43 năm sau 30/4, đất nước hiện ra sao?

Blog VOA

Bùi Tín

17-4-2018

Đây là câu hỏi rất quan trọng, mỗi công dân có trách nhiệm, từ quan chức đến phó thường dân, cần chung sức góp ý để đạt đồng thuận chung nhằm đưa đất nước khỏi bế tắc và lạc hậu hiển nhiên hiện nay.

Không một ai có trách nhiệm có thể cho rằng từ sau ngày 30/4 gọi là ngày “Giải phóng miền Nam Thống nhất Tổ quốc”, đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, toàn dân đã được hưởng trọn vẹn độc lập, tự do dân chủ nhân quyền, bình đẳng và hạnh phúc.

Cần một tầm nhìn mới: Tầm nhìn thế giới, nhân loại và thời đại (Phần 1)

Tạ Dzu

2-1-2020

Thẹn những bác i ô chi lải nhải

Mải sân Trình, cửa Khổng, mải Ba lê!

Mộng hầu quan tứ xứ lạc đường quê

Quê nước ở trong hồn người tự chủ.

Cả Lú ngoại truyện

Nguyễn Tiến Dân

24-4-2018

1- Ai mà chẳng biết, lãnh đạo của “Đảng ta”, toàn một lũ tốt bụng. Tốt đến mức, chúng vắt óc thiết kế ra một cái thiên đường và đặt cho nó một cái tên thật mỹ miều: “Xã hội Chủ nghĩa”. Sau đó, dùng vũ lực, để lùa tất cả chúng ta vào. Trong khi, cả lò – cả ổ nhà chúng dạt ra và chỉ dám đứng ở bên ngoài. Tận cùng của sự khốn nạn, chúng còn bảo nhau cài số lùi, để chạy ngược vào mà sống trong cái mô hình “địa ngục của trần gian” – vốn dĩ, là lãnh địa, chỉ dành riêng cho bọn Tư bản thối nát. Không nghe và không đi theo Đảng, cũng chẳng được. Chúng cho ăn, mới được ăn. Chúng cho nói, mới được mở miệng. Tệ nhất, chúng chưa cho làm, đố ai dám “bung ra” một cách xô bồ và lộn xộn như bây giờ.

Chính nghĩa ở đâu?

Trịnh Bá Phương

10-1-2020

Hàng nghìn cảnh sát cơ động đã tấn công thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội lúc 4h sáng ngày 9/1/2020. “Trận đánh đẹp” khiến ít nhất 5 công an bỏ mạng (chưa kiểm chứng) và nhiều người dân thương vong.

Chiến tranh và ký ức về chiến tranh

FB Nguyễn Hưng Quốc

29-4-2018

Sinh Bắc tử Nam Ảnh: © Bettmann/CORBIS

Trong các môn tôi dạy tại trường Victoria University ở Melbourne, Úc, có một môn tập trung vào chiến tranh Việt Nam: “Nhiều Việt Nam: Văn hóa Chiến tranh và Ký ức” (Many Vietnams: War Culture and Memory).

Hai mặt của truyền thông

Trịnh Kim Tiến

15-1-2020

Rất nhiều người ban đầu tin rằng dân Đồng Tâm là bọn khủng bố, không phải chỉ vì sự tuyên truyền láo của dư luận viên mà còn vì những livestream trước đó của anh Lê Đình Công, con trai cụ Kình và cụ Hiểu.

Trong livestream quả thực có sự manh động, quả thực có hơi hướng của bạo lực, nhưng nghe kỹ sẽ thấy rõ, họ không tự nhiên đòi đi giết người. Họ nói nếu cố tình đàn áp, cướp đất họ sẽ chiến đấu đến cùng, sẽ cho 300, 400 tên cướp “lên đường”. Khủng bố là gì? Là giết người không cần nguyên do. Như vậy tuyên bố này không thể được coi là khủng bố mà là tuyên bố kháng cự đến cùng nếu bị tấn công.

Sự bạo lực trong ngôn từ khiến cho họ đánh mất sự đồng thuận, ủng hộ trong việc giữ đất; tạo cái cớ cho việc tấn công họ vừa qua.

Nhiều người cho rằng họ dại vì đã lên truyền thông tuyên bố những điều có thể gây bất lợi cho họ về sau.

Đúng là do họ “thiếu hiểu biết” nên mới có những phát ngôn như vậy?

Các vị có thấy tên giết người nào muốn giết người mà suốt ngày la lên là tao có nhiều vũ khí lắm, vào là tao giết đấy không?

Tại sao họ dám tuyên bố hùng hồn như vậy trước truyền thông? Bởi vì họ còn tin chính quyền này không dám hiến xác lính để đánh đổi lợi ích đất đai. Bởi vì tin rằng nói như thế chính quyền sẽ sợ họ rồi ko dám xâm chiếm. Họ mượn truyền thông để truyền tải thông điệp quyết tâm giữ đất bằng máu. Đây là cách đấu tranh, nét tính cách đặc trưng của người miền Bắc và của người cộng sản xưa.

Trước những phát ngôn ấy, chính quyền không xử lý, không điều tra theo một trình tự nào, để rồi hôm nay họ dùng những clip ấy chứng minh rằng người dân có tội?

Có ai thấy 20 cái bình gas, 200 lít xăng, xưởng chế tạo bom của cụ Hiểu ở đâu không? Có ai thấy 300, 400 người chết bằng lựu đạn không?

Có 3 người phía chính quyền chết nhưng đến nay còn mập mờ trước các kịch bản đầy mâu thuẫn của Bộ công an.

Trong khi đó, cụ Kình bị bắn thẳng tim, đầu gối bị đứt, người nhà cụ bị bắt gần hết, người ở ngoài thì bị kiểm soát.

Những phát ngôn trong những livestream đó chưa hề trở thành sự thật. Sự thật là đã có một cuộc tấn công tuỳ tiện nửa đêm vào nhà cụ Kình ở thôn Hoành và cụ Kình đã bị giết chết.

Truyền thông luôn có 2 mặt của nó. Khi đăng những livestream kia lên có lẽ người làng Đồng Tâm không nghĩ rằng chúng sẽ trở thành bằng chứng quy chụp họ. Bọn dư luận viên, truyền thông một chiều có thể dùng đó như “bằng chứng” nhưng những người dân khác như chúng ta, những người tay không vũ khí phải hiểu rằng những phát ngôn đó chỉ là sự cùng đường của những con người yếm thế.

_____

Mời xem clip:

Sắp có Chủ tịch nước và Ủy viên Bộ Chính trị mới?

VOA

3-5-2018

Chủ tịch nước Trần Đại Quang được cho là đang phải chữa bệnh. Ảnh: Reuters

Nhiều khả năng sẽ có thay đổi ở vị trí chủ tịch nước và sẽ có thêm một số gương mặt mới được đưa vào Bộ Chính trị tại hội nghị trung ương sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo nhận định của các nhà quan sát bên ngoài Việt Nam.

‘Chương may mắn’, những bị can dự bị và thân phận người Việt

Blog VOA

Trân Văn

22-1-2020

Trang Facebook của “Chương May Mắn.”

Facebooker “Chương may mắn” (Chung Hoàng Chương, 43 tuổi, ngụ tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) đã bị khởi tố vì “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” (1).

Khi Bao Công đi ‘bắt cóc quốc tế’

Blog VOA

Bùi Tín

8-5-2018

TBT Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp Ngoại Trưởng TQ Vương Nghị tại Hà Nội, ngày 2/4/2018. Ảnh: Reuters

Bước vào Hội nghị TƯ 7, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhân vật trung tâm đầy quyền lực để ban phát các chức vụ then chốt nhất của chế độ cho 5 đến 10 năm tới. Ông không nhắc gì đến mong muốn về hưu vì đã 2 lần quá hạn tuổi, yên tâm sẽ còn được phục vụ đảng của ông 2, 3 năm nữa.

Chứng nhân của những điều bất khả

Tuấn Khanh

1-2-2020

Hòa thượng Thích Thanh Tịnh viên tịch ngày 30-1-2020, mang theo mình một phần lịch sử của Phật giáo chân chính Việt Nam, cũng như mang theo một phần đời biểu trưng cho rất nhiều người, trước một bước ngoặt trầm luân của người dân miền Nam Việt Nam.

Cập nhật tình hình Thủ Thiêm

FB Lê Nguyễn Hương Trà

13-5-2018

Ba ngày trước, trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng làm việc với Ban Tuyên giáo Thành úy Tp.HCM. Lý do bạn này đưa ra để báo chí ngừng nói về Thủ Thiêm, là sẽ gây ảnh hưởng chung; vì quy định và các chính sách hay khung pháp lý đối với các dự án, qui hoạch, tái định cư, đền bù.v.v… áp dụng là cho cả nước chứ không riêng gì Tp.HCM.

Tin chính trường: Hoàng Trung Hải mất ghế, Vương Đình Huệ thay thế

BTV Tiếng Dân

8-2-2020

Chiều 7/2/2020, Bộ Chính trị chính thức điều động Phó thủ tướng Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, báo Thanh Niên đưa tin. Còn ông Hoàng Trung Hải không giữ được ghế bí thư thủ đô nữa, mà được phân công làm Phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII, là tiểu ban do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng Tiểu ban.

“Hiệp sĩ” Nguyễn Sin – Đúng nó!

FB Dương Thị Tân

17-5-2018

Mấy ngày nay, cả làng Facebook xôn xao chuyện các “hiệp sĩ” thí mạng cho sự bình yên của “thanh kiếm và lá chắn”. Tôi vốn chẳng thể nhìn nổi cảnh máu me, đâm chém nên chẳng đọc.

Fake news và những kẻ tự diễn biến

Nguyễn Ngọc Chu

18-2-2020

1. Gần đây cộng đồng Mạng có bàn luận về FAKE NEWS. FAKE NEWS muôn hình vạn trạng. Một cách khoa học, muốn xác định FAKE NEWS thì phải tuân theo định nghĩa về FAKE NEWS được đưa ra trước cho từng trường hợp thảo luận.

Người Đàn Bà Góa ở phủ Bình Giang

Nguyệt Quỳnh

21-5-2018

Vĩnh Hưng sưu thuế nặng nề

Bồng con dẫn vợ tôi về quê tôi

(ca dao)

Bà Lê Thị Thảo, một người dân oan Thủ Thiêm, bật khóc và ngất xỉu, trong buổi gặp ĐBQH ngày 9/5/2018. Nguồn: Zing

Tưởng rằng chỉ ở thời Tây, dân ta mới khóc ra máu mắt vì sưu cao thuế nặng. Ngoài đồng thì có thuế ruộng, trong nhà thì phải đóng thuế vườn, rồi đến thuế thân v.v… Nay mới biết ở xã Ân Phong tỉnh Bình Định, người dân nuôi vịt muốn thả vịt ra đồng cho chúng nhặt hạt thóc rơi cũng phải nộp phí cho chính quyền địa phương. Ở xã Thiệu Dương, Thanh Hóa, người dân chăn thả trâu bò cũng phải nộp phí. Phí thả một con trâu lên đến cả 100.000 đồng, còn muốn nuôi trâu lại là chuyện khác nữa, phải đóng tiền cọc cho hợp tác xã từ ba trăm ngàn đến hai triệu đồng!

Viết thêm về tội ác Đồng Tâm

Hoàng Xuân Phú

1-3-2020

Kết thúc phần 2 của bài Tội ác Đồng Tâm, tôi đã viết: Mục đích cao nhất của bài viết này không phải là xác định đích danh thủ phạm giết người, mà là minh oan cho cụ Lê Đình Kình, cùng những người dân Đồng Tâm đang bị giam giữ và sẽ bị đem ra xét xử. Để họ không bị kết án oan sai. Và cũng giúp cơ quan điều tra, xét xử không kết tội oan sai. Hơn nữa, giúp những người quá tin vào cái gọi là thông tin chính thống bình tâm nghĩ lại, tránh lên án và xúc phạm những nạn nhân vô tội.

“Đại biểu nhân dân” hay “đại biểu mafia”?

Trung Nguyễn

29-5-2018

Ở kỳ họp quốc hội lần này, trên mặt báo liên tiếp xuất hiện những lời phát ngôn của các đại biểu Quốc hội khiến người dân cả nước phải cười ra nước mắt. Người ta có thể dễ dàng kể ra như đề xuất của ông Lưu Bình Nhưỡng đoàn Bến Tre là “Cần tiếp tục truy thu thuế của người đã chết”, hay như ông Nguyễn Đức Kiên phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội kiên quyết bảo vệ “trạm thu giá”

Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam

Vũ Quốc Ngữ

11-3-2020

Thông cáo báo chí của Safeguard Defenders

Ngày 11/03/2020: Việc vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử ở Việt Nam trở thành tâm điểm ngày nay với công bố nghiên cứu của Safeguard Defenders mang tên “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam.” Báo cáo này là nghiên cứu đầu tiên về việc chế độ cộng sản Việt Nam thực hành ép buộc người đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc hình sự phải thú tội và sau đó phát lời thú tội này trên truyền hình. Hành động ép buộc thú tội rồi phát trên truyền hình vi phạm các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật quốc tế mà chế độ đã ký kết.

Những đứa trẻ… đầu bạc

Lò Văn Củi

2-5-2018

– Ê, Bảy, bữa qua chở bà già đi đâu hả? Ông Hai xích lô hỏi anh Bảy Thọt.

Anh Bảy cười hihi:

– Dạ, dạ, con chở bà già đi khám bịnh. Nhưng mà bà già vui ghê, nói: Thôi bây “Cho tao xin một vé đi tuổi thơ”, bữa nay Quốc tế 01.06 tao chơi với sắp nhỏ vui vui, biết chừng dễ hết bịnh hơn, nhưng tốn bộn tiền hơn á.

Bao giờ Bộ chính trị họp về Đồng bằng sông Cửu Long?

Nguyễn Ngọc Chu

23-3-2020

I. BỊ BỎ RƠI

Vào thập niên những năm 60 của thế kỷ 20, có cậu học trò miền Bắc đi chăn bò, khi cầm những củ khoai nướng trong gió Bấc rét căm căm, lại thả hồn về một Đồng Tháp Mười ngập tràn lúa gạo chưa bao giờ đặt chân đến.

Gây án oan chỉ bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm: Sự nghiêm minh của pháp luật ở đâu?

Hoàng Dân

6-6-2018

Thử hỏi trên thế giới này, thời đại văn minh này, ở đâu mà nền tư pháp như chúng ta: “Nhiều vụ án có dấu hiệu oan rõ ràng nhưng cứ bị trả hồ sơ, hủy đi hủy lại, kết quả là không khắc phục được vi phạm, không chứng minh được tội phạm nhưng tòa vẫn tuyên bị cáo có tội”Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Xin ông Vượng hỏi ngay vợ con và các cháu của ông, có ai đọc báo Nhân Dân không?

Lưu Trọng Văn

17-4-2020

Báo chí chính thống đưa tin: “Thay mặt Ban Bí thư, ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Thông báo kết luận số 173 -TB/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII về việc mua và đọc báo, tạp chí của Đảng”.

Chính trị Mã Lai: Chiến thắng của tinh thần khoan dung và đại nghĩa

“Nếu Mahathir từng là thủ tướng của Barisan Nasional trên hai thập niên có thể thức tỉnh và lật đổ chính quyền Barisan Nasional tham nhũng thối nát thì liệu sẽ có một lãnh tụ Cộng sản nào xuất hiện như Mahathir ở Việt Nam hay không để lật đổ cái chế độ phi nhân và vong bản?”

LS Nguyễn Văn Thân

9-6-2018

Mã Lai có một thể chế liên bang quân chủ lập hiến gồm có 16 tiểu bang và lãnh thổ. Dân số khoảng 30 triệu. 60% là người bản xứ gốc Mã Lai theo đạo Hồi. Khoảng 20% là người gốc Hoa và 6% gốc Ấn độ. Chính trị Mã Lai căn bản dựa trên sắc tộc và tôn giáo.

Đại hội XIII, cuộc đua giành ghế Thủ tướng nhiệm kỳ 2021-2026 (Kỳ 1)

Lê Văn Đoành

29-4-2020

Những trận quyết đấu giữa các phe phái hơn 30 năm qua

Trước khi nói tới các trận so găng ở Đại hội đảng sắp tới, xin điểm lại một số sự kiện đáng chú ý, xảy ra hơn 30 năm qua.

Bối cảnh Xung đột Bắc Hàn và Triển vọng Đàm phán Singapore

“Còn đất nuớc là còn tất cả, mất đất nước là mất tất cả”; “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm” là hai câu nói của Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu còn truyền tụng trong dân  gian và trở thành một thông điệp thời đại cho những ai còn ưu tư về vận mệnh dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Đảng tạo vấn đề, dân đang đem lại giải pháp mà tinh thần Diên Hồng hiện nay là phương tiện. Do đó, một trang sử mới mở ra cho Việt Nam sau ngày 10 tháng 6 năm 2018 hoàn toàn khác với Bắc Hàn sau ngày hội nghị 12 tháng 6 năm 2018 tại Singapore.

Đỗ Kim Thêm

13-6-2018

Bối cảnh lịch sử

Giống như Việt Nam, Hàn Quốc chịu nhiều nạn ngoại xâm của Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản và nội loạn trong nhiều thế kỷ. Trước các áp lực vì  kiệt quệ kinh tế và phong toả ngoại giao, Hàn Quốc phải tuân theo chính sách mở cửa vào thế kỷ XIX.

Xét xử đồng loại

Lương Vĩnh Kim

6-5-2020

Lần đầu tiên trong lịch sử xét xử của nước Việt Nam, ông Chánh án tối cao Nguyễn Hòa Bình, chủ tọa một phiên tòa đỉnh cao, xét xử đồng loại, nhân danh đồng loại, quyết định mạng sống đồng loại là con người Hồ Duy Hải.

“Nhà báo” cố giải độc cho đảng

Kông Kông

16-6-2018

Ngay vào thời điểm nầy tranh luận chữ/nghĩa rất vô ích. Vì tranh cãi tốn thời gian mà chữ/nghĩa thì vô cùng tận, ngoại trừ học thuật, hoặc người có ý muốn học hỏi. Còn đối với việc dùng truyền thông để bảo vệ đảng thì chẳng có gì cần phải nói nữa.

Quan hệ Mỹ – Trung nóng lên và cơ hội cho Việt Nam

Võ Ngọc Ánh

18-5-2020

Căng thẳng Mỹ – Trung thêm gia tăng khi dịch virus Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, gây thiệt hại lớn chưa từng có tại Mỹ.

Trong mối bất hòa Mỹ – Trung và cả thế giới đang giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam đang có được nhiều lợi thế.

Nhìn từ lịch sử

Nước Mỹ dưới thời Donald Trump và Trung Quốc của Tập Cận Bình không ngừng xấu đi trong cuộc chiến tranh thương mại, thuế quan từ khi Trump vào Nhà Trắng.

Để phủ đám mây mù lên sự thất bại của chính phủ Mỹ hiện tại trong việc đối phó với dịch bệnh virus Vũ Hán, Trump tăng cường công kích Trung Quốc đã không trung thực khiến dịch bệnh lây lan trên toàn cầu. Điều này đang đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới xuống mức xấu nhất trong nhiều chục năm qua.

Quan hệ Mỹ – Trung hiện nay phần nào giống căng thẳng Liên Xô – Trung Quốc trong thập niên 1960 thế kỷ trước. Đỉnh điểm, hai bên đã nã súng vào nhau đầu tháng 3/1969.

Để khoét thêm mâu thuẫn Xô – Trung, Mỹ đã để qua một bên mâu thuẫn với Trung Quốc, mâu thuẫn mà không ít lần đã rất nóng, súng đã nạp đạn trong chiến tranh Triều Tiên, rồi tình hình eo biển Đài Loan và cả cuộc chiến đang xảy ra ở Việt Nam. Người Mỹ xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc, siết chặt vòng vây Liên Xô.

Việc này được bắt đầu từ chuyến bí mật thăm Trung Quốc của Henry Kissinger hồi tháng 7/1971. Hơn nửa năm sau, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã có chuyến thăm chính thức đến quốc gia cộng sản đông dân nhất này hồi tháng 2/1972.

Sau chuyến thăm của Nixon, khác biệt được gác sang một bên. Bằng nhiều cách, các đời tổng thống Mỹ đã tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày một lớn mạnh.

Cái ‘bắt tay’ Mỹ –Trung là sự mở đầu cho việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa sau đó một năm, bằng Hiệp định Paris. Hiệp định dẫn đến sự bức tử chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đồng minh của nước Mỹ.

Trong khi Liên Xô ngày càng khó khăn trong cuộc chạy đua, cạnh tranh với Mỹ, thì một đối thủ khác của Liên Xô là Trung Quốc lại dần thoát ra khỏi khó khăn. Đặc biệt từ khi ông Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền.

Thòng lọng chạy đua với Mỹ ngày càng siết chặt Liên Xô, khiến nước này phải làm ngơ trước sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại châu Âu. Và cuối cùng Liên Xô cũng tự tan rã.

Được Mỹ tạo điều kiện, Trung Quốc trở thành một thế lực mới của thế giới, với quy mô nền kinh tế vươn lên thứ hai thế giới đúng 10 năm trước. Hiện nay nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ… Trung Quốc đang cạnh tranh trực tiếp, ngang ngửa mới Mỹ.

Gần 50 năm qua, không phải quan hệ Mỹ – Trung lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng chưa bao giờ mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên xấu, thù nghịch như lúc này, kể cả sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.

Căng thẳng Mỹ – Trung, lợi thế cho Việt Nam

Với tranh chấp dai dẳng trên biển Đông, quan hệ Việt – Trung trong những năm qua phần nào giống quan hệ Xô – Trung trong thập niên 1960 của thế kỷ trước. Việt Nam đang đứng ở vị trí như Trung Quốc vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20.

Mối quan hệ Mỹ – Việt hiện nay có nhiều thuận lợi hơn so với Mỹ – Trung trước đây. Gần 25 năm qua hai quốc gia cựu thù chưa xảy ra bất đồng nào đáng kể và ngày càng tốt hơn. Quan hệ Mỹ – Việt đã trở thành đối tác toàn diện.

Kể từ khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump chưa có bất kỳ lên án nào đối với chính quyền Cộng Sản Việt Nam về vấn đền nhân quyền, tự do ngôn luận. Đây vốn là sự khác biệt cơ bản, lớn nhất của hai nước.

Lên án mạnh mẽ nhất của ông Trump dành cho Việt Nam là vào ngày 26/6/2019 trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network, ông ta nói: “Việt Nam lợi dụng Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc”. Tuy nhiên Trump không có bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Việt Nam.

Ngược lại ông Trump còn đưa hình mẫu Việt Nam để vương triều họ Kim ở Bắc Triều Tiên học hỏi. Trước đó, hồi cuối tháng 2/2019, ông đã chọn Việt Nam làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều với Kim Jong-un. Trump sẵn sàng giơ cao lá cờ Cộng Sản Việt Nam trong cuộc viếng thăm đó.

Ông Trump chẳng đánh cho Cộng Sản Việt Nam lên bờ xuống ruộng như nhiều người Việt đang kỳ vọng trong mấy năm qua.

Nước Mỹ từ các chính phủ trước, đặc biệt từ thời Donald Trump luôn xem Việt Nam như một đối tác hàng đầu trong khu vực, trong việc đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc.

Việt Nam đã nhận được nhiều sự ưu ái của Mỹ và cả liên minh châu Âu, từ thương mại đến việc cung cấp tàu chiến. Nhiều tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Việt Nam. Mới nhất, vào đầu tháng Ba, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã cập cảng Đà Nẵng. Năm 2020 này, Mỹ đã mời Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2020), dự kiến diễn ra trong hai tuần cuối tháng 8.

Báo chí trong và ngoài nước đưa tin, ngày 6/5, Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với nhau. Theo thông tin tường thuật từ báo chí, hai bên không tiếc lời khen ngợi, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong việc đối phó với dịch bệnh virus Vũ Hán. Mong muốn mở rộng hơn mối quan hệ hiện nay, sớm gặp lại nhau.

Việc Trump đánh thuế cao vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc vào thị trường Mỹ, đã giúp Việt Nam trở thành bãi đáp hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp muốn chạy khỏi Trung Quốc. Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội và đã đạt được nhiều kết quả ban đầu.

Cuộc khủng hoảng do đại dịch virus corona, xuất phát từ Trung Quốc đầu năm nay trao thêm lợi thế cho Việt Nam, bởi các nước phát triển muốn giảm sự lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, phơi bày rất rõ qua đại dịch này. Nhiều quốc gia, doanh nghiệp đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Việt Nam trở thành nơi thu hút, nhờ chi phí nhân công thấp, không quá khó trong các quy định về môi trường, an toàn lao động, lực lương lao động trẻ.

Việt Nam tận dụng tốt cơ hội hiện nay sẽ có được bức phá để phát triển. Vấn đề nhân quyền, dân chủ sẽ tạm thời được chính quyền Mỹ làm ngơ, hoặc phản đối lấy lệ, không thật sự gây sức ép. Mỹ tạm gác qua những khác biệt cơ bản về thể chế, điều hành đất nước để xem nhau như đối tác hàng đầu trong việc đối phó với Trung Quốc trên quy mô toàn cầu.

Điều này chẳng phải quá lạ, bởi Mỹ cũng đã từng, đang bỏ qua vấn đề nhân quyền để chọn đồng minh, nếu đem lại cái lợi cho nước Mỹ, nshư Philippines thời tổng thống Ferdinand Marcos, vương triều tại Saudi Arabia trong quá khứ và hiện tại…

Chủ nhân của Nhà Trắng dù Donald Trump hay Joe Biden vào đầu năm tới, giá trị của Việt Nam vẫn không thay đổi, bởi những mâu thuẫn Mỹ – Trung quá lớn, không thể giải quyết nhanh chóng. Cả thế giới đã thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, chỉ muốn giảm lệ thuộc vào quốc gia này, hơn là đặt niềm tin như thời gian qua.

Chuyện ông chủ tịch tỉnh ở đập thủy điện và các dấu gạch ngang

Văn Biển

21-6-2018

Sáng nay xe Thần Chết chở một người đàn ông tên Tư, ngoài 60. Khác với mọi người, ông khách này trông có vẻ thanh thản.

Hiếm có người nào ở chức vụ như ông, đứng đầu một tỉnh, có khác gì ông vua con, bao nhiêu quyền uy, lợi lộc mà ra đi cứ nhẹ thênh.

Đừng giáo dục con em của dân tộc mình bất kính với Trời

Nguyễn Văn Nghệ

3-6-2020

Trước ngày Miền Nam gọi là được “giải phóng”, tôi đã được sinh ra và lớn lên tại một vùng quê Diên Khánh, Khánh Hòa và được hấp thụ bởi một nền giáo dục nhân bản từ gia đình cũng như ở trường học. Ông bà, cha mẹ tôi luôn giáo dục con cháu sống theo truyền thống đạo lý từ bao đời của dân tộc, đó là: Biết thờ Trời, biết kính Trời: “Lạy Trời mưa xuống/ Lấy nước tôi uống…”, chưởi Trời đất, gió mưa cũng là một cái tội.