Luật sư chân chính, cái gai trong mắt chế độ

Kông Kông

27-8-2017

LS Võ An Đôn. Nguồn: DV

Tên của Luật sư Võ An Đôn chắc không mấy xa lạ với người Việt bất đồng chính kiến trong cũng như ngoài nước. Vì ông là một trong số rất ít luật sư nhận bào chữa cho những nạn nhân của một chế độ dùng bạo lực để cai trị. Vụ án sôi nổi nhất năm 2014 mà nạn nhân là nghi can Ngô Thanh Kiều bị 5 công an tỉnh Phú Yên khóa vào ghế đánh đến chết, nhưng phía công tố chỉ đề nghị án treo, đã bị Luật sư Võ An Đôn phơi bày ra công luận, rồi báo chí cũng vào cuộc, đặc biệt là mạng xã hội, nên sau đó Chủ Tịch nước phải yêu cầu xử lại.

Ông đã tự ứng cử Đại biểu Quốc Hội 2 lần, vào năm 2011 và 2016. “Hiệp thương” tại địa phương và nơi làm việc, là Đoàn Luật sư, đều được tín nhiệm nhưng lên đến cấp cao hơn đã bị Mặt trận Tổ quốc “đấu tố”. Loại bỏ. Vì ông là cái gai trong mắt công an. Rồi họ áp lực lên Đoàn Luật sư Phú Yên để tìm cách rút giấy phép hành nghề của ông nhưng thất bại.

Cục độc dược: Nhập chất độc thật / thuốc trị bệnh giả

FB Trương Hữu Danh

25-8-2017

Ts Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ y tế kiêm nhiệm Cục trưởng Cục quản lý dược. Nguồn: CAND

Dư luận mấy ngày qua sôi sục chuyện một số cán bộ ngành y chia chác trên thân xác bệnh nhân K.

Đầu dây mối nhợ đều dính tới Cục Dược. Đơn vị cấp phép cho VN Pharma nhập khẩu thuốc giả chính là Cục Quản lý dược.

Cách đây 7 năm, 8 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm ở phía Nam đã cùng ký đơn tố cáo cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Trương Quốc Cường để gửi lên các cơ quan chức năng.

Tám doanh nghiệp ký tên trong đơn là: Công ty Imexpharm, Công ty Agimexpharm, Công ty S.Pharm, Công ty Minh Hải, Công ty Tipharco, Công ty liên doanh Stada – Việt Nam, Công ty Pymepharco và Công ty Dược phẩm Khánh Hòa.

Văn điếu thập loại dân oan

Phạm Lưu Vũ

25-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Associazionemudita

Tiết tháng bảy gió âm lạnh buốt
Nỗi buồn dâng nghẹn khúc sông Hồng
Thương thay một dải non bồng
Bên ngoài giặc cướp, bên trong quan trường

Vốn đường đường con nhà khuôn phép
Bỗng chốc thành vạn kiếp dân oan
Lê la xó chợ đường quan
Già thương nỗi trẻ, trẻ than nỗi già

Vì sao o Tiến vẫn là bộ trưởng khi trượt trung ương?

FB Lưu Trọng Văn

26-8-2017

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Nguồn: Báo Dân Trí.

Trường hợp duy nhất trong lịch sử quan chức của chế độ hiện nay, một uỷ viên trung ương trượt trung ương vẫn được tiếp tục làm bộ trưởng.

Duy nhất, vì trước đây có nhiều bộ trưởng không phải đảng viên, không phải uỷ viên trung ương, nhưng đó là thời của cụ Hồ trị vì. Sau này thì không còn cửa cho không đảng viên làm bộ trưởng nữa, và cũng không còn cửa cho không phải uỷ viên trung ương là bộ trưởng nữa.

Khi o Tiến vẫn được tái cơ cấu bộ trưởng khi trượt phiếu vào trung ương thì nhiều người cho rằng, chắc o có tài, có đức nên được giữ lại.

Biếm và Phiếm: Bọn “tư bản giãy chết”, chúng bay là một lũ khốn nạn!

Đặng Phước

26-8-2017

Thời còn HS – SV, học lý luận chủ nghĩa Mác – Lê, mình chỉ hiểu một cách “mơ hồ” vể CNTB, nay qua thực tế trải nghiệm càng ngày mình càng ngộ ra sự thật về chúng, tức quá bèn viết mấy dòng chửi bọn này cho hả giận!

Chúng bay dùng cơ tâm đi trước thời đại, vượt lên trước đất nước chúng tao, cho chúng tao ‘ngửi khói” nên đảng và nhà nước tao vội vàng đề ra chủ trương Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước nhằm đuổi cho kịp chúng mày hòng xây dựng CNXH mà theo lời ông tổng Trọng thì “đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa“. Thành ra từ một nước dựa trên nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nhà nước bèn vội vàng nhập công nghệ đã cũ kỹ của chúng bay về để “sản xuất công nghiệp”, kế hoạch đến 2020 là hoàn thành cơ bản Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nhưng mục tiêu đó đến nay chưa thực hiện được 50%.

Nhân sự kiện LS Nguyễn Văn Đài bị truy tố hai điều luật: Bàn về điều 79 BLHS

Nguyễn Lê Vũ

26-8-2017

Ông Nguyễn Văn Đài và Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain trong một lần gặp ở Hà Nội trước khi LS Đài bị bắt. Nguồn: Facebook

Lời mở đầu: Cách nay hơn 600 ngày, luật sư Nguyễn Văn Đài bị truy tố tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 bộ luật hình sự. Đã quá thời hiệu giam giữ để điều tra, nên CSVN cáo buộc LS Đài thêm tội danh ở Điều 79. Ta thử tìm hiểu xem điều luật rất ưa dùng này của mọi chế độ độc tài CS có lịch sử và biến tướng của nó ra sao.

Thách thức ngoại giao của Việt Nam trong thời hội nhập

LS Nguyễn Văn Thân

26-8-2017

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) và Ngoại trưởng Rex Tillerson. Ảnh: Bộ Ngoại giao VN.

Trong cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN tại Manila vào đầu tháng 8 vừa qua, Việt Nam hầu như bị cô lập khi ngỏ ý muốn ASEAN bày tỏ thái độ mạnh mẽ với Trung Quốc về những hành động tôn tạo đảo và quân sự hóa Biển Đông.

Trước đây thì còn có đồng minh là Phi Luật Tân. Nhưng từ khi Duterte lên nắm quyền thì Phi đã quyết định từ giã cuộc chơi vì món mòi kinh tế mà Tập hứa dành cho ”gã miệng thối”. Cam Bốt và Lào thì hầu như đã bị Bắc kinh mua đứt. Mã Lai thì ngày càng tiến gần tới Trung Quốc trước lập trường bất nhất và thiếu tin cậy của Trump. Thái Lan và Miến Điện không có lý do gì để gây sự với Trung Quốc. Chỉ có Singapore là còn có quan điểm và lập trường nhất quán về Biển Đông nên đã bị Trung Quốc trừng phạt và không nhận được thiệp mời tham dự diễn đàn Đới Lộ của Tập Cận Bình.

Tính mạng Trịnh Xuân Thanh – Chỉ mành treo chuông?

Thạch Đạt Lang

26-8-2017

Trịnh Xuân Thanh lên TV tự thú. Nguồn: chụp từ clip VTV.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin do tình báo của chế độ CSVN thực hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Cảnh sát hình sự Đức với sự cộng tác của cảnh sát Tiệp, đã bắt Nguyễn Hải Long, một người Việt Nam có cơ sở chuyển ngân, làm ăn ở Praha, thủ đô Tiệp Khắc.

Do “điếc không sợ súng”, cũng như quen cách hành xử theo luật rừng với người dân trong nước, coi thường công pháp quốc tế, ngày 18.8.2017, Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 462, có đăng một bài viết của Vũ Hương, công kích, chỉ trích chính phủ Đức, với tựa đề: Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?

Không đặc xá và ông Quang vắng mặt bất thường: điều gì đang xảy ra?

VOA

25-8-2017

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 16/1/2017. Ảnh: Reuters

Một luật sư nói rằng việc chính quyền Việt Nam không ký đặc xá dịp lễ Quốc Khánh 2-9 năm nay là một thiếu sót, và không thể vì chủ tịch nước vắng mặt mà gây cản trở hay đình trệ quốc sự.

Luật sư Đặng Đình Mạnh từ thành phố Hồ Chí Minh nói rằng việc không xét đặc xá dịp lễ 2-9 này là một thiếu sót lớn: “Việc không xét đặc xá trong dịp lễ Quốc khánh 2-9, một dịp lễ lớn nhất của quốc gia, là một sự thiếu sót rất lớn. Điều này không nên.”

Cột trụ suy yếu nhất của Lâu Đài Độc Đảng

Blog VOA

Bùi Tín

26-8-2017

Trịnh Xuân Thanh trên báo Suedeutsche Zeitung. Đây là một tron g hai vụ đưa Việt Nam ra quốc tế hiện nay. Ảnh chụp màn hình.

Trong chế độ cộng sản độc đảng, 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, 3 cột trụ của Nhà nước – đều bị Đảng thâu tóm, nắm chặt, không chia sẻ cho ai.

Đó là một Quốc hội của đảng, do đảng, vì đảng, được “đảng chọn, dân bầu”, gần 90% là đảng viên cộng sản, luôn cầm quyền theo chỉ thị của đảng.

Đó là một Chính phủ từ Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng… đều là Ủy viên Bộ Chính Trị, Ủy viên TƯ đảng, điều hành theo các Nghị quyết và luật pháp do đảng quyết định, không có một chính đảng nào khác tham gia.

Đồng Tâm lại bất an: Cụ Lê Đình Kình bị Cục Điều tra Hình sự – Bộ Quốc phòng triệu tập

Nguyễn Đăng Quang

25-8-2017

Người dân Đồng Tâm vừa thông tin cho biết: Tiếp theo sau việc Công an Hà Nội triệu tập 70 người dân xã Đồng Tâm khiến cho tình hình nơi đây rất bất an, làm cho cuộc sống, sinh hoạt và lao động của người dân bị đảo lộn, nay đến Cục Điều tra Hình sự – Bộ Quốc phòng lại “vào cuộc”, không cho người dân yên ổn làm ăn và lao động sản xuất. Cục ĐTHS mấy ngày nay gửi “GIẤY TRIỆU TẬP” cho một số người dân Đồng Tâm, yêu cầu họ phải có mặt tại Trụ sở Cơ quan Điều tra – Bộ Quốc phòng (Địa chỉ ngõ 296 phố Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để phục vụ công tác điều tra vụ án.

Giấy triệu tập cụ Lê Đình Kình. Nguồn: Nguyễn Đăng Quang.

Đại án thuốc trị ung thư giả VN Pharma: Có bỏ lọt tội phạm?

FB Nghề Luật Sư

25-8-2017

Bị cáo Nguyễn Minh Hùng, Tổng Giám đốc VN Pharma tại tòa. Nguồn: báo Tuổi Trẻ.

Nhiều Facebooker đã thắc mắc về việc “Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới và Luật Dược VN, H – Capita là thuốc GIẢ. Tại sao không truy tố tội buôn bán thuốc giả (tối đa tử hình) mà chỉ truy tố các tội buôn lậu (nhiều nhất là mức tù 15 năm) và làm giả tài liệu (nhiều nhất là mức tù 7 năm)?”

Một vấn đề khác là liệu có bỏ lọt tội phạm ngoài các bị cáo trong phiên tòa sơ thẩm xử Tổng Giám đốc Nguyễn Minh Hùng và các bị cáo khác liên quan trong vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu xảy ra tại công ty cổ phần VN Pharma.

Dân Đồng Tâm ‘quyết chiến’ nếu công an cố bắt người

VOA

25-8-2017

Người dân xã Đồng Tâm “rào làng” chống cưỡng chế đất hồi giữa tháng 4/2017. Ảnh: Reuters

Công an Hà Nội gửi giấy triệu tập hơn 70 người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trong khi đó, dân xã nói sẽ quyết chiến nếu công an cố bắt người, theo lời một nhà hoạt động thuật lại với VOA.

Về bộ sách Lịch sử Việt Nam: Vẫn là lịch sử do đảng viết ra

Cuối cùng, ta thấy đây chỉ là một hình thức PR để khơi gợi sự chú ý, đánh vào tâm lý mong muốn có sự đổi mới trong xã hội, mong ước sự thật lich sử được làm rõ của nhiều người dân để… bán sách“.

_____

FB Nguyễn Thị Bích Ngà

25-8-2017

Ảnh chụp bộ sách Lịch sử Việt Nam.

Trong tuần vừa qua, sau bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ với PGS. TS Trần Đức Cường, có nhiều luồng ý kiến xoay quanh bài trả lời phỏng vấn này khi ông Cường đưa ra thông tin bộ sách có những điểm mới.

Ông nói, “Chính quyền Việt Nam Cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Sau đó đến 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu tổng thống… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.”

Bộ Ngoại giao Đức đối thoại với Việt Nam về vụ bắt cóc

TAZ

Tác giả: Marina Mai

Hùng Hà chuyển ngữ

25-8-2017

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel gặp nhau tại Hội nghị các Bộ trưởng G20, tháng 2/2017. Nguồn: internet

Trong vụ việc người Việt Nam bị bắt cóc ở Bá-linh, một nghi can đã bị tạm giam hầu tra.

BERLIN taz | Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh từ Bá-linh về Hà Nội, một nghi can 46 tuổi người Việt Nam đã bị dẫn độ vào hôm thứ Năm từ Tiệp về Đức. Người này hiện đang bị tạm giam hầu tra, theo như Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe thông báo. Cáo buộc về vụ án: Hoạt động mật vụ gián điệp và hỗ trợ trong việc tước đoạt tự do người khác.

Việt Nam chỉ nghiêm trị ngư dân đánh cá trong hải phận ngoại quốc

Người Việt

24-8-2017

Thái độ khinh khỉnh của viên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Việt Nam (giữa) trong cuộc họp nhằm tìm giải pháp răn đe để ngư dân ngưng xâm nhập, đánh bắt trái phép trong hải phận của các quốc gia khác ở Quảng Ngãi. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM (NV) – Nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu áp dụng hàng loạt biện pháp hành chính để giải quyết tình trạng càng ngày càng nhiều ngư dân Việt Nam xâm nhập, đánh bắt trái phép trong hải phận của các quốc gia khác.

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Nghi can Nguyễn Hải Long đã đích thân lái chiếc xe từ Praha đến Berlin

Hiếu Bá Linh

24-8-2017

Thông cáo báo chí ra ngày hôm nay của Tổng Công tố viên Liên bang Đức cho biết, theo kết quả điều tra cho đến nay nghi can Nguyễn Hải Long, 46 tuổi đã đích thân lái chiếc xe từ Praha đến Berlin vào ngày 20.07.2017, tức là 3 ngày trước khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc.

Cần hiểu thiết chế “Nhà nước Pháp quyền” trong vụ Trịnh Xuân Thanh

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

24-8-2017

Nguồn ảnh: internet

Từ đầu tháng, vụ Trịnh Xuân Thanh chấn động truyền thông Việt Nam, Đức và thế giới trở thành điểm nóng trong mối quan hệ bang giao giữa 2 nước tới mức phía Đức yêu cầu một cán bộ Đại sứ quán Việt Nam phải rời Đức kèm những tuyên bố sẽ có những “động thái tiếp”, nhằm đòi được Việt Nam trao trả lại đương sự, do những thủ tục pháp lý mà thiết chế Nhà nước Pháp quyền buộc họ phải thực thi, không liên quan tới nhân thân hay tội danh ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc. Tầm cấp “trục xuất” nhân viên ngoại giao có thể nhận thấy giữa 2 nước Nga và Mỹ từ cuối năm 2016 tới nay do liên quan tới những “cáo buộc” Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Tiết lộ mới: Chiếc xe thứ hai Audi-Limousine trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh

24-8-2017

Ảnh minh họa: Chiếc xe thứ hai, Audi-Limousine, trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nguồn: internet

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra vào khoảng 10 giờ 40 sáng ngày 23.07.2017 giữa thủ đô Belin, tại công viên Tiergarten, gần khách sạn Sheraton. Một vài nhân chứng đã thấy Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ Việt Nam đi cùng, đã bi một số người dùng vũ khí cưỡng bức đẩy lên một chiếc xe mang biển số CH Séc. Đó là chiếc xe 7 chỗ ngồi, hiệu Volkswagen (VW) của Đức, kiểu xe: Multivan màu ánh bạc mang biển số 2AB-3140.

Vụ kiện “Trịnh Vĩnh Bình đối với CSVN ở Paris” đã củng cố thêm niềm tin vào công lý của dân mình

Ngô Văn Hiếu

24-8-2017

Việc Trịnh Vĩnh Bình đang kiện CSVN tại Paris để đòi hơn 1 tỉ dollars là bài học quý báu để xiển dương công lý, quyền pháp lý và định chế xã hội. Cho nên, dù có tốn VN 1 tỉ hay 100 tỉ dollars thì đó cũng là giá quá rẻ cho 1 bài học để đời về việc nâng cao dân trí, nhất là dân trí của giới trí thức được CSVN đào tạo cũng như những nhà dân chủ trong nước – hai trong những thành phần cốt lõi cho dân chủ hóa nước ta.

Chuyện ở cấp Bộ

FB Luân Lê

24-8-2017

Đất nước VN giống như một cảnh đổ nát ở Syria. Nguồn: internet

Bộ Giao thông vận tải đối mặt với các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng liên tiếp đội vốn ngàn tỷ mà vẫn chậm tiến độ, chất lượng thấp và các bê bối lớn về các dự án BOT gây bức xúc trong cả nước.

Bộ Công thương thì liên tiếp các sự việc rúng động về công tác nhân sự và tham nhũng kinh tế, chính sách. Và một loạt các cán bộ, công chức đã và đang chờ bị xử lý. Vụ cách chức trong quá khứ cũng là một phát minh táo bạo trong cách giải quyết các khối u tham nhũng ở bộ này.

Đảng CSVN đã lỡ một chuyến tàu

Phạm Trần

24-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: DLB

Nếu Lịch sử biết nói thì thời gian 43 năm lặng lẽ trôi qua sẽ bảo các Nhà viết sử Cộng sản Việt Nam rằng: ”Vì kiêu ngạo và nhát gan mà đảng cầm quyền đã lỡ một chuyến tầu”.

Tại sao?

Vì rằng đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã để mất chính nghĩa chủ quyền quốc gia ở Biển Đông ngay khi quần Hoàng Sa bị quân Trung Cộng đánh chiếm từ tay Hải quân của Việt Nam Cộng hòa ngày 19/01/1974.

Trịnh Vĩnh Bình mắc bẫy

Nguyễn Đình Cống

24-8-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet

Một trong những nguy hiểm của cuộc đời là bị lừa; hoặc nói cách khác là bị mắc bẫy. Về việc này tôi có một số kiến thức và kinh nghiệm, có thể trao đổi với các bạn trẻ, nếu các bạn thích thú tôi sẽ viết vài bài. Nay chỉ xin phân tích một trong những cái bẫy mà ông Trịnh Vĩnh Bình đã mắc phải.

Trong quá trình thương lượng về điều khoản của thỏa thuận Singapore , ông Bình đòi được trả lại toàn bộ tài sản đã bị tịch thu. Hai bên nhất trí. Thế nhưng trong văn bản ký kết có câu sau: “Chính phủ VN sẽ trả lại cho ông Bình toàn bộ tài sản hợp pháp”.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Séc dẫn độ nghi phạm Việt sang Đức

TAZ

Sau vụ bắt cóc một người Việt Nam ở Bá-linh: Tiệp dẫn độ một nghi can

Hùng Hà chuyển ngữ

23-8-2017

Trịnh Xuân Thanh khi còn ở Đức. Ảnh: internet

Tiệp dẫn độ một người Việt Nam sang Đức. Người đàn ông này dường như đã tham gia vào một vụ bắt cóc đình đám ở Tiergarten, Bá-linh.

Praha dpa | Sau vụ bắt cóc đình đám một thương gia Việt Nam ở Bá-linh, Tiệp đã dẫn độ một kẻ bị cáo buộc đồng phạm đến Đức. Toà Sơ thẩm ở Praha dã chuẩn y việc này dựa trên một lệnh bắt giam cấp châu Âu, một phát ngôn viên đã cho biết vào ngày thứ Tư và qua đó xác nhận một bài tường thuật của Thông tấn xã CTK. Theo đó, việc bàn giao phải được thực hiện trong ngày hôm nay.

Vụ kiện của Trịnh Vĩnh Bình: Như một chuyện thần thoại

Huỳnh Ngọc Chênh

23-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Như một câu chuyện thần thoại, bụt đã hiện ra lôi một nhà cầm quyền đầy quyền lực, nắm quyền sinh sát 90 triệu con người trong tay, qua tận Paris xa xôi để hầu tòa, bình đẳng với một cá nhân bé nhỏ mà trước đây suýt bị họ giày chết như giày một con kiến nếu muốn.

Nếu ông Trịnh Vĩnh Bình không phải là người có quốc tịch nước ngoài và nếu không có thế giới bên ngoài tự do văn minh thì không hề có phiên tòa xét xử vụ kiện của một cá nhân bé nhỏ đối với một nhà nước có bộ máy cầm quyền khổng lồ.

Phải chăng có âm mưu làm mất uy tín và cô lập Việt Nam trên trường quốc tế?

FB Mạc Văn Trang

23-8-2017

Lãnh đạo hàng đầu Việt Nam nghĩ sao về những sự kiện nêu trong bài? Nguồn ảnh: Zing.

Một loạt sự kiện diễn ra từ tháng 4 – 5 – 6 – 7 làm Việt Nam “mất điểm” trong nhìn nhận của thế giới, khiến ta có thể nghĩ đến một âm mưu xuyên suốt. Đó là:

1. Vụ “khủng hoảng”tại xã Đồng Tâm, đã được ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Hà Nội đến đối thoại, tháo gỡ ngòi nổ và ký, điểm chỉ vào Bản cam kết, nói rõ 03 điểm (tháng 4/2017). Dư luận quan tâm ở trong nước và quốc tế đều thở phào nhẹ nhõm, coi cách xử lý của chính quyền Hà Nội là hợp lý, hợp tình, mở ra hướng mới: Đối thoại để đi đến đồng thuận giữa chính quyền và người dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội đang rất căng thẳng ở khắp các địa phương hiện nay. Nhưng tiếc thay, chính quyền Hà Nội, không biết vì sao đã lật ngược lại tất cả những điều ông Chung đã cam kết? Giờ đây liên tục gây căng thẳng với dân Đồng Tâm, có thể dẫn tới những bất ổn mới… Điều đó đi ngược lại với với mong đợi của những người còn thiện chí với Việt Nam…(1)

Từ Robert Lee đến Hồ Chí Minh

Thạch Đạt Lang

23-8-2017

Tướng Robert E. Lee (trái) và ông Hồ Chí Minh. Nguồn: cắt từ internet

Câu chuyện di dời bức tượng của tướng Robert Lee ở Charlottesville, vị tướng bại trận của miền Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng nô lệ giữa hai miền Nam-Bắc Mỹ, gây ra cái chết của một luật sư Mỹ và 2 cảnh sát viên, cùng hàng chục người bị thương hôm 12/8/2017, vẫn tiếp tục căng thẳng vì những tuyên bố và cách hành xử của Tổng thống Donald Trump. Đó là sự bộc phát cao trào kỳ thị, phân biệt chủng tộc của các nhóm Thượng Tôn Da Trắng, Klu-Klux-Klan và Tân Quốc Xã.

Trịnh Vĩnh Bình kiện CSVN: Chế độ độc đảng phơi mặt giữa Thủ Đô Ánh Sáng

Blog VOA

Bùi Tín

23-08-2017

Tòa Trọng Tài Quốc Tế – ICC – International Chamber of Commerce. Ảnh: VOA

Vụ án nhà kinh doanh Trịnh Vĩnh Bình khởi kiện chính quyền Việt Nam được Tòa án trọng Tài Quốc tế (Tòa án TTQT) của ICC – International Chambre de Commerce – Phòng Thương mại Quốc tế, xét xử tại Paris từ ngày 21/8, đang làm xôn xao dư luận nước Pháp.

Báo chí Pháp cho biết ICC được thành lập gần 100 năm, từ năm 1923, cùng với cơ quan phụ thuộc là Tòa án Trọng tài Quốc tế do ICC chỉ định Hội Đồng Trọng tài để xét xử các vụ án liên quan đến buôn bán và kinh doanh quốc tế theo Luật quốc tế và các hợp đồng thỏa thuận giữa các quốc gia và các nhà kinh doanh của 137 quốc gia đã chính thức tham gia ICC. Việt Nam là một nước tham gia ICC.

Cựu Bộ trưởng Hà Lan: ‘Việt Nam bất công với ông Bình’

VOA

Khánh An (thực hiện)

Hoàng Long (chuyển ngữ)

21-8-2017

Cựu Bộ trưởng Hà Lan Joris Voorhoeve. Nguồn: VOA

VOA – Giáo sư Joris Voorhoeve, trong tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan (1994 – 1998), đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy Chính phủ Hà Lan yêu cầu Chính phủ Việt Nam giải quyết vụ án Trịnh Vĩnh Bình.

Con trai tướng Trần Độ kể lại đám tang cha sau 15 năm, ngày ông ra đi

Trần Độ Tác phẩm

Có một đám tang… rất buồn

Trần Thắng

22-8-2017

Hà Nội sắp vào thu, một mùa “vu lan báo hiếu” sắp đến. Tôi lại nhớ tới những ngày này của 15 năm trước.

Sau Tết Nhâm Ngọ (2002), Cha tôi – Trần Độ trở bệnh nặng.

Cha tôi lại vào bệnh viện Hữu Nghị với chẩn đoán ung thư bàng quang. Nằm ít lâu, sức khoẻ ông xuống rõ do suy hô hấp, tháng 5/2002 ông phải đưa ống xông vào để thở và nằm ở phòng cấp cứu. Mặc dù nằm một chỗ, không nói được, đi tiểu qua ống dẫn nhưng ông vẫn tỉnh táo. Ông rất vui khi có người thân, bạn bè tới thăm. Không nói được nhưng ông ra hiệu hoặc bút đàm với mọi người. Giữa tháng 7/2002, ông ra hiệu cho tôi về lấy di chúc của ông ra đọc và thực hiện các việc ông dặn. Trong di chúc ông viết: xin được hoả thiêu và hài cốt đưa về nằm bên mẹ ở nghĩa trang làng Thư Điền, xã Tây Giang, huyện Tiền Hải.