Cố sát và ngộ sát

FB Vũ Kim Hạnh

30-4-2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm gian hàng Cỏ May tại Hội chợ ở Singapore. Ảnh: FB Vũ Kim Hạnh

Sáng nay, đọc ở Tuổi Trẻ tin Hiệp hội hồ tiêu lên tiếng vụ trộn “hỗn hợp pin” vào tiêu nhằm trấn an người tiêu dùng mà thấy đau lòng chi xiết.

CÀ PHÊ VÀ HỒ TIÊU

Một mũi tên trúng hai con chim: cà phê và hồ tiêu, đều là những ngành xuất khẩu (có số lượng) nhất nhì thế giới của Việt Nam. Nhiều khi chỉ vì thích gây chú ý, thích lan truyền tin giật gân mà mười ngày trước, cả xã hội FB cùng xúm nhau lên án “cà phê pin”. Công An Đắc Nông thấy chuyện phá án vụ này thật là ly kỳ? Có chăng tâm trạng bực dọc, uất ức của đám đông, bỗng kiếm được vụ dùng lõi pin nhuộm (?!?) cà phê này quá hợp thời nên cứ thế mà trút?

Bàn về phát triển kinh tế

Nguyễn Đình Cống

22-10-2019

Trước 1986, do Đảng Cộng sản phạm sai lầm về đường lối mà kinh tế Việt Nam lâm vào cảnh kiệt quệ. Đại hội 6 của Đảng đã kịp thời nhận ra, tiến hành cởi trói cho dân, mở cửa cho kinh tế tư nhân và nước ngoài để cứu nguy.

Hiểm họa kinh tế Trung Quốc từ bong bóng bất động sản

Nghiên cứu Việt – Mỹ

Vũ Văn Lê, dịch từ Financial Times

8-10-2021

Những khó khăn của Evergrande, công ty bất động sản nợ nần nhất thế giới, và giờ đây là “chúa chổm” Fantasia, sẽ nghiêm trọng đe dọa kinh tế TQ tới mức nào? Câu trả lời không phải là TQ sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính khốc liệt. Mà sự thực là nền kinh tế phụ thuộc vào đầu tư bất động sản phải chấm dứt. Sự thể đó đang đòi hỏi một điều chỉnh cực lớn khiến giới cầm quyền phải đau đầu. Bởi lẽ, lấy gì đây để thay thế đầu tư vào bất động sản, hầu tạo ra nhu cầu?

Bà Trương Mỹ Lan và con đường trở thành tỷ phú (Phần 6)

Trần Đình Triển

16-10-2022

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4 và Phần 5

Tôi trực tiếp trao đổi và kiến nghị với Cơ quan An ninh điều tra Bộ công an (BCA) và Vụ 2 Viện Kiểm sát NDTC: Nếu như nội dung tố cáo của bà Trương Mỹ Lan đối với bà Linda mà tại buổi hỏi cung tôi tham gia cùng Điều tra viên; thì nội dung không có gì mới, đã được Cơ quan CSĐT BCA và Toà Kinh tế TAND TP Hồ Chí Minh làm rõ; vì vậy tôi đề nghị Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát:

Sự suy thoái của kinh tế Trung Quốc đang làm rung chuyển các nền kinh tế châu Á

Economist

Cù Tuấn, biên dịch

23-9-2023

Tóm tắt: Các chính phủ đang gấp rút hạn chế thiệt hại.

Nhìn lại khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 2015

Phạm Sỹ Thành

22-1-2024

Năm 2015, chỉ trong hai tháng, thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc đã trải qua cơn ác mộng lên đỉnh – rơi tự do. Trong nửa cuối tháng 7 đã bốc hơi 30% giá trị vốn hoá thị trường. Quách Thụ Thanh – người đứng đầu cơ quan quản TTCK Uỷ ban Điều tiết Chứng khoán Quốc gia (CSRC) – sau đó đã phải ra đi bởi “những yếu kém về điều hành và phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho tình hình tồi tệ của thị trường”.

Lòng tin giấy bồi

FB Tâm Chánh

3-3-2018

Ảnh: internet

Lòng tin vào hệ thống ngân hàng đang đập những nhịp bấn loạn mong mỏi công lý.

Một khách hàng sử dụng dịch vụ dành cho VIP gửi vào Eximbank 251 tỉ với các bước thủ tục rút gọn. Giám đốc chi nhánh của Eximbank nơi khách hàng giao dịch cuỗm số tiền và trốn mất. Số tiền ấy bị phong toả, người gửi số tiền ấy khởi kiện. Quá trình xử lí của hệ thống vận hành thị trường tiền tệ trong vụ tranh chấp này đã không thể hiểu tay giám đốc cuỗm số tiền ấy từ tay khách hàng hay trong chính nhà băng.

Định nghĩa lại Made in China?

FB Vũ Kim Hạnh

1-7-2018

Logo của Made in China 2025. Và bãi xỉ than nhà máy nhiệt điện TQ ở Trà Vinh. Ảnh: VOV

Hôm thứ sáu 29/6, nói chuyện tại SURF 2018 Đà Nẵng, ông Đại sứ Israel nhấn mạnh, người Do Thái rất tò mò, tôi chúc các bạn thanh niên Việt Nam luôn tò mò. Và sau một thời gian tò mò với nhiều tài liệu, tôi xin cung cấp đôi điều của đề tài mà tôi đang rất tò mò: Made in China 2025.

Lâu nay, made in China là một tên gọi nhạy cảm. Thực phẩm ư? Không, không đáng tin. Người TQ cũng không tin luôn. Hàng công nghệ ư? Thường rẻ, nhanh cập nhật kiểu nhờ… sao chép. Nhiều năm qua, là công xưởng và cũng là trung tâm xuất khẩu của thế giới, người Trung Quốc chỉ được hưởng khoảng 5% giá bán một chiếc iPhone (từ 5 $ đến 10$ trên giá bán từ $500 đến $1000 mỗi chiếc).

Thị trường chứng khoán sụp đổ trong cơn khủng hoảng virus corona và giá dầu

Vũ Ngọc Yên

15-3-2020

Với diễn biến khó lường của dịch Covid-19, cùng với việc giá dầu thế giới giảm kỷ lục hơn 30% vì cuộc tranh chấp giá giữa Ả Rập Saudi và Nga, đã khiến thị trường chứng khoán nhiều nước trên toàn cầu trong phiên giao dịch đầu tuần (9/3 – 13/3) sụt giảm kỷ lục.

Góp ý với Chính phủ về giãn cách xã hội sau ngày 15/4/2020

Trần Vũ Hải

14-4-2020

Hiện nhân dân và doanh nghiệp rất quan tâm về hiệu lực Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ “cách ly xã hội” nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19 sau ngày 15/4/2020. Được biết Chính phủ đang thu thập ý kiến các ban ngành, các giới về việc này, nên với tư cách một công dân, tôi có mấy ý kiến, đề nghị như sau:

“Đạo cao một thước thì ma cao một trượng”

Trần Phi Tuấn

14-1-2022

Nếu năm 2020 các doanh nghiệp Việt Nam phát hành khối lượng trái phiếu trị giá 466.826 tỷ đồng, thì năm 2021, con số này là 560.757 tỷ đồng, bất chấp đại dịch tàn phá kinh tế, xã hội.

Crédit Suisse bị xoá sổ!

Lâm Bình Duy Nhiên

19-3-2023

Họp báo khẩn cấp của chính phủ Liên bang Thuỵ Sĩ về việc “giải cứu” ngân hàng Crédit Suisse.

VTV và Nhà xe Thành Bưởi

Huy Đức

27-10-2023

Lực lượng Công an và Thanh tra giao thông mà “tiến hành khám xét trụ sở chính Công ty TNHH Thành Bưởi tại quận 5” thì số phận của Nhà Xe này có vẻ như đã “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng, tối qua khi xem một phóng sự của VTV thì thật buồn.

VinFast và cuộc đua xe điện

Nguyễn Huy Vũ

22-4-2024

Cuộc đua xe điện ở Trung Quốc đang tới hồi khốc liệt. Tesla đã giảm giá xe, đưa mẫu Model 3 bán ở Trung Quốc xuống còn 32.000 đô la Mỹ. Trong khi đó, Xiaomi cũng vừa cho ra mắt mẫu xe điện mới của mình SU7 dựa theo mẫu xe sang của Porsche Taycan, với giá dưới 30.000 đô la Mỹ. Một lần sạc của SU7 được quảng cáo có thể đi tới 800 cây số.

Nợ? Không lo! Đã có dân trả

Blog VOA

Trân Văn

20-11-2017

Đồng hồ nợ công của tạp chí The Economist nêu con số nợ công của Việt Nam vào ngày 16/7/2017 là hơn $94 tỉ. Hình: Trích từ website của The Economist

11 bộ (Kế hoạch – Đầu tư, Tài nguyên – Môi trường, Khoa học – Công nghệ, Giao thông – Vận tải, Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Thông tin – Truyền thông, Công Thương, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Xây dựng), chính quyền hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và hai tập đoàn nhà nước là Than – Khoáng sản (TKV), Điện lực (EVN), vẫn chưa khảo sát xong và chưa có báo cáo cuối cùng về dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Việt Nam thì 11 bộ, chính quyền hai tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và TVN, EVN sẽ phải kháo sát, báo cáo về năm khía cạnh có liên quan tới dự án này: Chủ trương, hiệu quả sử dụng vốn, công nghệ, thị trường, sản phẩm.

Gửi ông Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng!

FB Trần Ngọc Lam Giang

15-4-2018

Ảnh: internet

Trước khi nói đến Luật Thuế tài sản đang gây phản ứng trong dư luận qua đề xuất nện thêm thuế với nhà ở trên 700 triệu, xe ô tô trên 1,5 tỉ, việc hàng chục năm qua, Bộ Tài chính áp thuế xe ô tô tới 200%, 300% tuỳ theo dung tích đã là việc kéo lùi lịch sử, kéo lùi văn minh, là điều không thể chấp nhận nổi.

Như tôi đã nói ở rất nhiều bài viết cả trên báo lẫn mạng xã hội này, việc áp thuế ô tô gấp 3 lần giá trị thực không những không hạn chế được lượng ô tô, không những không tạo ra động lực cho việc phát triển hạ tầng giao thông mà còn trái lại.

Chuyện doanh nghiệp quốc doanh và tình hình kinh tế ảm đạm

BTV Tiếng Dân

19-6-2019

Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: PVN dùng nguồn tiền nào ‘giải cứu’ dự án thua lỗ ngàn tỉ?  Bài viết lưu ý, Nhà máy xơ sợi Đình Vũ, một trong các dự án được đầu tư ngàn tỉ để rồi lỗ ngàn tỉ, hoạt động trở lại không phải nhờ nội lực của PVTEX, mà từ khoản tiền lên tới cả trăm tỉ đồng được PVN “bơm” thông qua một kế hoạch được gọi là “giải cứu”. Dù quan chức PVN đã cảnh báo rằng, sẽ có những rủi ro trong trường hợp doanh nghiệp phá sản.

Nhìn lại kinh tế ngầm ở Việt Nam

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

24-8-2020

Phần 1: Giải mã hiện tượng kinh tế ngầm

Kinh tế ngầm là một chủ đề khó, không chỉ với những người ngoại đạo mà còn với các chuyên gia kinh tế và quản trị kinh doanh. Trong khi tài liệu tham khảo về kinh tế ngầm còn thiếu, quan niệm về kinh tế ngầm có nhiều bất cập. Điều đó phản ánh bản chất phức tạp và khó nắm bắt của kinh tế ngầm. Gần đây các chuyên gia tuy đề cập nhiều hơn đến quy mô và tầm quan trọng của kinh tế ngầm, nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về động cơ và phương pháp thống kê. Bức tranh về kinh tế ngầm vẫn còn nhiều ẩn số, cần được giải mã để làm rõ hơn.

Các cây xăng và bệnh viện đình công trá hình!

Mai Bá Kiếm

10-10-2022

Hôm qua, báo đăng có 54 cây xăng ở TP.HCM đồng loạt ngưng bán. Quản lý thị trường (QLTT) kiểm tra, không có cây xăng nào còn xăng mà ngưng bán. Hôm nay, ở P. Tân Thuận Đông có 3 cây xăng, tôi thấy 2 cây đóng cửa.

VinFast vận động Thống đốc Cooper tăng tốc xử lý khoản vay liên bang để tránh ‘gây thêm’ chậm trễ

The News & Observer

Cù Tuấn, biên dịch

6-8-2023

Giám đốc điều hành VinFast Lê Thị Thu Thủy và Thống đốc Roy Cooper vỗ tay trong buổi lễ khởi công hôm thứ Sáu, 4 tháng 8 năm 2023 tại địa điểm tương lai của nhà máy VinFast ở Moncure. Ảnh trên mạng

Nhiều tháng trước lễ động thổ vào tuần trước đối với nhà máy trị giá 4 tỷ đô la như đã hứa của nhà sản xuất ô tô Việt Nam VinFast tại Chatham County, hồ sơ cho thấy công ty này đã tìm kiếm sự giúp đỡ của thống đốc bang North Carolina để đảm bảo có thêm tiền mặt cần thiết “để hoàn thành dự án mà không bị chậm trễ thêm”.

Bơm tiền và tăng… ‘chưởng’!

Blog VOA

Trân Văn

5-12-2023

Bất kể khuyến cáo của các chuyên gia kinh tế cả trong lẫn ngoài Việt Nam, giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn xem tăng trưởng GDP như một thứ trang sức để chứng tỏ sự “sáng suốt và tài tình” của cả cá nhân lẫn hệ thống.

Đầu năm “chém gió” hiệu xe VinFast

Phương Thơ

2-1-2018

Mẫu xe của VinFast được độc giả Việt Nam lựa chọn nhiều nhất. Ảnh: internet

Trong hành động đầu năm mới Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “chém gió” về xe hơi thương hiệu Việt Vinfast, và họ khoe khoang thành tích Tập đoàn Vinfast  này sẽ chuẩn bị sản xuất 100.000 – 200.000 xe/năm. Đến 2025, công suất xe VinFast được nâng lên 500.000 chiếc. Và hiệu xe  VinFast của VinGroup sẽ hướng đến quy mô dẫn đầu về sản xuất xe và xuất khẩu xe hơi tại Đông Nam Á, với thương hiệu Việt, là một thương hiệu VN nổi tiếng tinh khiết, đẳng cấp, được tôn trọng, được đáng giá cao trên thế giới,…

Chúng ta không phải mèo & Hải âu

FB Mai Quốc Ấn

18-5-2018

Ảnh: internet

Thông tin làm tôi bất ngờ nhất chính là việc “Các bộ đồng loạt cảnh báo Bộ Tài chính tăng thuế môi trường xăng dầu”. Khi xăng dầu tăng nghĩa là mọi thứ sẽ tăng! Các Bộ khác nhận ra điều này thì Bộ Tài chính chắc cũng có thể nhận ra…

Thêm 4.000 thuế môi trường được Bộ Tài chính lý giải là đưa giá xăng đang còn thấp lên ngang với một số nước. Nhưng hãy so GDP và các chỉ số phát triển xã hội, con người, môi trường,.v.v.. để thấy Việt Nam kém ra sao.

Vietcombank hãy ngưng phong tỏa tài khoản khách hàng

LTS: Ngay sau khi có thông tin Vietcombank thông báo miệng “phong tỏa tài khoản” của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh – mà lý do được cho đây là tiền phúng viếng cụ Lê Đình Kình, trên mạng xã hội Facebook, nhiều cá nhân đã kêu gọi Ngân hàng này xem xét lại, đồng thời nói rằng sẽ tẩy chay nếu phía Vietcombank không ngừng phong tỏa tài khoản cho bà Nguyễn Thúy Hạnh.

Tiền trong dân còn nhiều, Tập đoàn nhà nước tha hồ thua lỗ

Mai Bá Kiếm

20-10-2021

Đọc tin 79 doanh nghiệp nhà nước báo lỗ tổng cộng 15.412 tỉ đồng, trong đó có Vietnam Airlines (VNA) lỗ 11.178 tỷ, tôi nhớ lời ông Vương Đình Huệ nói “Tiền trong dân còn nhiều” mà cảm thấy lạnh xương sống, sợ sau dịch cúm Tàu người dân mắc dịch “viêm màng túi”!

Kế hoạch của Việt Nam nhằm làm giảm sự thống trị về đất hiếm của Trung Quốc

Reuters

Cù Tuấn, biên dịch

26-9-2023

Tóm tắt:

* Việt Nam có kế hoạch khởi động lại mỏ đất hiếm lớn nhất vào năm tới.

* Đông Pao là một trong những mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới, thu hút sự quan tâm của nước ngoài.

VinFast, mạng xã hội Việt Nam và “giao tiếp bạo lực”

Nguyễn Quốc Tấn Trung

30-1-2024

Donut Media là một kênh được ưa thích của giới chơi xe Hoa Kỳ với gần 9 triệu lượt người đăng ký.

Thủ tướng Việt Nam ‘tự thóa mạ’ khi nhận định về kinh tế

Người Việt

3-7-2017

Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: giaoduc.net

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trong cuộc họp giữa chính phủ với giới lãnh đạo chính quyền các địa phương, thủ tướng Việt Nam tự thóa mạ mình dối trá khi đưa ra hàng loạt nhận định mâu thuẫn với nhau.

Theo tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Hai, 3 Tháng Bảy, chính phủ Việt Nam họp suốt ngày để thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội trong sáu tháng đầu năm 2017 và định hướng cho hoạt động của bộ máy công quyền trong sáu tháng sắp tới.

Ở đâu ra từ THU GIÁ quái đản?

Nguyễn Vạn Phú

19-3-2018

Không được độc quyền chữ “phí”

Mỗi lần nhìn thấy cụm từ “thu giá”, người viết bài này không khỏi nổi gai ốc vì sự xâm phạm thô bạo tiếng Việt bởi từ đời thuở nào tiếng Việt của chúng ta có cách nói như thế này. Căn do là bởi những người liên quan đến Luật Phí và lệ phí cứ khăng khăng bám vào từng câu chữ của luật này để giành lấy quyền sử dụng từ “phí” và “lệ phí” chỉ trong một số trường hợp luật có quy định; còn lại phải gọi là giá dịch vụ hết thảy.

Để khỏi trích dẫn dài dòng định nghĩa từ “phí” và “lệ phí” ghi trong luật, chúng ta biết chỉ dùng “phí” và “lệ phí” khi liên quan đến dịch vụ công và có trong danh mục ban hành kèm theo luật. Vì thế tiền chúng ta trả khi sử dụng các con đường xây theo dạng BOT không được gọi là phí vì không phải dịch vụ công và không nằm trong danh mục phí. Đơn giản vậy thôi và nghe qua cũng khá hợp lý!

Thế nhưng những người nằng nặc đòi công chúng phải sử dụng cụm từ “thu giá” phải hiểu một điều rất quan trọng: định nghĩa từ ngữ như trong luật là chỉ để dùng trong luật (Luật Phí và lệ phí cũng ghi rõ: “Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:) Luật định nghĩa xong không có nghĩa xã hội từ nay không được dùng “phí” và “lệ phí” theo cách xã hội đã dùng bấy lâu nay.

Trước đây tại Quốc hội nhiều đại biểu hay nói “phí chồng lên phí” nay những đại biểu này nếu phát biểu lại, e phải chuyển sang dùng “giá chồng lên giá”! Các nơi từng in tờ rơi giới thiệu “biểu phí dịch vụ”, “phí giao dịch môi giới”, “biểu phí dành cho khách hàng cá nhân”… nay phải sửa lại hết sao.

Chỉ cần nhìn hai ví dụ sau đây, chúng ta sẽ thấy ngay việc độc quyền từ “phí” nó phi lý như thế nào. Lâu nay ai cũng nói “viện phí” và “học phí”. Nay chiếu theo danh mục tiền đóng cho bệnh viện hay trường học không hiện diện nên không được gọi là phí nữa. Và theo những người chủ trương “thu giá”, không lẽ bây giờ chúng ta phải nói “viện giá” và “học giá” theo họ? Chắc chắn không có chuyện này, vậy tại sao cứ đòi dùng “thu giá”.

Nói tóm lại, mỗi từ thường có nhiều nghĩa; “phí” và “lệ phí” như định nghĩa trong luật là một trong những nghĩa này. Bộ Giao thông Vận tải cứ dùng theo luật và xã hội cứ dùng theo các nghĩa khác của từ “phí” mà tự điển đã ghi nhận. Như từ “học phí”, đố ai cấm được và đòi thay bằng giá?

Điểm thứ hai, cho dù rạch ròi như cách hiểu của những người chủ trương nói “thu giá” thì cách hiểu và áp dụng Luật Phí và lệ phí của họ cũng có vấn đề. Trong phụ lục số 2 kèm theo luật, là danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ, “phí sử dụng đường bộ” được chuyển thành “dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh”. Tức trước nói “thu phí” thì nay phải nói là “thu tiền dịch vụ…” chứ sao lại gọi là “thu giá”.

Giá là biểu hiện trị giá của hàng hóa hay dịch vụ; còn khi mua bán, trao đổi, nó chuyển thành tiền hay các đơn vị đo lường khác của giá. Một căn nhà có giá 1 tỷ đồng hay 100 lượng vàng thì khi mua người mua trả tiền hay trả vàng để nhận nhà; người bán thu tiền hay thu vàng để giao nhà chứ có ai nói trả giá hay thu giá!

Lấy một ví dụ đơn giản khác trong danh mục này, phí trông giữ xe được chuyển thành dịch vụ trông giữ xe. Bạn đến gởi xe tại một bãi giữ xe, trước đây bạn nói trả phí giữ xe nay ắt do thói quen bạn cũng sẽ giữ nguyên cách nói này. Quan chức, để đúng theo luật, sẽ nói thu tiền giữ xe? Giá dịch vụ giữ xe là tên gọi cho biết dịch vụ đó tốn bao nhiêu tiền; còn khi miêu tả hành động thanh toán giá dịch vụ này, người ta sẽ nói trả tiền, thu tiền chứ có ai nói “trả giá” “thu giá” đâu?

Cho dù nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, dùng từ cho chính xác theo luật thì cũng nên viết cho đúng tiếng Việt. Chẳng hạn, chi phí cho việc khám chữa bệnh gọi là giá dịch vụ khám chữa bệnh chứ không dùng phí như trong cụm từ phổ biến “viện phí” nữa thì cũng nên nói thu tiền dịch vụ chứ đừng o ép tiếng Việt đẻ ra cái cụm từ “thu giá” không giống ai.