Dân biểu Julian Pahlke yểm trợ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình

Bản dịch của VETO!

11-8-2022

Phóng viên trang mạng của Quốc hội liên bang Đức đã phỏng vấn Dân biểu Julian Pahlke về việc bảo trợ cho tù nhân chính trị Hoàng Đức Bình. Trong tuần đầu tiên sau ngày 27/08/2022 một bài phỏng vấn viết dưới dạng tường thuật đã xuất hiện trên trang chính của Quốc hội Liên bang Đức và sau đó có thể tìm thấy nơi trang của Uỷ Ban Nhân quyềntrang lưu trữ của Quốc hội.

Dân biểu Julian Pahlke. Nguồn: bundestag.de

Dân biểu Julian Pahlke yểm trợ một nhà hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Dân biểu Julian Pahlke, 30 tuổi, thuộc khối Liên Minh 90 / Đảng Xanh là một trong những gương mặt mới trong Quốc Hội Liên Bang Đức. Điều được ông xem là đương nhiên đối với một dân biểu là việc dấn thân cho bảo vệ khí hậu và bảo vệ nhân quyền ở khắp nơi trên thế giới, cũng như cho những ai đang tranh đấu trong những lãnh vực này và vì thế đang phải gánh chịu nhiều khó khăn cho chính bản thân. Khi nhận nhiệm vụ đại diện cử tri, ông ý thức rất rõ rằng mình cần phải tham gia chương trình “Dân Biểu Bảo Vệ Dân Biểu”. Ông đã nhận bảo trợ cho nhà hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân quyền Hoàng Đức Bình tại Việt Nam.

Ông Hoàng Đức Bình bị bắt vào tháng 5/2017 vì đã tường trình về thảm họa môi trường do một nhà máy luyện gang thép gây ra dọc bờ biển Việt Nam và chính thức bị cáo buộc các tội danh “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước”. Đến tháng 8 cùng năm, bản cáo trạng được bổ túc thêm tội danh “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” và ông Bình bị kết án 14 năm tù giam, chủ yếu vì ông đã phát trực tuyến trên mạng cuộc tuần hành phản đối nhà máy luyện gang thép Formosa của Đài Loan. Các tổ chức nhân quyền đã tường thuật về sự kiện này. Trong nhiệm khóa quốc hội trước, ông Hoàng Đức Bình đã được bà dân biểu Margarete Bause thuộc khối Liên Minh 90 / Đảng Xanh đưa vào chương trình bảo trợ.

“Bảo vệ môi trường không phải là một tội phạm”

Đảm nhận sự bảo trợ, dân biểu Julian Pahlke cũng đã kế thừa những mục tiêu dấn thân của dân biểu Margarete Bause. Ông nói: “Là người bảo trợ, tôi sẽ yểm trợ ông Bình cho đến khi ông ấy được trao trả tự do và phục hồi danh dự”. Vị dân biểu yêu cầu chính phủ Việt Nam hãy “trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện” cho ông Hoàng Đức Bình. Dân biểu Pahlke cũng bày tỏ mối quan ngại rằng nhà hoạt động Bình đã bị giam giữ suốt 5 năm nay và đó là “một thời gian dài mà khó ai có thể dễ dàng vượt qua được”.

“Bảo vệ môi trường không phải là một tội phạm”, dân biểu Pahlke nhấn mạnh lại phương châm của vị tiền nhiệm. Ông có nhiều thiện cảm với sự dấn thân của ông Bình. Đối với ông, những nhà hoạt động vì môi trường có vai trò rất quan trọng. Cho dù chỉ là một thảm họa môi trường tại Việt Nam ở cách nước Đức thật xa, nhưng: “Rốt cuộc mọi thứ đều có liên quan và có trách nhiệm liên đới với nhau. Cuộc khủng hoảng về khí hậu và những vấn đề về môi trường đều không bị giới hạn trong biên giới của mỗi nước”.

Dân biểu Pahlke giải thích về sự giúp đỡ mà mình dành cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình trên một bình diện rộng hơn: “Nếu muốn thay đổi những vấn đề về khí hậu và môi trường, chúng ta phải yểm trợ sự dấn thân của những người hoạt động trên khắp thế giới và cần hỗ trợ cho sự lớn mạnh của một xã hội dân sự ở mọi quốc gia. Tôi thấy mình có bổn phận phải theo dõi sát và yểm trợ cho một trường hợp như vậy”.

Không quên những nhà hoạt động đang bị giam giữ

Theo ông, Hoàng Đức Bình là một trong số rất nhiều tù nhân chính trị ở Việt Nam bị truy tố với các lý do ngụy tạo và bị giam giữ trong những điều kiện vô nhân đạo. Pahlke nhắc nhở không nên bỏ quên những nhà hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ nhân quyền khác đang chịu sự truy bức gắt gao và không dung thứ, như trường hợp ông Bình.

Do đó Chương trình “Dân Biểu Bảo Vệ Dân Biểu” không chỉ muốn khuyến khích người được bảo trợ giữ vững niềm tin mà còn là một công cụ tạo sự quan tâm và là một phương tiện để áp lực lên những người có trách nhiệm tại chỗ. Chương trình này có mục đích bênh vực các nạn nhân trước những kẻ đàn áp. Dân biểu Pahlke kể: “Tôi đang cố gắng kể về số phận của ông Bình với công luận Việt Nam và vận động giới truyền thông tường thuật để phơi bày trường hợp này”. Qua cuộc vận động, ông nhận thấy có một sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía báo chí. “Hiện có một luồng dư luận công khai về trường hợp này và những trường hợp tương tự như vậy tại Việt Nam”.

Liên Hiệp Quốc khiển trách án quyết độc đoán

Nhằm mục đích vận động chính phủ Hà Nội phải suy xét lại, cũng như để thông báo cho Việt Nam biết về quyết định bảo trợ của mình, dân biểu Pahlke viết thư cho Đại sứ quán Việt Nam. “Tôi đã yêu cầu Chính phủ Việt Nam hãy trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Bình, cũng như tôn trọng những quy ước tối thiểu của Liên Hiệp Quốc về việc đối xử với tù nhân hay còn gọi là Quy Ước Nelson Mandela”.

Không phải chỉ có dân biểu Pahlke nhận định rằng, án quyết đối với ông Bình hoàn toàn xuất phát từ động cơ chính trị mà những tổ chức nhân quyền cũng đã lên án toàn bộ quá trình tố tụng, từ cáo trạng cho đến tuyên án và điều kiện giam giữ đã vi phạm những công ước của Liên Hiệp Quốc. Và chính Liên Hiệp Quốc, được đại diện bởi Nhóm Công Tác Chống Giam Giữ Độc Đoán (Working Group on Arbitrary Detention), cũng đã khiển trách việc giam giữ nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là độc đoán.

Dân biểu Pahlke yêu cầu Việt Nam phải thực thi những cam kết của mình về nhân quyền, trong đó có sự tôn trọng các quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp như được qui định trong Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Trong vai trò là thành viên chính thức của các Ủy Ban Âu Châu, Uỷ Ban Nội Vụ và Quê Hương, và thành viên dự khuyết của Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc Hội Liên Bang Đức, dân biểu Pahlke nhấn mạnh rằng bản án dành cho ông Bình không đáp ứng được những yêu cầu vừa nêu.

Dân biểu Julian Pahlke yêu cầu cải thiện điều kiện giam giữ

Ngoài yêu cầu chủ yếu về việc trao trả tự do vô điều kiện, dân biểu Pahlke còn ưu tiên chú ý đến việc cải thiện điều kiện giam giữ. Theo ông, nhà hoạt động Hoàng Đức Bình cũng như nhiều tù nhân chính trị khác tại Việt Nam đang bị giam giữ tại những nơi cách gia đình thật xa; sự liên lạc giữa họ và người thân bị giới hạn gắt gao. Vì từ chối không mặc quần áo tù theo quy định (của trại giam) nên ông Bình còn chịu thêm nhiều sự đàn áp khác nữa. Mặc dù sức khỏe đã có vấn đề từ lâu, nhưng ông vẫn không được điều trị y tế đúng mức. Cách giam giữ ông phải được xem như là một sự cô lập hoàn toàn.

Gia đình ông Bình rất buồn bực về tình trạng này. Dân biểu Pahlke khẳng định: “Cách đối xử với ông Bình vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc căn bản của một nhà nước pháp quyền”. Bằng thái độ rõ ràng dứt khoát, ông phê phán hệ thống nhà nước Việt Nam luôn dùng mọi cách để đàn áp những người đối lập và hoạt động bảo vệ nhân quyền, cũng như lợi dụng những năm tháng tù để loại bỏ họ (ra khỏi xã hội).

Liên lạc khó khăn

Dân biểu Pahlke cho biết ông rất khó liên lạc với các nhà hoạt động tại Việt Nam. “Việc trao đổi với ông Bình cực kỳ khó khăn và chỉ có thể thực hiện bằng cách gián tiếp”. Ông giải thích thêm rằng các cuộc điện thoại hiếm khi xảy ra và thời gian nói chuyện cũng vô cùng bị giới hạn. Thư từ thường xuyên bị chặn lại. Qua tổ chức nhân quyền Veto!, dân biểu Pahlke có thể liên lạc với gia đình của nhà hoạt động Hoàng Đức Bình và đều đặn nhận được tin tức về tình trạng của ông ấy. Ông cũng nói rằng, hiện nay ông Bình đã biết đến sự bảo trợ của ông. Ngoài ra, ông cũng được bộ Ngoại Giao và Đại Sứ Quán Đức tại Việt Nam cập nhật thông tin.

Vị dân biểu xuất thân từ miền ven biển phía Bắc nước Đức, là người từng có mặt trong những hoạt động dân sự nhằm cứu người tị nạn trên biển Địa Trung Hải trong những năm vừa qua, quả quyết rằng, ông sẽ kiên trì theo sát vụ này. Đối với những trường hợp như vậy, theo ông, người ta cần phải bền chí như khi phải khoan thủng những tấm gỗ dày cứng.

Dân biểu Pahlke xem nhiệm vụ đương nhiên của một đại diện cử tri là tận dụng “vị trí ưu đãi được hưởng tự do và bảo vệ của một dân biểu Quốc Hội Liên Bang Đức” để lên tiếng về những đề tài và cho những trường hợp như vậy, cũng như để yểm trợ những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như ông Bình.

__________

Nguyên bản tiếng Đức: Julian Pahlke hilft vietnamesischem Umwelt­aktivisten – https://www.bundestag.de/dokumente/textarchiv/2022/kw30-psp-julian-pahlke-903132

“Công lý” vẫn là… thủ thuật trị an!

Blog VOA

Trân Văn

10-8-2022

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh trên mạng

Nếu đối chiếu với những gì đã biết trong vụ tai nạn vừa kể, có lẽ điều đầu tiên cần phải đặt ra là: Công lý có hiện diện tại Việt Nam? Chuyện ông Minh bị khởi tố có đồng nghĩa với “thực thi công lý” hay không?

Thông tin về nhiều vụ án hình sự theo điều 117 Bộ luật hình sự

Đặng Đình Mạnh

3-8-2022

Bộ luật Hình sự hiện hành quy định hai tội danh để chế tài những người có phát ngôn bị cho là vi phạm pháp luật, gồm:

Khổ vì hộ khẩu!

Nguyễn Thuỳ Dương

3-8-2022

Theo Quy định mới nhất về nhập Hộ Khẩu từ 1/7/2021, phải có sổ Hồng (Giấy Chứng Nhận Quyền Sở Hữu Nhà và Quyền Sử Dụng Đất) thì Chủ hộ mới được làm thủ tục xin nhập hộ khẩu cho người trong gia đình hoặc người có nhu cầu nhập khẩu vào kộ khẩu. Và cũng phải có sổ Hồng mới được đăng ký thường trú, làm sổ hộ khẩu điện tử theo quy định mới.

Nancy Pelosi: “Đến Đài Loan là trân trọng cam kết với dân chủ”

Lời người dịch: Tối thứ Ba ngày 2 tháng 8 theo giờ địa phương, phi cơ của Chủ Tịch Hạ Viện và một số dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đã đáp xuống phi trường Đài Bắc trong chuyến công du không báo trước của phái đoàn. Bản tuyên bố của Chủ tịch Nancy Pelosi về chuyến thăm Đài Loan đã được đăng tải trên tờ Washington Post theo sau đó vài giờ đồng hồ và trên trang mạng của văn phòng Chủ tịch Hạ Viện. Bên dưới là toàn văn bản tuyên bố, do người dịch đặt tựa.

Tội lỗi đã lộ rõ thì xin đừng làm tăng thêm tội ác

Đỗ Duy Ngọc

2-8-20202

Vụ cô nữ sinh bị xe của cán bộ quân đội đụng chết ở Ninh Thuận vẫn còn lùm xùm. Tất cả đều không được minh bạch và theo dư luận có hiện tượng bao che. Video đã cho thấy chiếc xe ô tô đụng tung cô gái đụng vào cột điện và tử vong. Sau khi gây án, tài xế xuống xe vẫn nói chuyện điện thoại. Báo chí sau đó liên tục đưa tin cô gái có độ cồn trong máu.

Có kiến thức, muốn cống hiến không hề dễ

Đặng Bích Phượng

31-7-2022

Tiến sĩ Nguyễn Sơn Lộ, ngồi hàng đầu, thứ hai từ phải qua. Ảnh: FB tác giả

Mấy ngày trước, một chị báo tin, báo môn bài đồng loạt đưa tin “Tiến sĩ Nguyễn Sơn Lộ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu công nghệ và phát triển Sena, bị điều tra về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cá nhân”.

Từ cuốn hộ chiếu thiếu mục nơi sinh, nghĩ tới tờ lý lịch và cái giấy căn cước (Phần 2)

Nguyễn Thông

30-7-2022

Tiếp theo Phần 1

Thôi, gác chuyện hộ chiếu lại, rồi đâu sẽ có đó. Chỉ biết hôm qua 29.7 các báo mậu dịch thông báo những ai xài hộ chiếu mới mà đến Đức sẽ được Đại sứ quán VN tại Đức cấp cho cái giấy xác nhận nơi sinh để kèm theo khi xin thị thực (visa), khi qua cửa khẩu. Hình như họ nghĩ mảnh giấy ấy của tòa đại sứ có giá trị với nhân viên công lực kiểm tra xuất nhập cảnh xứ người lắm. Chưa nói nó có tác dụng thông tuyến không, chỉ riêng việc phải đi xin giấy, kèm mảnh giấy lòng thòng vào cuốn hộ chiếu là đã chẳng giống ai rồi. Đang yên đang lành, cải tiến hóa thành cải lùi. Vậy mà, cũng báo quốc doanh hôm qua thông tin, Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an vẫn tuyên bố tiếp tục mần hộ chiếu mẫu mới (xin nói cho chính xác, họ bán hộ chiếu cho dân chứ làm gì có chuyện cấp mà báo chí cứ nói thành cấp hộ chiếu). Đâm lao theo lao kiểu này, chỉ khổ dân chứ các ông bà ấy có mất gì.

Từ cuốn hộ chiếu thiếu mục nơi sinh, nghĩ tới tờ lý lịch và cái giấy căn cước (Phần 1)

Nguyễn Thông

30-7-2022

Nhà cháu phải đặt cái tít dài thườn thượt vậy, chứ không chỉ một hai chữ như mọi lần, thì mới tải hết được mấy thứ muốn nói ngay từ đầu. Ấy là cái sự bực lắm, cáu sườn lắm, và cũng chán nản nữa.

Đại tá an ninh Nguyễn Đăng Quang: Tôi đã gửi niềm tin nhầm chỗ!

Phạm Đình Trọng

29-7-2022

Ảnh: FB tác giả

1. Mùa hè năm 1963, tốt nghiệp trung học phổ thông, chàng trai vừa bước vào tuổi hai mươi Nguyễn Đăng Quang cũng trúng tuyển nghĩa vụ quân sự và được tuyển vào công an. Anh lính công an trẻ măng, mặt mũi sáng láng có bằng tú tài liền được tổ chức công an cử đi học tiếng Anh ở trường đại học ngoại ngữ Thanh Xuân, Hà Nội. Tốt nghiệp khoa tiếng Anh trường ngoại ngữ, Nguyễn Đăng Quang lại vào trường An Ninh học nghiệp vụ của công việc thầm lặng, đơn độc, đòi hỏi trí tuệ minh mẫn, tỉnh táo và ý chí vững vàng.

Suy ngẫm – Cầm đèn chạy trước ô-tô (Phần 2)

Nguyễn Thọ

24-7-2022

Tiếp theo Phần 1

Thành ngữ “Cầm đèn chạy trước ô tô” mới xuất hiện trong Việt ngữ hiện đại. Nó tả hành động của những kẻ láu táu, háu đá, cầm một cái đèn tay, lạch bạch chạy trước một cái ô tô đèn pha sáng quắc, tốc độ hơn cả chục con ngựa, có tay lái servo, có chỉ đường GPS. Hơn thế nữa, thằng cầm đèn còn cản đường chiếc xe được điều khiển bằng bác tài thông minh sáng suốt.

Báo chí truyền thông làm nô lệ cho các cơ quan chức năng cho đến bao giờ?

Trương Quang Vĩnh

23-7-2022

Tối 21/07/22, TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An tuyên phạt ông Lê Tùng Vân 5 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân”. Các đồng phạm từ 3-4 năm tù.

Tự do tôn giáo tại Việt Nam

Lâm Bình Duy Nhiên

23-7-2022

Quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam vẫn chỉ là trò hề của nhà cầm quyền. Các tổ chức tôn giáo của Phật giáo và Kitô giáo, thật ra chỉ là cánh tay nối dài của bộ máy chính trị nhằm thao túng và định hướng mọi sinh hoạt của các Phật tử và Giáo dân.

Suy ngẫm – Sao lại phải giống nhau? (Phần 1)

Nguyễn Thọ

20-7-2022

Tôi có thói xấu là hay chửi chính phủ. Bà Merkel luôn bị tôi phê phán là “thân Tàu”, là “ngậm miệng ăn tiền”. Ông Schröder, thủ tướng của đảng SPD thuộc cánh tả, thì bị tôi phê là “đồng chí của bọn chủ”. Chính phủ mới toanh của ông Scholz thì tôi coi là bọn “vừa …éo vừa run”. Nói ủng hộ Ukraine nhưng lại sợ Nga nó coi mình là bên tham chiến. Thế là có mấy cái xe tăng mà cứ thậm thà thậm thụt.

Điểm trường và 100 cái máy giặt

Blog VOA

Trân Văn

14-7-2022

Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng. Nguồn: Tuổi Trẻ

Khi rong chơi ở Yên Bái, thấy dân chúng, đặc biệt là trẻ con địa phương phải lội qua suối để vào trường là hết sức nguy hiểm nhất là mùa mưa lũ…

Tâm tư Nguyễn Lân Thắng gửi cho con gái mình

Hoàng Công Cường

6-7-2022

Thư gửi bé Đậu

Con thương yêu của bố.

Anh Nguyễn Lân Thắng bị bắt

Dương Quốc Chính

5-7-2022

Anh Nguyễn Lân Thắng block Facebook này của mình mấy năm nay rồi, do anh ấy hiểu nhầm rồi block nhầm thôi, nên mấy năm nay mình không đọc status nào của anh ấy. Nghe mọi người nói là mấy năm nay anh ấy “ngoan” trên Facebook, không thấy viết lách gì nhạy cảm.

Độc tài mềm

Nguyễn Hưng Quốc

6-6-2022

Hiện nay, không ai có thể chối cãi chính quyền Việt Nam là một chế độ độc tài. Tuy nhiên, theo tôi, nền độc tài ấy khá “mềm”.

Ảo tưởng về quyền lực

Hải Vân

2-6-2022

Trong một quốc gia có tam quyền phân lập thực sự, cả ba quyền lực đó kiểm soát và cân bằng lẫn nhau để xã hội vận hành tốt nhứt, nhằm bảo đảm cho các quyền cơ bản của công dân được thực hiện và tôn trọng. Trong xã hội như vậy, có một loại quyền lực gọi là quyền lực thứ tư, quyền lực của các cơ quan truyền thông. Đó là một loại tiếng nói chính thức của người dân trước những vấn đề của xã hội. Đây là thứ mà ta quen nghe dưới tên gọi “Quyền tự do ngôn luận”.

Đảng quên mất “khúc ruột ngàn dặm” Lê Thị Trang Đài

Jackhammer Nguyễn

29-5-2022

Tân dân biểu Lê Thị Trang Đài. Nguồn: Website nhân vật

Tháng 5 này, tin vui đến với cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại và có thể ở trong nước nữa, là bà Lê Thị Trang Đài, một người Úc gốc Việt đắc cử, trở thành dân biểu liên bang Úc. Bà là người Việt đầu tiên ở Úc đắc cử vào vị trí này.

Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hợp Quốc ra quyết định về trường hợp Nguyễn Bảo Tiên – Người giao sách của NXB Tự Do

NXB Tự Do

28-5-2022

Công an công bố lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Bảo Tiên. Nguồn: Công an Phú Yên

Ngày 07/04/2022, Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện của Liên Hợp Quốc đã thông qua quyết định về vụ bắt giữ anh Nguyễn Bảo Tiên, người giao sách của Nhà xuất bản Tự Do, đã bị công an Việt Nam bắt giữ và bị Toà án Nhân dân tỉnh Phú Yên tuyên 6 năm 6 tháng tù giam.

Ông Trương Văn Dũng, “Nhà hoạt động đường phố quả cảm” vừa bị bắt

Phạm Thanh Nghiên

21-5-2022

Bà Nghiêm Thị Hợp, vợ ông Trương Văn Dũng vừa xác nhận với tôi (PTN) thông tin chồng bà bị công an Hà Nội bắt đi lúc 7 giờ sáng nay 21/5/2022. Công an đã trực sẵn và chờ ông Dũng mở cửa ra ngoài đi tập thể dục để bắt ông. Khi chồng bị bắt, bà Hợp đang đi chợ mua thức ăn và bà biết tin do một người quen gọi điện báo.

Phiên tòa phúc thẩm Trịnh Bá Phương: Lên lịch xét xử, vội vã hoãn

Nguyễn Văn Miếng

15-5-2022

Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã có Quyết định đưa vụ án Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm ra xét xử phúc thẩm, thời gian mở phiên toà vào lúc 8 giờ ngày 19/5/2022.

Gia đình tôi sẽ không chịu khuất phục!

Trịnh Thị Thảo

12-5-2022

Ông Trịnh Bá Khiêm (người ngồi giữa). Ảnh: FB tác giả

Hôm qua bố tôi có hẹn 8h sáng làm việc với an ninh. Nhưng sáng nay bố tôi nhớ là có hẹn đi thăm mẹ tôi Cấn Thị Thêu ở trại 5 Thanh Hoá, sáng bố tôi xếp đồ để đi sớm, 7h 15 phút đã có mặt ở cổng trại giam, sau đó gọi điện cho trưởng công an xã Ngọc Lương, Yên Thuỷ, Hoà Bình để hẹn buổi làm việc sang buổi chiều.

Vài lời trao đổi với tác giả Nguyễn Đức Đại Vương

Nguyễn Đình Cống

10-5-2022

Ngày 8-5-2022, tác giả Nguyễn Đức Đại Vương công bố bài “Việt Nam và những trí thức ‘vỗ bụng’ nghe tiếng nói của dạ dày”, trên BBC. Nội dung không có gì thật mới, nhưng cũng gây cho nhiều độc giả tâm trạng xót xa.

Tù không án

Đặng Bích Phượng

7-5-2022

Đừng tưởng chỉ có ngày xưa mới có tù không án, bây giờ vẫn có, chỉ là dưới dạng khác.

Còn khổ bao lâu nữa?

Văn Việt

Nguyễn Thị Tịnh Thy

5-5-2022

Nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy. Nguồn: FB nhân vật

Kính thưa quý vị!

Bài viết này, phát biểu này, tôi xin gửi đến Ban Vận động thành lập Văn đoàn độc lập (Văn Việt) cùng những ai quan tâm đến văn học và quyền tự do sáng tạo nghệ thuật của nước nhà.

Việt Nam sử dụng tội danh “trốn thuế” để tấn công người bất đồng chính kiến

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Trúc Lam, chuyển ngữ

4-5-2022

Các nhà chức trách Việt Nam gia tăng các vụ trốn thuế đối với các nhà hoạt động, nhằm làm nhẹ bớt tình hình đàn áp của họ.

Hàn gắn vết thương huynh đệ tương tàn vẫn còn rỉ máu!

Nguyễn Đình Bin

30-4-2022

LGT: Chúng tôi nhận được bài viết của ông Nguyễn Đình Bin từ một thân hữu gửi tới, bàn về “hòa giải hòa hợp” nhân dịp 30-4. Ông Nguyễn Đình Bin từng giữ chức thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Ngoài ra, ông từng là Đại sứ Việt Nam tại Nicaragua kiêm nhiệm Ecuador và Đại sứ Việt Nam tại Pháp kiêm nhiệm Bồ Đào Nha. Bài viết sau đây thể hiện quan điểm của ông Đình Bin, cựu Ủy viên BCH Trung ương Đảng Cộng sản.

Toà Án Nhân Dân và bóng con chim nhạn

Nguyệt Quỳnh

29-4-2022

Đầu năm nay, một vụ khởi tố bắt giam ba cư sĩ của một thiền am ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, làm tôi chú ý. Theo dõi báo chí, lắng nghe, rồi thưởng thức những bản bolero do chính các các cư sĩ này hát, tôi chưa bao giờ cảm thấy lòng mình xao xuyến và thú vị như vậy. Giữa lúc dư luận bên ngoài đang dậy sóng, trông họ thật an lành. Họ làm tôi chạnh nhớ đến vị tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử đời nhà Trần và bài thơ “Mưa Núi” của ngài: