Biết thêm từ “Chính đề Việt Nam” (Phần 7)

Nguyễn Đình Cống

5-1-2022

Tiếp theo bài 1 bài 2bài 3 — bài 4bài 5bài 6

14- Phần IV (C): Nghiệp đoàn Việt Nam

Ở VN hiện nay nghiệp đoàn công nhân là một cái vốn tổ chức quần chúng rất quý. Nó có tổ chức quy củ, bén rễ sâu vào quần chúng. Những kinh nghiệm lãnh đạo về tổ chức và hoạt động của cán bộ là rất quý để phát triển các tổ chức quần chúng trong tương lai. Tuy vậy nó chưa giữ được vai trò quan trọng như ở Tây phương. Khi đã Tây Phương Hóa (TPH) thì nghiệp đoàn sẽ trở nên quan trọng hơn.

Biết thêm từ “Chính đề Việt Nam” (Phần 6)

Nguyễn Đình Cống

4-1-2022

Tiếp theo phần 1 phần 2phần 3phần 4phần 5

12- Phần IV (A): Một lập trường thích hợp với các nhận xét trên

Biết được thực trạng và nguyên nhân rồi, nhưng để giải quyết vấn đề còn nhiều chuyện phức tap. Trước hết là “Vấn đề lãnh đạo”. Một bên theo thể chế dân chủ, pháp quyền, bên kia theo thể chế độc quyền đảng trị.

Biết thêm từ “Chính đề Việt Nam” (Phần 5)

Nguyễn Đình Cống

3-1-2022

Tiếp theo phần 1 phần 2phần 3phần 4

9- Phần III (B): Cơ sở hạ tầng vô tổ chức

Biết thêm từ “Chính đề Việt Nam” (Phần 4)

Nguyễn Đình Cống

2-1-2022

Tiếp theo phần 1 phần 2phần 3

5- Phần II (B): Một ví dụ lịch sử

Ngày xưa các nước nằm trong đế quốc La Mã đều bị La Mã hóa trên mọi lĩnh vực, trừ tôn giáo và những phần văn hóa sáng tạo. Ngày nay các dân tộc ở châu Âu đều sống trong một nền văn minh kỹ thuật chung nhưng tất cả sáng tạo trong mọi ngành của mỗi dân tộc đều khác, văn hóa Nga Xô vẫn mang tính dân tộc Nga. Sau hơn một trăm năm TPH dân tộc Nhật vẫn giữ nguyên văn hóa của họ.

Để làm chủ được TPH phải chế ngự được khả năng sáng tạo, nó bắt nguồn từ nền văn minh với hai trụ cột cơ bản là chính xác về lý trí, ngăn nắp và minh bạch trong tổ chức. Tùng Phong đề lên rất cao hoạt động của lý trí, nó được khởi sắc từ thời kỳ Phục Hưng. Phải dựa trên lý trí mới có thể suy luận chính xác. Ông phê phán các suy nghĩ của người phương Đông có phần dựa vào trực giác nên dễ bị mơ hồ.

Chính xác về lý trí, ngăn nắp và minh bạch trong tổ chức không phải chỉ trong khoa học kỹ thuật mà phải là từ mọi việc nhỏ nhặt của đời sống. TPH không phải chỉ của một nhóm người mà phải là của toàn dân tộc, do đó phải chú ý đến nông thôn, dồn vào đó sức lực cần thiết.

Mục đích của TPH là để phát triển dân tộc. Tôn giáo ảnh hưởng lớn đến phát triển dân tộc nhưng không ảnh hưởng đến TPH.

Tùng Phong viết: “Ít hay nhiều, công cuộc phát triển dân tộc sẽ diễn ra trong không khí khổ hạnh cho mọi người… Trong trường hợp như vậy cố nhiên là tín đồ của các giáo lý, thuộc loại thứ nhất, sẵn sàng tham gia một công cuộc phát triển dân tộc”. Ông đã dẫn ra và phân tích những trường hợp khác nhau của nước Nhật, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Hoa để nói lên những thuận lợi và khó khăn giữa tôn giáo và TPH.

6- Phần II (C): Phát triển dân tộc và tôn giáo ở VN

Việt Nam chịu ảnh hưởng của Trung Hoa với Tam Giáo: Nho, Lão, Phật. Đạo Phật tuy có quan tâm đến “Nhập Thế” nhằm giúp chúng sinh, nhưng chủ yếu là “Xuất Thế” để tìm sự cứu rỗi cho bản thân. Tùng Phong cho rằng: “Nhưng rồi thiểu số tín đồ Thiên Chúa Giáo sẽ đóng góp một tham gia tích cực vào công cuộc phát triển dân tộc”.

Tùng Phong nêu ra hai cơ hội phát triển dân tộc (và đã dài dòng thuyết minh thế nào là cơ hội và điều kiện).

Cơ hội thứ nhất là vào khoảng những năm 30 thế kỷ 19, lúc mà giữa các cường quốc Phương tây có mâu thuẫn lớn. Nhật Bản lợi dụng được cơ hội này, còn VN, vì các lãnh đạo đất nước tự xem là thuộc quốc của Trung Hoa nên đã bỏ lỡ và đẩy dân tộc vào đường nô lệ.

Cơ hội thứ hai là sau sự xuất hiện của Nga Xô theo chủ nghĩa Mác. Ban đầu Mác cũng hấp dẫn được các đảng CS châu Âu, họ tưởng rằng CS là một phương thuốc chữa được căn bệnh xã hội. Nhưng rồi nhiều nước châu Âu tìm ra phương thuốc khác, hữu hiệu hơn. Cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Nga Xô và phương Tây tác động đến các nước thuộc địa. Nga giúp họ đấu tranh còn phương Tây tìm cách trả độc lập cho họ và giúp họ phát triển. Ấn Độ đã không theo Nga. Trung Quốc, tuy bề ngoài là CS nhưng có phần chống lại Nga. Việt Nam đã không lợi dụng được mâu thuẫn giữa Nga và Tây phương để phát triển mà lại lọt vào vòng mâu thuẫn đó.

Tùng Phong cho rằng, lãnh đạo Nga Xô (và kể cả Mao Trạch Đông) chỉ xem lý thuyết CS như là một lợi khí để chiến đấu với Tây phương. Ông dẫn câu của Mao: “Sở dĩ chúng ta nghiên cứu thuyết của Các Mác không phải vì nó tốt đẹp gì, cũng không phải nó chứa đựng một phép thần diệu để trừ ma quỷ. Nó không đẹp, cũng không thần diệu. Nó chỉ ích lợi” – (ý mới). Thế mà lãnh đạo CS Bắc Việt lại tôn lên thành giáo lý, họ say mê thuyết CS, cho rằng nó là chân lý tuyệt đối (trùng ý).

Tùng Phong nhận xét: “Đưa một phương tiện chiến đấu của người ta làm chân lý của mình là mặc nhiên hạ mình xuống thấp hơn một bậc đối với các lãnh tụ CS quốc tế và tự biến mình thành nô lệ tri thức cho người sử dụng. Vì vậy cho nên trong những hành động chính trị của các nhà lãnh đạo phía Bắc lý thuyết CS được để lên trên quyền lợi của dân tộc… Do các lý lẽ trên đây có thể quả quyết rằng các nhà lãnh đạo phương Bắc vẫn chưa nhận thức nguy cơ đang đe dọa dân tộc, và những ngày đen tối của chúng ta vẫn còn tiếp tục”.

Và rồi cơ hội thứ hai cũng sẽ bị bỏ qua.

Bình luận: Kết thúc đại chiến 2 là một cơ hội lớn. Hồ Chí Minh và Việt Minh đã lợi dụng được cơ hội này, nhưng chủ yếu là để giành chính quyền cho CS chứ không phải vì lợi ích cho sự phát triển lâu dài của dân tộc. Liên Xô sụp đổ cũng là một cơ hội, nhưng Trần Độ, Trần Xuân Bách, những người muốn từ bỏ CS đã bị Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười nhanh chóng loại bỏ. Phải chăng số mệnh của dân tộc xui ra như thế, vận nước còn trong thời bỉ cực.

7- Phần II (D): Chỉnh đốn nội bộ

Đó là nội bộ của hai bên kình địch nhau là phương Tây và Nga Xô. Với phương Tây, họ phát hiện ra rằng mâu thuẫn giữa các nước làm họ bị suy yếu trong việc chống CS, vì thế họ đã tìm cách thỏa hiệp để tạo ra Liên minh châu Âu. Nga Xô phải đồng thời xử lý hai mối quan hệ, với Tây phương và với các nước theo CS. Dân chúng càng ngày càng tỏ ra thích Tây phương, lãnh đạo đề ra đường lối “Chung sống hòa bình” để ve vãn.

Bình luận: Vào năm 1962 Tùng Phong chưa có được dự đoán việc Liên Xô sẽ tan rã, chỉ mãi sau này Brzezinski mới dự đoán được chuyện đó.

8- Phần III (A): Điều kiện nội bộ

Phần này trình bày về nội bộ của Việt Nam và quan hệ với các nước Đông Á.

Với Trung Quốc và các nước, Tùng Phong nhận định (trích từng đoạn ghép lại): “Suốt gần một ngàn năm lịch sử, Trung Hoa lúc nào cũng muốn xâm chiếm VN, lấy lại phần đất mà họ coi như bị tạm mất… Ngay bây giờ ý định của Trung Cộng vẫn là muốn thôn tính, nếu không phải toàn bộ VN thì ít ra cũng là Bắc phần… Họa xâm lăng đe dọa chúng ta đến nỗi, trong suốt ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, trở thành một ám ảnh cho tất cả lãnh đạo của chúng ta. Và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi tâm lý thuộc quốc… Vì vậy cho nên chống ngoại xâm là một yếu tố quan trọng trong chính trị của VNĐể chống xâm lăng chúng ta có những biện pháp quân sự và ngoại giao. Nhưng hơn cả, về phương diện hữu hiệu và chủ động là nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, phát huy ý thức quốc gia và dân tộc, mở rộng khuôn khổ giới lãnh đạo để cho vấn đề lãnh đạo quốc gia được nhiều người thấu triệt… Đương nhiên một chính thể chuyên chế và độc tài không làm sao đủ điều kiện bảo vệ Quốc gia chống ngoại xâm được. Bởi vì bản chất của nó là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập trong tâm não của mọi người, để biến mỗi người thành một cái máy hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển, dễ đặt để và dễ sử dụng. Bản chất của một chính thể chuyên chế và độc tài là giữ độc quyền lãnh đạo quốc gia cho một hay một số rất ít người, để cho sự thấu triệt các vấn đề căn bản của Quốc gia trở thành, trong tay họ, những lợi khí sắc bén, để củng cố địa vị của người cầm quyền… Một chính thể chuyên chế hay độc tài là một lợi khí cho kẻ ngọai xâm”.

Bình luận: Nhiều người Việt rất lo ngại hiểm họa bị Trung Cộng xâm chiếm. Tùng Phong thấy rõ hiểm họa đó và nhiều lần viết trong sách này. Thế nhưng nhiều lãnh đạo CS không thấy mà còn đàn áp những người con ưu tú của dân tộc khi thể hiện thái độ chống dã tâm của Trung Cộng. Về chuyên chế và độc tài, ông phản đối nó, nhưng có nhiều thông tin cho rằng chính thể của ông là “gia đình trị”, chuyên chế, độc tài. Không biết sự thật đến đâu. Về tự do, ông quan tâm đến tự do của nhân dân, tự do cho mọi người. Hồ Chí Minh nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhưng chủ yếu là cho Quốc gia. Mà tự do cho Quốc gia phải chăng là tự do cho những người lãnh đạo. Câu “Một chính thể chuyên chế hay độc tài là một lợi khí cho kẻ ngoại xâm” là một ý mới (ngưng bình luận).

VN có lịch sử Nam tiến, ngoài ý đồ mở mang bờ cõi thì cũng vì áp lực của Trung Hoa. Tùng Phong viết: “Nếu, đối với Trung Hoa chúng ta là thuộc quốc thì đối với các nước chung quanh, chúng ta lại muốn họ là thuộc quốc….” Rồi ông kể lại tương đối chi tiết các giai đoạn của việc Nam tiến và kể ra các hậu quả (mà nhiều người đã biết).

(Còn tiếp)

Việt Nam là một quốc gia … chưa thất bại

Jackhammer Nguyễn

25-12-2021

Ông Nguyễn Hữu Liêm, giáo sư triết học sống ở Mỹ, có bài viết đăng trên BBC Việt ngữ, bàn về các án chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) trong năm 2021. Ông Liêm có nêu một ý, nguyên văn như sau: “ĐCSVN đã thành công… lèo lái đất nước này tránh khỏi nguy cơ đưa đến một quốc gia thất bại”.

Một giải thưởng đã chết được trao tặng cho một người sắp chết

Hiếu Bá Linh

18-12-2021

Chiều 15-12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Hà Nội, ông Leonid Kalashnikov, phó chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga, đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên bang Nga, trao tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giải thưởng Lênin.

“Mềm nắn, rắn buông” của ông Nguyễn Phú Trọng

Lý Trần

17-12-2021

Khi đọc một số bình luận về báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy người ta bảo ông dẫn châm ngôn “Mềm nắn, rắn buông” của người Việt trong quan hệ ngoại giao.

Các vụ án hậu-Đồng Tâm báo hiệu ngày tàn của chế độ?

VOA

Hoàng Thành

17-12-2021

Trang bìa Báo cáo Đồng Tâm, phiên bản thứ ba, công bố ngày 25-9-2020. Ảnh chụp màn hình

RSF kêu gọi các nước có biện pháp trừng phạt nhắm vào chính trị gia Việt Nam

RSF

Hiếu Bá Linh chuyển ngữ

17-12-2021

Lời người dịch: Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) kêu gọi cộng đồng quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào các chính trị gia Việt Nam, những người chịu trách nhiệm về bản án không thể chấp nhận được, kết tội Phạm Đoan Trang. Sau đây là bản dịch:

Đối ngoại như thế là… vì thế!

Blog VOA

Trân Văn

16-12-2021

Ông Nguyễn Phú Trọng ví ngoại giao Việt Nam như cậy tre – “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”. Nguồn: AFP

Sau Phạm Đoan Trang sẽ tới ai?

Jackhammer Nguyễn

15-12-2021

Không phải tôi hỏi rằng nhà nước cộng sản Việt Nam sẽ bắt ai nữa sau Phạm Đoan Trang, người vừa bị án tù 9 năm trong ngày 14/12/2021. Câu hỏi của tôi là, người Việt Nam nào sẽ tiếp tục làm những công việc tương tự như cô, phản bác tận gốc chế độ toàn trị Việt Nam hiện nay? Và ai nữa sẽ làm hơn những việc Đoan Trang làm?

Phạm Thị Đoan Trang ‘dữ’ hay đảng yếu nên sợ… gió?

Blog VOA

Trân Văn

14-12-2021

Theo tờ Công an nhân dân (CAND) thì Phạm Thị Đoan Trang, 42 tuổi, chưa lập gia đình, từ nhỏ tới lớn chỉ học, rồi viết lách hoặc phát biểu nhưng… ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến an ninh, trật tự! Một nhân vật rất… “dữ” (1)!

Bàn về khái niệm tự do hiến định

Đỗ Kim Thêm

14-12-2021

Định nghĩa

Tự do hiến định là các quyền căn bản của người dân được hiến pháp quy định mà nhà nước có nhiệm vụ phải tôn trọng và bảo vệ. Hiện nay, tại hầu hết các quốc gia dân chủ phương Tây, các hiến quyền này đều có nội dung giống nhau.

Nguy hiểm cho ai?

Nguyễn Đình Cống

13-12-2021

Lãnh đạo Đảng CSVN đang loay hoay trước tình thế nguy hiểm của sự suy thoái. Cấp thiết phải củng cố, làm trong sạch đảng.

Việt Nam: Hãy phóng thích blogger nổi tiếng

Human Rights Watch

13-12-2021

Hủy bỏ mọi cáo buộc mang động cơ chính trị đối với Phạm Đoan Trang

Phạm Đoan Trang với hai quyển sách mà cô đồng tác giả. Ảnh chụp năm 2019. © Private

Liệu TBT Nguyễn Phú Trọng có dám “cởi trói“?

Lê Quang Ngọ Lê Quí Trọng

11-12-2021

Để có được “những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ“ như mong muốn, Liệu TBT Nguyễn Phú Trọng có dám “cởi trói“?

Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ở Hà Nội ngày 24/11/2021, TBT Nguyễn Phú Trọng có bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị với tiêu đề: Ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Một trang hồi ký về “Lênin toàn tập”, thanh gươm không đối thoại

Lê Phú Khải

8-12-2021

Nhân đọc bài “Quan điểm của Lênin về Nhà nước” của GS. Nguyễn Đình Cống trên trang mạng Bauxite Việt Nam ngày 06-12-2021, một bài viết công phu, đã chỉ ra, dù ở một khía cạnh hẹp, vì sao Liên Xô dù hùng mạnh đến thế… đã sụp đổ… chỉ vì Stalin đã tiếp tục thực thi một cách sắt máu “chuyên chính vô sản” của Lênin. Giáo sư Nguyễn Đình Cống cũng nhắc đến bộ “Lênin toàn tập” đồ sộ 55 tập (tiếng Việt).

Lý do thật sự nhà báo Mai Phan Lợi và luật gia Đặng Đình Bách bị bắt là gì?

Hiếu Bá Linh

7-12-2021

Nhà báo Mai Phan Lợi (trên) và luật gia Đặng Đình Bách (dưới) – Bức thư của Nhóm Tư vấn của EU

Hôm qua ngày 6 tháng 12, báo chí nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Mai Phan Lợi (SN 1971) về tội “trốn thuế”.

Đôi điều suy ngẫm về đường lối chiến lược…

Hàn Vĩnh Diệp

6-12-2021

Hiện nay các ban, bộ ngành ở trung ương và các địa phương đang triển khai việc học tập nghị quyết đại hội Đảng lần thứ 13. Qua học tập, nghiên cứu, chúng tôi thấy một số điểm chưa thật hợp lý.

Phản biện học thuyết của Mác (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

5-12-2021

Tiếp theo phần 1

4- Sai ở nhận định về con người

Mác cho rằng: “Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Đó là một phán đoán chỉ phản ảnh một phần nhỏ mà đã bỏ qua phần lớn thuộc tính bản chất. Vì vậy có thể nói rằng Mác đã sai. Cái sai này đã dẫn ông đi lạc đường trong nhiều vấn đề.

Phản biện học thuyết của Mác (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

5-12-2021

1-Giới thiệu

Những người tôn sùng Mác được gọi là Macxit. Họ đánh giá rất cao học thuyết của ông, tôn ông là lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản và các đảng Cộng sản, người lỗi lạc nhất trong những người lỗi lạc, người trọn đời đấu tranh chống áp bức bóc lột, vì hạnh phúc của giai cấp vô sản và nhân loại.

Giấc mơ độc tài cánh hữu của ông Dương Quốc Chính

Jackhammer Nguyễn

5-12-2021

Ngày 28/11/2021, BBC Việt ngữ đăng bài của tác giả Dương Quốc Chính, tựa đề: Hệ thống chính trị tại Việt Nam hiện nay là tả hay hữu? Đây là bài mới nhất trong những bài ồn ào vài năm qua về “tả” và “hữu” của khá nhiều cây bút người Việt.

Từ “Luận cương” đến “Bò dát vàng”, con đường máu của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trần Trung Đạo

4-12-2021

Ngày 24 tháng 9 năm 2017, ông Nguyễn Trung, cựu đại sứ CSVN tại Thái Lan phổ biến một “thư kiến nghị” mà ông gọi là “kiến nghị tâm huyết” gởi trung ương đảng CSVN.

Những kẻ ‘núp váy’ hoa hậu, đánh lén, ‘rắc’ hận thù trong cuộc thi sắc đẹp

Blog VOA

Trần Đông A

1-12-2021

Thử tưởng tượng, một hoa hậu hoàn vũ nào đấy trình diễn bài “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” – bài hát diệt lính Trung Quốc nổi tiếng thời Chiến tranh Biên giới 1979 – ngay giữa lòng Hà Nội thì Công an Văn hoá (CAVH) có cho “cắt cầu giao” ngay lập tức không? Từ nay, sau scandal đầy tai tiếng, cái đẹp uyên nguyên của Đỗ Thị Hà đã bị chính chế độ toàn trị nhục mạ.

Phản biện quan điểm của Lênin về nhà nước

Nguyễn Đình Cống

2-12-2021

Một thời Lênin được ca ngợi là nhà cách mạng lỗi lạc, là lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản, ông vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác và tạo thành Chủ nghĩa Mác- Lênin. Nhưng cũng có không ít người khẳng định rằng, ông chỉ dựa vào Mác và thực hành những điều sắt máu, khủng bố mà Mác chưa bàn đến, đặc biệt là ông đã thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản, một hình thức độc tài toàn trị Cộng sản.

Đọc lại Tuyên ngôn Đảng Cộng sản

Nguyễn Đình Cống

1-12-201

Vừa qua, đọc “Đôi lời với TBT Nguyễn Phú Trọng về văn hóa Việt hôm nay”, của ông Nguyễn Hữu Liêm, tôi thấy có nhận xét rằng, ông TBT đã không nhắc gì tới “Luận về tự do” (On Liberty) của John Stuart Mill mà chắc rằng chỉ núp bóng Tuyên ngôn ĐCS của Marx và Engels, một tác phẩm có tầm cỡ lớn.

“Lưu manh chính trị” ngồi ghế Chánh án tỉnh Phú Yên là ai?

Đan Thanh

1-12-2021

Tuần trước, nhân vật Trần Huy Đức đã được bổ nhiệm vào ghế Chánh án Tòa án tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 5 năm, có hiệu lực kể từ hôm nay. Trần Huy Đức là ai? Có tài cán gì để nắm giữ trọng trách này?

Khi dân xa đảng

Lê Minh Nguyên

1-12-2021

Mỹ là siêu cường số một đóng vai trò lãnh đạo thế giới lâu nay. Mỹ đã làm nhiệm vụ gìn giữ an ninh trật tự thế giới và trách nhiệm này không nước nào muốn chia sẻ, bởi vì rất tốn kém.