Pháp nạn – Ma chướng trong chế độ Cộng sản (Phần 3)

Chu Sơn

8-6-2021

Tiếp theo phần 1phần 2

Cuộc đấu tranh của thiền sư Thích Thiện Minh

Từ sau khi bị công an đuổi khỏi trụ sở Tổng vụ Thanh niên (trung tâm Thích Quảng Đức), trong gần ba năm (từ tháng 5.1975 đến tháng 3.1978), trong điều kiện không có chùa, bị cách ly tăng thân và phật tử, không có hộ khẩu, không có sổ gạo, bị theo dõi, kềm kẹp, dọa nạt, răn đe, sỉ nhục, kể cả dụ dỗ, mua chuộc, Thích Thiện Minh vẫn kiên trì chịu đựng, đấu tranh với chính mình, đấu tranh với cái ác để giữ tư cách và sứ mệnh của người tu hành vì Đạo pháp và Dân tộc.

Một cô giáo bị vào trại tra tấn Trung Quốc và đã trốn thoát đến Hòa Lan như thế nào (Phần cuối)

NU

Tác giả: Harm Ede Botje

Nguyễn Thị Quỳnh Anh, chuyển ngữ

1-5-2021

Tiếp theo phần 1

Từ trái sang phải: Qelbinur Sedik, một người Trung Quốc gốc Hán ngủ ở nhà bà, một bạn đồng nghiệp và chồng bà. Nguồn: Qelbinur Sedik

Một người Trung Quốc gốc Hán mặc quần lót, giở trò quấy nhiễu

Một cô giáo bị vào trại tra tấn Trung Quốc và đã trốn thoát đến Hòa Lan như thế nào (Phần 1)

NU

Tác giả: Harm Ede Botje

Nguyễn Thị Quỳnh Anh, chuyển ngữ

1-5-2021

Cô giáo, nạn nhân Qelbinur Sedik

Qelbinur Sedik, 51 tuổi, là một trong các chứng nhân của những thảm cảnh kinh hoàng trong các trại tra tấn Trung Quốc. Bà thuật lại câu chuyện của mình với NU.nl.

Bản tin ngày 5-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên có bài: Ý đồ của Trung Quốc khi điều 16 máy bay quân sự đến Biển Đông sát Malaysia. TS Swee Lean Collin Koh, chuyên gia quốc phòng, thuộc Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, nhận định, sự kiện TQ triển khai 16 máy bay vận tải Y-20 và Il-76 đến gần Cụm bãi cạn Luconia ở phía nam Biển Đông, khu vực mà Malaysia tuyên bố thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước này, là để làm nhụt chí các bên tranh chấp khác. 

Không bao giờ quên!

Đỗ Hùng

4-6-2021

Ảnh: HKFP

Ảnh đầu tiên là một người dân Hồng Kông lặng lẽ tưởng niệm 32 năm ngày thảm sát Thiên An Môn với dòng chữ “Không bao giờ quên” (bất hội vong ký, 不會忘記).

Nhân tưởng niệm các sự kiện diệt chủng ở phương Tây, nhìn lại phương Đông

Jackhammer Nguyễn

5-6-2021

Thức tỉnh

215 đôi giày trẻ em xếp hàng trên các bậc thang của Phòng trưng bày Nghệ thuật Vancouver hôm 28/5/2021 để tưởng nhớ 215 bộ hài cốt trẻ em phát hiện trong tuần này. Nguồn: Jason Payne /PNG

Không hẹn mà gặp, việc tìm ra thi thể 215 trẻ em người da đỏ bị cưỡng bức cải đạo và từ bỏ tiếng mẹ đẻ tại Canada, xảy ra vài ngày trước kỷ niệm 100 năm, ngày thảm sát người da đen ở Tulsa, Oklahoma, Hoa Kỳ.

Bản tin ngày 4-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc. Trong cuộc điện đàm hôm nay giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và người đồng nhiệm TQ Lý Khắc Cường, nói về tầm quan trọng của hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ, cùng kế hoạch thúc đẩy ký kết Thỏa thuận về thiết lập đường dây nóng về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển Việt – Trung.

Buộc người dân cài Bluezone: Vừa thiếu căn cứ pháp lý, vừa vi phạm quyền công dân

Nguyễn Vi Yên

3-6-2021

Ảnh: Báo Chính phủ

Mới đây, Bộ Y tế vừa ra quyết định mới, theo đó người dân “phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone)” khi đến nơi công cộng hoặc tập trung đông người. Không chỉ vậy, Quyết định này còn hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố “xử phạt các trường hợp có điện thoại thông minh nhưng không thực hiện cài đặt, sử dụng ứng dụng”.

Bản tin ngày 2-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Ra mắt giàn khai thác khổng lồ ở Biển Đông, Trung Quốc muốn phô trương sức mạnh? Vụ TQ sắp triển khai giàn khoan nửa chìm nửa nổi lớn nhất thế giới ở Biển Đông trong tháng này, TS Nguyễn Thành Trung phân tích, dù vị trí giành khoan mà họ định đặt chưa vi phạm chủ quyền VN, nhưng giàn khoan này giống như một “lãnh thổ di động” của TQ, nên VN cần theo dõi sát di chuyển của nó.

Giàn khoan của TQ tại mỏ khí Lăng Thủy, ở ngoài khơi tỉnh đảo Hải Nam ngày 12/5/2021. Ảnh: Tân Hoa xã/TT

TS Trung nhận định: “Trung Quốc muốn cho khu vực quen thuộc với hình ảnh của giàn khai thác biển sâu này, phô trương sự vượt trội về mặt kỹ thuật và kích thước của nó. Sau này, khi Trung Quốc kéo vào khu vực tranh chấp sẽ hạn chế các phản ứng gây xung đột mạnh mẽ”. Giàn khoan này dự kiến cung cấp 3 tỉ m3 khí tự nhiên mỗi năm cho TQ.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lại video của CGTN, giới thiệu giàn khoan khai thác “Biển sâu số 1”, nặng hơn 100.000 tấn của TQ:

Một số ý kiến lo ngại TQ sẽ đặt giàn khai này trong lãnh hải VN, nhà nghiên cứu Song Phan cho biết: Vị trí các mỏ Lăng Thủy đều nằm phía lãnh hải TQ. Trừ khi TQ nói một đằng làm một nẻo, đưa giàn “Biển sâu số 1” tới vị trí khác ngoài cụm mỏ Lăng Thủy, hoặc hoạt động khai thác ở Lăng Thủy gây tổn hại nguồn tài nguyên của VN, thì phía VN lên tiếng. 

Vị trí các mỏ Lăng Thủy ở Biển Đông. Ảnh: Song Phan

VOA đưa tin: Hải quân Việt Nam và Trung Quốc thành lập đường dây nóng giữa xung đột Biển Đông. Ngày 28/5, chuẩn Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, tư lệnh Hải quân VN đã có cuộc điện đàm với Đô đốc Thẩm Kim Long, tư lệnh Hải quân TQ. Hai tư lệnh đồng ý thiết lập đường dây nóng, trong một diễn biến được xem như “nỗ lực quản lý nguy cơ xung đột về các tuyên bố chủ quyền của hai nước trên Biển Đông”. Hai đô đốc cũng cam kết tăng cường chia sẻ thông tin về tình hình trên biển và các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.

Vụ 16 máy bay vận tải TQ có hành động khiêu khích, Malaysia triệu Đại sứ Trung Quốc về nhóm máy bay xâm nhập không phận, trang An Ninh Thủ Đô đưa tin. Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein thông báo, nước này sẽ đưa ra công hàm phản đối ngoại giao và yêu cầu Đại sứ TQ tại Malaysia giải thích về hành vi “xâm phạm không phận và chủ quyền của Malaysia”.

Ngoại trưởng Hishammuddin nói: “Lập trường của Malaysia là rõ ràng. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao hữu nghị với bất kỳ quốc gia nào không có nghĩa là chúng tôi sẽ thỏa hiệp về an ninh quốc gia của mình”. Còn Đại sứ quán TQ tại Malaysia thanh minh, các máy bay của họ đã thực hiện chuyến bay huấn luyện định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế, không vi phạm không phận của nước khác.

VTC có clip: Malaysia triệu Đại sứ Trung Quốc phản đối vụ 16 máy bay “xâm phạm không phận”

Vụ Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ đến Campuchia: Căn cứ hải quân Ream được nhắc tên, báo Thế Giới và VN đưa tin. Ngày 1/6, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy R Sherman đến thăm Campuchia một ngày và hội kiến Thủ tướng Hun Sen tại Phnom Penh. Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, bà Sherman đã đề cập vụ Campuchia phá bỏ 2 tòa nhà do Mỹ tài trợ tại căn cứ Ream, mà không thông báo hay giải thích. 

Cũng trong cuộc gặp, bà Sherman cảnh báo, một căn cứ quân sự của TQ ở Campuchia “sẽ làm suy yếu chủ quyền của nước này, đe dọa an ninh khu vực và tác động tiêu cực tới quan hệ Mỹ-Campuchia”. Một quan chức Campuchia giấu tên cho biết, bà Sherman đề nghị đến tìm hiểu thực tế ở căn cứ Ream và được Thủ tướng Hun Sen đồng ý. 

VOV đưa tin: Mỹ và Nhật Bản tái khẳng định sức mạnh liên minh trong đảm bảo an ninh biển. Bộ Ngoại giao Nhật thông báo, trong cuộc hội đàm ngày 1/6 với Đô đốc Aquilino, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ, Ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi chia sẻ mối lo ngại, trước tình hình TQ liên tục tìm cách đơn phương thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời khẳng định, trong bối cảnh hiện tại, tầm quan trọng của liên minh Mỹ – Nhật lớn hơn bao giờ hết.

VOV đặt câu hỏi: Chiến lược quốc phòng mới của Tổng thống Mỹ Biden có đủ sức răn đe Trung Quốc? Theo kế hoạch đóng tàu mới nhất của Lầu Năm Góc, tổng số tàu chiến của Mỹ sẽ tăng lên tới 316 chiếc vào năm 2026, 355 chiếc vào đầu thập niên 2030 và 400 chiếc vào đầu thập niên 2040. Ông John Gumbleton, Phó trợ lý Bộ trưởng Hải quân phụ trách ngân sách, lo ngại lộ trình như vậy không bảo đảm duy trì ưu thế Hải quân Mỹ. 

Ông Gumbleton phân tích: “Tất cả mọi thứ đều phải tính quân bình. Nếu chúng ta có một hạm đội gồm 30 tàu chiến có tuổi thọ 30 năm thì chúng ta cần phải tái cơ cấu với việc bổ sung thêm 10 chiếc mỗi năm. Vì thế, việc mua mới 8 tàu chiến mỗi năm sẽ không đáp ứng được mục tiêu đặt ra”.  

Mời đọc thêm: Malaysia phản ứng cứng rắn vụ 16 máy bay Trung Quốc vi phạm không phận (GT). – Malaysia phản đối Trung Quốc cho 16 máy bay quân sự vào sâu vùng đặc quyền kinh tế (VietTimes). – Malaysia: Ngoại giao thân thiện không đồng nghĩa nhượng bộ an ninh quốc gia (TG&VN). – Trung Quốc ngày càng bị cô lập, ông Tập chỉ đạo phải ‘kết bạn’ (TP).

Quan chức Mỹ lo ngại quân đội Trung Quốc hiện diện ở Campuchia (Infonet). – Mỹ tỏ lo ngại về sự hiện diện quân sự của Trung Quốc tại Cam BốtMỹ có kéo được Cam Bốt ra khỏi cái bóng Trung Quốc? (RFI). – Mục đích Anh điều tàu sân bay tới châu Á (VOV). – Khẳng định vai trò quan trọng của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (Tin Tức). – ‘UNCLOS 1982 như hiến pháp của đại dương’ (Zing). – Hợp tác thiện chí trên cơ sở UNCLOS sẽ thúc đẩy an ninh trên Biển Đông (TN).

Các vụ “đất vàng”

Diễn biến mới vụ 43 ha ‘đất vàng’: Khởi tố, bắt giam Nguyễn Đại Dương ‘New Century’, báo Thanh Niên đưa tin. Vụ sai phạm này bắt đầu từ năm 2010, Tổng công ty Bình Dương, tức Tổng Công ty 3/2, góp vốn với Công ty BĐS Âu Lạc thành lập Công ty Tân Phú. Đến năm 2017, Tổng công ty Bình Dương xin thoái vốn khỏi Công ty Tân Phú, dẫn đến vụ thất thoát 43 ha “đất vàng” vào tay công ty Âu Lạc. Tháng 4/2020, Công an tỉnh Bình Dương khởi tố vụ án.

Một trong 2 bị can vừa bị khởi tố, trong quá trình điều tra mở rộng vụ 43 ha “đất vàng” ở Bình Dương, là Nguyễn Đại Dương, còn gọi là Dương “New Century”. Dương từng là GĐ tai tiếng của vũ trường New Century ở Hà Nội, trong vụ án tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy và kinh doanh trái phép xảy ra tại vũ trường này vào giai đoạn 2007 – 2009, nhưng được miễn trách nhiệm hình sự.

Khu “đất vàng” 43 ha đã bị thu giữ “sổ đỏ” và giao cho địa phương quản lý. Ảnh: Đỗ Trường/TN

Cũng liên quan đến vụ án “đất vàng” nói trên, Bộ Công an bắt con rể cựu chủ tịch vụ ’43ha đất vàng’ tại Bình Dương, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bị can Nguyễn Đại Dương chính là con rể của ông Nguyễn Văn Minh, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 3/2, đã bị khởi tố từ trước. Người còn lại vừa bị khởi tố là Nguyễn Quốc Hùng, GĐ Công ty BĐS Âu Lạc, là doanh nghiệp mua lại 43 ha “đất vàng” từ Tổng công ty 3/2.

Hai bị can Nguyễn Đại Dương, Nguyễn Quốc Hùng cùng bị khởi tố về tội “vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Tới nay, cơ quan điều tra đã khởi tố tổng cộng 12 bị can liên quan đến vụ án 43ha đất vàng và các khu đất có liên quan do Tổng công ty 3/2 quản lý. 

Ông Nguyễn Đại Dương được tuyên miễn trách nhiệm hình sự khi tòa án xét xử vụ án “vũ trường New Century” tại TP Hà Nội năm 2009. Ảnh: TT

Báo Lao Động có bài: Khu “đất vàng” hãng phim truyện Việt Nam bị thúc thu hồi sau cổ phần hoá. Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình chỉ đạo UBND TP Hà Nội khẩn trương thu hồi cơ sở nhà đất tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, liên quan đến kết luận thanh tra sau cổ phần hóa Hãng phim truyện VN. Mảnh “đất vàng” này có diện tích gần 5.500 m2, từng là “đại bản doanh” của Hãng phim truyện VN, công cụ tuyên truyền đắc lực của chế độ.

Khu “đất vàng” ở số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP Hà Nội, có diện tích sử dụng gần 5.500 m2, từng là “đại bản doanh” của Hãng phim truyện VN. Ảnh: LĐ

Mời đọc thêm: Vì sao 2 dự án “đất vàng” của Xây dựng Huy Hoàng ở Bình Thuận bị thu hồi? (KT). – Khởi tố 2 đối tượng liên quan vụ án 43ha đất vàng ở Bình Dương (RFA). – Khởi tố, điều tra mở rộng, bắt tạm giam 4 bị can trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương (Tin Tức). – Vụ ’43ha đất vàng’: bắt thêm 2 cựu phó tổng giám đốc công ty thẩm định giá (TT).

Lý do nào khiến bất động sản Đồng Nai trở thành ‘tấc đất tấc vàng’? (TT). – Cận cảnh khu ‘đất vàng’ hãng phim truyện Việt Nam bị ‘thúc’ thu hồi sau cổ phần hóa (ĐT). – Vì sao 3.790 căn hộ nằm trên “đất vàng” Thủ Thiêm đấu giá 2 lần vẫn “ế”? (NB&CL). Mời đọc lại: Cựu chủ tịch Tổng công ty 3-2 thuộc Tỉnh ủy Bình Dương được tại ngoại (TT).

Tin nhân quyền

Báo Công an Nhân dân đưa tin: Tuyên truyền chống phá Nhà nước, lĩnh 7 năm tù. Đó là anh Đặng Hoàng Minh, sinh năm 1993, bị TAND tỉnh Hậu Giang đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên “án bỏ túi” 7 năm tù và 2 năm quản chế, với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”.

Anh Đặng Hoàng Minh tại phiên xét xử ở TAND tỉnh Hậu Giang hôm nay. Ảnh: TP

Theo cáo trạng của VKS, từ tháng 6 đến tháng 12/2020 , trên Facebook cá nhân, anh Minh đã đăng một số bài viết bị cáo buộccó nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân; xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh; kết luận, tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân nhằm chống phá Đảng và Nhà nước”. Báo “lề đảng” không cho biết ông Minh bị bắt vào thời điểm nào và có được luật sư bào chữa hay không.

Mời đọc thêm: Lĩnh 7 năm tù vì tuyên truyền chống phá Nhà nước (Zing). – Hậu Giang: Đối tượng tuyên truyền chống phá Nhà nước trên mạng xã hội lãnh án 7 năm tù (KTĐT). – Một người bị tuyên án tù với cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán tài liệu chống Nhà nước’Hội thánh truyền giáo Phục Hưng: Nạn nhân hay thủ phạm lan truyền dịch COVID-19? (RFA).

Tin giáo dục

Tin không vui cho những người đã mất thời gian cho ít nhất 16 năm học trong nền giáo dục VN: Dự báo đội quân thất nghiệp từ nhóm ngành ‘nóng’, báo Tiền Phong đưa tin. TS. Nguyễn Đào Tùng, Phó Giám đốc Học viện Tài chính, phân tích, các trường ĐH đang mở quá nhiều mã ngành liên quan kinh tế, dẫn đến những “rối loạn” không cần thiết cho thí sinh. Còn PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, chỉ ra, nhiều sinh viên nhóm ngành kinh tế đang thất nghiệp, còn nhóm ngành công nghệ kỹ thuật đang rất đắt hàng thì lại thiếu nhân lực được đào tạo bài bản.

TS Hoàng Ngọc Vinh, cựu Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, cảnh báo, VN hiện có rất nhiều cơ sở đào tạo về kinh tế, cung cao hơn cầu, dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Ông Vinh cho rằng cần có sự điều tiết của Nhà nước, khi nhận thấy vấn đề cung cầu có sự chênh lệch lớn, Bộ GD&ĐT có thể điều tiết bằng cách ban hành các tiêu chuẩn để các trường thực hiện, thay vì làm ngơ tình trạng “mạnh ai nấy dạy”.

Báo Giáo Dục VN có bài phân tích về điểm mờ của Thông tư 03: giáo viên hạng 2 cũ nơi sang ngang, nơi xuống hạng 3. Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 03/2021, trong đó quy định các trường hợp bổ nhiệm, điều chuyển chức danh GV cấp THCS. Một trong những bất cập khi thực hiện chuyển xếp lương theo thông tư này là, thông tư có một số vấn đề chưa thống nhất, cách hiểu khác nhau thì vận dụng khác nhau. 

Tác giả phân tích, trường hợp một GV đang hưởng lương hạng 2 cũ, hệ số lương 2,34 đến 4,98, thời gian giữ hạng 2 cũ, tương đương với hạng 3 mới, là 6 năm. Dù GV này có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện để chuyển xếp lương, nhưng khi thực hiện phương án bổ nhiệm, điều chuyển theo thông tư mới thì có địa phương sẽ cho chuyển xếp sang hạng 2 mới, lại có địa phương khác cho chuyển lương hạng 3 mới, do sự mập mờ của thông tư 03/2021. Kết quả là, giáo viên bị mất lương thâm niên, dù đã dạy lâu.

Chuyên trang Hoa Học Trò của báo Tiền Phong đưa tin: Phụ huynh học sinh bức xúc vì Hà Nội vẫn chưa chốt phương án thi vào 10, bàn rút giờ thi. Vì chưa quyết định được phương án thi tuyển sinh lớp 10, Sở GD&ĐT TP Hà Nội đề nghị lãnh đạo các trường thăm dò ý kiến của GV dạy lớp 9, học sinh và phụ huynh học sinh có con thi vào lớp 10 để chọn lựa giữa 2 phương án.

Một phụ huynh có con sắp thi vào lớp 10 chia sẻ: “Năm nay dịch bệnh diễn ra đúng vào mùa thi, các con ôn luyện, học tập cũng khó khăn, vất vả hơn nhiều so với mọi năm. Vậy mà giờ Sở lại thay đổi phương án dự thi thì đúng là ‘làm khó’ cho phụ huynh và học sinh quá. Dồn lịch mà giữ nguyên thời gian làm bài thi thì tạo ra nhiều áp lực cho các con”.

Báo Giáo Dục VN có bài về việc Hiệu trưởng kiêm nhiều chức danh: Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng trường thì Hội đồng trường có cũng như không. Một số chuyên gia trong ngành Giáo dục phản ánh, điều 16 của Luật GD đại học 2018 và Nghị định 99 chưa phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn giữa Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng của trường đại học công lập, dẫn đến hiện tượng Hiệu trưởng của một số trường cao đẳng kiêm luôn chức Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch Hội đồng trường. 

Mời đọc thêm: Năm thứ hai của giáo dục trong “vòng vây” Covid-19Đà Nẵng lên phương án thi lớp 10 khi chưa kiểm soát được dịch Covid-19 (VNN). – Phú Yên lùi thời gian thi tuyển sinh vào lớp 10 sau ngày 20/6 (Tin Tức). – Long An lùi thời gian tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 (DS). – Sóc Trăng tạm hoãn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (PLTP). – 1 tiết dạy phải soạn 15 trang, chợ giáo án 5512 tấp nập mua bán trên mạngNhư đề xuất của Bộ Nội vụ thì giảm số lượng chứng chỉ chứ không phải bỏ hết (GDVN). 

***

Thêm một số tin: “Thăng trầm quyền lực” trong ba nhiệm kỳ một Tổng bí thư, ba đời Thủ tướng (RFA). – Kiểm sát viên huyện ở Hà Nội gạ tình, ‘vòi’ hối lộ nữ đương sự (NV). – Covid-19: Việt Nam cho mở lại các chuyến bay quốc tế đến Hà Nội và Sài Gòn (RFI). – Alaska: Biden đình chỉ hợp đồng thuê khoan dầu tại Bắc Cực của Trump (BBC).

Hà Thành phiêu lưu ký

Mạc Văn Trang

30-5-2021

Ra Bắc hôm 1/5/2021, vợ chồng mình có chương trình rất cụ thể cho ba tuần như sau: Vui với con cháu, họp mặt anh em bà con họ hàng ở Hà Nội, bạn bè nhóm TTST, nhóm CLB Nguyễn Trọng Vĩnh, nhóm Cánh Buồm và một số thân hữu để báo cáo việc thành hôn của Trang – Chi, sau một năm sống thử thấy OK, kẻo mang tiếng “cưới chui”! Kim Chi đã lên kế hoạch ngày giờ, địa điểm “mấy mâm” rất cụ thể…

Bỏ nghề luật sư vì mất tin tưởng?

Ngô Văn Hiếu

28-5-2021

Mất tin tưởng vào tư pháp Việt Nam hay lý tưởng công lý? Nền tư pháp ở Việt Nam chưa bao giờ đáng tin tưởng thì làm sao mất tin tưởng?! Chán nản bỏ cuộc là góp phần chấp nhận bất công miên viễn.

Bức thư vận động cho tù nhân lương tâm gần 33 năm trước

Ngọc Thu

27-5-2021

LGT: Nhân dịp lễ Phật Đản (ngày 15/4 âm lịch, tức ngày 26/5/2021), chúng tôi xin giới thiệu nội dung bức thư kêu gọi hủy bỏ án tử hình cho hai vị hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và thượng tọa Thích Trí Siêu (tức thiền sư Lê Mạnh Thát).

Thông tin về ông Lê Dũng VoVa

Cường Hoàng Công

26-5-2021

* Căn cứ:

– Bài viết hôm qua 25/05/2021 của ông Lê Dũng VoVa về việc ông đang đi làm xa để lo tiền chăm lo cho gia đình.

Ngày hội

Phạm Đình Trọng

25-5-2021

Khi sang châu Ấu mười năm sau khi Liên Xô sụp đổ, nghe các phương tiện truyền thông đại chúng ở đây nói về sự kiện này như một ngày hội. (Lời ông Trần Quốc Vượng lúc đương quyền, thường trực ban Bí thư).

Alexander Lukashenko và Nguyễn Phú Trọng

Jackhammer Nguyễn

24-5-2021

Nhà độc tài Lukashenko (trái) và Nguyễn Phú Trọng.

Ngày 24/5/2021, nhà độc tài xứ Bạch Nga (Belarus), Tổng thống Alexander Lukashenko đã gây chấn động thế giới, khi cho phản lực cơ ép chiếc máy bay dân sự Ái Nhĩ Lan của hãng hàng không Ryanair, đáp xuống thủ đô Minsk để bắt nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi, Roman Protasevich, 26 tuổi.

Bầu cử và giá của… ‘tốt đẹp’

Blog VOA

Trân Văn

24-5-2021

Việc lựa chọn đại biểu cho các cơ quan dân cử từ trung ương (Quốc hội) đến địa phương (Hội đồng nhân dân) tại Việt Nam vừa kết thúc và dù chưa có kết quả nhưng chắc chắn ông Vương Đình Huệ sẽ… đắc cử, sắp tới sẽ được các đại biểu mới trúng cử khóa 15 bầu làm Chủ tịch Quốc hội. Tương tự, các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính,… cũng sẽ đắc cử và sắp tới cũng sẽ được các đại biểu mới trúng cử khóa 15 bầu làm Chủ tịch Nhà nước, Thủ tướng!

Vì sao anh Thức tuyệt thực nhưng vẫn khỏe mạnh?

Trần Huỳnh Duy Thức

24-5-2021

Mọi người trong gia đình đều vui khi anh Thức tuyệt thực lần 3 sau gần hai tháng (kể từ 20/2/2021) mà sức khỏe, trí tuệ anh vẫn ổn. Anh còn hát bài “Chị tôi” để tặng các chị lúc điện thoại về nhà đợt tháng 4/2021. Hôm ấy là ngày thứ 59 anh Thức vẫn đang tuyệt thực.

Về bài viết hoang tưởng và đẫm lệ của Tổng Bí thư

Nguyễn Tô Hiệu

23-5-2021

TBT Nguyễn Phú Trọng vững tin vào con đường đi lên CNXH cho Việt Nam dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Ảnh Getty Images

Mấy hôm nay trên các trang mạng xã hội xuất hiện một loạt bình luận “nổ súng tấn công” vào bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội…” của Tổng bí thư ĐCSVN (TBT) Nguyễn Phú Trọng.

Đối diện với trách nhiệm và tương lai

Trần Quốc Việt

22-5-2021

Về chuyện bầu cử Quốc hội ở Việt Nam diễn ra ngày mai 23/4/2021, trước khi quyết định nên đi bầu hay không, bạn nên nhớ bản chất của chế độ qua những điều sau:

Bản tin ngày 21-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Tuổi Trẻ có bài: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập Biển Đông, COVID-19 tại hội nghị ‘Tương lai châu Á. Hôm qua, tại hội nghị quốc tế trực tuyến về Tương lai châu Á lần thứ 26, Thủ tướng Phạm Minh Chính tuyên bố về vấn đề Biển Đông một cách vô thưởng vô phạt, mơ hồ không khác gì người tiền nhiệm:

Tiếng nói người Mỹ gốc Việt hoan nghênh đạo luật chống hận thù người Mỹ gốc Á, được TT Biden ký thành luật

Voice of Vietnamese Americans

Genie Nguyễn

Ông Biden ký Đạo luật Chống Tội Phạm Căm Thù Người Mỹ gốc Á hôm nay. Nguồn: ABC News

Ngày 20 tháng 5 năm 2021, Washington DC: Tiếng Nói Người Mỹ gốc Việt hoan nghênh Cdo Thượng nghị sĩ Mazie Hirono, Thượng nghị sĩ Tammy Duckworth đưa ra, đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua với tỷ số 94-1 và tất cả các Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ đã thông qua phiên bản tương tự của Đạo luật Chống Tội Phạm Căm Thù Người Mỹ gốc Á.

Video chương trình hành động của ứng cử viên độc lập Lương Thế Huy

BTV Tiếng Dân

21-5-2021

Ông Lương Thế Huy, một ứng cử viên độc lập cho ghế đại biểu Quốc hội, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE), một tổ chức phi chính phủ, làm việc vì quyền các nhóm thiểu số trong xã hội. Ông Huy còn là một nhà hoạt động vì cộng đồng người đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) ở Việt Nam trong nhiều năm qua.

Trả lại dân quyền làm chủ đất nước

Phạm Đình Trọng

21-5-2021

1. ĐẢNG TƯỚC ĐOẠT QUYỀN DÂN, BIẾN NGƯỜI DÂN THÀNH RÔ BỐT BỎ PHIẾU BẦU RA ĐẢNG HỘI

Quyền làm chủ đất nước của người Dân chính là quyền tự do ứng cử và bầu cử. Hiền tài trong Dân được tự do ứng cử và người Dân được tự do phát hiện, đề cử và bầu chọn hiền tài của Dân vào các cơ quan đại biểu của Dân là Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp.

Đề nghị truy tố Trương Châu Hữu Danh và Báo Sạch: “Món quà dân chủ” cho cuộc bầu cử

Blog RFA

Gió Bấc

20-5-2021

Các nhà báo thuộc nhóm Báo Sạch (từ trái qua): Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Thanh Nhã, Nguyễn Phước Trung Bảo và Trương Châu Hữu Danh. Nguồn: RFA edit

Không phải vô tình, chỉ còn gần một tuần lễ trước ngày bầu cử Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân, cơ quan điều tra đã ra kết luận điều tra đề nghị truy tố Trương Châu Hữu Danh và nhóm Báo Sạch về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ… Hàng trăm tờ báo đồng loạt đưa kết luận điều tra một chiều như là một bản án chính thức mà không có một lời phản biện. Không tờ báo nào thông tin về việc có hay không có luật sư bào chữa cho các bị can.

Bản tin ngày 19-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Báo Thanh Niên đưa tin: Mỹ điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan, khẳng định cam kết với khu vực. Reuters dẫn nguồn từ Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, cho biết, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur, thực hiện chuyến hải trình qua eo biển Đài Loan ngày 18/5. Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho biết, tàu chiến của Mỹ đã đi xuôi về phía nam xuyên qua eo biển và “tình hình vẫn như bình thường”.

Chuyện về nông dân Cấn Thị Thêu

Mạc Văn Trang

19-5-2021

Hôm 11/5/2021, ngồi nói chuyện với ông Trịnh Bá Khiêm càng hiểu thêm về bà Cấn Thị Thêu, vợ ông, gia đình ông.

Bản tin ngày 18-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

BBC đặt câu hỏi về Biển Đông: Việt Nam không nên xây sân bay ở đảo Lý Sơn? Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định: “Tôi đã đến đảo Lý Sơn rồi, tôi đồng ý với các ý kiến là cần rất thận trọng với các đề nghị xây sân bay ở đây. Bởi vì đảo Lý Sơn rất nhỏ, nếu xây dựng sân bay sẽ tốn rất nhiều đất trên đảo. Vả lại số người qua lại trên đảo Lý Sơn chỉ là một số lượng nhất định. Hiện nay từ cảng Sa Kỳ sang Lý Sơn có đường biển, đi lại rất thuận tiện”.

Bản tin ngày 17-5-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

RFA đưa tin: Hai ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển khi tàu cá bị một tàu lạ đâm chìm. Chiều qua, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, xác nhận, một tàu cá ở Quảng Bình có 5 thuyền viên trên tàu đã bị một tàu hàng không rõ số hiệu tông chìm, khiến 2 ngư dân mất tích. Bộ đội biên phòng Quảng Bình vẫn đang tìm kiếm 2 người mất tích sau vụ đâm chìm tàu.

Bee Nguyen đặt tầm nhìn cao hơn ở Georgia

NBC News

Tác giả: Claire Wang

Joaquin Nguyễn Hòa, chuyển ngữ

14-5-2021

Lời người dịch: Bee Nguyễn, một dân biểu gốc Việt ở tiểu bang Georgia, đã tham gia ứng cử vào chức vụ Bộ trưởng Hành chánh tiểu bang. Đây là một chức vụ quan trọng, giám sát và tổ chức bầu cử của tiểu bang. Cuộc bầu cử này sẽ diễn ra đầu tháng 11/2022, là cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ.

Bạn Có Nghe Người Nông Dân Khóc?

Nguyệt Quỳnh

16-5-2021

Ngày 5/5, TAND tỉnh Hoà Bình đã tuyên án 16 năm tù cho chị Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư. Trước đó, người con trai khác của chị, Trịnh Bá Phương bị công an chuyển từ trại giam vào viện tâm thần. Sự đàn áp khắc nghiệt của lãnh đạo ĐCS đối với gia đình chị, vô tình lại giúp tôi cảm nhận được cái “sức sống mãnh liệt” của những nông dân này. Và như LS Đặng Đình Mạnh, tôi cũng rơi nước mắt khi đọc những chia sẻ của anh:“Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất … của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi chảy nước mắt vì xấu hổ”.