Về buổi tối định mệnh của Dũng Aduku

Thạch Vũ

16-5-2024

Tôi quen Dũng Aduku và Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam năm 2011, thời của những cuộc biểu tình sục sôi chống Trung Cộng xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Sau này, vì bận bịu cuộc sống riêng, tôi không còn thời gian gặp gỡ ai trong số những anh em bạn hữu từng xuống đường biểu tình thời ấy.

Ảnh: Nguyễn Văn Dũng trong một lần biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội hồi năm 2011. Nguồn: Ảnh trên mạng

Tâm nguyện của Dũng Aduku nếu anh bị bắt

Dũng Aduku’s Friend

16-5-2024

LGT: Nguyễn Văn Dũng, tức Dũng Aduku, đã bị an ninh Phú Thọ bắt cóc từ đêm 22-4-2024 rồi câu lưu, thẩm vấn, đến tối 25-4 thì thả ra. Sáng 27-4, anh Dũng đã rời khỏi nhà, để lại mảnh giấy với dòng chữ: “Mẹ ơi, con xin lỗi. Con ơi, bố xin lỗi”, theo lời của những người thân trong gia đình anh.

Chỉ số thượng tôn pháp luật năm 2023 của Việt Nam

Đỗ Kim Thêm

12-5-2024

Ảnh chụp Chỉ số Thượng tôn Pháp luật năm 2023 của WJP.

Xuất bản hồi ký “Cung đàn số phận”

Tạ Duy Anh

10-5-2024

Ảnh: Tác giả Tạ Duy Anh (hàng đứng, thứ hai từ phải sang) và Lưu Trọng Văn (hàng đứng, trái). Nguồn: Tạ Duy Anh

Tôi đã muốn quên cuốn sách ấy đi, vì vài lý do riêng. Nhưng vừa đọc bản thảo tập kịch “phá kịch” của Văn Lưu Trọng (từ “Phá kịch” cũng là của ông), trong đó có vở “Ô cửa sổ mầu trắng” viết về hồn cốt, tính cách, văn hóa Hà Nội xưa, khiến tôi lại phải nhớ đến cuốn sách đó. Trong vở kịch vừa kể, tác giả có nhắc đến nhóm Toán Xồm, Lộc Vàng… những người bị đi tù hàng chục năm hoặc chết thảm trên vỉa hè chỉ vì hát thứ nhạc bị coi là đồi trụy lúc ấy.

Việt Nam: Phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

Human Rights Watch

8-5-2024


Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) tại phiên Rà soát Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ, ngày mồng 7 tháng Năm, năm 2024. © 2024 UN Web TV

Để được ưu đãi thương mại với Hoa Kỳ, Hà Nội khẳng định rằng người lao động có thể thành lập công đoàn

Project 88: Việt Nam bắt giam ông Nguyễn Văn Bình, vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ LĐ-TB-XH

VOA

8-5-2024

Project 88 đưa tin về việc ông Nguyễn Văn Bình, vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thương binh – Lao động – Xã hội, vừa bị bắt. Ảnh chụp màn hình

Về cái chết của anh Nguyễn Văn Dũng

Lý Quang Sơn

8-5-2024

Từ lúc nghe tin anh Dũng bị an ninh CSVN câu lưu, tới khi nghe hung tin về anh, tôi không hề đăng bất cứ một thông gì, tôi chỉ luôn hi vọng đó không phải là anh Dũng và mong rằng tất cả chỉ là sự tưởng tượng. Nhưng sau tất cả những thông tin tôi có được, những lời kể từ nhân chứng và hình ảnh tôi và một số anh em thu thập được, tôi xin thông tin tới mọi người sự việc của anh Dũng như sau.

Bức thư của bố gửi cho hai con

Đỗ Thị Thu

23-4-2024

Gửi các con yêu thương,

Ngày Trái Đất: 22 tháng 4

Tạ Dzu

23-4-2024

Cả đảng cộng sản mấy triệu đảng viên, từ trung ương đảng, bộ chính trị cho đến tứ trụ triều đình, dân có thấy ai là người thức thời không? Nhân dân nên mừng hay nên lo cho vận nước ngả nghiêng dưới sự lãnh đạo u mê của đảng?

Trại giam An Điềm ngược đãi tù nhân lương tâm

Đỗ Thị Thu

21-4-2024

Chuyến thăm gặp chồng tôi Trịnh Bá Phương ngày 21/4/2024: Hiện tại chồng tôi và một số các anh đang bị đối xử tồi tệ, hà khắc và anh Hoàng Bình bị biệt giam.

Bà Lan sẽ không bị tử hình

Dương Quốc Chính

14-4-2024

Nhiều kẻ muốn bà Trương Mỹ Lan chết sớm. Bởi vì trong mấy chục năm kinh doanh bất động sản, chắc bà ấy phải quan hệ với tầm ủy viên Bộ Chính trị, đưa triệu đô “cám ơn” như cân đường, hộp sữa. Thế nên, khi chị nhập kho thì khối đồng chí vãi đái, kể cả các đồng chí về “làm người tử tế” chục năm rồi.

Họp báo ở xứ “thiên đường”: Hỏi phải đúng tôn chỉ, đăng ký trước ba ngày!

Blog RFA

Gió Bấc

10-4-2024

Mới đây, ngày 6-4, hơn 800 tờ báo “lề phải” hoan hỉ đồng loạt đăng thông tin nóng hổi về “Quy chế tổ chức họp báo của UBND TP. Cần Thơ”.

Remigration – Tái di cư: Từ mang ẩn ý xấu của năm 2023

Lâm Đăng Châu

9-4-2024

LGT: Sống ở Đức, người Việt chúng ta dù có hay không có quốc tịch Đức cũng cần quan tâm đến những vấn đề phát sinh trong xã hội, như: Kỳ thị chủng tộc, bài ngoại, phân biệt đối xử, bất bình đẳng, các nhóm chính trị cực đoan âm mưu hủy diệt nền dân chủ, phủ nhận các giá trị phổ quát, muốn xóa bỏ Hiến pháp – Luật cơ bản (das Grundgesetz), dựng lên chế độ độc tài như Đức Quốc xã, từng gây tai họa cho nước Đức và cho thế giới. Chúng ta hãy tích cực ủng hộ các đảng dân chủ Đức, xã hội dân sự và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và quyền người tị nạn, di dân và các tổ chức bảo vệ khí hậu, môi sinh, môi trường…

***

Từ “Remigration” (1), tức là “tái di cư”, hiểu đơn giản là “trục xuất hàng loạt” và đây là từ mà những kẻ cực hữu muốn nói rằng “người nước ngoài cút đi!”. Sự tiêu cực của cụm từ “tái di cư” mô tả một cuộc đánh phá mới, nhắm vào quyền của những người di cư vào Đức hoặc tị nạn ở nước này, bất kể tình trạng cư trú của họ. Có thể thấy rõ ràng nhất rằng, kể từ cuộc họp bí mật ở Postdam (tháng 11 năm 2023), chúng ta đang phải đối mặt với một dạng phân biệt chủng tộc mới ở Đức.

Những tiết lộ của mạng nghiên cứu Correctiv được mô tả là “gây sốc”. Nghiên cứu này cho thấy, các đại diện cấp cao của một đảng trong Quốc hội liên bang, cùng với những người theo chủ nghĩa Tân Quốc Xã cực hữu, lên kế hoạch trục xuất hàng triệu người ra khỏi nước Đức. Các kế hoạch như vậy gợi lại ký ức về tội ác lớn nhất gần đây trong “Thế chiến thứ hai” của lịch sử nước Đức.

Bà Ferda Ataman, ủy viên chống phân biệt đối xử liên bang, cho biết: “Gần 24 triệu người ở Đức có nguồn gốc quốc tế. Và phần lớn người dân không chấp nhận một Đế chế thứ ba’(2) mới, mà muốn một xã hội dân chủ, ổn định, trong đó sự đa dạng và nhân quyền được bảo tồn và tồn tại”. Bà Ferda Ataman cũng xác nhận rằng, nhiều người có nguồn gốc di dân, ngày càng dễ bị phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc. Chủ nghĩa cực hữu không chỉ là quan điểm của một số cá nhân, mà từ lâu đã có các mạng lưới vi phạm hiến pháp, nối kết nhiều nơi trong nước Đức.

Kỳ thị chủng tộc và phân biệt đối xử là vấn đề cần quan tâm trong xã hội. Sau hơn 70 năm Hiến pháp Đức (Grundgesetz) được ban hành, nhiều người ở Đức vẫn sống trong nỗi sợ hãi và bất an. Sự thù địch hiện được cảm nhận ở khắp nơi, là mối đe dọa có thật đối với nhiều người.

Trong vài tuần qua, nhiều cuộc biểu tình với hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người chống lại đảng AfD và các nhóm cực hữu diễn ra trên khắp nước Đức. Những cuộc biểu tình này rất cần thiết và được hoan nghênh, nhưng chưa đủ. Bởi vì các cuộc biểu tình không thay thế công việc liên tục đấu tranh thay đổi xã hội để cùng tồn tại đa dạng và bình đẳng:

Người dân biểu tình phản đối đảng AfD và các nhóm cực hữu ở Frankfurt hồi đầu năm nay. Nguồn: Michael Probst / AP

– Theo đó, Cộng hòa Liên bang Đức từ trước đến nay vẫn là một quốc gia nhập cư, mang tính di dân và là xã hội dân chủ đa nguyên.

– Người dân lo ngại tỷ lệ tán thành cao đối với đảng AfD và những kẻ cực hữu, khiến một số người coi những thái độ khinh rẻ con người là hợp pháp và bình thường.

– Lịch sử, đặc biệt trong Thế chiến thứ hai, cho thấy, chủ nghĩa cực hữu chỉ mang lại bất hạnh cho nước Đức.

– Chúng ta cần một chính sách di dân và tị nạn theo định hướng nhân quyền. Ai đi theo những đòi hỏi và kích động của những kẻ cực hữu là góp phần đàn áp loại trừ và khinh rẻ dân thiểu số.

– Tăng cường giáo dục và công tác thanh niên, phê phán việc phân biệt chủng tộc, phát triển hơn nữa các biện pháp phòng ngừa và thúc đẩy văn hóa “nhớ lại” (về chủ nghĩa phát-xít, lịch sử di dân, lịch sử thuộc địa Đức).

– Chủ nghĩa cực hữu và kỳ thị chủng tộc gây chết chóc, tổn thương, phân biệt đối xử, loại trừ và do đó ngăn cản sự chung sống hòa bình với những cơ hội bình đẳng.

Dân chủ không phải là điều có sẵn. Do đó, bảo vệ nền dân chủ của chúng ta là một nhiệm vụ trọng tâm. Chống phân biệt chủng tộc và đấu tranh chống lại chủ nghĩa cực hữu được xác định trong luật pháp. Xã hội dân sự, các tổ chức và mỗi chúng ta đều có thể góp phần bảo vệ nền dân chủ.

Ghi chú:

(1) “Remigration”: Gọi nôm na là “tái di cư”, tức là hành động trở về quê hương ban đầu hoặc quê hương trước đây sau khi một người di cư. “Remigration” được bình chọn là từ “vô dụng, ẩn ý xấu” của năm 2023. Những người nhập cư vào Đức bây giờ quay trở lại nước ban đầu của họ, nghĩa là họ bị thanh lọc, bị đuổi về cố hương. Từ này chứa đựng ý nghĩa phân biệt chủng tộc, bài ngoại, thù ghét người nước ngoài.

(2) “Đế chế thứ 3” = “Drittes Reich”: Tức là Đức phát-xít, trong Thế chiến hai.

(3) Đảng AfD: Là đảng “Sự lựa chọn vì nước Đức” hay còn gọi là đảng “Một con đường khác cho nước Đức”. Đảng này hiện được cơ quan Bảo vệ Hiến pháp Đức quan tâm theo dõi vì có những thành phần cực hữu và bài ngoại. Trong thời gian 10 năm qua, đảng này có mặt trong Quốc hội Liên bang và Tiểu bang. Theo các khảo sát thăm dò, tính đến cuối năm 2023, đảng AfD đạt 20% tín nhiệm trong dân chúng. Sự tín nhiệm này có thể gia tăng trong cuộc bầu cử Quốc hội các tiểu bang năm 2024, đặc biệt ở các vùng thuộc Đông Đức cũ. Cần thảo luận và phân tích sâu hơn để hiểu vì sao có nhiều người bầu cho đảng AfD. Các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và duy trì nền dân chủ đa nguyên và tôn trọng nhân quyền, bảo vệ hiến pháp và nền tư pháp độc lập của nước Đức…

Qua vụ “Remigration”, trong những tuần qua, có hơn 2 triệu người biểu tình trên toàn nước Đức, tố cáo đảng AfD và chống lại các nhóm cực hữu, mang màu sắc phát-xít, đang trỗi dậy, gây hiểm họa cho dân chủ và nhân quyền.

Mục sư A Ga: “Công an Việt Nam sẽ còn quay trở lại Thái Lan để bắt người”

Blog RFA

Nam Việt

1-4-2024

Giữa tháng Ba 2024, công an Việt Nam cử một nhóm đặc biệt, với sự trợ giúp của cảnh sát Thái Lan, đến gặp những người tị nạn. Công an vừa đe dọa vừa thuyết phục người tỵ nạn quay về, đồng thời cũng thăm dò, để tìm bắt những người đã bị kết án vắng mặt như ông Y Quynh Bdap, Người đồng sáng lập tổ chức vận động nhân quyền cho người bản địa, có tên Người Thượng Vì Công Lý.

Thiếu tướng Rahlan Lâm: “Nếu về Việt Nam rồi… mà đủ điều kiện [đi tỵ nạn] thì Việt Nam vẫn cho đi”

Diễn Đàn Thế Kỷ

Hải Di Nguyễn

29-3-2024

Ngày 14/3/2024 vừa qua, một phái đoàn công an Việt Nam sang Thái Lan hỏi chuyện đồng bào người Thượng đang tỵ nạn. Trong phái đoàn có Thiếu tướng Rahlan Lâm (còn viết là Rah Lan Lâm), Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai và Trung tá Y Lương Niê, Phó Trưởng phòng Công an đối nội tỉnh Đắk Lắk.

Đơn kêu oan của một người tù gửi từ trại tù Thanh Lâm, Thanh Hoá

Nguyễn Xuân Diện

26-3-2024

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Từ “Từ” đến “Thiện”

Lương Thế Huy

25-3-2024

Làm từ thiện, đặc biệt là với các cộng đồng thiểu số, luôn là câu chuyện phân tích tới mức như chẻ ngọn tóc ra xong rồi mỗi lần trở lại vẫn cứ như mới.

GS Lê Xuân Khoa lên tiếng về vụ kiện TS Nguyễn Đình Thắng

Lê Xuân Khoa

21-3-2024

GS Lê Xuân Khoa. Nguồn: Tác giả gửi Tiếng Dân

Kính gửi quý độc giả quan tâm,

Cuba (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

20-3-2024

Những gì đang xảy ra ở Cuba “hòn đảo lửa đảo say” khiến chúng ta phải có đôi lời về nó. Nửa thế kỷ trước mà dân chúng kéo nhau đi biểu tình đòi cơm ăn áo mặc thì còn hiểu được, chứ thời buổi này vẫn phải bồng bế nhau đi đòi cơm, quả là đại bi kịch.

Đoạn tuyệt quá khứ nhục nhã

Tạ Duy Anh

19-3-2024

Giáo sư, nhà thơ Tưởng Vi Văn, người cực kỳ yêu quý Việt Nam, tổ chức cho chúng tôi tới thăm bảo tàng văn học Đài Nam. Một không gian thực sự ấn tượng về mặt kiến trúc. Nhưng ấn tượng nhất với tôi có lẽ là bức ảnh một nhà văn ngồi bên cửa sổ sáng tác. Bên ngoài là bầu trời cao rộng, mây trắng thanh thản bay, tượng trưng cho tự do. Nhưng ngồi phía bên trong cửa sổ, bóng ông nhà văn nhìn từ phía sau thì như muốn thu người lại, vì ý thức rất rõ xung quanh ông có vô số những cặp mắt đang bí mật theo dõi. Ông có thể bị tố cáo, bị tống vào tù bất cứ lúc nào, bởi những điều mình viết.

Ngân sách

Nguyễn Thông

15-3-2024

Tôi không quan tâm tới đảng, kể cả viết hoa nó hay không, tôi cũng mặc kệ, nhưng có những thứ liên quan tới nó thì cứ phải nhắc.

Những người chỉ trích VinFast ở Việt Nam đối mặt với công an (Phần 2)

InsideEVs

Tác giả: Kevin Williams

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

12-2-2024

Tiếp theo phần 1

Những điều mà Trần cáo buộc

Trong nhiều tháng, Trần đã đăng bài trên Facebook và các nền tảng khác, đặt ra câu hỏi về tài chính của VinFast, những tuyên bố với công chúng và phương pháp phát triển xe cộ. (Không phải tất cả các tuyên bố của Trần đều có thể được InsideEVs xác minh độc lập).

Đặc biệt, Trần đăng tải rằng, các tài liệu tài chính cho biết, công ty kỹ thuật Ấn Độ Tata Technologies (Công ty con của hãng sản xuất xe hơi Tata Motors, công ty sở hữu Jaguar Land Rover) đã tham gia nhiều hơn đáng kể vào việc phát triển xe, so với lối kể “đột nhiên” của VinFast chỉ ra. “Gần đây, hồ sơ IPO của Tata ở Ấn Độ tiết lộ rằng, họ là nhà phát triển chìa khóa trao tay các mẫu xe hơi VF6, 7, 8, 9 cho VinFast dựa trên nền tảng eVMP của Tata”, ông Trần viết.

Tuyên bố của ông Trần dựa trên các tài liệu tài chính phổ biến công khai. Trong giấy tờ IPO của VinFast, Tata Technologies được coi là đối tác chính. Thật vậy, tài liệu IPO hồi tháng 11 năm 2023 của Tata Technologies càng chứng minh thêm những tuyên bố này vì nó giải thích các dịch vụ mà nó cung cấp.

Tài liệu tài chính của Tata Technologies giải thích công việc họ thực hiện cho nhiều khách hàng khác nhau, bao gồm cả Vinfast.

Khi đề cập đến chủ đề phát triển kiến ​​trúc xe và thiết kế điện, điện tử, Tata trích dẫn hợp tác với VinFast và cho rằng hãng xe Việt Nam là một trong những khách hàng lớn nhất của họ. (Cần lưu ý rằng, Tata có vẻ lạc quan về triển vọng của VinFast; Giám đốc điều hành của Tata Technologies, Warren Kevin Harris, nói với Thời báo Kinh tế Ấn Độ hồi tháng 12 [năm 2023]: “Cũng như nhiều công ty sản xuất xe sử dụng năng lượng mới, khi phát triển xe cộ, họ chuyển trọng tâm sang chế tạo xe cộ, và đạt được sự công nhận và sự quan tâm đến thương hiệu của họ. Với VinFast, chúng tôi dự kiến ​​doanh thu sẽ giảm nhẹ trong 12-18 tháng tới. Nhưng công ty đó đã sẵn sàng để thành công và chúng tôi hoàn toàn kỳ vọng sẽ là một phần trong đó”).

Mặc dù nhận được sự giúp đỡ từ những người trong nghề có kinh nghiệm nhưng màn ra mắt quốc tế của VinFast không mấy suôn sẻ. Các phương tiện truyền thông ban đầu đưa tin về sự ra mắt của thương hiệu này thường đầy sự tò mò về đất nước này về cơ bản không có ngành công nghiệp xe hơi trong nước. Nó bắt đầu bằng việc sản xuất xe chạy xăng dầu dùng động cơ của BMW, sau đó nhanh chóng dừng những hoạt động đó để tập trung vào nỗ lực xe điện của riêng mình. Nhưng nhiều câu hỏi đã nảy sinh kể từ đó.

VF8 chậm tiến độ nhiều tháng và xuất hiện với loạt xe điện không gây ấn tượng cũng như chất lượng kém, dẫn đến việc bị đánh giá kém. Vào tháng 8 năm 2023, đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng đã định giá thương hiệu này trước các nhà sản xuất xe hơi truyền thống như General Motors và Ford, nhưng giá cổ phiếu lại giảm 75% vào tháng 10, một phần vì có quá ít cổ phiếu để giao dịch, phần lớn trong số đó bị ràng buộc trong các công ty liên kết với người sáng lập Tập đoàn Vingroup của ông Vượng, là người sáng lập.

Trong khi đó, Barrons và Carolina Journal, tờ báo chuyên đưa tin về lĩnh vực mà VinFast có kế hoạch mở một nhà máy ở Mỹ, cho biết, phần lớn doanh thu của VinFast đến từ thương hiệu bán xe cho các đơn vị do Vượng kiểm soát. Các cơ quan này cho biết, 7.100 trong số 13.000 doanh số bán hàng toàn cầu của VinFast, thuộc về một hãng taxi Việt Nam có tên Green and Smart Mobility, do Tập đoàn VinFast điều hành. Theo tin tức tường thuật, cho đến nay, nhà sản xuất xe hơi này cũng đã phải đối mặt với tình trạng luân chuyển nhân viên ở mức độ cao.

Mặc dù vậy, thương hiệu này vẫn tiếp tục với kế hoạch mở rộng thị trường Mỹ. Nó được đa dạng hóa từ việc chỉ sử dụng mô hình bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, tranh thủ dùng mạng lưới đại lý để bán xe của mình. Họ có kế hoạch mở rộng dòng sản phẩm của mình ra bên ngoài từ VF8 và VF9 đang thiếu hoạt động sang các phân khúc xe nhỏ gọn, xe cỡ nhỏ và xe siêu nhỏ với lần lượt là VF7, VF6 và VF3.

Tuy nhiên, VinFast vẫn cần những nguồn lực – chẳng hạn như các khoản vay và giảm thuế được chính phủ liên bang và tiểu bang hứa hẹn – để tiếp tục kế hoạch mở rộng của mình vào thời điểm mà nhiều nhà đầu tư và các nhà phân tích Wall Street lo ngại thị trường xe điện đang chậm lại, hoặc nghi ngờ về các công ty khởi nghiệp mới thành lập.

Tú Lê, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn xe hơi Sino Auto Insights, cho biết: “Vượng có thể là người giàu nhất Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các lãnh đạo Việt Nam trước đây, nhưng giá trị tài sản ròng của ông chỉ khoảng 4,5 tỷ USD và phần lớn trong số đó gắn liền với bất động sản”. Công ty của Lê nghiên cứu về ngành xe hơi ở châu Á và bản thân anh là người gốc Việt. “Ngay cả khi [Vượng] có khả năng thanh khoản, toàn bộ tài khoản ngân hàng của ông ấy sẽ không thể tài trợ cho các chi phí của Vinfast và mở rộng mạnh mẽ trên toàn cầu”.

Lê cho biết, chiến lược của VinFast trong những ngày đầu là nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài để thử và không chỉ đánh bại các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc, mà còn tận dụng làn sóng đầu tư điên cuồng vào xe điện – điều đã dẫn đến mức định giá khổng lồ cho các công ty như Rivian và NIO.

Lê nói: “Bây giờ, VinFast đang rơi vào tình trạng không chắc chắn. Trừ khi họ có thể huy động được thêm rất nhiều vốn, họ sẽ không có cơ hội khắc phục những vấn đề về chất lượng hoặc tung ra những chiếc xe khác mà họ đã nêu bật tại các cuộc triển lãm xe hơi, chứ chưa nói đến việc [chiếc xe mà họ sản xuất ở Mỹ đầu tiên] ra mắt từ một dây chuyền sản xuất ở North Carolina”.

Ở hầu hết mọi nơi, việc chỉ trích một công ty — ngay cả một công ty được coi là quan trọng đối với lợi ích quốc gia và có vị thế trên thế giới — trên mạng xã hội sẽ khiến bạn bị phớt lờ và bị chặn, hoặc cùng lắm là bị kiện vì tội phỉ báng. Nhưng VinFast không giống như hầu hết các công ty khác. Theo luật pháp nghiêm ngặt của Việt Nam về ngôn luận, các bài đăng của Trần có thể khiến anh và những người khác có thể phải đối mặt với án tù nghiêm trọng ở quê nhà.

‘Miễn bình luận’

Trọng tâm của những hạn chế của Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận là một điều luật được định nghĩa lỏng lẻo, có tên là Điều 331.

Điều 331 là một điều luật của luật pháp Việt Nam, cho phép chính phủ hình sự hóa bất kỳ ai và cho rằng họ “lợi dụng quyền tự do ngôn luận, xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân”. Trước đây, nó đã được sử dụng để hình sự hóa bất kỳ ai chỉ trích lợi ích của Việt Nam.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng về Điều 331, khi kết hợp với luật kiểm duyệt hà khắc trên mạng, có thể gây nguy hiểm cho các nhà phê bình trên mạng. Nhóm này cho biết, họ thừa nhận rằng “một tỷ lệ lớn và ngày càng gia tăng các tù nhân lương tâm ở Việt Nam bị bỏ tù vì sự lên tiếng trên mạng của họ, với 41% trong số đó được Tổ chức Ân xá Quốc tế công nhận là họ bị bỏ tù vì phát biểu ôn hòa trên mạng”.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên các lời chỉ trích Tập đoàn VinGroup gây rắc rối cho những người trong nước. Tháng 4 năm 2021, YouTuber người Việt GogoTV phàn nàn về vấn đề chất lượng với chiếc VinFast Lux SA 2.0 chạy bằng động cơ xăng dầu của mình. Reuters sau đó viết rằng, thương hiệu này, [VinFast] đã báo cáo YouTuber này với cảnh sát “để bảo vệ danh tiếng của [mình] và khách hàng của [mình]”, lập luận rằng khiếu nại này “nặng nề hơn một khiếu nại thông thường” và những lời tuyên bố của GogoTV là sai sự thật.

Ngày 25/1/2022, luật sư của GogoTV cho biết, khiếu nại của VinFast và vụ kiện đã chính thức khép lại. Video gốc gây ra tranh cãi đã biến mất khỏi kênh của GogoTV, mặc dù được một tài khoản YouTube không liên quan tải lên lại.

Chính quyền Quận Chatham, ngôi nhà tiềm năng của nhà máy tương lai ở North Carolina, đã nói với InsideEVs trong một email rằng: “Các cáo buộc được đề cập nằm ngoài phạm vi quyền hạn của chúng tôi và do đó, chúng không thuộc thẩm quyền đưa ra bình luận của chúng tôi”.

Việc nhận được bình luận chính thức từ VinFast về trường hợp của Trần hoàn toàn trái ngược với cách thức hoạt động của quy trình liên lạc thường diễn ra ở hầu hết các nhà sản xuất xe hơi có giao tiếp với các cơ quan truyền thông Mỹ. (Khi được hỏi, liệu có quan chức Mỹ nào của công ty biết về cáo buộc giam giữ những người chỉ trích ở Việt Nam hay không, một phát ngôn viên dường như tỏ ra lưỡng lự; nói: “Cam kết với sự minh bạch, chúng tôi cung cấp thông tin có được từ  các phương tiện truyền thông đại chúng, cho phép nhân viên dễ dàng cập nhật thông tin”).

Tại CES (một sự kiện công nghệ toàn cầu), phóng viên InsideEVs trò chuyện với hai người tự nhận là thành viên nhóm truyền thông của VinFast. Khi được hỏi về vụ việc của Trần, một trong những người đại diện cho biết: “Thông thường, chúng tôi không có bất kỳ bình luận nào liên quan đến các bài đăng trên mạng xã hội [vì] chúng tôi không biết nguồn thông tin”.

Một người khác nói thêm: “Thật ra điều đó không liên quan gì đến chúng tôi. Bởi vì người đó có vẻ chống VinFast, nhưng anh ta cũng chống chính phủ Việt Nam. Và do luật an ninh mạng ở Việt Nam nên mọi chuyện xảy ra và không liên quan gì đến chúng tôi”.

Một cuộc trao đổi qua email với InsideEVs sau sự kiện CES, công ty [VinFast] sau đó giải thích thêm: “Theo luật pháp Việt Nam, các cá nhân, tổ chức có quyền kiện, chống lại các chủ thể lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm hoen ố danh dự, uy tín của người khác. Các cơ quan liên quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết những vấn đề như thế. Sau đó, chúng tôi quyết định không theo đuổi vấn đề này nữa“,  một quan chức của VinFast cho biết, đồng thời sau đó xác nhận rằng họ đang đề cập đến trường hợp của Trần.

Khi được hỏi, bằng cách nào để những khách hàng Mỹ đó có thể đọc được trải nghiệm của ông Sơn [Trần], một quan chức của công ty cho biết thêm: “Chúng tôi tiến hành mọi hoạt động của mình một cách công khai và minh bạch, tuân thủ luật pháp và các quyền theo luật định của chúng tôi. Chúng tôi khuyến khích giao tiếp cởi mở và niềm tin phản hồi mang tính xây dựng sẽ giúp chúng tôi phát triển và cải thiện. Chúng tôi hoan nghênh phản hồi từ khách hàng và công chúng”.

Các nguồn tin thân cận với Trần cho biết, anh chưa nhận được bất kỳ thông báo nào từ VinFast hay VinGroup, rằng họ không còn theo đuổi khiếu nại chống lại anh nữa. Máy tính và điện thoại bị tịch thu của anh vẫn chưa được trả lại.

Bài viết có sự đóng góp của Patrick George. Liên lạc với tác giả: kevin.williams@insideevs.com

InsideEVs là một trang web chuyên về xe điện (EV) và xe plug-in hybrid.

Những người chỉ trích VinFast ở Việt Nam đối mặt với công an (Phần 1)

InsideEVs

Tác giả: Kevin Williams

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

12-2-2024

Ít nhất hai nhà phê bình khác nhau đã bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn vì chỉ trích VinFast. Điều này có ý nghĩa gì đối với khát vọng ở Hoa Kỳ của thương hiệu này?

Những tin nhắn xuất hiện trên các nhóm Reddit và Facebook rất dữ dội và khẩn cấp.

Chúng bắt đầu xuất hiện ngay trước Giáng sinh, khoảng ngày 12/12. Ngày 18/1, trên nhiều bản tin trực tuyến dành riêng cho startup xe điện VinFast của Việt Nam. Những người đăng chúng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự mất tích của một người đàn ông ở Thành phố Hồ Chí Minh, tên là Sonnie Tran, một giáo viên trở thành nhà phê bình, người nổi tiếng qua việc tố cáo nhà sản xuất xe hơi và công ty mẹ của nó, Tập đoàn VinGroup.

Cho đến thời điểm đó, Tran (Sơn) vẫn hoạt động tích cực trên Facebook và Facebook Messenger, đăng tin về hoạt động sản xuất và tài chính của công ty này, đồng thời liên lạc với bạn bè thân thiết và những người ủng hộ gần như hàng ngày. Đột nhiên, Trần ngừng trả lời tin nhắn của bất kỳ ai, khiến bạn bè của anh [lo lắng] phát điên. Anh ấy đã biến mất và họ lo sợ điều tồi tệ nhất đã xảy ra.

“Cần tìm người mất tích!”, một người dùng kêu lên trên Reddit, yêu cầu trợ giúp tìm kiếm Trần. Bản dịch của bài đăng có nội dung: “Sáng nay, chúng tôi hẹn nhau đi uống cà phê nhưng sau khi liên lạc lại thì [anh ấy] đã biến mất từ ​​7 giờ sáng và không ai biết ở đâu… Sự an toàn tính mạng của [Sonnie] hiện là vấn đề mong manh nhất hiện nay”.

Một bài đăng trên Facebook yêu cầu tìm kiếm manh mối sau khi Sonnie Tran, người trong ảnh, mất tích.

Không lâu sau đó, họ đưa ra một tuyên bố đau lòng: Ba công an mặc thường phục được cho là đã bắt cóc Trần tại một quán cà phê giữa thanh thiên bạch nhật.

Theo các nguồn tin trực tiếp về tình hình — bao gồm cả các nguồn mà InsideEV giữ kín danh tính để bảo vệ họ khỏi bị trả thù — kết quả cuộc điều tra là, do Trần chỉ trích VinFast, vì anh ta có thể đã vi phạm luật pháp Việt Nam được định nghĩa rộng rãi. Các nhà phê bình cho rằng nó được thiết kế để bóp nghẹt phát biểu chống lại đất nước hoặc lợi ích của nó. Sau đó, điện thoại và máy tính của anh đã bị cảnh sát tịch thu trong quá trình bắt giữ. (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phiên bản tiếng Việt khởi xướng đưa tin về việc Trần bị bắt giữ).

Bạn có thông tin gì về VinFast không?

Hãy liên lạc.

Nếu bạn có thông tin về trường hợp này hoặc bất kỳ thông tin chi tiết nào về tình hình VinFast, hãy liên hệ với chúng tôi bất kỳ lúc nào [qua địa chỉ email]: team@insideevs.com.

Hơn nữa, một tài liệu của tòa án Việt Nam mà InsideEVs xem được, đã xác nhận rằng, Trần — và một người khác thân cận với anh ta, một chi tiết chưa được tường thuật trước đó — đã được triệu tập để nói chuyện với Bộ Công an “để trả lời một số nội dung liên quan đến khiếu nại của Tập đoàn VinGroup”.

Trần đã phần nào thu hút được lượng người theo dõi trên Facebook và trong lĩnh vực viết blog ở Việt Nam với những lời chỉ trích của anh ấy đối với VinFast và VinGroup. (Theo các tin tức tường thuật, ngày càng có nhiều người chỉ trích gay gắt ở Việt Nam, những người cảm thấy khó chịu vì vấn đề chất lượng của xe hơi). Các bài đăng của Trần đã đưa ra những tuyên bố nhức nhối trên các trang truyền thông xã hội như Reddit, nơi anh điều tra một số tuyên bố và chỉ trích nhất định. Những lời phê bình dựa trên các thông tin ít được biết đến, nhưng công khai về sự phát triển và chất lượng sản phẩm của VinFast, cũng như hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Vingroup.

Ví dụ, một trong những bài đăng phổ biến nhất của Trần khẳng định, rằng dòng mẫu xe phát triển nhanh chóng của VinFast có nhiều sự trợ giúp từ bên ngoài hơn những gì thương hiệu này thường miêu tả. Một bài đăng khác cáo buộc VinGroup có thể đang thổi phồng thu nhập của mình bằng cách chuyển nợ và các khoản vay xung quanh thông qua các công ty thuộc sở hữu của người sáng lập VinGroup và cũng là người giàu nhất đất nước, Phạm Nhật Vượng. (Trần không đơn độc trong một số tuyên bố này; một số bài đăng trực tuyến đã đặt ra những câu hỏi tương tự).

Không rõ liệu VinGroup có khởi kiện ông Trần hay chính phủ Việt Nam thay mặt tập đoàn làm như vậy. Khi được InsideEVs hỏi qua email, một quan chức của VinFast trả lời: “Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan chính quyền, Vingroup/ VinFast hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác không có quyền can thiệp”.

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu VinFast hay VinFast đã làm như vậy trước đây hay chưa, quan chức này khẳng định họ đã làm như vậy.

Quan chức này nói với InsideEVs qua email: “Trước đây, VinFast đã từng khiếu nại một cá nhân vì chia sẻ thông tin sai sự thật về mẫu xe chạy xăng VinFast, gây tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin của khách hàng và uy tín thương hiệu. Vì vậy, chúng tôi đã công khai khiếu nại theo đúng quy trình và thủ tục pháp lý. Chúng tôi cũng công bố minh bạch thông tin trên các kênh truyền thông chính thức của VinFast và các phương tiện thông tin đại chúng. Trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ vụ án và nộp đơn khiếu nại, chúng tôi đã tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn, quy định của pháp luật”.

Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, là người đã nghiên cứu chính trị Việt Nam và ảnh hưởng của nhà nước, nói với InsideEVs rằng, những kết quả này không phải là chưa từng có.

Ông Giang nói: “Đúng là [luật Việt Nam] đã được sử dụng trong nhiều trường hợp để truy tố các cá nhân vì ‘lợi dụng quyền tự do ngôn luận’ xâm phạm lợi ích của nhà nước. Hầu hết các vụ việc đều liên quan đến cá nhân chỉ trích nhà nước, nhưng một số vụ cũng liên quan đến doanh nghiệp. [Luật] này thực sự được định nghĩa một cách mơ hồ, dẫn đến khả năng lạm dụng đối với những người chỉ trích”.

Trong số tất cả các công ty khởi nghiệp xe điện vào năm 2024, VinFast là một trong những nhà máy có kế hoạch và tham vọng nhất ở Ấn Độ, North Carolina [Hoa Kỳ] và hơn thế nữa. Và nó cũng quan trọng không kém đối với niềm hy vọng của Việt Nam, như là một quốc gia, một nơi vẫn được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mô tả là một quốc gia độc đảng, độc tài nhưng đã đi theo chủ nghĩa tư bản trong những thập niên gần đây và hy vọng sẽ vươn lên trên thế giới với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. VinGroup được nhiều người mô tả là chìa khóa cho sự phát triển của Việt Nam trên thế giới với tư cách là nhà cung cấp dược phẩm, thiết bị công nghệ cá nhân, giáo dục và giờ đây là xe hơi điện.

Nhưng dù Việt Nam hiện đại như ngày nay, việc thể hiện quyền tự do ngôn luận vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt khi chúng có ý chỉ trích nhà nước—hoặc những điều quan trọng đối với nhà nước. Theo những nguồn tin am hiểu tình hình, đó có thể là điều mà Trần đã trực tiếp trải qua.

Là công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, sẽ không ngạc nhiên nếu VinGroup có sức ảnh hưởng trong việc giảm thiểu báo chí tiêu cực trong nước và có thể yêu cầu chính quyền can thiệp trong những trường hợp như trường hợp của Sonnie Trần”, ông Giang nói.

Tuy nhiên, các tài khoản ngoài Việt Nam đặt ra câu hỏi về một nhà sản xuất xe hơi có kế hoạch mở rộng quốc tế lớn, bao gồm cả tiền tư nhân và công cộng ở Hoa Kỳ. Chúng bao gồm khoản ưu đãi 1,2 tỷ USD từ North Carolina cho nhà máy xe điện ở Quận Chatham, gần thủ phủ Raleigh và khoản vay liên bang tiềm năng trị giá 1,4 tỷ USD từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Hơn nữa, nó đang thu hút sự chú ý từ khu vực tư nhân, vì gần đây họ đã đăng ký với nhóm đại lý ở Hoa Kỳ cho các cửa hàng ở Texas, New York, North Carolina và Kansas.

(Còn tiếp)

Chuyện phây

Nguyễn Thông

6-3-2024

Tôi không định nói gì, biên gì về vụ sập phây (búc) đêm qua. Kệ nó, nói theo kiểu những nhà cách mạng cực đoan, sập siếc không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới.

Chuyện về nhà báo Nguyễn Vũ Bình

Lê Anh Hùng

5-3-2024

Thường thì ở đời, những người tiên phong dấn thân là những người hay phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, mất mát, thiệt thòi. Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, người mới bị bắt hôm 29/2 vừa qua, là một trong số đó.

Nguyễn Vũ Bình

Blog RFA

Tưởng Năng Tiến

4-3-2024

Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”.

Anh Chí trong mắt tôi

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

1-3-2024

Những ai từng tham gia các cuộc biểu tình dậy lửa Hà Nội, khởi đầu vào năm 2011 nhân sự kiện Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh, cho đến 2018, lúc chính quyền dự định ban hành Luật Đặc khu, hẳn sẽ không quên được hình ảnh blogger Nguyễn Chí Tuyến, tên thường gọi là Anh Chí.

“Tôi sẵn lòng hy sinh đời mình cho tự do”

Nguyễn Anh Tuấn

29-2-2024

Ngay lúc này đây, rất nhiều công an thường phục và sắc phục đang khám nhà blogger Nguyễn Chí Tuyến, được biết đến với tên thân mật là Anh Chí.

Yêu cầu trả tự do cho bà Nguyễn Thuý Hạnh chữa bệnh ung thư

26-2-2024

Kính gửi: Ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bố cáo nhân 10 năm ra đời của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng

25-2-2024

Câu lạc bộ (CLB) Lê Hiếu Đằng được thành lập tính đến nay đã tròn 10 năm (10/2/2014 – 10/2/2024).