Nhà hoạt động Trương Minh Tam vừa từ phi trường quốc tế Nội Bài lên đường đi tị nạn chính trị ở Hoa Kỳ.
Chiều 31 Tháng Giêng, sau khi đã quá cảnh ở Đài Bắc, Đài Loan, ông Tam công bố tin ông đi tị nạn trên trang Facebook cá nhân với sự sắp đặt của nhân viên Tổ Chức Di Trú Quốc Tế (IOM).
Không biết người nhà của vị công an sẽ nói gì với anh ta khi xem hình ảnh anh cầm loa đọc oang oang tên tuổi và tường thuật lại hành vi mua bán dâm của hai đồng loại đang bị bêu ra giữa chợ. Sự man rợ không chỉ nằm ở hành vi chà đạp nhân quyền, có dấu hiệu vi phạm pháp luật… mà còn nằm ở việc anh ta thản nhiên làm cái việc huỷ diệt nhân phẩm của người khác một cách tận cùng như vậy. Dốt thì có thể dạy nhưng xem con người vi phạm là một “đối tượng” để tàn nhẫn huỷ diệt họ, thì vô phương cứu chữa. Anh là một thứ công cụ không có suy nghĩ hay lương tri.
Phiên toà ngày hôm qua, có nhiều vấn đề về luật pháp bộc lộ và cả những yếu kém của nền tư pháp cũng như tư duy pháp lý của những người tiến hành tố tụng vốn vẫn được vận hành theo một lề thói lạc hậu, bất khoa học và thường vi phạm ngay cả chính luật pháp mà họ đã đặt ra.
Cả ba người gồm Vũ Quang Thuận (chủ mưu), Nguyễn Văn Điển (trực tiếp giúp sức và ở cùng nhà với Thuận) và Trần Hoàng Phúc (giúp sức, về kỹ thuật quay videp, livestream, đi mua máy tính cho ông Thuận sử dụng vào mục đích cá nhân).
Thế là những ngày cả đất nước sôi sùng sục với thành công của đội tuyển U23 Việt Nam ở giải vô địch bóng đá U23 châu Á dần khép lại. Báo chí bớt nói về bóng đá hơn. Người dân cũng quay lại với việc mưu sinh hàng ngày của mình.
Trong giải đấu, việc đông đảo người dân bày tỏ lòng tự hào là người Việt Nam, bày tỏ tình đoàn kết quốc gia, không phân biệt chính kiến, cờ vàng hay cờ đỏ, cũng gợi lên cho chúng ta nhiều điều đáng suy ngẫm.
Tòa án ở Hà Nội ngày 31/1 xử tù ba người về tội tuyên truyền chống Nhà nước, áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần”.
Áp dụng Điều 88 Bộ luật Hình sự, tòa sơ thẩm tuyên ông Vũ Quang Thuận, sinh năm 1966, bị án tù 8 năm, Nguyễn Văn Điển, sinh năm 1983, bị 6 năm 6 tháng tù.
Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, bị tòa tuyên 6 năm tù.
Trên Facebook xuất hiện lời tố cáo của Đạo tràng Út Trung về âm mưu thâm độc của nhà cầm quyền hầu đàn áp tín đồ Phật giáo Hoà Hảo tận gốc rễ, triệt mọi quyền tự do của gia đình ông Bùi Văn Trung được thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập theo tôn giáo của họ.
Ông Bùi Văn Trung, sanh năm 1964, là giáo viên, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), cư ngụ tại ấp Phước Bình, xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang, Việt Nam, rất tích cực sống theo giáo lý để mong đóng góp, xây dựng đạo đức trong xã hội. Là con trai út nên trong nhà có nhiều đám giỗ. Nhân dịp những lễ cúng giỗ này, ông Trung thường có chương trình thuyết giảng giáo lý Phật giáo Hòa Hảo cho những người đến tham dự. Từ đó Đạo tràng Út Trung thành hình kể từ năm 2005.
Đối thoại với những người trẻ là một điều thú vị, vì đó là hành trình để nhận biết xem tương lai của một quốc gia rồi sẽ như thế nào.
Thật may mắn khi có được một cuộc đối thoại như vậy với Ngọc Kim, thư ký phân ban hải ngoại của Hội Sinh viên Nhân quyền (Hội SVNQ). Kim sinh năm 1992 và đang sống ở Anh Quốc, nơi có rất nhiều người trẻ tuổi ở miền Bắc Việt Nam đến du học.
Vào sáng ngày mai, 31/01/2017, sẽ diễn ra phiên xử sơ thẩm tại Trụ sở TAND thành phố Hà Nội đối với ba bị cáo là ông Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và bạn trẻ Trần Hoàng Phúc với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 BLHS 1999, sửa đổi 2009.
Riêng bạn trẻ Tần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, bị bắt khi đã học xong Khoa Luật quốc tế, Trường Đại học Luật TP HCM. Bạn sinh viên này có khoảng 500 chứng chỉ các loại về các khoá học, khoá đào tạo, từ trong nước đến quốc tế, trong đó có cả do Harvard cấp, với nhiều lĩnh vực hay chuyên ngành khác nhau. Bạn Phúc rất giỏi tiếng Anh, đã từng làm thư ngỏ trao đổi và kiến nghị gửi Tổng thống Obama đề nghị có quan điểm và cùng xử lý vấn đề thảm hoạ môi trường Biển do Formosa gây ra vào tháng 4/2016.
Ngày 30-01-2018, Website Cổng thông tin điện tử Bộ công an phát đi Thông báo xác định tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, đồng thời nêu rõ danh tính 7 người cầm đầu và 15 thành viên thuộc tổ chức này.
Thông báo nêu rõ “người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” tổ chức; hoạt động theo chỉ đạo của “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”… là phạm tội “Khủng bố”, “Tài trợ khủng bố” và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Vào đầu tháng 10 năm 2017, ông Nguyễn Trung Cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và Đức đã công bố một bản ”kiến nghị tâm huyết” kèm theo 4 Phụ lục kêu gọi Đảng CSVN tiến hành một cuộc cải cách chính trị toàn diện mà theo đó, Đảng CSVN sẽ đổi tên và lấy lại tên cũ là Đảng Lao Động Việt Nam, chuyển hóa thành một đảng của dân tộc, thực thi thể chế đa đảng, đa nguyên với tam quyền phân lập và góp phần xây dựng đất nước theo mô hình của các quốc gia dân chủ, tiến bộ trên thế giới dựa trên 3 trụ cột là kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.
Một năm trước, nếu bạn hỏi anh Thăng tự do là gì, chắc anh sẽ cười rung chuyển cả đô thành Sài Gòn. Anh sẽ khoát tay hào hứng trước sự ngây thơ trong trắng của bạn mà rằng, tự do tràn ngập như khí trời, mênh mang như gió ngoài đồng nội, rạng rỡ như vầng dương mỗi sáng, dào dạt như nước triều dâng. Bây giờ thì anh đang cháy bỏng ước mơ “được làm con ma tự do”, nước mắt chan hòa, anh khẩn thiết xin lỗi bác Cả và bộc bạch với quan tòa nỗi lòng “Xuân này con không về”. Trong những đêm không ngủ trên nền xà lim lạnh, anh Thăng chắc sẽ bắt đầu chứng ngộ ý nghĩa sâu xa của hai chữ tự do.
“Thông thường, những người diễn thuyết trong các lễ tốt nghiệp sẽ chúc con may mắn và mong mọi điều tốt đẹp trong tương lai sẽ đến với con. Ta sẽ không làm thế và ta sẽ nói với các con tại sao. Từ giờ đến nhiều năm về sau, ta hy vọng con sẽ bị đối xử bất công, bởi chỉ có như vậy con mới có thể cảm nhận được giá trị của sự công bằng…”
John Roberts là thẩm phán cao nhất tại nước Mỹ. Tốt nghiệp đại học Harvard, ông hiện là Chánh án thứ 17 và là Chánh án đương nhiệm của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của ông phải luôn là một con người khôn ngoan và rõ ràng phẩm chất đó không chỉ giới hạn trong tòa án.
Ai nghe đùa cợt tục tĩu về người thân của mình, đặc biệt là người quá cố, đều có quyền bất bình như vậy cả. Nhẹ thì có thể viết bài phản ứng, nặng hơn thì chửi lại, ức quá thì còn có thể kiện ra toà.
Đúng 2: Người ngoài gia đình bất bình.
Ai cũng có quyền chọn ai đó, còn sống hay đã khuất, người thân hoặc người lạ, trong nước hay ngoài nước, làm thần tượng của mình. Nghe lời không hay về thần tượng đó thì có quyền phẫn nộ. Nhẹ thì phản bác lại, nặng thì chửi luôn. Bức xúc hơn thì tự mình hoặc lập hội (Hội thần tượng tướng Giáp chẳng hạn) cùng kiện Dan ra toà, chứng minh mình chịu thiệt hại gì đó (trầm cảm chẳng hạn) sau khi nghe thấy lời lẽ của Dan.
Vậy là cuộc chiến BOT giữa giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và người dân tiếp tục lên một “tầm cao mới” khi Tổng cục Đường Bộ vừa ban hành một loạt biện pháp nhằm dập tắt phản kháng của người dân về sự vô lý, bất công của các trạm thu phí đường bộ BOT.
Theo đó, chủ đầu tư BOT phải lắp biển báo phân làn đường, biển báo cấm dừng xe quá 5 phút, cấm đỗ xe, lắp camera theo dõi. Những ai mà nhà cầm quyền cho rằng “kích động”, “gây rối” có thể bị truy tố tới 10 năm tù, theo điều 260 Bộ luật Hình sự.
“Chúng tôi sẽ sẽ nỗ lực để trong thời gian tới luật sư Đức có thể tiếp cận tốt với thân chủ [ở Việt Nam] và các phương tiện truyền thông quốc tế có thể vào tham dự quan sát phiên tòa. Chúng tôi đang đối thoại rất tường tận với phía Việt Nam. Đây là một quá trình đối thoại với phía Việt Nam và vẫn đang tiếp tục. Đại diện Đại sứ quán của Pháp, Hoa Kỳ và Phái đoàn EU tại Việt Nam đã đến theo dõi phiên tòa cùng với Đại diện Đại sứ quán Đức”.
Những người ủng hộ môi trường bị đặt vào vòng ngắm
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu, Việt Nam cần hủy bỏ các cáo buộc đối với nhà bảo vệ nhân quyền Hoàng Đức Bình cùng một bị cáo khác, Nguyễn Nam Phong, và phóng thích họ ngay lập tức. Phiên tòa hình sự xử hai người được ấn định vào ngày 25 tháng Giêng năm 2018, tại Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Người dân xã Đồng Tâm lại một lần nữa gửi thư ngỏ cầu cứu đến Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội. Trong thư ngỏ mới nhất đề ngày 20/01/2018 vừa qua, họ khẩn cầu: “Mười nghìn người dân xã Đồng Tâm tha thiết thỉnh cầu đến các Ông bà Đảng và Nhà nước cử những người có tâm huyết, có chuẩn mực đạo đức, biết thương dân về xã chúng tôi để nghe tâm tư nguyện vọng, nghe tiếng kêu cứu, nức nở, ai oán, u sầu… của người dân! Đừng để người dân thấp cổ bé họng chúng tôi kêu không thấu tới trời thì oan ức quá!”.
Việt Nam, một trong những chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới, ngày càng bị đàn áp hơn. Điều này được cho thấy qua việc bắt cóc và kết án một thương gia từ Bá-linh.
Tại tòa, Trịnh Xuân Thanh cảm ơn đám cai ngục đã giúp ông ta lấy lại được cân nặng bình thường; ông này đã bị gầy đi nhiều, là kết quả của cú sốc về những việc đã xảy ra. Vào tháng Bảy, Trịnh đã bị bắt cóc từ nơi đang lưu vong là Bá-linh. Tại Việt Nam, người này phải hầu tòa vì lý do tham nhũng; và đã phán ông ta án chung thân cấm cố.
Nỗi lo âu của gia đình và luật sư bào chữa cũng chính đáng, bởi vì ông Thanh vẫn có thể bị kết án tử hình trong phiên tòa xét xử khác. Thứ Tư tuần này, phiên toà kế tiếp sẽ bắt đầu tại Toà án Nhân dân Hà Nội. Lần này ông Thanh phải chống lại những cáo buộc nặng nề hơn: Trong một dự án xây dựng ở Hà Nội, ông Thanh đã nhận tiền hối lộ nửa triệu euro.
Những ngày đầu năm, tỉnh dậy là nhớ đến quê hương, đất nước, dân tộc ta, nhân dân ta. Càng ở xa, lại càng nhớ, da diết, thiết tha.
Đất nước ta, quê hương ta tài nguyên, gia tài tổ tiên cha ông để lại gồm có những gì, nay ra sao, rất cần được cháu con ngày nay điểm lại, đánh giá tỷ mỷ kỹ càng.
Tổ chức và công dân Việt Nam: Nhận định và Tuyên bố về nhân quyền đầu năm 2018 (Dự thảo)
1- Nhận định
Việt Nam vừa bước vào năm 2018 nhưng không phải với nhiều dấu chỉ hy vọng và nhiều động lực phát triển, nhưng với một bức tranh u ám cho dân chủ và nhân quyền.
Ngày 18-1-2018, lúc 14g15 Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đến thăm Bs Nguyễn Đan Quế tại tư gia ở đường Nguyễn Trãi – Q5 – Saigon. Tháp tùng có Tổng Lãnh Sự và tham tán chính trị Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ ở Saigon.
Cùng tiếp khách với Bs Quế có Ths Phạm Bá Hải, Ls Lê Công Định và nhà báo Phạm Chí Dũng.
Người trong ảnh là Hoàng Đức Nguyên, sinh năm 1985, em trai kế của Hoàng Đức Bình – nhà hoạt động nhân quyền sắp bị Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) xét xử ngày 25/1 tới đây vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích nhà nước” và “chống người thi hành công vụ”.
Dưới đây là đôi lời chia sẻ của Hoàng Nguyên về cuộc sống của đại gia đình kể từ ngày Bình bị bắt (ngày 15/5/2017, Hoàng Bình bị CA Nghệ An bắt cóc đưa về đồn và sau đó hợp thức hóa quy trình bằng một… thông cáo báo chí nêu lý do bắt).
1. Sau khi Bình bị bắt thì ai thay mặt anh Bình chăm sóc hai cụ thân sinh ra Bình? Hai cụ có thu nhập gì không, có lương hưu không?
Có một thông tin tôi nhận được hôm nay: Đặng Văn Hiến- người nông dân mất đất đã nổ súng làm chết 3 người, bị thương 13 người tại Đak Nông- đã được gia đình nạn nhân đã chết thứ 2 đồng ý làm đơn xin giảm án tử.
Phải cố tỏ ra bình thản nhưng cảm giác cứ nghẹn ở lồng ngực vì xúc động. Tình người vẫn còn mà!
Sinh mạng của ba nạn nhân kia hay sinh mạng Đặng Văn Hiến đều đáng quý.
Mạng người nào cũng quý cả!
Tất cả họ đều là đồng bào và đều nghèo xác xơ. Cái nghèo khiến họ chọn những cách khác nhau nhưng tựu trung có ai mong mình mất đi người thân đâu? Gia đình của các nạn nhân Điểu Vinh, Điểu Tào, Dương Văn Tiến hay gia đình hung thủ Đặng Văn Hiến nào ai muốn cảnh phân ly bằng sinh tử?
Tất cả họ, xét cho cùng chỉ là nạn nhân của đói nghèo, của những thân phận mất đi tư liệu sản xuất (đất đai) và đi theo những ngả rẽ khác nhau. Trước họ, tôi biết rất nhiều người mất đất! Sau họ, ai dám khẳng định sẽ không còn những phận người đau thương?
“Nhà Điểu Tào thì gia đình khó khăn, còn lại 4 đứa con và người vợ. 1 đứa thì ông nội nuôi. 3 đứa thì về bên ngoại. Con cũng rất thương họ. Họ mất người thân 4 đứa con thơ ko được cuộc sống đầy đủ .cũng ko được ăn học. Vợ thì gầy nhom. Ốm yếu sống trong ngồi nhà tình thương do nhà tài trợ làm.”- người dân đã miêu tả cho tôi về gia đình 1 trong ba nạn nhân như vậy. Và cả 3 gia đình nạn nhân hay gia đình hưng thủ đều chung một hoàn cảnh: rất rất nghèo!
Tình người là thứ hiếm hoi còn sót lại và có lẽ để cứu vớt nhau trong cùng cực tuyệt vọng. Sự thứ tha của những con người tận cùng đau khổ vì mất đi người thân với những con người cũng đau lòng vì sắp mất đi người thân nếu tòa tuyên án tử.
“Con cũng thương họ lắm chú ạ! Họ cũng là nạn nhân mà. Họ người thì mất con, người thì mất bố, người thì mất chồng…”- con gái đầu của Đặng Văn Hiến đã nói với tôi như vậy. Và ước mong lớn nhất của cháu là còn có cơ hội được gặp lại bố, dù là sau chân song nhà lao. Chứ không phải một kết cục xấu hơn…
Tôi sẽ không nhận định thêm bất cứ điều gì về việc gia đình nạn nhân thứ hai xin miễn án tử cho Đặng Văn Hiến ngoài góc độ tình người. Đó là sự tha thứ cho nhau sau nỗi đau mà ở đó không thứ pháp lý nào thay thế được hay bắt ép được!
Pháp luật nghiêm minh là pháp luật để con người thay đổi văn minh, nhân ái hơn. Không bao giờ “án bỏ túi hay “án chỉ đạo” nào có thể làm con người thôi hận thù.
Ngày 25/1 tới đây, Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) sẽ xét xử hai anh Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong với tội danh “chống người thi hành công vụ” trong một cuộc tuần hành của người dân Quỳnh Lưu hồi tháng 2 năm ngoái. Điều đáng nói là hàng trăm nhân chứng có mặt trong cuộc tuần hành đều chưa từng “được” công an hỏi đến trong quá trình điều tra. Một trong các nhân vật chính của sự kiện – linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục – đã cố gắng lên tiếng rất nhiều về vụ việc này để làm rõ mọi khuất tất.
“Nông dân, công nhân hôm nay bị bóc lột còn tàn tệ hơn trước kia vì sự cấu kết công khai giữa chế độ với tư bản hoang dã. Bản án tử hình nông dân Đặng Văn Hiến ở Đắk Nông mới đây nói lên tất cả! Chống tư bản để phe nhóm kết thành hệ thống tư bản đỏ, càng tàn độc hơn. ‘Cách mạng’ vỡ nhanh như bong bóng xà phòng. Biến một xã hội có nền tảng văn hóa lâu đời thành một xã hội mông muội. Một cái vòng lẩn quẩn oan nghiệt!“
____
Hồ Phú Bông
20-1-2018
Cuối năm thường nghĩ về, còn đầu năm không mấy ai muốn nói chuyện ra đi, dù chỉ mới nghĩ đến thì tâm trạng đã rối bời. Đã bâng khuâng, xao xuyến. Ra đi như vậy là sẽ quay về. Quay về vì tình quê hương là sợi dây vô hình ràng buộc đã thấm đẫm trong máu, trong tim. Về, để hồi sinh vùng ký ức nhạt nhòa. Về, để thăm chốn cũ. Cuốn rún vẫn chưa lìa.
Các vụ xử đại án đang làm lu mờ một tin rất hệ trọng và nghiêm trọng. Đó là mở đầu năm mới 2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Quân ủy TƯ quyết định cử đại tá Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel, làm phó tư lệnh Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng, kèm theo thông tin lực lượng này có 10.000 tinh binh, mang tên « Lực lượng 47, » theo hình ảnh của khẩu súng AK47, khẩu súng lợi hại nhất của bộ binh trong chiến tranh.
Quyết định trên mang ý nghĩa gì?
Trước hết, cuộc đấu tranh trên không gian mạng ngày càng mở rộng, mang dấu ấn tất yếu của thời đại kỹ thuật truyền tin hiện đại, bén nhạy.
Hoa Kỳ rút khỏi TPP khiến số người bị bắt giữ tăng đột ngột
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đề cập trong bản Phúc trình Toàn Cầu 2018 của mình, Việt Nam đã gia tăng đáng kể việc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền trong năm 2017. Bất chấp thực tế đó, hầu hết các nhà tài trợ cho Việt Nam vẫn tiếp tục coi trọng thương mại hơn nhân quyền.
Vào ngày 25/1/2018 sắp tới, Hoàng Đức Bình (Hoàng Bình) sẽ bị mang ra tòa án huyện Diễn Châu xét xử cho 2 tội danh “chống người thi hành công vụ” (theo điều 257) và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” (theo điều 258) BLHS, vì các sự việc xảy ra trong hành trình cùng với hàng trăm người dân ở Nghệ An đi vào Hà Tĩnh nộp đơn khởi kiện Formosa diễn ra vào hôm 14/2/1017.