Nhiều năm trước trong một chuyến thăm Hoa Kỳ tôi gặp một người bạn. Có lẽ bạn cũng có theo dõi một số bài viết của tôi và hỏi tôi nghĩ ở Việt Nam có điều gì tốt không. Nếu tôi hiểu không nhầm, bạn tôi muốn hỏi sao tôi cứ nhìn vào những điểm tiêu cực ở Việt Nam.
Hôm 26/5, báo Anh Daily Mail có bài: Trung Quốc có kế hoạch triển khai hai tàu sân bay mới ngoài khơi Đài Loan làm dấy lên lo ngại về một cuộc xâm lược. Bài viết cho biết, Trung Quốc có kế hoạch gửi hai tàu sân bay của họ tham gia vào cuộc tập trận mô phỏng đánh chiếm quần đảo Pratas hiện do Đài Loan kiểm soát. Kế hoạch được đưa ra sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bày tỏ mong muốn “thống nhất Đài Loan” và khi Mỹ trừng phạt 33 công ty Trung Quốc.
Quan sát phản ứng của công chúng trên mạng xã hội, đặc biệt là phản ứng của những người tranh đấu cho tự do, dân chủ ở Việt Nam, có thể thấy việc bắt giữ thêm ông Nguyễn Tường Thụy (70 tuổi, ngụ ở Hà Nội) hôm 23 tháng 5, không những không đạt tác dụng “răn đe, giáo dục” mà còn ngược lại.
Bất chấp nguy cơ đối đầu quân sự với Mỹ, Trung Quốc vẫn quyết chơi tất tay ván bài ở Biển Đông, nhằm gỡ gạc lại thiệt hại từ đại dịch Covid-19, giải cứu uy tín cho Tập Cận Bình, cũng như răn đe Đài Loan và các quốc gia khác.
“Vọng phu” có lẽ là một hình tượng điển hình của người phụ nữ Việt Nam? Những cuộc chiến tranh liên miên, trai tráng ra mặt trận, những người vợ, người mẹ mỏi mòn ngóng đợi chồng, con … Những người đàn ông ra khơi bám biển giữa trùng khơi mịt mùng, những người vợ, người mẹ bồn chồn đăm đắm nhìn ra biển trời giông bão … Đất nước có bao nhiêu hòn “vọng phu”, bao nhiêu ngôi mộ gió?
Đâu đó trên cõi mạng, mỗi khi ai đó là người đấu tranh xã hội bị cầm tù, lại vang lên đôi lời trách móc về vấn đề phương pháp đấu tranh. Ôn hoà hay cực đoan? Hài hước hay nghiêm nghị? Thực ra đó là những lựa chọn không dễ dàng khi bạn thực sự đối mặt với sự đàn áp khốc liệt của an ninh.
Báo Pháp luật TP.HCM có bài phỏng vấn chuyên gia Hoàng Việt: Tứ sa: Mưu đồ ‘thay áo’ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông Việt cho biết, sau phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc năm 2016, yêu sách “đường lưỡi bò” gần như bị phá sản. Bắc Kinh chuyển qua tuyên truyền về “yêu sách Tứ Sa”, đó là: Đông Sa (đảo đá Pratas), Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa của VN), Nam Sa (quần đảo Trường Sa của VN) và Trung Sa (bãi ngầm Macclesfield).
Chiến dịch trấn áp thẳng tay các nhà báo độc lập để “trong sạch hoá địa bàn”, chuẩn bị sàn đấu cho một “Hoa sơn luận kiếm” tại đại hội 13 sắp tới hay đây là cuộc ra đòn cấp tập để “vỗ mặt” các nhà đấu tranh dân chủ? Có thể là cả hai, vì trước sau ĐCSVN cũng sao chép cái chủ trương mà Quốc hội Trung Cộng đang thảo luận về Luật An ninh cho Hồng Kông trong những ngày nóng bức này.
“Đừng hy sinh các giá trị của Đức để làm hài lòng Trung Quốc”. Lời kêu gọi thống thiết của các nhà hoạt động Hồng Kông gửi đến Thủ tướng Đức Merkel
Trung Quốc phá vỡ cam kết quân sự hóa quần đảo Trường Sa, Mỹ phẫn nộ
Hôm 22/5, báo Express của Anh đưa tin, căng thẳng Mỹ — Trung tiếp tục sôi sục khi một tài liệu vừa được tiết lộ cho thấy, Bắc Kinh đã phá vỡ cam kết về kế hoạch quân sự hóa khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Ngay lúc này, 9h sáng 23/5/2020 tại Hà Nội, gia đình ông Nguyễn Tường Thuỵ (Nhà A2, chung cư 54 Hạ Đình, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội) đang bị khám nhà, theo tin báo qua điện thoại từ con gái ông cho ông Nguyễn Lân Thắng.
Đây là câu chuyện của một kẻ đã đấu tố mẹ mình, kêu gọi để mẹ mình bị xử tử như một đối tượng phản cách mạng và rất nhiều gia đình ở Trung Quốc đã có câu chuyện giống thế này.
Đối với giám đốc phụ trách tin tức của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA người đã có một quyết định ‘định mệnh’ thì cuộc phỏng vấn sốt dẻo hôm đó quá đặc biệt và quan trọng không thể bỏ qua.
Chỉ 10 ngày sau cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 giết chết 2.977 người Mỹ và làm bị thương vô số người khác, đồng minh thân cận nhất và cũng là người bảo vệ Osama bin Laden tại Afghanistan—Mullah Omar—đồng ý cho ban tiếng Pashto đài VOA phỏng vấn độc quyền.
Bà Myrna Whitworth, quyền giám đốc VOA lúc bấy giờ, chỉ định hai nhà báo phỏng vấn bằng điện thoại thủ lĩnh bí ẩn của Taliban, người đã cho phép bin Laden, kẻ chủ mưu vụ 11/9, trú ngụ tại Afghanistan.
Tuy nhiên các giới chức trong chính quyền Tổng thống Bush lúc bấy giờ hay tin VOA đang chuẩn bị cuộc phỏng vấn. Bà Whitworth nhận được điện thoại của Bộ Ngoại giao và được cảnh báo rằng nếu cho phát thanh cuộc phỏng vấn Omar chẳng khác nào một hành động “tự sát chính trị”.
Dù chính quyền Bush “tôn trọng quyền của VOA tường thuật tin tức khách quan,” nhưng các giới chức Mỹ không muốn VOA “làm những việc mà chúng ta nghĩ là làm lợi cho kẻ thù,” ông Richard Boucher, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao lúc bấy giờ, nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Đài VOA, cơ quan truyền thông đa phương tiện toàn cầu do chính phủ tài trợ, cung cấp tin tức bằng hơn 40 ngôn ngữ tới 280 triệu khán thính giả mỗi tuần.
VOA có lịch sử từ thời Thế chiến Thứ hai và được Quốc hội ủy nhiệm tường trình tin tức sâu rộng và không thiên vị.
Nhưng căng thẳng giữa Tòa Bạch Ốc và VOA có từ nhiều thập niên nay, chủ yếu là do tính đặc thù của một cơ quan tin tức-bán độc lập và đôi khi táo bạo-hoạt động trong lòng một bộ máy quan liêu cồng kềnh của chính phủ liên bang.
Tháng trước, Tổng thống Donald Trump theo chân một số Tổng thống tiền nhiệm đặt vấn đề với hoạt động tường trình tin tức của VOA-nhưng với những lời lẽ nặng nề chưa từng có trước đây.
“Nếu quý vị nghe những gì phát xuất từ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ thật là ghê tởm. Những điều họ nói thật kinh tởm đối với đất nước chúng ta,” ông Trump phát biểu trong một cuộc họp báo về virus corona tại Vườn Hồng Tòa Bạch Ốc ngày 15/4 vừa qua.
Phàn nàn của ông Trump chính yếu vì hai chuyện: Thứ nhất, tường trình của VOA đã sử dụng dữ liệu đáng ngờ của chính phủ Trung Quốc về số lây nhiễm và tử vong vì virus corona-cáo buộc mà VOA tranh cãi kịch liệt.
Và thứ hai là Tổng thống tức giận vì ông không thể bổ nhiệm tân lãnh đạo cho cơ quan mẹ của VOA, tức Cơ quan Truyền thông Toàn cầu của Hoa Kỳ USAGM, trong hơn hai năm vì những trở ngại do phe Dân chủ gây ra trong khâu chuẩn thuận ứng viên tại Thượng viện.
Trước đó, Tổng thống Trump từng than phiền là ông thiếu kiểm soát cơ quan truyền thông nhà nước, nơi phản ảnh những giá trị của ông và của những người ủng hộ ông. Tháng 11 năm ngoái, ông Trump gợi ý rằng Mỹ nên lập một mạng lưới tin tức toàn cầu do nhà nước điều hành để phản công lại điều ông gọi là tin tức “thiên vị” và “giả” của CNN và để cho thế giới thấy nước Mỹ “vĩ đại” như thế nào.
Tuy nhiên, như cuộc phỏng vấn Mullah Omar và những ví dụ khác cho thấy, ông Trump không phải là Tổng thống đầu tiên chỉ trích tin tức do VOA tường trình. Đó là vì dù VOA được giám sát bởi những quan chức do Toà Bạch Ốc bổ nhiệm, nhưng nội dung tường trình của các ký giả VOA, theo luật định, bắt buộc không được thiên vị.
Tiến hóa trong khâu biên tập của một cơ quan truyền thông nhà nước
Tòa Bạch Ốc và Bộ Ngoại giao bác yêu cầu của VOA muốn trao đổi thêm về những chỉ trích của Tổng thống trên truyền hình hay về những cáo buộc trong một bản tin đăng trên trang web của Tòa Bạch Ốc trước đây trong tháng tố cáo VOA là cái loa tuyên truyền của Trung Quốc khi sử dụng dữ liệu của nước này trong đại dịch virus corona.
Giám đốc VOA, Amanda Bennett, bác cáo buộc này, khẳng định VOA “nỗ lực tường trình dựa vào dữ kiện một cách khách quan, không làm loa tuyên truyền cho ai cả.”
Thực vậy, VOA đã vạch trần những tin tức sai lạc của Trung Quốc gần 20 lần, theo Ủy ban Ký giả, một tổ chức bênh vực tự do báo chí.
Phương thức tiến thẳng qua sự biên tập trung gian không phải lúc nào cũng là chính sách của VOA. Sau khi VOA được thành lập vào năm 1942 để chống lại tuyên truyền của Đức Quốc xã bằng những tin tức khách quan, trong những thập niên đầu tiên, tin tức của VOA cần được những nhân vật chính phủ chấp thuận.
Trong cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba năm 1963 dưới thời Tổng thống Kennedy, VOA chính yếu “hoạt động dưới sự giám sát của chính phủ,” theo nhận định của ông Nicolas Cull, giáo sư khoa ngoại giao công chúng tại Trường Annenberg về Truyền thông và Báo chí thuộc Đại học Nam California, và cũng là tác giả cuốn ‘Chiến tranh lạnh và Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ.’
“Có một quan chức hành pháp được Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (USIA) phái đến để giám sát VOA,” giáo sư Cull nói. “Ông ấy phải duyệt từng bài tường thuật.”
Phương thức này giảm dần trong thời gian xảy ra vụ tai tiếng Watergate khiến Tổng thống Richard Nixon từ chức vào năm 1974. Giáo sư Cull cho biết những ký giả VOA quyết tâm phơi bày bức tranh toàn cảnh của cuộc điều tra về việc làm sai trái bị cáo giác của Tổng thống Nixon đã gặp phải sự chống đối của các giới chức USIA, những người muốn có một bài tường trình tích cực hơn.
Các ký giả VOA muốn biến Watergate thành “một bài học dân sự trên sóng truyền thanh cho thấy sức mạnh của Mỹ không nằm trong tay vị Tổng thống không bao giờ phạm sai lầm, mà trong khả năng của Quốc hội sửa chữa sai lầm đó đúng pháp luật,” ông Cull nói.
Cuối cùng, một thỏa hiệp đạt được là mỗi khi có một bài báo tiêu cực về Tổng thống thì cũng phải có một bài báo tích cực.
“Chuyện này tạo ra kiểu làm báo kỳ lạ,” vẫn theo lời ông Cull. “Tin tức hôm nay nói Tổng thống bị chỉ đích danh là kẻ đồng lõa không bị truy tố trong vụ khủng hoảng Watergate…và phu nhân Nixon khai trương một ngôi trường mới cho trẻ em tại thủ đô Washington DC.”
Một cơ quan truyền thông bị cấm thiên vị
Tới năm 1976, Quốc hội và ban giám đốc điều hành VOA quyết định rằng VOA cần một sự uỷ nhiệm biên tập rõ ràng hơn để đảm bảo duy trì sự tín nhiệm của thính giả nước ngoài. Quốc hội soạn thảo Hiến chương nói rằng VOA phải loan tin chính xác; sản xuất nội dung thông tin đại diện cho toàn bộ xã hội Mỹ; và cung cấp sự giải thích, thảo luận rõ ràng về chính sách của Mỹ.
Hiến chương VOA
Phục vụ các lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ bằng cách truyền thông trực tiếp với người dân trên thế giới qua sóng vô tuyến. Để đạt hiệu quả, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phải dành được sự quan tâm và kính trọng của thính giả. Vì vậy, những tiêu chí này sẽ chỉ đạo nội dung tường trình của VOA:
1. VOA sẽ là nguồn tin luôn luôn đáng tin cậy và có thẩm quyền. Tin tức VOA chính xác, khách quan và toàn diện.
2. VOA sẽ đại diện nước Mỹ, chứ không phải bất kỳ một phần đơn lẻ nào của xã hội Mỹ, và vì vậy sẽ trình bày một sự dự phóng cân bằng và đầy đủ về tư duy và thể chế của Mỹ.
3. VOA sẽ trình bày các chính sách của Hoa Kỳ một cách rõ ràng và hiệu quả, và cũng sẽ trình bày những thảo luận và quan điểm có trách nhiệm về các chính sách này.
Gerald R. Ford
Tổng thống Hoa Kỳ
Ký ngày 12, tháng 7, năm 1976
Công luật 94-350
Đường lối biên tập của VOA được xác định thêm trong luật năm 1994 và 2016, nêu rõ những biện pháp cụ thể bảo vệ ký giả khỏi sự chi phối chính trị và kêu gọi VOA giữ vững “tiêu chuẩn chuyên nghiệp cao nhất của nghề báo chí truyền thông” trong khi vẫn nhất quán với “những mục tiêu chính sách đối ngoại sâu rộng của Mỹ.”
Ông Richard Stengel, cựu biên tập viên của tạp chí Time và là cựu Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Ngoại giao công chúng dưới thời chính quyền Obama, nói sự độc lập này là điều khác biệt của VOA trước một số đối thủ cạnh tranh khác.
“VOA không phải là một cơ quan truyền thông của nhà nước Mỹ theo kiểu các đài truyền hình quốc doanh ở các nước độc tài phải phản ánh những mục tiêu hay tiêu chí chính sách đối ngoại của nước đó. VOA không hoạt đông như các đài quốc doanh ở Triều Tiên hay Trung Quốc hay Cuba, hay các nơi như thế. VOA là một cơ quan truyền thông độc lập và đó là một phần nguyên do vì sao VOA được theo dõi và ngưỡng mộ bởi hàng triệu người trên thế giới,” ông Stengel nói.
Giám đốc điều hành được Tòa Bạch Ốc chuẩn thuận
Dù các ký giả VOA được yêu cầu phải đưa tin khách quan, đài VOA được đặt dưới thẩm quyền của nhánh hành pháp, nơi có quyền bổ nhiệm Tổng Giám đốc cho cơ quan mẹ của VOA là Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ USAGM.
USAGM giám sát 5 mạng lưới truyền thông công lập do chính phủ liên bang tài trợ có nhiệm vụ cung cấp tin tức tới các nước bị hạn chế về báo chí. Tổng giám đốc USAGM, cùng với ban giám đốc điều hành truyền thông thuộc cả hai đảng và các chuyên gia về các vấn đề quốc tế, chỉ định người đứng đầu 5 mạng lưới truyền thông này trong đó có đài VOA.
Tổng thống Trump đề cử ông Michael Pack, nhà sản xuất phim tài liệu bảo thủ và là một giám đốc truyền thông, làm Tổng Giám đốc USAGM vào tháng 6 năm 2018.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez của bang New Jersey gần đây viết thơ cho Tòa Bạch Ốc nói ông Pack chưa trả lời các thắc mắc của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện liên quan tới cáo buộc rằng ông Pack tự trục lợi trong các công việc kinh doanh, cáo buộc về các bản khai thuế trong thời gian qua, và cáo buộc về “những trường hợp tiêu cực” xung quanh chuyện ông rời bỏ một công việc cũ.
Một nữ phát ngôn viên của ông Pack nói với VOA là ông Pack từ chối bình luận trong bài báo này, vì tiến trình bổ nhiệm đang được tiến hành.
Ông Clifford May, người đứng đầu viện nghiên cứu bảo thủ Foundation for Defense of Democraties chuyên tập trung về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, nói những chỉ trích của Tổng thống Trump với đài VOA là vì ông bất bình về việc chuẩn thuận cho ứng viên do ông đề cử.
Ông May mô tả giám đốc Bennett của đài VOA như người lưu nhiệm từ thời chính quyền Tổng thống Dân chủ Barrack Obama, chưa giải thích được các chính sách của chính quyền Trump với thế giới.
“Việc này đáng lẽ nên được giải thích trên VOA—nếu không phải trên VOA, thì ở đâu? Đâu phải là không thể có những bài xã luận thể hiện quan điểm, hay chỉ trích Tổng thống. Tất cả những chuyện này có thể cùng hiện hữu trong cân bằng. Cần có những nhà báo giỏi để làm việc này,” ông May nói. “Rõ ràng là chính quyền này cho rằng mọi chuyện chưa được những người hữu trách làm cho đúng.”
Bà Bennett, một cựu giám đốc điều hành của Bloomberg News và là người biên tập của tờ Philadelphia Inquirer, được cử làm giám đốc VOA từ tháng 3/2016 và tiếp tục giám sát đài này dưới thời chính quyền Trump.
Trong cuộc tranh cãi liên quan đến cuộc phỏng vấn Mullah Omar, hơn 100 nhà báo tại VOA đã lên tiếng, ký kiến nghị yêu cầu VOA kháng cự lại áp lực. VOA rốt cuộc cho phát sóng những phân đoạn của cuộc phỏng vấn và ra thông cáo bênh vực quyết định này trước những tiếng nói chỉ trích. “Người dân Afghanistan nghe đài VOA vì họ tin tưởng chúng tôi, và chúng tôi tường thuật toàn bộ sự việc,” một phần của thông cáo nói.
Ông Boucher, hiện là giáo sư chính sách ngoại giao Trường đại học Brown, cho biết đôi bên sau đó bỏ qua xung đột và tiến tới. Tuy nhiên, chưa đầy hai tuần sau khi cuộc phỏng vấn Omar được phát thanh, bà Whitworth bị cách chức quyền giám đốc VOA. Ông Robert R. Reilly, do Tòa Bạch Ốc bổ nhiệm, lên thay thế.
“Áp lực không trắng trợn nhưng họ nói rõ tôi sẽ không còn vai trò nào nữa trong những quyết định biên tập,” bà Whitworth nói. Bà Whitworth là một nhà báo chuyên nghiệp tại VOA, không phải là người được bổ nhiệm chính trị. Bà đã quyết định về hưu sớm.
Một đài nhà nước lèo lái qua căng thẳng chính trị
Các giai đoạn chia rẽ chính trị tại Mỹ, như khi có một vụ đàn hạch Tổng thống hay có chiến tranh, có thể đặt VOA vào tình thế khó xử, bà Lata Nott thuộc Diễn đàn Tự do nói. Tuy nhiên, theo bà, đó cũng là những thời điểm đài VOA xây dựng lòng tin với khán thính giả.
“Thực tế rằng các cơ quan truyền thông của chúng ta do chính phủ liên bang tài trợ nhưng không phải do nhà nước điều hành mà là các cơ quan truyền thông độc lập là điều hết sức quan trọng,” bà Nott nói.
“Chuyện chính phủ nói chúng tôi chi trả cho quý vị hoạt động, chúng tôi muốn nghe quý vị tường trình những gì tốt nhất về chúng tôi, đó là một điều tự nhiên,” giáo sư Cull nói.
“Tuy nhiên chuyện ký giả phản ứng lại và nói rằng đạo đức nghề báo đòi hỏi phải tường trình sự việc hai chiều, và để hoạt động hiệu quả thì chúng tôi phải đáng tin, là chuyện đương nhiên họ phải làm.”
Kể từ buổi khởi đầu vào năm 1942 để chống lại tuyên truyền của Đức Quốc xã, và dù có nhiều văn bản pháp luật sau đó bảo vệ tính độc lập về biên tập tin tức của VOA, đài đã tự tranh đấu để giữ vững tính độc lập của mình. Sau đây là một vài ví dụ:
Vào đầu thập niên 60, VOA không thể đưa tin về cuộc khủng hoảng phi đạn Cuba nếu không được sự chấp thuận của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ (USIA), cơ quan giám sát của VOA lúc bấy giờ.
Trong khi tường trình về vụ tai tiếng Watergate dẫn tới việc Tổng thống Richard Nixon từ chức vào năm 1974, VOA đụng độ với các giới chức USIA, những người muốn câu chuyện được tường trình theo chiều hướng tích cực hơn. Một thỏa hiệp đạt được rằng mỗi khi có bài tường trình tiêu cực về Nixon thì phải đi kèm với một bài tường trình tích cực.
Dưới thời chính quyền George H.W. Bush, USIA nỗ lực ngăn chặn việc phát thanh cuộc phỏng vấn của VOA với Phương Lệ Chi sau khi nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc này đến Mỹ năm 1990. Trước đó ông Phương từng vào tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh trú ẩn và một phần thỏa thuận cho phép ông rời Trung Quốc là Washington không ‘khai thác’ câu chuyện của ông.
Một vụ tương tự xảy ra vào năm 1997 khi chính quyền Clinton giúp giải thoát nhà bất đồng chính kiến Nguỵ Kinh Sinh và nỗ lực ngăn VOA phát thanh cuộc phỏng vấn với ông Nguỵ vì lo ngại việc này sẽ làm phương hại các vụ phóng thích sau này.
Vài tuần sau cuộc tấn công khủng bố 11/9, Bộ Ngoại giao dưới thời chính quyền George W. Bush tìm cách ngăn chặn VOA phát thanh một cuộc phỏng vấn độc quyền với thủ lĩnh Taliban, Mullah Omar, người cho phép Osama bin Laden sống ở Afghanistan.
Thảo luận về “vai trò của VOA hậu 11/9” tiếp tục sau khi VOA phát thanh một phần của cuộc phỏng vấn đó. Một số giới chức trong chính quyền Barack Obama lên tiếng quan ngại rằng tường trình của VOA không phản ánh những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo động.
Nguồn: Các cuộc phỏng vấn của VOA; Tác phẩm ‘Sự sụp đổ của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ: Chính sách ngoại giao công chúng của Mỹ 1989-2001’ của tác giả Nicholas Cull; Tác phẩm ‘Đài Tiếng nói Hoa Kỳ – Một lịch sử’ của tác giả Alan L. Heil, Jr.
Trung Quốc có chiến thắng mang tính đột phá giành quyền kiểm soát Biển Đông
Hôm 21/5, báo Express ở Anh cho biết, Trung Quốc đã giành một chiến thắng lớn mang tính cột mốc biểu tượng trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Biển Đông, khi quốc gia này thực hiện thành công việc canh tác và trồng hoa màu trên đảo Phú Lâm (tên tiếng Anh là Woody), một đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn bị bắt giải đi vào hôm nay, 22/5/2020, trong một bối cảnh được dự đoán rằng vụ thảm sát ở Đồng Tâm sẽ được đưa ra giải quyết theo cách của nhà cầm quyền, trong thời gian sắp tới.
Biển Đông: Mỹ gia tăng sự hiện diện, Trung Quốc quấy rối
Ngày 21/5, theo BBC, Lầu Năm Góc nói Trung Quốc đang thách thức quân đội Mỹ, qua vài cuộc chạm trán ‘không an toàn’ trên Biển Đông trong thời gian đại dịch Covid-19, việc này làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa hai nước.
Người nhà cụ Kình cho biết, ngày 10/1/2020, vợ Lê Đình Uy (cháu dâu của cụ Kình, mẹ cháu bé 3 tháng tuổi) còn đang bị giam ở đồn công an Miếu Môn, công an đã bắt nó ký vào biên bản khám xét chiếc xe ô tô của vợ chồng nó, chứ không hề có biên bản thu giữ xe.
Việc chống dịch COVID-19 của Việt Nam thành công đã và đang là đề tài được mổ xẻ khắp nơi trên thế giới, hầu như tất cả các cơ quan truyền thông quốc tế đều có bài về chuyện này.
Căng thẳng Mỹ – Trung thêm gia tăng khi dịch virus Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu, gây thiệt hại lớn chưa từng có tại Mỹ.
Trong mối bất hòa Mỹ – Trung và cả thế giới đang giảm lệ thuộc vào Trung Quốc, Việt Nam đang có được nhiều lợi thế.
Nhìn từ lịch sử
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump và Trung Quốc của Tập Cận Bình không ngừng xấu đi trong cuộc chiến tranh thương mại, thuế quan từ khi Trump vào Nhà Trắng.
Để phủ đám mây mù lên sự thất bại của chính phủ Mỹ hiện tại trong việc đối phó với dịch bệnh virus Vũ Hán, Trump tăng cường công kích Trung Quốc đã không trung thực khiến dịch bệnh lây lan trên toàn cầu. Điều này đang đẩy mối quan hệ giữa hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới xuống mức xấu nhất trong nhiều chục năm qua.
Quan hệ Mỹ – Trung hiện nay phần nào giống căng thẳng Liên Xô – Trung Quốc trong thập niên 1960 thế kỷ trước. Đỉnh điểm, hai bên đã nã súng vào nhau đầu tháng 3/1969.
Để khoét thêm mâu thuẫn Xô – Trung, Mỹ đã để qua một bên mâu thuẫn với Trung Quốc, mâu thuẫn mà không ít lần đã rất nóng, súng đã nạp đạn trong chiến tranh Triều Tiên, rồi tình hình eo biển Đài Loan và cả cuộc chiến đang xảy ra ở Việt Nam. Người Mỹ xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Trung Quốc, siết chặt vòng vây Liên Xô.
Việc này được bắt đầu từ chuyến bí mật thăm Trung Quốc của Henry Kissinger hồi tháng 7/1971. Hơn nửa năm sau, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã có chuyến thăm chính thức đến quốc gia cộng sản đông dân nhất này hồi tháng 2/1972.
Sau chuyến thăm của Nixon, khác biệt được gác sang một bên. Bằng nhiều cách, các đời tổng thống Mỹ đã tạo điều kiện cho Trung Quốc ngày một lớn mạnh.
Cái ‘bắt tay’ Mỹ –Trung là sự mở đầu cho việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa sau đó một năm, bằng Hiệp định Paris. Hiệp định dẫn đến sự bức tử chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, đồng minh của nước Mỹ.
Trong khi Liên Xô ngày càng khó khăn trong cuộc chạy đua, cạnh tranh với Mỹ, thì một đối thủ khác của Liên Xô là Trung Quốc lại dần thoát ra khỏi khó khăn. Đặc biệt từ khi ông Đặng Tiểu Bình trở lại nắm quyền.
Thòng lọng chạy đua với Mỹ ngày càng siết chặt Liên Xô, khiến nước này phải làm ngơ trước sự sụp đổ của hệ thống XHCN tại châu Âu. Và cuối cùng Liên Xô cũng tự tan rã.
Được Mỹ tạo điều kiện, Trung Quốc trở thành một thế lực mới của thế giới, với quy mô nền kinh tế vươn lên thứ hai thế giới đúng 10 năm trước. Hiện nay nhiều lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ… Trung Quốc đang cạnh tranh trực tiếp, ngang ngửa mới Mỹ.
Gần 50 năm qua, không phải quan hệ Mỹ – Trung lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Nhưng chưa bao giờ mối quan hệ Mỹ – Trung trở nên xấu, thù nghịch như lúc này, kể cả sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989.
Căng thẳng Mỹ – Trung, lợi thế cho Việt Nam
Với tranh chấp dai dẳng trên biển Đông, quan hệ Việt – Trung trong những năm qua phần nào giống quan hệ Xô – Trung trong thập niên 1960 của thế kỷ trước. Việt Nam đang đứng ở vị trí như Trung Quốc vào đầu thập niên 70 của thế kỷ 20.
Mối quan hệ Mỹ – Việt hiện nay có nhiều thuận lợi hơn so với Mỹ – Trung trước đây. Gần 25 năm qua hai quốc gia cựu thù chưa xảy ra bất đồng nào đáng kể và ngày càng tốt hơn. Quan hệ Mỹ – Việt đã trở thành đối tác toàn diện.
Kể từ khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Trump chưa có bất kỳ lên án nào đối với chính quyền Cộng Sản Việt Nam về vấn đền nhân quyền, tự do ngôn luận. Đây vốn là sự khác biệt cơ bản, lớn nhất của hai nước.
Lên án mạnh mẽ nhất của ông Trump dành cho Việt Nam là vào ngày 26/6/2019 trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business Network, ông ta nói: “Việt Nam lợi dụng Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc”. Tuy nhiên Trump không có bất kỳ hành động trừng phạt nào đối với Việt Nam.
Ngược lại ông Trump còn đưa hình mẫu Việt Nam để vương triều họ Kim ở Bắc Triều Tiên học hỏi. Trước đó, hồi cuối tháng 2/2019, ông đã chọn Việt Nam làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều với Kim Jong-un. Trump sẵn sàng giơ cao lá cờ Cộng Sản Việt Nam trong cuộc viếng thăm đó.
Ông Trump chẳng đánh cho Cộng Sản Việt Nam lên bờ xuống ruộng như nhiều người Việt đang kỳ vọng trong mấy năm qua.
Nước Mỹ từ các chính phủ trước, đặc biệt từ thời Donald Trump luôn xem Việt Nam như một đối tác hàng đầu trong khu vực, trong việc đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc.
Việt Nam đã nhận được nhiều sự ưu ái của Mỹ và cả liên minh châu Âu, từ thương mại đến việc cung cấp tàu chiến. Nhiều tàu chiến Mỹ đã ghé thăm Việt Nam. Mới nhất, vào đầu tháng Ba, tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt đã cập cảng Đà Nẵng. Năm 2020 này, Mỹ đã mời Việt Nam tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC 2020), dự kiến diễn ra trong hai tuần cuối tháng 8.
Báo chí trong và ngoài nước đưa tin, ngày 6/5, Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với nhau. Theo thông tin tường thuật từ báo chí, hai bên không tiếc lời khen ngợi, sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau trong việc đối phó với dịch bệnh virus Vũ Hán. Mong muốn mở rộng hơn mối quan hệ hiện nay, sớm gặp lại nhau.
Việc Trump đánh thuế cao vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc vào thị trường Mỹ, đã giúp Việt Nam trở thành bãi đáp hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp muốn chạy khỏi Trung Quốc. Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội và đã đạt được nhiều kết quả ban đầu.
Cuộc khủng hoảng do đại dịch virus corona, xuất phát từ Trung Quốc đầu năm nay trao thêm lợi thế cho Việt Nam, bởi các nước phát triển muốn giảm sự lệ thuộc quá lớn vào Trung Quốc, phơi bày rất rõ qua đại dịch này. Nhiều quốc gia, doanh nghiệp đang lên kế hoạch dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Việt Nam trở thành nơi thu hút, nhờ chi phí nhân công thấp, không quá khó trong các quy định về môi trường, an toàn lao động, lực lương lao động trẻ.
Việt Nam tận dụng tốt cơ hội hiện nay sẽ có được bức phá để phát triển. Vấn đề nhân quyền, dân chủ sẽ tạm thời được chính quyền Mỹ làm ngơ, hoặc phản đối lấy lệ, không thật sự gây sức ép. Mỹ tạm gác qua những khác biệt cơ bản về thể chế, điều hành đất nước để xem nhau như đối tác hàng đầu trong việc đối phó với Trung Quốc trên quy mô toàn cầu.
Điều này chẳng phải quá lạ, bởi Mỹ cũng đã từng, đang bỏ qua vấn đề nhân quyền để chọn đồng minh, nếu đem lại cái lợi cho nước Mỹ, nshư Philippines thời tổng thống Ferdinand Marcos, vương triều tại Saudi Arabia trong quá khứ và hiện tại…
Chủ nhân của Nhà Trắng dù Donald Trump hay Joe Biden vào đầu năm tới, giá trị của Việt Nam vẫn không thay đổi, bởi những mâu thuẫn Mỹ – Trung quá lớn, không thể giải quyết nhanh chóng. Cả thế giới đã thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, chỉ muốn giảm lệ thuộc vào quốc gia này, hơn là đặt niềm tin như thời gian qua.
Nói tới nước Mỹ, tôi luôn bị “ám ảnh” về một chi tiết “Hiến pháp Mỹ được làm ra như thế nào?”. Đó là khi những đại biểu trong Quốc hội lập hiến lúc bấy giờ đã có những ngày bế tắc với các vấn đề như: Phải làm thế nào để người Mỹ không bị cản trở về các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhân quyền được bảo đảm?… Để giải toả sự “căng thẳng” này, ngài Franklin đã từng đề nghị sẽ mời những mục sư tới hội trường cầu nguyện vào mỗi buổi sáng. Nhưng ý kiến đó liền bị đại biểu Williamson phản đối vì “không có tiền để thuê mục sư tới cầu nguyện”. Nước Mỹ lúc này mới trải qua một cuộc chiến kéo dài, kinh tế kiệt quệ thê thảm. Cuối cùng, các đại biểu đã không cần đến mục sư mà cũng đã cho ra đời bản Tuyên ngôn nhân quyền nổi tiếng thế giới, và bản Hiến pháp có giá trị không chỉ với nước Mỹ, mà cả với thế giới cho đến tận ngày nay. Bởi sự khao khát về sự tự do và tính liêm chính đã giúp các đại biểu vượt lên trên tất cả. Nước Mỹ trở nên hùng mạnh từ đây.
Căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục lên cao khi Trung Quốc điều hai máy bay quân sự đến khu vực Đảo Chữ Thập (thuộc quần đảo Hoàng Sa), sau khi giới chức Việt Nam tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là “vô giá trị” và “khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi”.
Các cơ quan truyền thông và nhà báo tìm tin từ thực tế (Fact finding) nên phản ứng thế nào trước những nỗ lực kiên quyết của Trump trong việc phá hoại uy tín của họ với công chúng Mỹ?
Sau quyết định của phiên tòa Giám đốc thẩm xử Hồ Duy Hải, đã có ba đại biểu Quốc hội lên tiếng phản đối. Hôm 13/5, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cho biết, ông đã gửi văn bản kiến nghị đến Tổng bí thư – Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội để xem xét, thực hiện chỉ đạo chính trị và giám sát tối cao đối với phán quyết của Tòa án Nhân dân Tối cao về vụ án Hồ Duy Hải.
Sáng ngày 13/5, Tòa án Nhân dân Cấp cao TP.HCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm ở trụ sở tòa án tỉnh An Giang đối với ông Trần Thanh Giang, theo tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN” theo điều luật 117, Bộ luật Hình sự 2015.