Từ Formosa đến EVFTA (Phần II)

Thục Quyên

7-9-2019

Tiếp theo phần I

Thảm họa môi trường Formosa và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Âu châu đều có quan hệ nghiêm trọng tới đời sống người dân Việt, và điểm đặc biệt là có dính líu trực tiếp đến một hay nhiều nước ngoại quốc. Vì không còn là một vấn đề hoàn toàn Việt Nam nên trên lý thuyết, nhà cầm quyền Việt Nam không thể nại cớ quốc tế không được can thiệp vào việc nội bộ quốc gia để thoải mái hoành hành, áp bức người dân. Và người Việt, nếu chịu khó tìm hiểu những luật lệ quốc tế, còn có con đường lên tiếng đòi hỏi công lý trên bình diện quốc tế.

Nhiễm độc thủy ngân và sự bất lực của chế độ CSVN

Thạch Đạt Lang

6-9-2019

Lúc 6 giờ chiều ngày 28.08.2019, nhà máy sản xuất bóng đèn và phích nước Rạng Đông ở phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội bị phát hỏa. Vụ hỏa hoạn kéo dài hơn 5 tiếng đồng hồ, thiêu hủy nhiều máy móc, hàng hóa, nguyên phụ liệu khiến cho một số hóa chất độc hại bị phát tán vào trong không khí và môi trường chung quanh, trong đó độc hại nhất là thủy ngân.

Ngày tàn của những con khủng long mang tên loài người

Phạm Thanh Giao

6-9-2019

Vào đầu tháng 7 năm 2017 các nhà khảo cổ học đã tìm ra được gần như trọn vẹn bộ hài cốt khô đóng trong đá tảng của một loại khủng long còn sót lại sau trận hủy diệt sau cùng, lần tuyệt chủng thứ 5 trên trái đất, nó mang cái tên khoa học là Chenanisaurus Barbaricus.

Sa Pa

Nguyễn Lân Thắng

6-9-2019

Tôi đến Sapa lần đầu tiên vào năm 1996, trong một chuyến đi chơi. Để lên tới đó ngày ấy quả là kỳ công, bởi từ Hà Nội lên đến Lào Cai phải ngồi tầu hoả mất cả đêm đến trưa hôm sau. Rồi từ Lào Cai lên đến Sapa lại mất chừng một buổi chiều chạy xe khách 40km theo quốc lộ 4D nữa. Hồi đó đường xấu lắm. Tôi nhớ mình xuống tầu lúc khoảng giữa trưa mà đến 7h tối mới tới được Sapa. Cái xe khách cà khổ đưa chúng tôi đi cứ lầm lũi bò men theo từng con dốc dựng đứng, đôi lúc nó cua ngoặt đi theo cung đường giữa lưng chừng núi cao, để lộ ra một khoảng vực sâu hun hút xanh thẳm bên dưới. Sau này khi những trò chơi tàu lượn siêu tốc bắt đầu du nhập vào Việt Nam cũng không thể làm tôi choáng ngợp bằng chuyến xe khách lên Sapa hồi đó…

Một số vấn đề pháp lý của vụ cháy Rạng Đông

Nguyễn Minh Đức

6-9-2019

Vụ cháy Rạng Đông là một sự cố môi trường. Sự kiện pháp lý này sẽ có thể dẫn đến một số hệ quả pháp lý sau:

1. Khắc phục ô nhiễm

Thông tin cần biết về nhiễm độc thủy ngân

Nguyễn Hồng Vũ

6-9-2019

Hôm qua mở Facebook lên tôi thấy tràn ngập tin về cuộc họp báo chiều ngày 4 tháng 9. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân đã công bố kết quả quan trắc các mẫu lấy xung quanh khu vực xảy ra vụ hỏa hoạn, ông khẳng định “Đến giờ phút này có thể xác định, đã có khoảng từ 15,1 kg đến 27,2 kg thủy ngân bị phát tán ra môi trường sau vụ việc”! Nhìn chung, kết quả bước đầu cho thấy đã có nhiều mẫu nhiễm Thủy Ngân vượt mức an toàn: Không khí, nước, bùn trầm tích sông,…

Vụ cháy Công ty Rạng Đông: Quan chức đấu đá nhau

BTV Tiếng Dân

6-9-2019

VietNamNet dẫn lời Chủ tịch HN: Đeo mặt nạ phòng độc khi người khác đeo khẩu trang là phản cảm. Trong cuộc họp báo của lãnh đạo TP Hà Nội chiều 5/9/2019, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: “Tôi không bình luận gì, nhưng người dân nói các cơ quan chuyên môn xuống thì đeo mặt nạ phòng độc, còn người dân, anh em khác thì đeo khẩu trang thôi. Tự nhiên nó phản cảm. Cá nhân tôi đánh giá đây là một hành động phản cảm”.

Một suy nghĩ về thủ đô

Mai Quốc Ấn

6-9-2019

Có nhiều lần, trong nhiều câu chuyện cùng một chủ đề, với nhiều người quen ở Hà Nội; tôi nhắc đi nhắc lại nếu có một biến cố môi trường, thì với mật độ dày đặc nhân khẩu của thủ đô, sẽ luôn có hậu quả lớn hơn nơi khác.

Lưu ý và cảnh báo lại vụ cháy Rạng Đông

Mai Quốc Ấn

4-9-2019

1- Cuộc lấy mẫu (ảnh 1,2,3) DIỄN RA SAU CƠN MƯA ngày 29/8/2019. Trong thời gian cháy từ chiều 28/8/2019 cho tới trước cơn mưa thì những ai bị ảnh hưởng trực tiếp mà cảm nhận được bằng mùi đều có khả năng gặp nguy hiểm. Nhất là phụ nữ mang thai và trẻ em.

Công nghệ đốt rác phát điện sẽ có mặt ở thành Hồ?

Thạch Đạt Lang

2-9-2019

Sau khi xảy ra “sự cố” nhà máy sản xuất bóng đèn và phích nước Rạng Đông ở Hà Nội bị cháy, không khí bị ô nhiễm nặng vì chất độc thủy ngân bị nung nóng, bốc hơi hòa vào không khí và nước mưa, cũng như nhằm mục đích trấn an dư luận ở Sài Gòn về việc ô nhiễm và mùi hôi thối từ bãi rác Đa Phước, một video được VnExpress phổ biến trên mạng, cho biết, thành phố HCM dự trù sẽ xây dựng 2 nhà máy đốt rác phát điện ở huyện Củ Chi, với tổng số vốn đầu tư 400 triệu USD, có công suất tổng cộng 4.000 tấn rác mỗi ngày. Hai nhà máy này sẽ chiếm một diện tích 48 mẫu (ha), hoàn thành năm 2021.

Vụ cháy Rạng Đông: Những điều kỳ lạ và thảm họa cấp quốc gia

Mai Quốc Ấn

1-9-2019

(Vui lòng đọc kỹ. Vì tính mạng của chính bạn và người thân!!!)

Vụ cháy nhà máy sản xuất phích nước và bóng đèn Rạng Đông tại phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội có rất nhiều điều kỳ lạ. Cần phải nhận định lại vụ việc này một cách nghiêm túc bởi nó ảnh ưởng rất lớn đến nhiều người. Xin nhớ cho, mật độ dân cư trung bình của Hà Nội là 2.100 người/km2 và khu vực trung tâm như quận Thanh Xuân thì còn cao hơn nữa (xem ảnh 1).

Tai họa Hạ Đình và nhân tố bất ổn định chính trị

Tâm Chánh

31-8-2019

Một sự cố xảy ra ở ngay khu vực đông đúc dân cư thủ đô mà chính quyền thành phố chưa có được một thông điệp nhất quán, rõ ràng và đầy đủ trách nhiệm với nhân dân.

Một nhà máy có nguyên liệu là hoá chất cực độc điềm nhiên tồn tại ngay khu vực dân cư không hề có thông tin, cảnh báo với người dân.

Vụ cháy Cty Rạng Đông: Người dân bị bưng bít thông tin

BTV Tiếng Dân

31-8-2019

Hai ngày sau vụ cháy lớn ở khu nhà xưởng của Công ty Rạng Đông ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, tối ngày 30/8/2019, các báo “lề đảng” đồng loạt đưa tin: Quan chức Hà Nội khẳng định môi trường xung quanh đám cháy an toàn, không bị ô nhiễm, bất chấp các lo ngại rằng đám cháy kéo dài suốt 5 tiếng với không ít vật liệu cháy là bóng đèn huỳnh quang, với các loại hóa chất độc hại, trong đó có thủy ngân bị phát tán.

Cháy Rạng Đông – Cảnh báo đúng hay sai?

Chất lượng sống

31-8-2019

Chính quyền phường Hạ Đình đã hoàn toàn đúng khi ngay lập tức cảnh báo người dân không nên sử dụng thực phẩm, nước, khi chưa có kiểm tra và kết luận chính xác từ các cơ quan khoa học. Việc này xuất phát từ những người hiểu biết, lo lắng cho người dân và trẻ nhỏ. Họ biết nguyên liệu sản xuất bóng đèn có thành phần thuỷ ngân. Nếu nó phát tán mạnh sẽ gây hiểm hoạ khôn lường.

Thủy ngân và những hành động thiếu tình người!

Nguyễn Hồng Vũ

31-8-2019

Hôm qua tôi đã dùng tất cả quỹ thời gian có được của mình để tập hợp, phân tích và viết ra một bài cảnh báo về khả năng nhiễm độc THỦY NGÂN sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông. Sáng nay, sau một giấc ngủ vài tiếng thì có rất nhiều người cảm ơn tôi vì những thông tin này, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có kha khá các bạn chửi tôi là hồ đồ, đu trend, TS google… Ngoài ra, tôi cũng rất bất ngờ khi nhà nước đã quyết định “Thu hồi khuyến cáo không sử dụng thực phẩm bán kính 1 km vụ cháy Rạng Đông” và nhà máy Rạng Đông đưa văn bảng giải thích khẳng định không có nguy cơ nguy hại đến môi trường, đến sức khỏe người dân… Thôi thì hôm nay tôi cũng rất bận nhưng cố viết thêm 1 bài nữa để phân tích thêm cho rõ.

Fake news đến từ đâu?

Khải Đơn

30-8-2019

Có lẽ lúc này Hà Nội đang cập rập phát đi những bản tin buộc phường Hạ Đình thu hồi khuyến cáo về sức khỏe sau vụ cháy kho nhà máy Rạng Đông. Câu hỏi “có độc hay không” được vô số chuyên gia thật và chuyên gia ảo nhảy vào mổ xẻ. Chính quyền bảo phường Hạ Đình “không đúng thẩm quyền và nội dung chưa đủ cơ sở” nên giờ không được khuyến cáo bà con nữa. Giáo sư thì bảo khuyến cáo là đúng vì độc hại. Nhà hoạt động môi trường thì lập luận rất nguy hiểm cho sức khỏe. Trong khi đó, nhiều tờ báo chạy bản tin “người dân họp chợ mua bán bình thường bên hông kho nhà máy”.

Cháy Nhà máy Rạng Đông: Nghiêm trọng hơn một khuyến cáo cấp phường!

Mai Quốc Ấn

30-8-2019

Vụ hoả hoạn tại nhà máy của Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông (trên đường Hạ Đình và ngõ 342 đường Khương Đình, quận Thanh Xuân Hà Nội) vào tối ngày 28/8/2019 không chỉ là một vụ cháy mà còn là một sự cố môi trường cực kỳ nghiêm trọng.

“Nguy hiểm cấp cao”

Nguyễn Hồng Vũ

30-8-2019

Sáng mình mới coi một bài viết trên báo Dân Trí “thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường sau vụ cháy  kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, xảy ra tại Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông”. Nội dung của thông báo khá là nghiêm trọng:

7 cảnh báo và 3 đề nghị vụ cháy Nhà máy Rạng Đông ở Hà Nội

Mai Quốc Ấn

30-8-2019

Tối qua đến sáng nay tôi xem tài liệu về thuỷ ngân, phốt pho và các độc chất khác liên quan đến việc sản xuất bóng đèn và phích nước của nhà máy Rạng Đông. Có nhiều vấn đề có thể viết nhưng tôi sẽ chọn góc tiếp cận thông tin theo hướng giải quyết vấn đề để hạn chế thấp nhất hậu quả nhiễm độc sau vụ cháy.

Về khả năng nhiễm độc do ô nhiễm thủy ngân khu vực quanh Nhà máy bóng đèn phích nước Rạng Đông

Đặng Ngọc Quang

30-8-2019

Vụ cháy ở Rạng Đông và nạn nhân của bệnh Minnamata. Ảnh: internet

Theo Mineral Year Book 2008, Việt Nam là đứng thứ 2 trong trong ba nước nhập khẩu nhiều thủy ngân nhất (121 tấn/năm) trên thế giới, sau Hà Lan (535 tấn) trong trong năm 2008. [1] Mineral Year Book năm 2009 cho biết con số thủy ngân nhập của VN là 74 tấn. Gần đây nhất, báo cáo về thương mai thủy ngân toàn cầu (UNIDO, 2017, 1b) cho biết riêng thủy ngân dùng trong khai thác và thủ công nghệ của VN được ước dao đông từ 1,9 đến 13,1 tấn (con số trung bình là 7,5 tấn).

Thủy ngân được dùng sản xuất bóng đèn và phích nước [2]. Các nhà máy được kể tên có dùng thủy ngân là Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Điện Quang, và Phillips. Rạng Đông là cơ sở sản xuất sản phẩm có thủy ngân lâu đời nhất, và quy mô lớn nhất.

Vụ cháy Công ty Rạng Đông: Lo ngại chất độc thủy ngân phát tán

BTV Tiếng Dân

30-8-2019

Vụ cháy công ty Bóng đèn Rạng Đông hơn 5 tiếng đồng hồ, xảy ra tối 28/8 vừa qua, là vụ cháy lớn nhất ở quận Thanh Xuân, với diện tích cháy lên tới hơn 6000 m2. Mặc dù không có thương vong, nhưng phần lớn diện tích nhà kho cùng nhiều hàng hoá đã biến thành tro.

Sự hủy hoại có tổ chức của những cái đầu dốt nát

Đỗ Duy Ngọc

26-8-2019

Tối 10.8 tại đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, TP. Hải Phòng) diễn ra Đại lễ Vu Lan báo hiếu thu hút hàng ngàn người tham dự. Trong dịp này 30.000 hoa đăng được thả xuống biển.

Ai chịu trách nhiệm cho hàng ngàn Hecta đất của dân rơi vào tay nhóm lợi ích ở chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc?

Nguyễn Ngọc Chu

26-8-2019

I. CHÙA BÁI ĐÍNH CỦA AI?

Theo công văn trả lời ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy của Bộ trưởng Trần Hồng Hà thì:

1. Khu núi chùa Bái Đính thuộc quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử – văn hóa Cố đô Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 82/2003 và quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch Tràng An đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong đó khu vực núi chùa Bái Đính có diện tích 1.005,3 hecta.

“Thả gà ra đuổi”

Mai Quốc Ấn

26-8-2019

Núi rác ở Cam Ly (Đà Lạt) đổ ập xuống. Báo Tuổi Trẻ giật tít kèm cụm từ “thật đáng sợ!”. Nếu ai chưa có đủ trải nghiệm, đủ hiểu rác chất núi đáng sợ ra sao cứ thử đứng cạnh một xe rác chừng 10 phút. Xe rác thì rất bé so với núi rác và 10 phút không thể dọn sạch được ngay một núi rác, dù có huy động cả nghìn xe để gom rác ngay lập tức.

Sốc với biển rác dài cả km tưởng không có trong sự thật

LTS: Bên dưới là video clip của Facebooker Nguyễn Việt Hùng, ghi lại cảnh bãi rác dài cả cây số, dọc bãi biển xã Chí Công huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách Phan Thiết khoảng 80km. Xem clip có thể thấy, cả một khu dân cư lẫn trong bãi rác. Không rõ những người dân ở đây sẽ sống ra sao với đống rác này, với ô nhiễm, mang theo bệnh tật, tàn phá sức khỏe con người.

Việt Nam thất thủ chiến lược trên địa bàn sông Mekong

Ngô Thế Vinh

23-8-2019

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Dẫn nhập: Vậy mà đã 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong [1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia còn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Chuyện thường ngày ở trung ương và huyện: Phòng chống bão lụt và học cửu chương

Viet-Studies

Nguyễn Văn Chiến

17-8-2019

Thời còn tắm truồng bên giếng nước là thời ta ê a học bảng cửu chương “Hai lần một là hai, hai lần hai là bốn, hai lần ba là sáu…”.

Còn nhớ và còn thương những bạn tối dạ, học toán như học vẹt, thầy hỏi: “Ba lần bốn là bao nhiêu?” mà không trả lời ngay được, các bạn phải hát nhạc Phạm Duy “Cho đi lại từ đầu, chưa đi vội về sau…” bằng cách ê a: “Ba lần một là ba, ba lần hai là sáu, ba lần ba là chín, ba lần bốn mười hai; dạ thưa thầy ba lần bốn là là mười hai ạ!”.

Chỉ còn thiếu qui hoạch… án tử hình!

Blog VOA

Trân Văn

12-8-2019

Tuần rồi, thiên hạ sửng sốt khi Đà Lạt (Lâm Đồng) và Phú Quốc (Kiên Giang) chìm trong nước. Cách nay vài năm, chắc chắn không có ai, kể cả những kẻ giàu trí tưởng tượng nhất, dám nghĩ sẽ có ngày Đà Lạt (tọa lạc ở cao nguyên) và Phú Quốc (chung quanh là biển) lại dễ ngập, ngập sâu và ngập lâu như vậy!

Chúng ta sẽ bảo vệ con cái bằng cách nào?

Nguyễn Đạt An

11-8-2019

Dù vô cùng phẫn nộ và đau buồn, tôi sẽ không đăng hình của cháu bé bị bỏ quên và phải chịu chết khô trên xe bus đưa đón học sinh ở Hà Nội vì thói tắc trách, sự nhẫn tâm và lòng tham trong kinh doanh của nhà trường Gateway. Hay tôi cũng sẽ không đăng hình nỗi đau đớn và những giọt nước mắt của bố mẹ và gia đình cháu.

Nhỏ. Mà lớn!

Mai Quốc Ấn

5-8-2019

Những hạt có kích thước nhỏ tồn tại quanh con người. Nhỏ đến mức con người phải có thiết bị hỗ trợ mới nhìn thấy chúng. Có những vi hạt nhỏ đến mức nếu đường kính sợi tóc là miệng ly phóng to thì đường kính của chúng chỉ bằng đường kính ống hút. Thậm chí nhỏ hơn nữa.

Và đấy là một vấn đề vô cùng lớn!