Tác giả: Pavan Shamdasani
Dịch giả: Trúc Lam
7-7-2021
Kiểm duyệt không thể tránh khỏi ở những đất nước vẫn còn bảo thủ cứng nhắc
Tác giả: Pavan Shamdasani
Dịch giả: Trúc Lam
7-7-2021
Kiểm duyệt không thể tránh khỏi ở những đất nước vẫn còn bảo thủ cứng nhắc
7-7-2021
Gần đây bộ phim Pine Gap bị cấm chiếu ở VN vì có hình bản đồ lưỡi bò. Làm tôi tự hỏi là tại sao từ nhiều năm nay chính phủ VN đã không cấm đoán hay phản đối Google Maps, đòi họ đính chính bản đồ ở thác Bản Giốc?
Jackhammer Nguyễn
3-7-2021
Cờ đỏ sao vàng, đại diện cho nước Việt Nam cộng sản, xuất hiện trên sân vận động ở Thụy Sĩ trong một trận bóng của giải châu Âu UEFA.
Có hai phản ứng trái ngược nhau. Báo chí trong nước và mạng xã hội ủng hộ Đảng Cộng sản thì “ôi tự hào quá Việt Nam ơi”, theo kiểu văn phong tuyên truyền ve vuốt kiểu cải lương dân tộc chủ nghĩa từ trước đến nay.
Mạng xã hội chống Đảng Cộng sản thì… “thật là vô duyên”, vì Việt Nam có thi đấu ở đó đâu mà mang cờ đỏ vào sân ăn ké?!
Theo nhận xét của ông Lâm Bình Duy Nhiên đang sống ở Thụy Sĩ, thì có vẻ như những người mang cờ đỏ sao vàng vào sân vận động là những nhân viên sứ quán của Hà Nội.
Chuyện cờ quạt ở sân vận động, chuyện cổ động viên của một quốc gia không thi đấu mang cờ của họ… được phép hay không, hay là có xảy ra từ trước đến nay hay không, đã được nhiều người phân tích.
Riêng tôi thấy ở đây có hai chuyện, thứ nhất là Hà Nội thành công trong việc bảo cho công dân dưới quyền cai trị của họ yêu lá cờ của họ. Thứ hai, tôi cảm thấy khá hơn trước vì không có lá cờ búa liềm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, hiện vẫn còn sống, và của phong trào cộng sản quốc tế nay đã chết.
Những người trẻ tuổi ở Việt Nam rất đông, phải đến hàng chục triệu người sinh sau ngày 30/4/1975, ngày Sài Gòn sụp đổ và chiến tranh Việt Nam kết thúc. Những người này được (bị) chế độ cộng sản tuyên truyền và nhồi sọ, họ không biết một lá cờ nào khác ngoài lá cờ đỏ sao vàng. Với lòng tự tôn dân tộc, rất bình thường như bất cứ con người nào trên trái đất này, họ thấy rằng cờ đỏ sao vàng là đại diện cho họ bên ngoài Việt Nam.
Nói chi đến những người trẻ tuổi sinh ra và lớn lên bên trong Việt Nam, có không ít trẻ em sinh ra và lớn lên tại hải ngoại, trong một không gian và văn hóa phi cộng sản, khi tìm hiểu về một hình ảnh đại diện cho dòng máu Việt của họ, họ cũng nghĩ rằng đó là… cờ đỏ sao vàng.
Vì có gì khác trong sách vở tiếng Anh, tiếng Pháp về một xứ có tên là Việt Nam, nơi cội nguồn của họ? Nhất là giới trẻ người Việt ở hải ngoại, khi lớn lên cảm thấy mình có điều khác so với “dòng chính”, họ rơi vào một cuộc khủng hoảng căn cước, cần một cái gì đó về hình ảnh sắc tộc của mình, bên cạnh quốc tịch Mỹ, Pháp của họ.
Bạn có thể hỏi, tại sao họ không lấy lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa ngày trước làm đại diện? Tuy nhiên, nhà nước ấy bị kết thúc khi họ còn chưa ra đời. Họ cũng chẳng sinh hoạt với các “hội đoàn” lấy cờ vàng làm đại diện, vì ngại và không thích lề thói “trưởng thượng”. Chưa kể, vừa rồi lá cờ ấy còn xuất hiện trong cuộc nổi loạn ở quốc hội Mỹ, càng làm cho họ cảm thấy dị ứng với nó.
Và chính cái chỗ trống đó là nơi mà Hà Nội nhảy vào.
Trở lại với những người trẻ tuổi bên trong Việt Nam. Như ông Lâm Bình Duy Nhiên nêu ra, không những cờ đỏ sao vàng, mà còn có cả ảnh Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được trưng bày trong các khán đài quốc tế, trong các cuộc “bão” như điên trên đường phố Việt Nam mỗi khi đội bóng Việt Nam thắng trận.
Hà Nội đã rất thành công khi dạy cho tuổi trẻ rằng, Hồ Chí Minh là cha già dân tộc, không hề biết tới chuyện ông ta là thủ phạm chính của cuộc thảm sát gọi là cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam trong những năm 1955-1956.
Giới trẻ Việt Nam trong nước biết rằng, họ có mấy triệu đồng bào sống bên ngoài biên giới quốc gia, nhưng tại sao họ có mặt ở đó, thì những người trẻ này không biết, và họ cũng nghĩ cờ đỏ sao vàng là đại diện luôn cho cộng đồng ấy.
Một điều tôi thấy may mắn là không thấy lá cờ búa liềm xuất hiện nhiều nữa. Cách đây hơn 10 năm trong một dịp thi đấu thể thao, tôi chứng kiến lá cờ cộng sản búa liềm xuất hiện với đoàn cổ động viên Việt Nam tại một sân vận động ở Indonesia (nghe nói sau đó họ gặp sự phản đối của người Indonesia vì dư âm của vụ Jakarta 1965, nơi có hàng chục ngàn đảng viên cộng sản người gốc Hoa bị giết chết).
Các bạn nên thấy là Hà Nội đã thành công như thế nào khi biến một biểu tượng (búa liềm) chẳng có liên quan gì đến dân tộc Việt Nam trở thành một hình ảnh… Việt Nam. Thế cho nên tôi nói, vẫn còn may là ở Thụy Sĩ không thấy cờ búa liềm.
Nhưng nghĩ cho cùng, chuyện cờ quạt vàng đỏ rắc rối và bi kịch của người Việt như ông Lâm Bình Duy Nhiên đề cập, cũng có ở người Tàu. Hãy đến San Francisco mà xem, gần ngay trụ sở Quốc Dân Đảng Trung Hoa, treo cờ Thanh thiên bạch nhật phấp phới, ngay gần đó là cờ đỏ năm sao vàng của Trung Hoa lục địa.
Nhưng dù sao, đối với người Đài Loan, người Trung Quốc phi cộng sản, đằng sau lưng họ có một quốc gia De Facto giàu mạnh là Đài Loan. Hãy xem những người gốc Hàn xuất hiện thế nào trong các cuộc biểu tình ở Mỹ, họ mang theo cờ âm dương Hàn Quốc, chứ đâu phải cờ Bắc Triều Tiên. Đằng sau họ là Seoul giàu có với Samsung, Huyndai… Còn đằng sau những người Việt Nam không cộng sản là gì?
Nhưng có một phản đề như thế này, là hãy nghĩ đến chuyện ở người Cuba. Cả hai cộng đồng, trong nước cộng sản và lưu vong không cộng sản ở Miami đều dùng một lá cờ Estrella Solitaria (Ngôi sao cô đơn), điều đó không ngăn cản hai cộng đồng này đôi khi mắng chửi nhau chí tử.
Nguyễn Đình Cống
2-7-2021
Đó là tai họa bạo hành trong quân đội và công an trên đất nước Việt nam. Trong quân đội thì sĩ quan bạo hành với chiến sĩ, cựu binh bạo hành với tân binh. Trong công an thì chiến sĩ công an bạo hành với người dân bị bắt về đồn do bị nghi ngờ hoặc bị vu oan việc gì đó. Gần đây, rộ lên nhiều vụ thảm thương, mới nhất là tân binh Trần Đức Đô, 19 tuổi bị đánh chết.
Thu Hà
1-7-2021
Vụ án đại tá Nguyễn Duy Linh, cựu Tổng cục phó Tổng cục Tình báo, đương kim Cục trưởng Cục B05, Bộ Công an, can tội “nhận hối lộ”, sắp vào giai đoạn cuối. Viện Kiểm sát Tối cao đang hoàn tất cáo trạng truy tố, để tống đạt cho các bị can và chuyển sang toà án xét xử. Các bị can bị truy tố gồm:
Jackhammer Nguyễn
1-7-2021
Hai tuần trước, Tiếng Dân có đăng loạt bài nhiều kỳ: “Pháp nạn – Ma chướng trong chế độ Cộng sản”, của ông Chu Sơn, một cựu “cán binh cộng sản”. Loạt bài này, ông cung cấp những tư liệu, với nhiều chi tiết về những gì xung quanh “phong trào” Phật giáo Việt Nam từ năm 1954 đến nay, một dòng chảy từ cuồng nộ cho đến thời lụi tàn của nó hôm nay, điều mà ông gọi là Pháp nạn.
Phạm Đình Trọng
30-6-2021
LỜI DẪN: Hai năm trước, tháng 6/2018, luật Đặc khu kinh tế và luật An ninh mạng sắp được làm thủ tục thông qua ở Quốc hội với tỉ lệ đồng thuận đương nhiên là rất cao gây lo âu và phẫn nộ cho người dân.
Nguyễn Đình Cống
30-6-2021
Ở Việt Nam hiện nay, nhiều thông tin, nhận thức, quan điểm được chia thành “lề đảng” và “Lề Dân”. Điều này chủ yếu do tư tưởng và hoạt động của trí thức. Có trí thức “lề đảng” và trí thức “lề dân”. Phân biệt này chủ yếu dựa vào tư tưởng và mục tiêu của hoạt động mà không dựa vào nghề nghiệp hoặc vị trí công tác.
Jackhammer Nguyễn
26-6-2021
Lại một minh chứng nữa cho chuyện quân đội đứng ngoài chính trị có ích như thế nào cho một thể chế dân chủ.
Jackhammer Nguyễn
24-6-2021
Việc chống dịch Covid-19 tại Việt Nam vào cuối tháng 6/2021 rối như canh hẹ. Nồi canh hẹ này có vài gia vị tiêu biểu như sau:
Lê Liêu Minh
21-6-2021
1. Bao Công
Bao Công, Bao Thanh Thiên (999-1062) là nhân vật có thật, thời nhà Tống ở Trung Quốc. Ông nổi tiếng vì sự chính trực, liêm khiết và tài xử án công chính được dân gian lưu truyền qua nhiều giai thoại. Truyền thuyết còn nâng ông lên thành một trong 7 vị Bắc Đẩu tinh quân, giáng trần, tên gọi là Văn Khúc Tinh Quân. Nhiều phim dã sử của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đóng về Bao Công, nhiều đến nổi từ “Bao Công” ngày nay trở thành một “danh – động – tính từ” chỉ sự mong muốn công lý được thực thi.
Thái Hạo
18-6-2021
Một trong những câu chuyện gây ấn tượng nhất với tôi, như đã có lần tôi kể trong bài viết “Đời sống của công nhân VN”, đó là tình trạng công nhân cao su thời Pháp thuộc qua lời một bà cụ. Bà cụ người gốc miền nam, nay đã ngoài 90. Câu chuyện khác xa với những gì mà nhà trường đã từng mang vào đầu óc chúng tôi.
Cập nhật sáng 21-6-2021: Do một số thông tin có liên quan tới nạn nhân của bà Hồng, nhân vật chính trong bài này, chúng tôi đã gỡ bỏ một bức ảnh trong bài.
_____
Sông Hàn
18-6-2021
Từ lâu, công chúng Việt Nam xem đội ngũ báo chí “quốc doanh” của Đảng chẳng có tư cách đạo đức gì. Uy tín của một số cá nhân làm báo, lẫn cơ quan báo chí chủ quản giảm sút nghiêm trọng, trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của các doanh nghiệp và sự khinh bỉ từ những người dân lương thiện. Nhiều phóng viên chỉ biết bưng bô cho chế độ để vun vén tài sản, “đâm thuê chém mướn” để kiếm tiền, lấy số má và múa bút, bịp thiên hạ.
17-6-2021
Khi mà não con người không biết phân biệt phải trái, không biết thế nào là chừng mực, không xác định điều gì nên nói và gì không nên nói, thì thành phần này chỉ được sử dụng như là một thứ công cụ cho kẻ xấu. Với loại người này, chỉ cần xây dựng thần tượng cho họ thì suỵt đâu thì chúng bổ nhào vào đấy mà tấn công, mà cắn xé.
17-6-2021
Tivi mậu dịch tối 15.6 chương trình thời sự đã dành khá nhiều thời gian cho cái việc xưa nay của nó: Khen ngợi, tô hồng, tâng bốc, nói lấy được, cả vú ấp miệng em.
Jackhammer Nguyễn
17-6-2021
Nguyễn Duy Linh, Phó Tổng trưởng Tổng cục Tình báo, thuộc Bộ Công an, đã bị bắt chiều qua, báo chí “lề đảng” đồng loạt đưa tin.
Jackhammer Nguyễn
16-6-2021
Người Việt trên mạng xã hội so sánh những chiếc ghế của các nguyên thủ quốc gia khối G7 trên bờ biển nước Anh với chiếc ghế của ông Nông Đức Mạnh (hỗn danh “Mạnh mượt”), cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Chu Sơn
15-6-2021
Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5 — phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9
Hòa thượng Thích Không Tánh
Hòa thượng Thích Không Tánh tên khai sinh là Phan Ngọc An, sinh 1943, cùng thế hệ, cùng được giáo dục, đào tạo trong nhà trường dân chủ và nhân bản VNCH và các học viện Phật giáo trước thời điểm GHPHVNTN thành lập, như các sư tăng Thích Huệ Hiền, Thích Huệ Thâu, Thích Trí Siêu, Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Hải…
Chu Sơn
14-6-2021
Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5 — phần 6 — phần 7 — phần 8
Hòa thượng Thích Quảng Độ
“Hòa thượng Thích Quảng Độ tên khai sinh là Đặng Phúc Tuệ, sinh năm 1928 tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, trong một gia đình làm nghề nông, theo Nho học và đời đời sùng tín Phật pháp. Thân phụ ông là cụ Đặng Phúc Thiều, tự là Minh Viễn, thân mẫu là cụ bà Đào Thị Huân, pháp danh là Diệu Hương”. (Trích nguyên văn Sơ Lược Tiểu sử Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ… do VP Thường Trực Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN-HN tại UDL-TTL biên soạn).
Chu Sơn
12-6-2021
Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5 — phần 6
2/ Các hòa thượng Thích Đôn Hậu, Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ cùng hàng vạn tăng ni phật tử tham gia cuộc đấu tranh kêu đòi phục hoạt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, kêu đòi Tự do, Dân chủ, Nhân quyền.
Để hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh này, tôi xin tóm lược tiểu truyện của ba vị hòa thượng theo các tài liệu: Thích Đôn Hậu (Bách khoa toàn thư mở Wikpedia), Tiểu sử và Công hạnh của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN (gdptvietnam.org), Sơ lược Tiểu sử Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN (1928- 22), Chặng Đường Dài Đấu Tranh Của GHPGVNTN (từ năm 1975 đến nay).
Lê Bá Vận
11-6-2021
Ngày 16/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Tất cả các báo Đảng trong nước đều đăng lên trang nhất bài viết này, ký tên dưới bài: “Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Trần Kỳ Khôi
11-6-2021
Chiều 10/6/2021, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã họp báo, công bố Nghị quyết về kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá 15. Theo đó, cử tri đã bầu đủ 500 ĐBQH khoá 15, tuy nhiên có một đại biểu không được xác nhận tư cách trúng cử, nên chỉ có 499 ĐBQH trúng cử, gồm 207 đại biểu Trung ương và 292 đại biểu địa phương.
Jackhammer Nguyễn
11-5-2021
Ông Ngụy Kinh Sinh, một nhà hoạt động dân chủ đang sống lưu vong ở Mỹ, trong cuộc gặp cộng đồng người Việt miền Nam California, ngày 8/6/2021, ông Ngụy nói rằng, chế độ Tập Cận Bình ở Trung Quốc có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.
10-6-2021
Như vậy là kết quả chính thức của cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội 2021-2026 đã có. Dù không có mặt trong danh sách trúng cử, nhưng tôi rất vui vì đã hiện diện trên 101.479 lá phiếu tại đơn vị bầu cử của mình. Bài viết này vì thế không phải là thông báo về kết quả mà mọi người có thể tìm đọc trên báo chí.
Jackhammer Nguyễn
10-6-2021
Đội banh Việt Nam thắng đội Indonesia, 4-0, một chiến thắng đáng được ồn ào, nhưng lạ thay nó không ồn ào bằng lời tuyên bố của đương kim thủ tướng Phạm Minh Chính về chiến thắng đó.
Chu Sơn
10-6-2021
Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4
Ông Xuân Thủy quả thật là một chính trị gia thâm hiểm, đảng không cần ra lệnh, chính phủ không cần ký quyết định giải thể, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, khối Ấn Quang mà đảng cổ xúy đấu tranh trong thời chiến và ông bí thư trung ương đảng “ngưỡng mộ” trong hòa bình sẽ tiêu vong theo kế hoạch ba điểm của ông.