Cứ phá nát giáo dục rồi đổ lỗi cho chế độ!

Chu Mộng Long

6-11-2023

Nhiều bạn chuyển cho tôi bài viết của một Phó giáo sư tiến sĩ Viện Văn và hỏi tôi, rằng lập luận của ông ấy đúng hay sai? Mấy dòng thôi, tôi đọc nhanh, cái còn lại là buồn, cả khinh, vì đó là người quen biết. Trong phần còm hưởng ứng bên dưới còn có rất nhiều những người quen biết khác, trong đó có cả người thân và từng là thầy tôi.

Nghiên cứu khoa học và Liêm chính khoa học

Nguyễn Hồng Vũ

6-11-2023

Mấy hôm nay, tên của PGS.TS Đinh Công Hướng, giảng viên Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, thành viên Hội đồng ngành toán Quỹ Nafosted (Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia), được nhắc đến trên khắp các phương tiện truyền thông, và là đề tài bàn luận của nhiều chuyên gia, cũng như người bình dân về một vấn đề “nghe có vẻ” nghiêm trọng, đó là vị GS này đã “vi phạm” liêm chính khoa học trong quá trình nghiên cứu.

Để trả lời cho vấn đề này, anh Hướng chỉ cho biết “Tôi làm vậy để kiếm tiền, cải thiện kinh tế, kiếm thêm thu nhập, mong muốn đời con mình sẽ được cải thiện hơn”. Ngoài ra, anh cũng nhanh chóng nộp đơn xin rút khỏi Hội đồng ngành toán Quỹ Nafosted.

Vụ mua bán bài báo khoa học để xếp hạng đại học: Ai có tội to nhất?

Chu Mộng Long

4-11-2023

Nhìn bề ngoài, PGS. Đinh Công Hướng có hơn 40 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế, rất đáng nể. Trường Đại học Quy Nhơn chỉ tính giờ nghiên cứu khoa học và có thưởng, nhưng không đáng kể. Đó là lí do ông Hướng bán phần bài báo thừa của mình cho trường nào trả ông nhiều tiền. Nghe cái lí này, một cách cảm tính, nhiều người cho rằng ông Hướng vô tội.

Một số ngụy biện bao che

Nguyễn Đình Cống

4-11-2023

Đó là những ngụy biện nhằm bao che cho những người chịu trách nhiệm chính trong việc làm suy thoái nền giáo dục (GD). Các ngụy biện này được dùng trong bài của GS Lê văn Canh, đăng trên báo VietNamNet ngày 1-11-2023 dưới nhan đề “Những nghịch lý giáo dục trong nền kinh tế thị trường”. Ngụy biện theo kiểu “Lập lờ đánh lẫn”.

Sách giáo khoa và trách nhiệm nhà nước

Huy Đức

2-10-2023

Ảnh chụp màn hình bài báo Thanh Niên

Tôi đang tự hỏi, tại sao đã “được lời” của ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh mà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo [GD-ĐT] Nguyễn Kim Sơn lại không triển khai “biên soạn một bộ sách giáo khoa [SGK]”.

Sao không lột truồng đứa mua dâm?

Chu Mộng Long

2-11-2023

Tôi thường phẫn nộ các vụ mua bán dâm, trong khi kẻ mua dâm bị giấu kín thì người bán dâm bị bắt hoặc bị phơi mặt ra trước công luận. Điều này không chỉ trái với đạo đức mà còn trái với quy luật cung – cầu. Cầu quyết định cung, nhưng cầu thì thường vô can!

Triết lý vặt

Thái Hạo

2-11-2023

Trong nhà trường, ngoài câu “Ta chỉ là chiếc lá – việc của mình là xanh” thì còn nhiều câu khác tương tự nữa mà giáo viên thường hay mang ra để giáo huấn học trò như một phương châm sống đầy tâm đắc, tỉ như “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó – Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”. Tôi gọi đó là triết lý vặt.

Ai phải chịu trách nhiệm chính về sự suy thoái của giáo dục

Nguyễn Đình Cống

1-11-2023

1. Sơ lược tình hình

Tại sao ra đề mở mà học sinh không làm được bài?

Chu Mộng Long

29-10-2023

Từ “học sinh” tôi dùng ở đây không chỉ là trẻ em ở phổ thông mà cho cả các cấp học, kể cả giáo sư tiến sĩ đi thi. Như thi giảng viên chính, thi chính trị chẳng hạn.

Mới toanh: Báo động cải cách giáo dục bị phá sản

Chu Mộng Long

28-10-2023

Truyền thông im tịt. Chỉ vài ý kiến truyền tai. Cho nên vấn đề còn mới toanh!

Đề thi cho Tại chức

Chu Mộng Long

27-10-2023

Nhà trường yêu cầu ra đề thi, đáp án gửi cho Phòng Khảo thí, người ra đề phải ký niêm phong. Vậy mà học viên cứ nhắn tin hoặc điện thoại léo nhéo xin đề.

Ngay tiêu đề bài báo đã sai

Thái Hạo

26-10-2023

Ảnh chụp màn hình

Cái sai thứ nhất là về tiếng Việt: Rối, rườm, không chặt chẽ. Thêm nữa, hai chữ ‘vừa lòng’ trong câu hỏi này rất dễ gây… xung đột, vì trong tiếng Việt một khi hỏi “Tôi phải làm gì để anh/ chị vừa lòng đây” thì đó không phải một câu hỏi thiện chí, nó mang tính trách móc, chỉ trích và công kích.

Phong trào…

Thái Hạo

25-10-2023

Đêm qua, lúc 22h15, VTV1 phát chương trình ‘Vấn đề hôm nay’ với chủ đề “Nỗi khổ hoạt động ngoại khóa”, khách mời là PGS Trần Thành Nam (Phó hiệu trường trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội).

Phụ huynh tham gia chọn sách giáo khoa, nên hay không?

Thái Hạo

23-10-2023

Theo dự thảo thông tư mà Bộ Giáo dục vừa công bố, từ năm học tới, không những nhà trường (bản chất là giáo viên) sẽ được chọn sách giáo khoa (SGK) để sử dụng cho cơ sở giáo dục của mình, mà phụ huynh cũng sẽ được tham gia vào công việc này. Điều ấy có vẻ đang khiến nhiều người băn khoăn.

“Lưỡng” và “Chôm”

Tuấn Khanh

22-10-2023

Trong ngôn ngữ bình dân của miền Nam, hay còn gọi là tiếng lóng của nhiều thập niên trước – lưỡng và chôm – thường được biết đến với cách định nghĩa khác nhau.

Cảm xúc Đất rừng phương Nam

Lâm Bình Duy Nhiên

19-10-2023

Hồi nhỏ, tôi say sưa đọc Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Đó chắc chắn là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn người Mỹ Tho, của miền đất Nam Bộ bình dị và ngạt ngào thương yêu.

Phim “Đất rừng phương Nam”: Cuộc chiến không hồi kết, trường học nhảy vô làm gì, dính miểng!

Cù Mai Công

17-10-2023

Suốt mấy ngày nay, cuộc đại chiến trên (phim) “Đất rừng phương Nam” coi bộ bất phân thắng bại. Thú thật là nghe các bên trình bày, tôi thấy bên nào từ góc nhìn của bên mình, cũng có lý.

Một “case” thú vị, hay là một bài học về cách ứng xử trên mạng xã hội

Lê Nguyễn

17-10-2023

Chuyện thật bất ngờ: Chiều nay mình tình cờ đọc trên trang Facebook của bạn Han Phan nhiều bài thơ khá hay, trong đó, mình thích nhất bài thơ này:

Triết lý vớ vẩn!

Mạc Văn Trang

16-10-2023

Lâu nay trên mạng xã hội, nhiều ý kiến phê phán, tranh cãi về Sách giáo khoa (SGK) Cánh Diều. Tôi không ý kiến gì vì không có cuốn sách nào trong tay, cũng chả đi mua sách làm gì, vì không có cháu nào là học sinh.

Tiếng Việt đang bị khinh thường?

Thái Hạo

15-10-2023

Tiếng Việt có quan trọng không? Quan trọng, nếu không nói là vô cùng hệ trọng.

Câu thần chú ‘văn học là nhân học’

Thái Hạo

15-10-2023

Khi tôi nêu quan điểm rằng môn Ngữ văn là môn dạy tiếng Việt, (trong đó có một mảng là tiếng Việt nghệ thuật – tức tác phẩm văn chương) thì lại gặp ngay cái câu nói đã như thành kinh thánh trên miệng nhiều người: Học văn là học làm người!

Học văn là học cái gì?

Thái Hạo

14-10-2023

Câu hỏi này có vẻ ngớ ngẩn, nhưng lại rất cần được trả lời một cách nghiêm túc. Vì sao? Vì rất nhiều người đang hiểu và mang trong mình một quan niệm không suy xét, rằng môn Văn (Ngữ văn) là học các tác phẩm văn chương (để “làm người”, để bồi đắp tâm hồn abc này nọ), và coi đó như tất cả những gì thuộc về môn Văn.

Sự thực không hẳn như thế. Học văn là để biết sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo, hiệu quả.

Ngôn ngữ (tiếng Việt) có 6 dạng phong cách cơ bản, bao gồm: Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật, Phong cách ngôn ngữ Báo chí, Phong cách ngôn ngữ Chính luận, Phong cách ngôn ngữ Hành chính, Phong cách ngôn ngữ Khoa học. Nghĩa là dạng văn bản nghệ thuật (văn chương) chỉ là 1 trong 6, chứ không phải tất cả như nhiều người đang lầm tưởng.

Vì thế, học môn Văn trong nhà trường là để biết cách nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt thuộc cả 6 dạng phong cách ấy sao cho đúng, hấp dẫn, lôi cuốn, và hiệu quả. Những ai coi rằng học Văn chỉ là để phân tích, cảm nhận và bay bổng cùng tác phẩm văn chương, người đó đang vô hình trung thu hẹp chức năng của môn học này một cách đáng kinh ngạc.

Thậm chí, việc đọc và viết [về] tác phẩm văn chương còn chưa hẳn đã quan trọng bằng sự thành thạo đối với 5 dạng phong cách còn lại. Vì văn chương nghệ thuật là một phương diện thuộc về năng khiếu và không hoặc rất khó bắt buộc tất cả phải am tường, nhưng ngôn ngữ báo chí, nghị luận, hành chính, khoa học thì dứt khoát phải được trang bị, vì nó gắn với đời sống hàng ngày và có vai trò to lớn trong sự phát triển của cá nhân, về mọi mặt.

Thu hẹp môn Văn lại trong việc học các tác phẩm văn chương là một sai lầm tai hại, vì nó gây ra sự khiếm khuyết và đồng thời đổ gánh nặng lên vai tất cả học sinh một cách không cần thiết. Văn chương (với tư cách là một môn nghệ thuật) nên được giáo dục theo hướng cá thể hóa, chứ không phải cào bằng.

Vậy làm sao để học tốt văn theo nghĩa là 6 phong cách như đã liệt kê? Có phải cứ suốt ngày ngâm nga thơ phú và miệt mài phân tích hình tượng nhân vật với các thủ pháp nghệ thuật đủ loại thì sẽ thành giỏi văn? Không, không hẳn.

Ngoài việc hiểu nghĩa của từ như trong từ điển, biết viết câu cú đúng ngữ pháp, biết tạo lập văn bản đúng phong cách… mà môn Ngữ văn phải trang bị cho học sinh, thì tư duy là tối quan trọng. Không phải cứ dân chuyên văn thì sẽ viết hay, nói giỏi. Những người làm khoa học tự nhiên ở trình độ cao và có thành tựu rõ ràng thường viết rất hay, cho dù là viết về một vấn đề xã hội cách rất xa với chuyên ngành của họ.

Chính tư duy độc lập và suy nghĩ tự do đã khiến người ta làm chủ được ngôn từ, sai khiến chữ nghĩa như vị tướng cầm quân. Ê a ngâm ngợi suốt ngày mà không chịu suy nghĩ , truy tầm ý nghĩa và xây dựng quan điểm cá nhân thì thì dù có đọc hàng vạn tác phẩm văn học thì rốt cuộc cũng chỉ viết ra những bài văn mẫu vô hồn và sáo rỗng mà thôi.

Tình trạng sa sút ngày nay của chất lượng sử dụng tiếng Việt nơi người Việt từ báo chí đến lời ăn tiếng nói hàng ngày, có nguyên nhân không phải chỉ từ sách giáo khoa, mà quan trọng hơn là tự một nền tảng xã hội không khuyến khích suy nghĩ, bóp nghẹt tư duy, định hướng tư tưởng và áp đặt quan điểm. Khi người ta không được phép nghĩ khác, nói khác thì tất yếu ngôn từ sẽ bị vô hiệu hóa và dần bị hủy hoại. Những câu nói ngu ngơ, những bài báo ngố tàu, những phát biểu rối rắm ngờ nghệch, những bài viết lủng củng…cứ thế mà phơi ra và tràn ngập.

Cho nên, theo tôi, cái cần làm nhất là khuyến khích suy nghĩ độc lập, kích thích tự duy tự chủ, tạo mọi điều kiện cho nhau nói ra suy nghĩ mà không chụp mũ, gán ghép và đấu tố nhau. Song song, phải vận động cho một tiến trình dân chủ hóa được thúc đẩy nhanh hơn để làm nền tảng văn minh cho sự độc lập cá nhân và từ đó, làm giàu có tiếng mẹ đẻ.

Không có triết lý về “trí dục” và “đức dục” thì đừng viết sách giáo khoa!

Mai Bá Kiếm

14-10-2023

Hổm rày, theo dõi các bài phản biện về kiểu biện bạch của GS Nguyễn Minh Thuyết trong việc lạm dụng phương ngữ và ngụ ngôn trong sách Tiếng Việt 1 – bộ Cánh Diều, tôi ngộ ra Nguyễn Minh Thuyết chủ biên và các giáo sư viết sách không có một chút triết lý sư phạm gì ở trong đầu họ!

Học sinh bị tâm thần: Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?

Chu Mộng Long

13-10-2023

Tôi nói tôi dừng lại việc phơi bày cái sai trong sách giáo khoa phổ thông không có nghĩa là dừng lại hoàn toàn. Dừng lại vì trong cái thì hiện tại đang tiếp diễn, phơi bày bộ sách này thì đám Diều hâu ở bộ sách khác có lợi trong cuộc cạnh tranh bẩn thông qua giới truyền thông bẩn, truyền thông ngụy biện.

Đôi điều trao đổi với ông Giản Tư Trung

Nguyễn Đình Cống

13-10-2023

Tiến sĩ Giản Tư Trung là Hiệu trưởng trường doanh nhân PACE, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục IRED. Ông được gọi là “Nhà hoạt động giáo dục”. Vừa qua, tôi rất thích thú xem video “bàn về sự học” (Vì sao học giỏi mà vẫn nghèo) do ông trao đổi với một phóng viên. Đó là môt video rất hay từ đầu đến cuối khi ông lý giải nhiều vấn đề về Đạo học.

Nói “chưa chuẩn mực” với hiện tượng chưa chuẩn mực là chưa chuẩn mực

Nguyễn Huy Cường

12-10-2023

Chưa bao giờ tôi phải dùng cái tựa đề dài lê thê như vậy. Nhưng đây là vấn đề. Trước tới nay anh chị em đã phải nghe đến … quen tai cụm từ “đúng quy trình” cho những sai phạm hai năm rõ mười rồi bên sai cãi chày cãi cối, đổ cho hai ba chữ “ đúng quy trình” là … xong.

Nói nhanh: Giải mù cho bạn đọc rơi vào mê hồn trận ngụy biện

Chu Mộng Long

12-10-2023

Bị thách chứng minh bài thơ “Bắt nạt” dở, tôi phải hao tổn chân khí mà viết một bài dài, chứng minh nó dở toàn diện. Hao tổn chân khí ngang với ngửi mùi hôi từ thứ cặn bã.

Nguy cơ chương trình giáo dục quốc gia bị nuốt chửng?

Thái Hạo

13-10-2023

Theo quan sát của tôi, năm học này TPHCM là địa phương có những thay đổi đáng ghi nhận trong giáo dục, từ những quyết định mạnh dạn về mặt chuyên môn như không kiểm tra miệng đầu giờ, đến không giao bài tập về nhà. Đây là những thao tác đúng đắn để rút ngắn khoảng cách về sự tiến bộ với các nền giáo dục văn minh.

Mấy ý nghĩ từ bài thơ Bắt nạt

Thái Hạo

11-10-2023

Đây không phải lần đầu tiên bài thơ Bắt nạt trở thành chủ đề cho những phê phán, tranh cãi. Trước đó, năm 2021 nó từng nổi lên và ồn ào đối với một tác phẩm văn học bị cho là kém chất lượng nhưng lại được đưa vào sách giáo khoa. Tôi có mấy ý nghĩ thế này.

Lý lẽ kỳ cục

Thái Hạo

10-10-2023

Về chuyện dạy thêm – học thêm, nhiều nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục địa phương lập luận mấy điểm kỳ cục như sau: