Trấn áp mạng xã hội ở Việt Nam, nhưng nhiều người không sợ

Washington Post

Tác giả: Vincent Bevins

Dịch giả: Trúc Lam

4-9-2017

Nhà hoạt động xã hội Anh Chí đang lướt mang tại quán cà phê Tự Do ở Hà Nội. Nguồn: REUTERS / Kham (Kham / Reuters)

HÀ NỘI – Cảnh sát ở đất nước do ĐCS Việt Nam lãnh đạo đã và đang đàn áp đặc biệt mạnh tay hơn lên quyền tự do diễn đạt trên mạng xã hội trong vài tháng qua.

Hoặc, ít nhất là các chuyên gia, những người sử dụng [mạng xã hội] thường xuyên và các blogger bất đồng chính kiến ​​có thể nói, có vẻ như vậy.

Bà Janice Beanland, nhà vận động của Tổ chức Ân xá quốc tế, cho biết: “Ngay cả các nhà hoạt động ở Việt Nam cũng đã cố gắng để nói rằng có bao nhiêu người thực sự bị bắt và bị bắt” vì hoạt động trên mạng. “Nhưng một điểm đáng chú ý là các nhà hoạt động xã hội Việt Nam dường như không hề nao núng”.

Việt Nam không đủ khả năng như nước láng giềng lớn của mình ở phương bắc để duy trì “Vạn lý Hỏa thành”, hoặc không thể tự tạo được mạng xã hội cho riêng mình [như Trung Quốc]. Cho nên Facebook và các mạng xã hội toàn cầu khác phổ biến ở đây. Các mạng xã hội này hàng ngày đầy ắp các loại bài chính trị, gồm các cuộc tấn công khá trực tiếp vào chính phủ. Những người sử dụng cất lên tiếng nói, tự hỏi, liệu những thông tin của họ đưa ra có đang bị theo dõi, và những tin đồn xoay quanh việc đóng cửa hoặc bị tấn công.

Không ai biết rõ chính xác những quy tắc trên Web ở đây là gì, dẫn đến một số người đặt câu hỏi, liệu sự việc kiểm duyệt ở Việt Nam có bừa bãi và phản tác dụng hay là một phần của một chiến lược được xem nhằm tạo hiệu ứng làm người ta sợ hãi có hiệu quả.

Những người sử dụng quyền tự do ngôn luận quá đà có thể bị quấy rối hoặc bắt giữ. Nhưng quá đà đến mức nào?

“Rất khó để chúng tôi biết được. Tại sao? Một số người nói rằng, do ông Donald Trump không quan tâm đến nhân quyền, cho nên Đảng Cộng sản [Việt Nam] cảm thấy tự do hơn [để bắt bớ]. Tôi không nghĩ đó là câu trả lời đầy đủ. Họ cũng muốn đe dọa một nhóm trẻ hơn, nhóm này đang nghĩ đến việc theo bước chúng tôi”, ông Nguyễn Chí Tuyến nói. Ông có nick “Anh Chí” trên mạng, là một trong những nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng nhất của đất nước hiện nay, hai đồng sự của ông đã nhận án tù lâu năm.

Ông đang ngồi ở khu phố của Hà Nội, tại một quán cà phê tự xưng là “hipster”, trang trí bằng những hình ảnh kỷ niệm quân đội CS Bắc Việt đã đánh bại Hoa Kỳ 40 năm trước.

Ở tầng dưới, một thanh niên Việt Nam ăn mặc lịch sự, vỗ vào các sản phẩm Apple.

Bây giờ tôi an toàn tại quán cà phê này. Nhưng tôi đã bị bắt nhiều lần hơn tôi có thể đếm được và tôi có thể bị bắt đi tù bất cứ lúc nào“. Anh nói, mắt nhìn quanh.

Tuy nhiên, có rất nhiều người sử dụng, những người này không lùi bước vì những điều không rõ ràng.

Ông Luke Nguyễn, một nhà đầu tư bất động sản, đang ngồi trong một quán cà phê sang trọng ở thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Tôi từng có một chút sợ hãi, nhưng chẳng còn sợ nữa”. Ông cho xem một mẩu chuyện hài hước khiêu dâm mà ông vừa đăng tải gần đây về trường hợp của ông Trịnh Xuân Thành, cựu giám đốc điều hành cơ quan dầu khí, mà phía Đức nói ông ta đã bị bắt cóc ở Berlin. “Bởi vì tôi chỉ là một người nhỏ bé, không phải là một nhà hoạt động, chỉ là một công dân trao đổi các ý kiến“.

Quan điểm này — bạn có thể nói những gì bạn muốn, miễn là bạn không nổi tiếng – có thể được nghe thường xuyên ở Việt Nam. Nhưng cô Beanland nói rằng, hầu hết các vụ bắt bớ gây chú ý, đều là những nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng, thì có thể có nhiều chuyện đang xảy ra hơn nhưng không trở thành tin đáng chú ý.

Có vẻ như đã có nhiều vụ bắt giữ hơn trong thời gian gần đây. Nhưng những gì chúng tôi nghe nói có thể chỉ là phần nổi của tảng băng“, cô [Beanland] nói.

Năm nay, cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, còn gọi là “Mẹ Nấm”, và cô Trần Thị Nga, thường được gọi là Thúy Nga, đã bị tuyên án tù dài hạn. Mẹ Nấm nhận án 10 năm, trong khi Thúy Nga nhận án 9 năm.

Facebook là mạng xã hội thường được sử dụng để diễn đạt ý kiến ​​chính trị ở đây và cho nhiều hoạt động hàng ngày khác. Các thẻ sim điện thoại mới ở Việt Nam thường đi kèm với việc sử dụng Facebook miễn phí và nhiều người dân sử dụng ứng dụng Messenger thay vì tin nhắn bình thường. Nhưng không phải lúc nào cũng rõ, rằng công ty của ông Mark Zuckerberg đóng vai trò quan trọng đối với đất nước lớn thứ 14 trên thế giới [về số người sử dụng Facebook] như thế.

Năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó đã công bố mục tiêu xây dựng mạng xã hội tự phát cho những người trẻ ở Việt Nam. Nhưng đầu năm 2015, ông thừa nhận rằng, sẽ không thể cấm các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook. “Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lên Facebook xem thông tin. Chúng ta không thể cấm nó. Chúng ta phải công bố thông tin chính xác lên mạng ngay lập tức”, ông Dũng nói với các thành viên trong nội các của ông.

Thay vào đó, chính phủ đã lập trang Facebook riêng của họ, để cho công chúng biết về những chính sách mới hoặc các cuộc họp nội các được truyền trực tiếp hàng tháng.

Zachary Abuza, một giáo sư nghiên cứu về chính trị ở Đông Nam Á, thuộc trường Cao đẳng Hải chiến ở Washington, cho biết: “Đảng Cộng sản Việt Nam đang bị ràng buộc. Đó là cam kết duy trì sự độc quyền của mình, và như thế họ cảm thấy bị đe dọa bởi sự tự do của truyền thông xã hội. Tuy nhiên, Internet của họ tương đối mở, và họ không có gì giống như Vạn lý Tường lửa của Trung Quốc“.

Kiểm duyệt gián đoạn ở Việt Nam không chỉ tồn tại trên mạng; nó thường cho thấy rằng các hành động của nhà nước trong không gian ảo giống như cách họ hoạt động ở những nơi khác. Ở thủ đô, rất dễ bắt gặp sự giám sát gần như vụng về hay hài hước. Trong đêm khai mạc gần đây của một cuộc triển lãm nghệ thuật ở Hà Nội, một người đàn ông hơi mập, trong bộ quần áo bình thường đi vào. Các nghệ sĩ nói với những người xem triển lãm: “Ồ, đó là gián điệp, anh ta đến tham gia tất cả các buổi triển lãm. Anh ta đến chỉ để ăn uống rồi bỏ đi“.

Ông ta làm đúng như vậy. Nhưng kiểm duyệt không phải lúc nào cũng là trò đùa đối với các nghệ sỹ Việt Nam, những người nói rằng có thể các cuộc triển lãm của họ bị hủy bỏ vì những lý do mà họ chưa bao giờ được nghe giải thích.

Việc giám sát cũng được mở rộng tới môn thể thao. Đội bóng đá của những nhà bất đồng chính kiến ​​No-U FC lên kế hoạch sân bãi cho các trận đấu hàng tuần – trên Facebook – ngay trước khi bắt đầu, để tránh chuyện công an xuất hiện gây cản trở hoạt động của họ. Tên gọi [của đội bóng] là sự phủ nhận chuyện đòi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông có hình chữ U. Đối với các nhà bất đồng chính kiến, chủ nghĩa dân tộc chống lại sự xâm lược của Trung Quốc là vấn đề lớn nhất.

Tôi muốn thấy bầu cử dân chủ, nhưng không phải những người tôi biết đều đồng ý. Nhưng hầu hết mọi người đều phản đối Trung Quốc. Trung Quốc ít phổ biến hơn chủ nghĩa cộng sản“. Phạm Anh Cường, thành viên của No-U FC, nói.

Khi anh ấy đang nói chuyện trong bữa ăn trưa, anh nhận được một tin nhắn trên Facebook và bật cười. “Một người bạn chỉ nhìn thấy tin tôi đăng, chỉ trích một quan chức địa phương và yêu cầu tôi gỡ bỏ“.

Liệu anh ta có gỡ bỏ không? Anh ấy cười to hơn: “Tất nhiên là không! Tại sao tôi phải làm thế?

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây