh Tân có được giấy phép nhấn chìm chất thải xuống biển nhờ sự lừa đảo!

Vụ nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải: Phải đánh giá toàn diện các tác động

LTS: Chính quyền đã không buộc Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận trách nhiệm gì về các báo cáo thiếu sót và nhất là việc mạo danh các nhà khoa học. Họ cũng không rút giấy phép của Vĩnh Tân 1 về việc nhấn chìm chất nạo vét ở biển, ngược lại họ đã huy động Viện Hải dương học Nha Trang khảo sát đáy khu vực này và giao cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phụ trách việc khảo sát, đánh giá phương án, giải pháp bảo vệ môi trường trước hoạt động nhận chìm chất thải xuống biển của Vĩnh Tân 1.

Tại sao chính quyền có thể làm ngơ trước hành vi xem thường luật pháp của Vĩnh Tân 1, cũng như sự xúc phạm của công ty này đối với các nhà khoa học nói riêng và của người dân nói chung? Tại sao Bộ Tài nguyên Môi trường lại đưa viện khảo cứu và viện hàn lâm vào phục vụ công việc khảo sát cho Vĩnh Tân 1, trong khi Vĩnh Tân 1 đã không làm tròn nhiệm vụ, không rút báo cáo, không nghiên cứu lại và nhất là công ty này có hành vi lừa đảo Bộ Tài Nguyên Môi trường và người dân?

15.700 ca tử vong sớm do nhiệt điện than?

LTS: Quy hoạch năng lượng Việt Nam đề cập đến năng lượng tái tạo và phát triển bền vững, nhưng kế hoạch dự án lại hầu như hoàn toàn dựa vào điện than, bất chấp xu hướng thế giới chuyển sang điện gió và điện mặt trời.

Điện than đang đi vào thời kỳ cáo chung ngay tại Trung Quốc nhưng lại được chào đón ở Việt Nam, dù nó gây ô nhiễm môi trường, tăng nợ công và tổn hại sức khoẻ người dân, hiện gây ra hàng ngàn trường hợp tử vong hàng năm.

Hội thảo về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng diễn ra hôm qua đã đánh thức công luận về các tai hoạ đó, nhưng rất tiếc không có kiến nghị yêu cầu chính quyền gấp rút sửa sai, bằng cách thay đổi quy hoạch. Để tránh tổn thất về người và của, không thể chỉ tìm cách giảm ô nhiễm, mà phải đình chỉ và huỷ bỏ ngay các dự án đang làm.

Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét

LTS: Bài viết “Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét” đăng trên báo Pháp Luật TP của tác giả Phương Nam đã cung cấp những thông tin để mọi người thấy rõ trách nhiệm của Bộ Tài nguyên – Môi trường qua việc cấp phép cho Vĩnh Tân 1 đổ chất thải. Bài viết cho biết, báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa từng được người nào trong 22 thành viên hội đồng thẩm định chấp nhận.

Ngay từ đầu, sự việc này đã được tiến hành bí mật, báo cáo ĐTM đã không được công bố, người dân và xã hội dân sự không được tham vấn. Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo VN và Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường bất chấp khuyến cáo của các thành viên trong hội đồng thẩm định, đã đề nghị và Thứ trưởng Bộ TN-MT, ông Nguyễn Linh Ngọc cấp phép cho Vĩnh Tân 1. Qua đó có thể nói, Hội đồng thẩm định đã bị Bộ TN-MT lợi dụng danh nghĩa để cấp phép cho Vĩnh Tân 1.

Đã đến lúc chính quyền ở cấp cao nhất vào cuộc, thu hồi giấy phép đổ chất thải của Vĩnh Tân 1, cũng như tiến hành khởi tố vụ án, đưa các nghi phạm và đồng phạm ra xét xử một cách nghiêm minh.

Sự chần chừ của chính quyền trong lúc này, là dấu hiệu cho thấy, lãnh đạo đất nước đã không còn quyền kiểm soát, để cho nhà đầu tư Trung Quốc làm mưa làm gió, tàn phá môi trường sống của người dân.

***

PLTP

Bình Thuận đề xuất phương án sử dụng vật chất nạo vét

Phương Nam

24-7-2017

Các thợ lặn đang lặn xuống đáy biển. Nguồn: PLTP

Dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển gần Hòn Cau không có báo cáo đánh giá tác động môi trường ở vị trí nhận chìm.

Ngày 23-7, tin từ Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết đã có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng liên quan đến hai dự án nhận chìm bùn, cát nạo vét xuống biển của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 và EVNGENCO 3.

Theo đó, văn bản này đề nghị trung ương xem xét, chỉ đạo, nghiên cứu phương án sử dụng vật chất nạo vét để san lấp mặt bằng làm các công trình lấn biển. Bình Thuận sẽ khảo sát, chọn và đề xuất các bộ, ngành chức năng vị trí sử dụng vật chất nạo vét để lấn biển.

Nhóm lợi ích ‘đạo diễn’ ĐTM

LTS: Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là yếu tố quan trọng để chính quyền thẩm định, giúp giảm thiểu những tác động của một dự án xảy ra đối với môi trường, bảo vệ dân cư và xã hội. ĐTM phải duyệt xét toàn bộ quy trình xây dựng, hoạt động và bảo trì, xét các phương án đối phó, nhằm giảm thiểu và kiểm soát những tác động gây ra.

Nếu để chính các nhà đầu tư hay bất kỳ cố vấn nào của họ biên soạn ĐTM, không thể tránh khỏi mâu thuẫn lợi ích, khi đó ĐTM sẽ không có độ trung thực và tính chính xác. Ở Mỹ, để ĐTM có giá trị và độc lập, các nhà đầu tư thường phải trình cho chính quyền duyệt xét, chấp thuận trình độ, uy tín chuyên môn, kinh nghiệm và tư cách độc lập (arm length, no conflict) của các cố vấn tham gia. Các cố vấn sẽ chịu trách nhiệm và phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đủ số tiền bồi thường, nếu phạm sai lầm. 

Formosa và hành trình hủy diệt

21-7-2017

Bản video clip này tóm tắt lại toàn cảnh thảm họa nhiễm độc biển do Formosa gây ra, với câu hỏi xuyên suốt: “Tại sao nhà cầm quyền CSVN lại ưu ái cho Formosa đến mức sẵn sàng tấn công vào nhân dân VN để bảo vệ công ty này?

Sự kiện tàn phá môi trường của Formosa diễn ra ở Việt Nam, không thể bị lãng quên.

Hãy rút giấy phép, truy tố Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1!

LTS: Sau một loạt bê bối vừa được phơi bày trước công chúng, về chuyện mạo danh các nhà khoa học, để công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 được cấp phép đổ chất thải xuống vùng biển Bình Thuận, có thể thấy sự thật này đã không được phơi bày nếu người dân không lên tiếng, xã hội dân sự không gửi kiến nghị và báo chí không phổ biến những nỗi lo ngại của các nhà khoa học.

Việc khảo sát, làm báo cáo gian dối để được cấp giấy phép đổ thải là trách nhiệm của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1. Họ đã báo cáo láo, mạo danh các nhà khoa học để đánh lừa hội đồng thẩm định. Do đó, việc đầu tiên cần phải làm là Bộ Tài nguyên Môi trường phải rút giấy phép Công ty Vĩnh Tân 1, yêu cầu cơ quan công quyền vào cuộc điều tra, truy tố hình sự công ty này và các cá nhân đã mạo danh, đệ trình báo cáo gian, coi thường luật pháp và dư luận.

Ý kiến của các cựu chiến binh, lão thành cách mạng về vấn đề Formosa

Nhóm cựu chiến binh

20-7-2017

Nhiều người dân xuống đường phản đối Formosa ngày 1/5/2016. Ảnh: AFP PHOTO / HOANG DINH NAM

Tình hình liên quan đến nhà máy thép Formosa Vũng Áng gần đây vẫn không giảm bớt căng thẳng và phức tạp, tuy thảm họa do Formosa gây ra đã hơn một năm và nhà máy đã được phép chính thức đi vào hoạt động. Vẫn liên tục có những cuộc tập họp của những người dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đòi giải quyết những quyền lợi chính đáng. của họ. Bên cạnh đó, cũng đã có những cuộc biểu tình do chính quyền địa phương tổ chức cùng những cuộc đấu tố, phá phách của một số lực lượng không rõ tông tích, thể hiện ý đồ răn đe, đàn áp giáo dân, linh mục mà chính quyền, công an không xử lý.

Thư ngỏ của cựu đại sứ Nguyễn Trung về Vũng Áng Formosa

Thư Ngỏ

Cựu đại sứ Nguyễn Trung. Ảnh: internet

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2016

Kính gửi

Quốc hội khoá 14 của nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Đồng kính gửi các quý vị

– Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư ĐCSVN,
– Trần Đại Quang, Chủ tịch nước CHXHCNVN,
– Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCNVN,
– Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khoá 14

Xin thưa,

I

Vì những thảm hoạ môi trường đã, đang xảy ra và những hệ luỵ đang uy hiếp sự tồn vong của đất nước, tôi là công dân Nguyễn Trung, xin trân trọng đề nghị Quốc Hội khoá 14 tiến hành trưng cầu ý dân cho 3 (ba) vấn đề sau đây:

Nhận chìm chất thải của nhiệt điện Vĩnh Tân: Đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn

LTS: Để có thông tin đa chiều, chúng tôi xin giới thiệu cùng quý độc giả bài viết của PGS.TS Vũ Thanh Ca, đăng trên báo VnMedia ngày 11-7-2017, “Nhận chìm chất thải của nhiệt điện Vĩnh Tân: Đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn“. Do báo cáo tác động môi trường không được công bố cho dân chúng tham khảo, nên bài viết của TS Vũ Thanh Ca có thể xem như quan điểm chính quyền.

Kính mời quý độc giả đọc bài viết dưới đây, rồi so sánh với bài của tác giả Đăng Nguyễn, đã đăng trên Tiếng Dân vài ngày trước: Sau Vĩnh Tân 1: Nguy cơ nguồn tài nguyên hải sản bị xóa sổ. Cả hai bài viết đều bàn về vấn đề pháp lý của kế hoạch xả thải xuống biển, nhưng khác với bài của TS Vũ Thanh Ca, bài của Đăng Nguyễn nêu lên quan điểm phía dân sự và dư luận.

____

VnMedia

PGS.TS Vũ Thanh Ca

11-7-2017

PGS.TS Vũ Thanh Ca, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã đưa ra những cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của quyết định cho phép nhận chìm cũng như đánh giá sơ bộ những thiệt hại về môi trường, sinh thái biển do hoạt động nhận chìm chất nạo vét gây ra.

Sau Vĩnh Tân 1: Nguy cơ nguồn tài nguyên hải sản bị xóa sổ

LTS: Vùng biển Nam Trung bộ là một kho hải sản thiên nhiên mà tạo hoá đã ban cho dân tộc Việt, khi gió vào mùa hè thổi từ Nam lên Bắc, tạo áp lực cho nước bề mặt chảy ra và nước lạnh dưới đáy trồi lên chảy ngược vào bờ. Luồng nước lạnh này cuốn theo các chất dinh dưỡng ở tầng đáy chuyển lên, giúp hải sản sinh sôi nảy nở, nhờ đó vùng biển này là vùng kinh tế biển giá trị nhất và là một di sản thiêng liêng thiên nhiên của Việt Nam.

Việc cho phép nạo vét 1 triệu mét khối bùn cát tại bờ biển Vĩnh Tân để tàu mang than vào, sẽ khuấy động môi trường biển, bùn mịn sẽ lan tỏa rộng ra xa hàng trăm hải lý, tác động rất xấu vào hệ sinh thái này. Việc thải số bùn cát này xuống đáy biển gần đó, bùn cát sẽ bao phủ trên rạn san hô vốn hình thành ổn định đã lâu đời. Chất thải thô lẫn mịn sẽ làm rối loạn khiến vùng biển này không còn giữ được khả năng sinh sản đang có của nó.

Kiến nghị v/v cấp phép xả thải bùn từ nhiệt điện Vĩnh Tân & vấn đề phát triển nhiệt điện ở VN

14-7-2017

LTS: Mặc dù đã có những khuyến cáo của các nhà khoa học quốc tế, của giới trí thức, báo chí trong và ngoài nước về vấn đề ô nhiễm không khí, đất đai, sông hồ, biển cả, cũng như nguy hiểm cho sức khoẻ của người dân; mặc dù điện năng tái tạo từ gió và mặt trời có giá thành rẻ hơn, có thể tránh được các nguy hiểm do điện than gây ra, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn giữ quy hoạch xây dựng các nhà máy năng lượng điện than tại hàng chục địa điểm trên khắp ba miền đất nước.

Đây là môt chính sách chẳng những tốn kém hàng chục tỉ Mỹ kim, mà còn gây thiệt hại cho xã hội hàng trăm tỉ USD. Thật phi lý khi chính quyền giúp cho các nhà đầu tư có lời nhiều hơn, bằng cách buộc người dân phải trả tiền điện cao hơn, lại còn bắt dân phải gánh chịu ô nhiễm, bệnh tật và môi trường suy thoái.