CHLB Đức: Cơ chế chính trị-kinh tế và cách vận hành xã hội của một nước Dân chủ Đa nguyên

Âu Dương Thệ

28-6-2017

Ảnh: internet

Con đường nào, thể chế chính trị và kinh tế nào biến trần thế thành thiên đàng hay biến thế gian thành địa ngục? Câu trả lời đã rất rõ khi nghiêm túc đối chiếu và so sánh trong mọi lãnh vực giữa Đức và VN trong 70 năm qua. Một bên là chế độ Dân chủ Đa nguyên và Kinh tế Thị trường, còn bên kia là chế độ độc đảng toàn trị và Kinh tế Thị trường Định hướng XHCN!

Đức và VN có một số điểm tương đồng. Về mặt dân số và diện tích tương đối ngang ngửa với nhau, VN 331.114km² và gần 92 triệu dân, Đức 357.376km² và trên 81 triệu dân.[1] Cả hai nước đều là sản phẩm của Thế chiến thứ 2 và Chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, hay còn gọi là giữa Cộng sản và Tự do. Cả VN và Đức đều bị chia đôi.

Lại nói về đối thoại

Bùi Quang Vơm

27-6-2017

Đối thoại bằng nắm đấm. Ảnh: internet

Đã gần hai tháng sau cái ngày 18/05, ngày ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát ra thông điệp đối thoại, khiến bao người ngơ ngác, bao người sững sờ. Cuối cùng thì vẫn im lặng, không có gì xảy ra. Ban Bí thư chưa ra được bản hướng dẫn. Có thể sẽ chẳng có bản hướng dẫn nào cả. Với thái độ kẻ cả ngạo mạn vốn có, đối thoại với những người lãnh đạo trong chế độ độc đảng cầm quyền có thể vẫn chỉ là ảo tưởng.

“Sự ngạo mạn đần độn” đã làm những người cộng sản đi từ sai lầm này sang sai lầm khác, không phải chỉ ở Việt Nam. Trung Quốc từng có một cơ hội cải cách thành một chế độ dân chủ.

Đối Thoại: Nhận Thức Và “Rào Cản”

Viet-studies

Nguyễn Trọng Bình

27-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

1. Độc quyền tư tưởng, độc quyền chân lý và hệ lụy tất yếu

1.1 Từ khi ra đời đến nay, “Đảng ta” vốn chỉ sùng bái và tôn thờ duy nhất chủ nghĩa Mác-Lênin. Nói cho cùng, đây là chuyện hết sức bình thường vì đó là quyền tự do tư tưởng của Đảng (chính xác hơn là của những người trong Đảng, theo Đảng). Tuy vậy, điều không bình thường là Đảng ta hiện nay (ước khoảng 4 triệu người) lại buộc cả dân tộc với hơn 90 triệu dân còn lại phải tôn thờ và sùng bái giống như mình. Người xưa bảo: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Ấy vậy mà Đảng ta đã dùng sức mạnh của toàn hệ thống chính trị áp đặt lên toàn thể dân chúng (“Điều 4” của Hiến pháp năm 2013) để mình độc quyền lãnh đạo dân tộc và đất nước. Đây rõ ràng là sự xâm phạm thô bạo quyền tự do tư tưởng của 90 triệu dân chúng ngoài Đảng; là nguyên nhân cốt tử nhất làm cho con người Việt Nam tụt hậu và trì trệ trước hết là về tư duy và nhận thức so với các dân tộc, quốc gia tiến bộ khác trên thế giới. Bởi lẽ, tri thức nhân loại ngoài học thuyết Mác-Lê, còn biết bao chủ thuyết khác, điều hay khác; Đảng si mê Mác-Lê là quyền của Đảng cớ sao lại bắt ép người khác cũng si mê như mình?

Công An An Giang bắt giam hai tín đồ Phật giáo Hòa Hảo

VOA

27-6-2017

Ông Bùi Văn Trung (áo nâu, giữa) và các tín đồ PGHH trong buổi gặp hai dân biểu Đức tại Sài Gòn vào tháng 6/2017. Nguồn: FB Nguyen Bac Truyen.

Ngày 27/6, công an huyện An Phú tỉnh An Giang đã ra thông báo bắt giam ông Bùi Văn Trung và con trai là Bùi Văn Thâm về tội “gây rối trật tự công cộng”, theo điều 245 Bộ Luật Hình sự, theo tin từ gia đình.

Từ An Giang, chị Bùi Thị Diễm Thúy, con gái của tín đồ Đạo Tràng Phật giáo Hòa Hảo Bùi Văn Trung cho VOA-Việt ngữ biết:

“Sáng nay Công an huyện An Phú có đến đưa thông báo lệnh tạm bắt giữ ông Bùi Văn Trung và Bùi Văn Thâm, theo khoản 2 Điều 245 ‘gây rối trật tự công cộng.’”

Một cơn gió bụi

Mạnh Kim

27-6-2017

Sử gia Trần Trọng Kim. Ảnh: internet

Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là “Một cơn gió bụi” của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là “một cơn gió bụi”, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một “cơn bão” xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về “một góc đời thường” Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng “mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích”. Việt Minh, theo miêu tả trong “Một cơn gió bụi”, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.

“Quyền được sống, quyền tự do và quyền tư hữu”

Nguyễn Thái Nguyên

26-6-2017

Về bài viết “Sự thức tỉnh vĩ đại”, đăng trên báo An ninh Thế giới, ngày 20-6-2017, tác giả đã suy tư và đụng đến một vấn đề rất quan trọng và cũng rất nhạy cảm: TƯ HỮU.

Nó quan trọng và cũng rất kỳ lạ. Người VN chúng ta ai cũng biết nhờ câu trích trong Tuyên Ngôn độc lập của HCM mà ta biết được tư tưởng đại thể về Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.

Tuyên ngôn này được quốc hội Mỹ giao cho 5 nghị sĩ, trong đó Jeffeson là người chủ trì phác thảo, có đoạn: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc…” 

Hội thảo bạo lực tấn công giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam

Hội CTNLT

26-6-2017

Hai blogger đứng trước biểu ngữ “Phản đối đánh đập tra tấn”. Ảnh: Hội CTNLT

Hôm nay nhân ngày Quốc tế ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn (26/6), Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm đã tổ chức hai cuộc gặp gỡ các đại diện tổ chức xã hội dân sự và những nhà hoạt động tại Hà Nội và Sài Gòn, để cùng nhau thảo luận về đề tài: “Vấn nạn bạo hành của nhà cầm quyền đối với giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam”.

Việt Nam là nước đã ký kết Công ước Chống tra tấn ngày 07/11/2013 và phê chuẩn Công ước ngày 05/02/2015.

Người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, ngoài việc có thể bị bắt giam bất cứ khi nào, còn phải đối diện với tình trạng bạo lực, bạo hành của nhà cầm quyền. Có thể nói rằng, có đến 70-80% số người bất đồng chính kiến, người đấu tranh dân chủ ở Việt Nam đã từng bị đánh đập bởi công an và côn đồ được công an chỉ đạo.

Những bài học lịch sử mà ta học được từ cuộc Thảm Sát 4-6-1989

Tác giả: Ngụy Kinh Sinh

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

26-6-2017

Sinh viên TQ biểu tình trước quảng trường Thiên An Môn với dòng chữ: “Tôi yêu cuộc sống, tôi cần thực phẩm, nhưng tôi thà chết nếu không có dân chủ”. Ảnh: internet.

Đã 28 năm qua từ cuộc Thảm Sát 4 tháng Sáu. Máu Holocaust vẫn còn sống động với các nhân chứng. Độc tài ở Đông Âu và Liên Sô đã qua, nhưng tại sao chúng ta người dân Trung Quốc vẫn còn nằm dưới sự đàn áp của độc tài? Đối với nhiều người, đây là một điều vô lý. Nhưng nằm phía dưới bề mặt của sự vô lý này, phải có lý do sâu thẳm cho chúng ta thấu hiểu và suy nghĩ về nó.

Từ những cuộc tập hợp lớn (vào mùa Xuân năm 1989) để tuởng niệm ông Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), các cuộc biểu tình bắt đầu nở rộ ra trên khắp Trung Quốc. Không chỉ sinh viên, mà cả người lao động và thường dân cũng đã dần dần nhập cuộc đi vào dòng chính phản đối, thậm chí còn bao gồm tất cả đảng viên các cấp của Đảng CS lãnh đạo trừ Ủy Ban Trung Ương Đảng CSTQ.

Những ngày tháng cũ (phần 2)

“Trong những ngày ồn ào, náo nhiệt của mùa Thu năm đó (1945), toàn thành phố khu nào cũng đều tổ chức một bữa cơm gọi là ‘Cơm Đoàn Kết’, trong đó các nhà ở hai dẫy phố đều đem bầy bàn ăn ra đường để mọi người ăn chung với nhau một bữa. Thực đơn có món Rau muống luộc được đặt tên là ‘Món Độc Lập’, món Giá xào là món ‘Tự Do’, món Muối vừng là món ‘Hạnh Phúc’. Ối chà chà, lòng người dân Hà Nội vào thời điểm đó, ai cũng hân hoan, phấn khích, và ai cũng đều tưởng như mình đã được ôm cả mớ Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc vào lòng mình”.

Nhật Tiến

26-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo Phần 1

Sáng mồng Một, Thế ngủ dậy trễ. Chàng đã trải qua một cơn giấc ngủ dài đầy mộng mị. Có lúc Thế thấy mình đang đi trên con đường làng ở gần bến Trung Hà, nơi thuyền bè cập vào thị xã Vĩnh Yên. Con đường này dẫn từ tỉnh lỵ đi ra một cánh đồng mênh mông, hai bên đường có trồng những cây Gạo cao ngất trời, nở đầy hoa đỏ rực.

Hoa Gạo nhìn thì rất thô, cánh của nó thật dầy lại chẳng hề có mùi thơm. Nhưng mầu sắc của nó thì tuyệt vời. Trên những chòm cây cao chót vót, các chùm hoa Gạo nom như từng mảng mầu hồng tươi vạch những nét chấm phá trên mầu xanh trong vắt của nền trời. Khi hoa Gạo rụng xuống hai bên lề đường, mầu hoa trải thành những vạch đỏ dọc theo những mảng cỏ xanh mướt ở hai bên đường làm cho khung cảnh ở đấy càng thêm rực rỡ như trong bức tranh của một họa sĩ tài hoa.

Khi chính quyền ruồng bỏ công dân

Luật khoa

Trịnh Hữu Long

25-6-2017

Ông Phạm Minh Hoàng. Ảnh: internet.

Một ngày đầu tháng 6 này, ông Phạm Minh Hoàng, một nhà hoạt động dân chủ, đến cơ quan ngoại giao Pháp ở thành phố Hồ Chí Minh và gặp ông Tổng lãnh sự. Chuyện không có gì đặc biệt bởi ngoài quốc tịch Việt Nam, ông còn là công dân Pháp và đã đi lại với các cơ quan ngoại giao của Pháp ở Việt Nam nhiều lần. Ông hoàn toàn không chuẩn bị đón nhận tin dữ nào.

“Nghe ông Tổng lãnh sự thông báo tôi đã bị tước quốc tịch Việt Nam, tôi như chết lặng, choáng váng đầu óc”, ông Hoàng nói với tôi qua một cuộc gọi trên internet.

Trước đó hai tuần, ngày 17/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định tước quốc tịch của ông mà không nói rõ lý do cũng như không thông báo cho ông biết.

Ông Hoàng nói “họ chỉ thông báo miệng cho phía Pháp rồi ông Tổng lãnh sự nói cho tôi biết”.

NIỀM TIN VÀ XHCN

Phạm Khánh Chương

24-06-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Châm ngôn cuộc sống

Niềm Tin là một trong nhiều yếu tố căn bản quan trọng trong đời sống con người và sinh hoạt xã hội. Niềm Tin là Đạo Đức xã hội. Không có Niềm Tin, con người không phát triển. Con người không phát triển sẽ tạo ra một xã hội bất ổn và không phát triển.

Thiếu Niềm Tin, ngay cả những giao dịch đơn giản nhất cũng không thể thực hiện được. Một cú điện thoại giao dịch mua bán, một cái click “chuột” để đặt hàng, một ngân phiếu trả tiền chỉ với chữ ký mà không cần con dấu, và ngay cả những lời hứa, giao dịch, hợp đồng bằng lời nói, chứ chưa cần đến chứng từ pháp lý, tất cả đều phải dựa trên Niềm Tin để tiến hành.

Quân đội ngưng kiếm tiền: Hãy chờ xem

FB Nguyen Anh Tuan

24-6-2017

Trung tướng Lê Chiêm. Ảnh: internet

Còn nhớ hơn 10 năm trước đây, ngay sau khi nhậm chức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành chỉ thị về việc dân sự hóa các đơn vị kinh tế trong lực lương vũ trang.

Suốt 10 năm qua, dễ thấy, cả quân đội lẫn công an – hai bộ phận cấu thành lực lượng vũ trang quốc gia – chẳng những không chịu buông các đơn vị kinh tế của họ, mà còn nâng đỡ để chúng ngày một phình to hơn. Rất nhiều trong số những đơn vị kinh tế này, hoặc là cấu kết với các nhóm lợi ích thân hữu, hoặc là dựa hơi những ông chủ mang súng, khoác quân phục đầy quyền lực của họ, gây ra vô số hệ lụy cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, cả ngắn hạn lẫn dài hạn.

Đồng Tâm và Dân Trí

Thạch Đạt Lang

24-6-2017

Dân trí và Đồng Tâm. Nguồn: internet

Năm 2004 về thăm Việt Nam, tôi gặp cô cháu gái tốt nghiệp bác sĩ tại đại học Y khoa năm 1998, đang làm việc ở bệnh viện Sài gòn. Trong bữa ăn tối tại một nhà hàng trên đường Hai Bà Trưng, thấy tôi chăm chú lắng nghe truyền hình đang nói về vấn đề người dân thành phố ở một vài quận phải sử dụng nước bị ô nhiễm để sinh hoạt, cô cháu bác sĩ của tôi nói: “Chính phủ đang khuyến khích người dân sử dụng nước sạch đó chú”.

Câu nói khiến tôi quay lại nhìn đứa cháu của mình. Nếu câu nói phát xuất từ một người nông dân hoặc một kẻ ít học thì chẳng có gì đáng nói hay phải tranh luận. Đằng này câu nói do một bác sĩ được đào tạo 6 năm từ một trường y khoa chính thống, thuộc giới trí thức phát ra, khiến tôi thật sự ngạc nhiên và cảm thấy hơi buồn lòng. Tôi hỏi lại:

LỠ HẸN VỚI QUỲNH

FB Phạm Thanh Nghiên

23-6-2017

 

Phạm Thanh Nghiên và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (phải). Ảnh: Phạm Thanh Nghiên

Như vậy là sau hơn tám tháng bị giam cầm, Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cũng sẽ “được” đưa ra tòa án xét xử và kết tội. Gọi là “được đưa ra tòa” vì thời gian bị giam cầm trong trại tạm giam để điều tra của Quỳnh so với nhiều người tù cùng chí hướng khác ngắn hơn. Nhưng chớ tưởng đấy là “chính sách nhân đạo” của đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Khoan nói về sức ép quốc tế và công luận áp đặt lên nhà cầm quyền qua vụ bắt Quỳnh, không ai biết trong tám tháng qua, chuyện gì đã xảy ra với blogger này trong bốn bức tường nhà giam.

Những hành vi lừa đảo và vô nhân tính đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Nguyễn Tuyết Lan

23-6-2017

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng 2 con. Ảnh: internet

Trong suốt hơn 8 tháng qua, cứ mỗi 2 tuần là tôi lặn lội đến trại giam công an tỉnh Khánh Hòa để gửi quần áo và thực phẩm, cũng như hy vọng được gặp con tôi – là người cho đến giờ phút này trên nguyên tắc pháp lý vẫn là một công dân vô tội khi chưa có bản án xét xử của tòa. Trong suốt hơn 8 tháng, tôi vẫn đinh ninh là con tôi vẫn bị giam ở đó, an ninh Khánh Hòa vẫn thông báo là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị giam cầm tại Nha Trang.

Tuy nhiên, sự thật lại rất phũ phàng và thể hiện bản chất lừa đảo của những người đã bắt giam con tôi.

Cảm nhận về Đất Nước ngày nay

Paulus Lê Sơn

22-6-2017

Đất nước VN với những hình ảnh thiên nhiên hiền hòa, thân thương, nhưng luôn quặn đau vì những đau thương, mất mác. Nguồn: internet

Có lẽ bất cứ ai trải qua năm tháng cắp sách tới trường đều được học về Trường ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, trong đó chương V có bài thơ Đất Nước của ông trong chương trình học phổ thông Trung học. Đất Nước là gì trong trái tim của mỗi người con dân đất Việt, càng lớn lên, càng trưởng thành thì cảm nhận về Đất Nước thêm rõ ràng và thấm đậm hơn trước những biến cố mà Đất Nước đang trải qua.

Đề thi ngữ văn năm nay đưa ra trích đoạn trong bài Đất Nước, từ đó nói lên cảm nhận và quan điểm của mình. Đất Nước là gì sao mà nghe mông lung trìu tượng đến như vậy? Nhưng nó lại gần gũi, thân thương như chính sinh hoạt cuộc sống của ta vậy. Đó là nơi anh đến trường, là nơi em tắm, là điểm hẹn hò, là nỗi nhớ, là tình yêu đôi lứa.

Đốm lửa Đồng Tâm

LỆNH KHỞI TỐ VỤ ÁN ĐỒNG TÂM: ĐÒN ĐÁNH GIẬP ĐẦU RẮN

Phạm Đình Trọng

22-6-2017

Chút lòng tin cuối cùng còn sót lại, nay đã không còn. Ảnh: internet

Quyền lực của nhà nước bình thường đã đầy sức mạnh. Một nhà nước tham nhũng, ngoài sức mạnh quyền lực còn có sức mạnh đồng tiền và sức mạnh của những thế lực ngầm mafia liên kết với nhau. Sức mạnh đó là vô cùng khủng khiếp. Sức mạnh khủng khiếp của quyền lực nhà nước tham nhũng như cơn bão lốc giúp những nhóm lợi ích thổi bay những người nông dân chân chất hiền lành khỏi mảnh đất ngàn đời của họ, để nhóm lợi ích cướp trắng mảnh đất là nguồn sống hiện tại, là quá khứ xương máu, mồ mả ông bà tổ tiên, là sự bảo đảm cho tương lai bền vững của những người nông dân sống nhờ đất, chết về đất.

Với sức mạnh khủng khiếp đó, những nhóm lợi ích dân sự đã nuốt chửng hàng trăm hecta đất màu mỡ là loại đất nông nghiệp cho năng suất cao nhất ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Dương Nội, Hà Nội, ở Từ Sơn, Bắc Ninh…

TẢN MẠN VỀ CON DẤU, GIẤY TỜ VÀ LÒNG TIN

Nguyễn Đình Cống

22-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Vừa qua, nhân việc Công an khởi tố “Vụ Đồng Tâm”, một số người cho rằng Bản cam kết ông Chủ tịch TP Nguyễn Đức Chung viết tay và ký không có giá trị pháp lý vì không có con dấu. Đó là một nhận thức quá ngây ngô, quá ấu trĩ.

Trên thế giới hình như con dấu đóng trên các giấy tờ có tác dụng như một thông tin, một sự làm chứng hoặc xác nhận chữ ký. Ngay như ở Hiệp định Paris về Việt Nam, chỉ có chữ ký của 4 Ngoại trưởng mà không có một con dấu nào. Ở Việt Nam, thời trước năm 1945 và sau này dưới chính thể VNCH, tôi không biết chức năng con dấu như thế nào. Riêng dưới chính thể VNDCCH và CHXHCNVN con dấu và các loại giấy tờ có vai trò quá quan trọng. Một số người làm nhiệm vụ kiểm tra dựa vào, tin vào giấy tờ và con dấu hơn là người thật việc thật. Tôi đã bỏ công tìm hiểu nguyên nhân, nhưng chưa đi đến kết luận cuối cùng nên nêu ra để các bạn nào quan tâm tìm hiểu thêm. Có lẽ vì người ta xem giấy tờ và con dấu của các cơ quan là rất quan trọng nên mới sinh ra nhiều bọn làm giả, bắt hết bọn này lại mọc ra lũ khác.

BÁO CHÍ CỘNG SẢN TAI ĐIẾC, MẮT THÔNG MANH

Phạm Trần

21-6-2017

“Báo chí cách mạng” vẫn là cái loa của đảng. Nguồn: internet

Năm nào cũng như năm nấy, ngày gọi là Báo chí Cách mạng của đảng Cộng sản Việt Nam (21/6) được thổi phồng và tô son cho đẹp chế độ nhưng những cái tai điếc và con mắt thông manh của nền báo chí ấy lại cứ hiện ra mỗi ngày một nhiều.

Bằng chứng thì hàng hà sa số, nhưng lần kỷ niệm 92 năm nay (21/6-1925 – 21/6/2017) Ban Tuyên giáo, cơ quan đảng chỉ đạo và Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan kiểm soát nhà báo lại cứ muốn chứng minh báo chí là diễn đàn của nhân dân, khiến chiếc áo bù nhìn lại phình to hơn.

“Báo chí cách mạng” phải tự làm một cuộc cách mạng

Mạnh Kim

20-06-2017

“Báo chí cách mạng VN”. Ảnh: internet.

“Báo chí cách mạng” là báo chí loại gì? Thế giới chẳng có mô hình hay thể loại nào gọi là “báo chí cách mạng” cả.

Báo chí chỉ gói gọn trong ý nghĩa và khái niệm của tự do ngôn luận. Càng chính trị hóa hoạt động báo chí bằng từ “cách mạng” càng lộ rõ sự mỉa mai của nền báo chí ngày nay, vì “cách mạng” trong báo chí bây giờ đồng nghĩa với một nền báo chí khiêu dâm. “Cách mạng” trong hoạt động báo chí cũng thể hiện bản chất của một chế độ ngày càng sợ hãi các cuộc cách mạng trong việc mang lại thông tin cung cấp và sự thật.

BÁO CHÍ

FB Huy Đức

20-6-2017

Báo chí “cách mạng” Việt Nam. Nguồn: internet

Để tránh lá cải hóa “nền báo chí cách mạng”, “cách mạng” nên cho phép báo lá cải danh chính ngôn thuận vận hành. Để tư nhân không còn phải núp bóng các cơ quan mũ cao áo dài. Để cái mông, vòng eo của Ngọc Trinh; cái lưỡi của Lý Nhã Kỳ… vẫn có thể đong đưa trước đám đông mà “cách mạng” không còn mang tiếng.

Các cơ quan đã nắm quyền lực nhà nước, nhất là các cơ quan siêu quyền lực như Công an, Tòa án, VKS, Thanh Tra… thì không được nắm cơ quan ngôn luận. Thật là nguy hiểm khi một người vừa bị bắt, đã bị báo ngành mô tả như tội phạm; một người đã bị án phạt tù lại còn phải chịu án ngôn từ của một cơ quan thuộc tòa. Các cơ quan này nên bán các tờ báo đang ăn khách của họ và chuyển những nhà báo biên chế sang làm những tờ nội san, thuần túy thông tin và trao đổi nghiệp vụ.

BÀN THÊM VỀ KHÔN NGOAN HAY LỪA BỊP

Nguyễn Đình Cống

20-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Vừa qua, nhân “Sự việc Đồng Tâm” tôi có viết bài “Khôn ngoan hay lừa bịp”. Sau đó tôi tiếp một ông bạn đến chơi và đưa ra lời phản biện.

Ông nói: Trên nguyên tắc tôi tán thành câu “Dùng nhiều cán bộ trưởng thành trong chiến tranh cho quản lý dân sự là một trong những sai lầm lớn về tổ chức”, nhưng viết như thế chưa chuẩn, phải thêm vào mấy chữ nữa “trừ một số trường hợp đặc biệt”. Biết rằng tác giả không vơ đũa cả nắm nên đã dùng từ nhiều cán bộ chứ không phải tất cả cán bộ. Dùng một số ít, có lựa chọn là nên và có thể.

Việt Nam Hãy chấm dứt hành hung các nhà hoạt động và các blogger!

20-6-2017

Báo cáo nhân quyền của Human Rights Watch ngày 19/6/2017, ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền cho biết: “Gần như không có vụ nào điều tra, những kẻ côn đồ gây ra các vụ tấn công gần như không phải chịu hậu quả gì. Trong nhiều vụ, người ta tin rằng côn đồ có khi đang phối hợp với công an. Thực ra, chúng tôi đã thấy có những vụ hành ung xảy ra khi công an ở ngay gần hoặc hiện diện. Sau khi những kẻ thủ ác dừng tay, người bị bắt lại là nạn nhân. Các nhà hoạt động bị câu lưu, đưa về đồn thẩm vấn. Có những trường hợp, họ còn bị truy tố hình sự“.

Quyết định khởi tố vụ án ở Đồng Tâm nói lên điều gì? – Phần II

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

19-6-2017

Tiếp theo phần 1

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội bắt tay người dân Đồng Tâm hồi cuối tháng 4. Ảnh: VTC

Trong khi cả nước đang đau đáu với những nỗi lo về thảm họa Formosa miền Trung, nạn thực phẩm bẩn, kinh tế suy thoái… và muôn vàn nỗi lo thuế, phí các loại cứ vùn vụt tăng, trong khi đó, các cơ quan từ Quốc hội cho đến nhà nước cứ bình chân như vại mà chỉ nhăm nhăm tăng thu thuế thì chợt vụ việc Đồng Tâm lại bùng lên lần nữa với quyết định khởi tố vụ án của Công an Hà Nội.

Nhà nước “pháp quyền” hay “đảng quyền”

Trên mạng xã hội cho biết, cụ Lê Đình Kình đã có một cuộc trao đổi với chủ tịch Tp Hà Nội Nguyễn Đức Chung qua điện thoại. Trả lời trên đài BBC Tiếng Việt hôm 14/6, ông Lê Đình Kình nói rằng: “Tối hôm qua, sau khi có tin Ban An ninh Công an Hà Nội quyết định khởi tố vụ án bắt 38 cán bộ ở Đồng Tâm, tôi có gọi điện cho ông Chung.” “Ông Chung nói rằng bản cam kết mà ông ấy ký hôm 22/4 về việc không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm là ông ấy ký chứ không có con dấu.” “Ông ấy nói là quyền khởi tố là của cơ quan pháp luật chứ không phải của ông ấy.”

Nguyễn Đức Chung, khôn ngoan hay lừa bịp?

Nguyễn Đình Cống

18-6-2017

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, khôn ngoan hay lừa bịp? Ảnh: internet

Sau vụ CA Hà Nội khởi tố “Vụ Đồng Tâm”, có 2 luồng dư luận trái ngược về hành động viết bản cam kết của ông Chủ tịch TP. Một số cho đó là sự khôn ngoan, kịp thời làm dịu tình hình, tháo ngòi nổ. Bên khác, đông hơn cho rằng đây là trò lừa bịp, là thủ đoạn xảo trá. Thế còn bản thân ông chủ tịch, ông suy nghĩ thế nào, ông nói gì trước và sau khi ký cam kết. Điều ta nghĩ và lời ta nói có thể giống nhau khi ta là người trung thực. Còn nếu ta là kẻ thủ đoạn thì điều nói ra và suy nghĩ có thể ngược nhau, việc đó chỉ có ta biết, Trời biết, người ngoài chỉ có thể phỏng đoán.

Nói về Tù Nhân Lương Tâm Trần Thị Nga không nhận tội

Paulus Lê Sơn

17-6-2017

Công an đọc lệnh bắt bà Trần Thị Nga ngày 21/1/2017. Nguồn: báo MTG

Trong cáo trạng của viện kiểm soát Hà Nam do Phó viện trưởng Vũ Hoài Nam ký ngày 25/5/2017, tại bút lục số 494 đến 638 có đoạn: “Tại cơ quan điều tra, bị can Trần Thị Nga không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình mà có thái độ chống đối, bất cần, không ký vào bất cứ biên bản nào trong quá trình điều tra, không chấp hành chụp ảnh, lập danh chỉ bản…”.

Bà Nga bị nhà cầm quyền Hà Nam bắt tạm giam hôm 21.01.2017 với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Qua 6 tháng điều tra nhưng an ninh vẫn không khuất phục được ý chí, tinh thần thép của người phụ nữ can trường đấu tranh cho dân chủ nhân quyền.

NẾU TÔI LÀ CHỦ TịCH TP HÀ NỘI

Nguyễn Đình Cống

16-6-2017

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung lừa dân hay ông bị đảng lừa? Ảnh: Chung bắt tay người dân xã Đồng Tâm. Nguồn: internet

Việc công an Hà Nội khởi tố bà con Đồng Tâm làm nổi lên 2 luồng dư luận:
1-Cho rằng đây là âm mưu, thủ đoạn của ông Nguyễn Đức Chung vì ông là người cầm đầu chính quyền. Việc này ông tự chủ trương rồi lệnh cho CA thi hành hoặc ông được biết rõ và đồng ý để CA thực hiện.

2-Cho rằng đây là việc của bên Tư pháp, mà ông Chung là bên Hành pháp, hai bên độc lập với nhau. Việc ông Chung ký với bà con Đồng Tâm cam kết không truy cứu là không đúng chức năng và bây giờ CA khởi tố không liên quan gì đến ông.

Tôi xin đặt mình vào vị trí của Chủ tich TP để xem nên như thế nào.

NÓI DAI, NÓI DÀI, NÓI SẢNG

Phạm Trần

15-6-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng, là người đứng đầu đảng “Nói dai, nói dài, nói sảng”. Ảnh: báo CATP

Ông bà ta có câu: “Nói phải củ cải cũng phải nghe”, nhưng nếu cứ nói dai và nói dài thì hóa ra nói sảng.

Đó là hậu quả của Hội nghị Trung ương 5, Khóa đảng XII từ ngày 5 đến 10/05/2017 với 3 Nghị quyết được thành hình:

(1) Nghị quyết về “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

(2) Nghị quyết về “tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.”

(3) Nghị quyết về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Thư ngỏ gửi những người Cộng Sản

Việt Nam, ngày 14/6/2017,

nguồn ảnh: VTC

Thư ngỏ gửi những người cộng sản,

Hỡi những cộng sản đã đi theo đảng một cách chân thành, vì coi đó là lý tưởng cao đẹp, xin quý vị nên nghĩ lại, xem tổ chức mà quý vị đang đứng trong hàng ngũ liệu có và còn xứng đáng là một chính đảng phục vụ đất nước dân tộc hay không?

Ngay sau khi ông Nguyễn Đức Chung ký bản cam kết, nhiều luật sư đã phân tích sự lừa đảo đó, bởi lẽ đơn giản là ông ta không có thẩm quyền đại diện và thay mặt cơ quan tố tụng cam kết không khởi tố vụ án Đồng Tâm.

Nhiều người, và rất nhiều người, đã cả tin đến mức phê phán các luật sư, rằng kết quả đạt được là tốt rồi, không nên quá nghi ngờ “thiện chí” của giới lãnh đạo Hà Nội, và rằng người dân Đồng Tâm đã làm hết sức của mình, không nên đòi hỏi hơn nữa. Tất nhiên, chúng tôi hiểu cảm xúc trung thực đó.

Bây giờ mọi người đã thấy rõ, hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền đang lập luận rằng ông Chung không có thẩm quyền cam kết như thế, và cùng lắm ông chỉ hứa không khởi tố “toàn thể người dân Đồng Tâm”, chứ có cam kết không khởi tố một cá nhân nào đâu (!?).

Trao đổi với Việt Long: Bàn về đối thoại

Nguyễn Đình Cống

13-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ngày 12 tháng 6 trang Bùi Văn Bồng đăng bài của Việt Long, đầu đề: Cần làm rõ nhiều vấn đề trong những cuộc đối thoại tương lai. Qua bài viết, thấy tác giả muốn hướng dẫn dư luận về đối thoại. Đọc xong bài, thấy không thể đồng ý vài điểm, tôi xin nêu để tác giả và bạn đọc tham khảo.

Tác giả cho rằng: “mong muốn (đối thoại) đó đã không thành hiện thực bởi nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là do sự chống đối quyết liệt của những thế lực phản động đã ngăn cản nhiều người có quan điểm khác biệt nhưng có lòng yêu nước, muốn tận hiến cho sự phát triển đất nước tham gia đối thoại”. Việt Long viết như thế nhưng liệu có tin vào điều ấy không, có nêu được dẫn chứng nào không? Theo những nguồn thông tin khác đáng tin cậy thì việc không tổ chức được đối thoại chính là từ các cơ quan của Đảng. Chẳng có thế lực phản động nào ngăn cản đối thoại theo các đề nghị của Nguyễn Trung, Chu Hảo và nhiều người khác.