Dư luận mạng hoang mang khi Thủ tướng công khai quyết định thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng. Theo tôi, nếu hoang mang vì sợ bị chụp mũ, trấn áp, thậm chí bị phá vì bom độc thì còn có lý để hoang mang. Còn nếu hoang mang vì từ nay phải đối mặt với một cuộc đối thoại công khai minh bạch với một đội quân dư luận chính quy của nhà nước thì rõ ràng những kẻ hoang mang ấy không có đủ bản lĩnh cho một cuộc đối thoại chân thật, tử tế, dân chủ.
Thay bằng hoang mang, tôi hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ. Đấu tranh tư tưởng là một mặt trận – mặt trận không tiếng súng, mặt trận ngôn luận – hiển nhiên, chính phủ nào cũng phải làm để bảo vệ an ninh nội bộ và an ninh quốc gia. Không có lý do gì dân mạng với đủ thành phần đang bày tỏ chính kiến một cách công khai, minh bạch mà phía chính phủ lại hoặc im lặng làm ngơ hoặc để cho những nhóm dư luận viên nặc danh, giả danh lên tiếng bậy bạ, ngu dốt làm mất uy tín của Chính phủ.
Trước đây có mấy bạn DLV gọi mình là “thằng già”, chửi mình đủ kiểu. Mình bảo, các cậu cứ chửi thoải mãi, có từ nào tục tĩu nhất dùng hết đi! Chỉ yêu cầu các bạn công khai danh tính, cho địa chỉ gia đình, để mình sao chép những câu chửi đó, gửi cho ông bà, bố mẹ các bạn thưởng lãm và tự hào! Trong số ông bà, bố mẹ các bạn có khi có người là học trò của mình đấy. Mình đi dạy học từ năm 1959 -1960, mới 21 – 22 tuổi, nhiều học sinh lớp 5 lớp 6 lúc ấy còn nhiều tuổi hơn thầy, có cậu đã có vợ con. Nay gặp mình, họ đầu râu, tóc bạc, vẫn ôm chầm lấy mình, thày trò vui như trẻ chăn trâu! Ấy thế mà các “cụ học sinh” này chẳng may, có con cháu là DLV chửi thầy cũ của mình, khi biết ra thì làm sao đây?
Tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017 ngày 25/12, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, cho biết, có lực lượng bảo vệ an ninh tư tưởng trong quân đội (còn gọi là lực lượng 47) có 10000 lính “tác chiến” trên không gian mạng. Lực lượng 47 này “hàng giờ, hàng phút, hàng giây phải sẵn sàng chủ động tác chiến, đấu tranh với các quan điểm sai trái”.
Thông tin về “lực lượng 47” của Quân đội nhân dân Việt Nam với 10.000 “hạt nhân” thuộc loại “vừa hồng, vừa chuyên” (kiên định về lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao) để “đấu tranh trên không gian mạng”, do Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Tổng cục phó Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng Việt Nam tiết lộ ở Hội nghị Tổng kết công tác Tuyên giáo 2017, diễn ra hôm 25 tháng 12, chắc chắn sẽ trở thành một loại “vạ miệng”.
Làm công việc truyền thông nên tôi không thể không quan sát truyền thông mạng và yếu tố “tâm lý truyền thông” của nó. Nếu chịu khó quan sát và đọc ý kiến (comment) trên các trang của một số người có sức ảnh hưởng, sẽ thấy không khó để phân loại các nhóm mạng xã hội và cũng không quá khó để “định vị” được các nhóm tác chiến của “lực lượng 47”.
Quân đội của đảng Cộng sản Việt Nam đã tung 10.000 người được gọi là “hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên” vào “chiến trường đấu tranh chống những cà nhân và các thế lực chống đảng.”
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam gọi số chuyên viên này là “Lực lượng 47”, làm theo Chỉ thị 47 của Tổng cục chính trị, cơ quan được coi ngang hàng với Ban Tuyên giáo của đảng và có nhiệm vụ bảo vệ tư tưởng trong quân đội để giữ cho quân đội không tan và bảo vệ đảng.
Các cụ xưa từng nói, một ngòi bút trí tuệ có sức mạnh hơn mười vạn tinh binh. 10.000 dư luận viên mà trí tuệ cỡ dân bán cá thì đấu tranh được với ai? Chẳng lẽ chế độ ta mạt vận đến mức không có được một ngòi bút trí tuệ để đấu tranh đàng hoàng bằng tri thức, bằng lý luận sao?
Nếu có một lề thông tin nào đó, tôi đứng về lề dân. Điều gì có lợi cho dân thì tôi làm. Ăn cơm của dân phải biết lo cho dân. Đó là nhân cách tối thiểu. Lâu nay tôi vẫn nhất quán lập trường đó. Tôi ghét bè phái chính trị. Còn chia sẻ thông tin, tôi chưa bao giờ chia sẻ thông tin gọi là lề trái mà chủ yếu chia sẻ và bình luận thông tin lề phải. Thận trọng với thông tin cũng là tôn trọng pháp luật.
Tôi cũng quan sát thấy nhiều đảng viên đọc tin xấu nên ngồi ở đâu cũng thấy bàn tin xấu. Họ bàn có trách nhiệm.
Tin xấu là tin không tốt. Mà tin không tốt thì không chỉ trên các trang chống cộng mà cả trên báo cộng: tin tham nhũng, tin phá hoại môi trường, tin mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tin giết người cướp của, tin đồng bóng…
Tại Việt Nam, tin tặc và các cuộc tấn công mạng là trợ thủ đắc lực của nhà nước trong việc kiểm soát thông tin và giới hạn quyền tự do trên mạng của người dân, doanh nghiệp và kể cả các chính phủ nước ngoài.
Đó là lời cảnh báo được ba tổ chức quốc tế với nhiều kinh nghiệm làm việc chuyên sâu trong lĩnh vực an ninh mạng (cybersecurity), là Veloxity, Electronic Frontier Foundation, và FireEye, đưa ra liên tục trong ba năm vừa qua.
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam – Ngày 4 tháng 11, khi truy cập vào ứng dụng Messenger của Facebook đã bị gián đoạn khắp nơi ở Việt Nam – một sự cố bất thường, thậm chí trong tình trạng này – Các cư dân mạng đã bị đưa vào tình trạng trang mạng [đang mở] bị xoay vòng vòng. Một số bạn bè Facebook của tôi hỏi: “[Anh] đã bị như vậy chưa?”
Lần đầu tiên, một ông bộ trưởng mới 57 tuổi mà được phân công chỉ huy một cái cơ quan cực kỳ phức tạp có nhiệm vụ của hai bộ cũ: Bưu chính Viễn thông sáp nhập với Cục Báo Chí Xuất Bản, Bộ Văn Hóa, thì mình đã nghĩ rằng; Chắc tay tư lệnh Trương Minh Tuấn này phải hơn hẳn mấy ông tiền nhiệm Lê Doãn Hợp và Nguyễn Bắc Son một vài cái… bằng tiến sỹ – giáo sư. Vì “ông ta có thế nào thì” anh Trọng mấy gật đầu thông qua chứ!
Nhưng không! Kiểm tra trên trang web của chính phủ mới thấy được: ông này đúng là “có cánh”, “có vây” nên leo cao, luồn nhanh như chớp! Ông sinh ngày 23/9/1960 và vào Đảng từ 12/1980. Vào quân đội làm giảng viên chính trị được một năm thì ông được chuyển sang dân sự, rồi được đi học trường chính trị cao cấp và được cấp bằng tiến sỹ chính trị! Rồi vào trung ương, rồi làm Bộ trưởng, kiêm phó Ban Tuyên giáo, rồi lần này làm tư lệnh chỉ huy cái đầu và con tim của 90 triệu dân, tuy là làm phó cho anh Võ Văn (đều) Thưởng!
Đặc biệt lần ra trả lời Quốc Hội của Đảng lần này, anh trả lời có nhiều điều rất đáng để bà “chủ tịt” khen và khuyến mại thêm giờ phát biểu “lây” cả sang ông phó thủ tướng Vũ đức Đam.
Riêng với bản thân tớ, thì tớ đã phát hiện ra nhiều điều sẽ còn đưa anh này lên cao, cao mãi vì:
1- Anh có tài “nói đi rồi nói lại”, cứ tỉnh bơ như chuyện bình thường dù nói đi là trắng, nhưng nói lại là đen! Một nguyên lý về “tuyên và giáo của đảng cộng sản” Ví dụ: anh lớn tiếng khẳng định: Nước ta không có kiểm duyệt báo chí, thì ngay sau đó , anh lại giơ cái Luật Báo chí ra để khoe: Năm vừa qua anh đã phạt và đóng cửa hơn 150 tờ báo. Tuy nhiên anh lại nói lại: Mạng xã hội không bị luật này chi phối vì không được coi là báo chí (?) nên rất khó xử lý… Hơn nữa với con số 67% dùng Internet thì có tới 60% dùng mạng xã hội, mà mạng xã hội thì 95% là của nước ngoài!
2- Tư lệnh trẻ này không quên tỏ vẻ “Ta đây là phái “kỹ trị”, có hiểu biết về sự “không thể” khi muốn cấm Internet (tuy miệng thì vẫn nói “xiết chặt”). Anh ta nói: “Mạng xã hội như một con đường. Trên con đường đó có rất nhiều hạng người, có người tốt, người xấu, thậm chí có kẻ cướp“. Và rằng “mạng xã hội không xấu, vấn đề là ý thức người dùng mạng xã hội”. 53 triệu người sử dụng Internet không xấu. Đa số là người tốt! Phải hạn chế tối đa “năng lượng xấu” này! Cứ cho là 1,5 triệu người đi thì so với 53 triệu cũng chưa thấm tháp gì! Vả lại nhân dân ta vẫn tin tưởng vào đường lối của đảng qua báo chí chính thống nên báo chí nước ta vẫn có nhiều độc giả hơn trên các trang mạng? (*)
3- Ông ta thích đi vào những vấn đề trừu tượng như “con đường Internet”, như “năng lượng xấu”, “năng lượng đen”, nhưng nếu bị hỏi về vấn đề kỹ thuật như “khả năng có cách gì thay thế hoặc cấm cửa Google, Facebook, You Tube… không, thì ông không ngại mà đá quả bóng sang cho các Bộ, Ban khác và không quên nói đến “khó khăn về tài chính và nhân sự!” Ông lờ đi sự thất bại phải đóng cửa của 18 trang web nhằm phục vụ cho 900 dư luận viên của Ban Tuyên Huấn Thành Ủy Hà Nội vì kiếm không ra một dư lợn viên mà biết viết!
4- Như để tỏ vẻ ta đây là một tư lệnh “up to date” sau cuộc trả lời ở Quốc hội, ông còn tranh thủ tự quảng cáo bằng một tấm ảnh chụp ông với chiếc iPhone up to date, với câu nói khó ai tin: “Mình phải tiết kiệm 3 tháng lương mới mua được nó đấy!” Đồng nghĩa với “Tớ mà sắm cái này thì còn khuya mới cấm cửa được Google, YouTube, Facebook!”
Tóm lại, với con mắt, bộ óc của tớ thì Tư lệnh trẻ này đang đi đúng đường lối tuyên truyền của đảng: Nói xuôi cũng được/ Nói ngược cũng hay/ Dù đông, dù tây/ Biết xài đều tốt!
(*) Những lời nói của anh Tuấn ghi trong buổi anh trả lời chất vấn ở QH không hoàn toàn đúng từng chữ nhưng tuyệt đối đúng ý.
Chưa biết Google, Facebook… sẽ phản đòn sao, trước “bức tường Ba Đình” vừa hăm he dựng lên bởi dự luật An ninh mạng. Với Google, Facebook… có thể chỉ thuần đơn về lợi nhuận. Nhưng với gần 100 triệu công dân Việt, đó là bức tường giam hãm tự do tư tưởng, biểu đạt và giao tiếp.
Con người được tự do tiếp cận thông tin bao nhiêu thì trí tuệ sẽ giàu có bấy nhiêu. Con người được tự do thể hiện suy nghĩ bao nhiêu thì phát minh sáng tạo sẽ phong phú rực rỡ bấy nhiêu.
Hạn chế, cấm đoán người dân tiếp cận thông tin là hạn chế cấm đoán người dân tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ của loài người. Đó là chính sách ngu dân. Đó là kìm hãm sức phát triển của dân tộc. Chính sách đó không chỉ là đại trọng tội với một dân tộc mà còn là trọng tội với tiến bộ nhân loại.
LTS: Bài viết sau đây của TS Lê Ngọc Sơn, đăng báo điện tử Dân Việt lúc 07h01′ sáng ngày 07/11/2017, nhưng đã bị gỡ bỏ vài giờ sau đó. Xin được đăng lại tại đây để quý độc giả hiểu thêm vì sao nó bị gỡ.
(Dân Việt) Việc Facebook, Google có thể rời khỏi Việt Nam nếu dự thảo Luật an ninh mạng được thông qua, chưa biết thiệt hại của hãng này sẽ như thế nào, nhưng sự tụt hậu mà đất nước gánh phải do thiếu nó sẽ là điều chúng ta phải đối mặt.
Có lẽ dự luật An ninh mạng với yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch viễn thông, Internet tại Việt Nam phải đặt “máy chủ quản lý dữ liệu” trên lãnh thổ Việt Nam thể hiện tầm nhìn hạn chế của các nhà làm chính sách về quản lý công nghệ trong kỷ nguyên số. Điều đó, nếu được thông qua, sẽ làm cho giấc mơ “cách mạng công nghiệp 4.0” của Việt Nam trở nên xa vời.
Mấy tuần vừa qua là khoảng thời gian không thuận lợi cho các nền tảng internet lớn như Facebook, Google và Twitter. Sau cuộc bầu cử năm ngoái, Mark Zuckerberg, nhà sáng lập Facebook, đã khẳng định sẽ là “điên rồ” nếu nghĩ rằng công ty của ông có chút tác động nào đó tới cuộc bầu cử [tổng thống Mỹ]. Nhưng Sheryl Sandberg, tổng giám đốc điều hành của Facebook, đã phải dành một tuần ở thủ đô Washington để làm công việc xin lỗi vì gần đây đã lộ ra chuyện người Nga mua quảng cáo chính trị trên Facebook trong suốt thời gian vận động bầu cử.
Twitter cũng đã bị lưu ý, một kẻ có tài khoản @TEN_GOP giả là người phát ngôn của đảng Cộng hòa tiểu bang Tennessee thực chất là một người Nga ranh mãnh thường tung ra những thông điệp phân biệt chủng tộc và gây chia rẽ, và tài khoản này đã không bị đóng trong nhiều tháng trời sau khi tổ chức thực của đảng Cộng hòa đã báo cho công ty. Trong những tuần lễ sắp tới sẽ có thêm nhiều viên chức quản trị của các mạng xã hội bị lôi ra chất vấn trước các ủy ban của quốc hội về trách nhiệm của họ đối với nền dân chủ Mỹ.
HÀ NỘI – Cảnh sát ở đất nước do ĐCS Việt Nam lãnh đạo đã và đang đàn áp đặc biệt mạnh tay hơn lên quyền tự do diễn đạt trên mạng xã hội trong vài tháng qua.
Hoặc, ít nhất là các chuyên gia, những người sử dụng [mạng xã hội] thường xuyên và các blogger bất đồng chính kiến có thể nói, có vẻ như vậy.
Bà Janice Beanland, nhà vận động của Tổ chức Ân xá quốc tế, cho biết: “Ngay cả các nhà hoạt động ở Việt Nam cũng đã cố gắng để nói rằng có bao nhiêu người thực sự bị bắt và bị bắt” vì hoạt động trên mạng. “Nhưng một điểm đáng chú ý là các nhà hoạt động xã hội Việt Nam dường như không hề nao núng”.
Ông Trần Ðại Quang, chủ tịch nước CSVN, nhân vật đang được đồn đoán là “sang Nhật chữa bệnh” từ tối 25 Tháng Bảy 2017, và cho đến nay chưa có hình ảnh hay video clip nào cho thấy ông xuất đầu lộ diện.
Tuy nhiên hệ thống truyền thông nhà nước ở Việt Nam hôm 20 Tháng Tám đồng loạt đưa lên một bài viết với tựa đề “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới,” cuối bài đề tên tác giả là “Giáo Sư, Tiến Sĩ Trần Ðại Quang, ủy viên Bộ Chính Trị, chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.”
Quy chụp, dán nhãn, cáo buộc, sỉ vả là những thứ rác rưởi làm ô nhiễm một không gian truyền thông: chúng lá cải hóa thông tin. Chính vì những rác rưởi này mà dù đã gần hai mươi năm với rất nhiều cố gắng của rất nhiều người ở nhiều thế hệ, từ báo chí của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến bulletin boards đến websites đến Paltalk đến Yahoo 360 và nay là mạng xã hội, không gian truyền thông tự do, mà chúng ta vẫn quen gọi là “lề trái”, vẫn chưa đi qua khỏi thời ban sưởi.
Hoành con! Kể từ khi công ty đa cấp của con phá sản, bố mẹ ở quê cứ lo ngay ngáy. Mẹ con bảo, chỉ sợ thất nghiệp rồi đâm ra đi đây, đi đó lông bông lại rước vạ vào thân. Bố ở quê lướt phây nhiều nên bố biết, giờ đi đâu cũng có thể trở thành trộm chó hoặc bắt cóc trẻ em, nên con nhớ kỹ những điều bố dặn sau đây.
Thất nghiệp thì tốt nhất nằm nhà cho khỏe, đừng vì rảnh quá mà đi bảo vệ luận án tiến sỹ hoặc về các làng quê chơi bời lông bông. Ở quê bây giờ không còn yên bình như trước, con tuyệt đối không nên về đó bán tăm dạo, bán thuốc Bắc hoặc về nhà ai đó mà chưa biết rõ về họ.