Thư gửi nhân dân Trung Quốc lần thứ 2

FB Lương Ngọc Huỳnh

3-9-2017

Trung Quốc tập trận hồi tháng 8 tại Vịnh Bắc Bộ, sát bờ biển Móng Cái. Nguồn: Google Earth/ East Pendulum.

Kính gửi nhân dân yêu chuộng hoà bình Trung Quốc!

Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước, hai dân tộc, hai tiếng nói, hai nền văn hoá, hoàn toàn độc lập, tự chủ và tự do. Chúng ta cùng sống trên một dải đất chạy dài, cùng uống chung những giọt mưa đầu mùa, cùng tắm trên Biển Đông rộng lớn. Hai nước cũng có những điểm tương đồng về văn hoá và tôn giáo, tuy nhiên mỗi quốc gia đều có những bản sắc riêng biệt. Chưa có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới lại có những thăng trầm trong quan hệ như Việt Nam và Trung Quốc!

Chúng ta sẽ định sống thế nào nếu Tổ Quốc tan hoang?

FB Luân Lê

3-8-2017

Cờ Tổ Quốc trên Biển Đông. Ảnh: Mai Thanh Hải.

“Một con người hay chính phủ mà không bao giờ phải nhận chỉ trích hoặc bị phê phán thì chắc chắn rằng đó là một con người hay chính phủ tồi, bởi nó sẽ luôn đứng yên và giữ nguyên như thế, dù xã hội và thế giới này có biến đổi thế nào đi chăng nữa”.

Chúng ta có ý thức, tư duy và ngôn ngữ để giao tiếp và truyền đạt thông tin tới thế giới bên ngoài mà ta gọi là xã hội, nên chúng ta phải biết sử dụng một cách hữu ích chúng cho những việc có ý nghĩa, là để kiến tạo nên giá trị mới, để trao đổi và học hỏi, và quan trọng hơn là biết lên tiếng khi cần thiết để ngăn cản những điều xấu xảy ra hoặc là bảo vệ những chuẩn mực chung của xã hội, của lẽ phải và tình người. Nếu không thể làm được điều đó thì người câm cũng có giá trị hơn những kẻ có cái miệng linh hoạt mà chỉ để nói lời ba hoa hoặc a dua, xu nịnh dù biết đó là những thứ đáng bị lên án và thải bỏ.

Chính quyền Việt Nam đã làm gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo?

LS. TS Hoàng Ngọc Giao

2-9-2017

Lược đồ vị trí tập trận của Trung Quốc từ 29.8 – 4.9. Ảnh: Báo Thanh Niên

Quốc khánh 2/9/2017 – Trung Quốc đưa quân vào tập trận bắn đạn thật trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách Đà Nẵng 75 hải lý.

Năm 2014 – Dàn khoan 981

Ngày 1/5/2014 TQ đưa dàn khoan 981 vào vùng Đặc quyền kinh tế/ thềm lục địa của Việt Nam.

Nhân dân phẫn nộ. Nhiều người dân xuống đường phản đối. Nhiều cuộc xuống đường đã bị ngăn chặn, Một số người đã bị hành hung. Nhiều người đã bị bắt lên xe bus đưa về đồn công an.

Thảm trạng của “thế nước”

Mạnh Kim

2-9-2017

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, có chỗ lấn sâu tới khoảng 50 km (giữa 2 chữ X màu vàng trên bản đồ). Ảnh: Song Phan.

Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật trong vùng biển chủ quyền Việt Nam ngay thời điểm Hà Nội kỷ niệm lễ Quốc khánh lần thứ 72. Như thường lệ, Việt Nam vẫn phản đối chiếu lệ. Hà Nội không phải không xoay sở tìm kiếm ủng hộ bằng con đường ngoại giao trong vấn đề biển Đông nhưng Việt Nam ngày càng cô độc và bế tắc.

Mỹ thách thức Trung Quốc bằng nhiều cuộc tuần tra hơn trong các vùng biển tranh chấp

Wall Street Journal

Tác giả: Gordon LuboldJeremy Page

Dịch giả: Trung Nguyễn

1-9-2017

Lịch trình các chiến dịch hải quân đã được thiết lập lần đầu tiên trong nỗ lực nhằm gây áp lực với Bắc Kinh về những tuyên bố chủ quyền lãnh hải của họ.

Máy bay chiến đấu của Mỹ trên tàu sân bay USS Carl Vinson, trong một cuộc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 3/2017. Ảnh: Erik De Castro/ Reuters.

Trung Quốc đâu chỉ tập trận ở sát biển Việt Nam

East Pendulum

Tác giả: Henri K

Dịch giả: Tuấn Khanh

2-9-2017

Khu vực đánh dấu chữ X màu vàng và màu đỏ là nơi mà Trung Quốc tập trận, ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, có chỗ lấn sâu tới khoảng 50km (giữa 2 chữ X màu vàng trên bản đồ). Ảnh: Song Phan

Trang web www.eastpendulum.com, một trang chuyên về tình hình Châu Á và biển Đông, bản Pháp Ngữ, đã đăng tải một bài của nhà báo Henri Kenhmann có tụa đề “Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam” (tạm dịch: Gần một tháng tập trận đổ bộ gần cửa khẩu Việt Nam).

Chuyên gia: ‘TQ tập trận nhằm dọa dùng vũ lực với VN’

VOA

1-9-2017

Một tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trân bắn đạn thật ở Biển Đông năm 2016 (ảnh tư liệu). Nguồn: AP

Theo một bản tin của Reuters, Trung Quốc hôm 1/9 thúc giục Việt Nam nhìn nhận một cách “bình tĩnh và có lý trí” về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, vào lúc căng thẳng giữa hai nước láng giềng trở nên xấu đi liên quan đến vùng biển chiến lược nằm trong vòng tranh chấp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng các cuộc tập đó mang tính thường niên. Tin của Reuters cho hay bà Hoa nói thêm là nơi tiến hành tập trận ở khu vực tây bắc Biển Đông, thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông

LTS: Cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc diễn ra đúng một tuần, kể từ ngày 29/8 đến 4/9, trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỗ gần nhất cách bờ biển Đà Nẵng chỉ 75 hải lý!

Nhưng bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối hôm qua, chỉ phản đối các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ, nhưng cuộc tập đó đã kết thúc… 8 ngày trước (TQ tập trận ở Vịnh Bắc Bộ từ ngày 1/8 đến 23/8). Cuộc tập trận của TQ ở Vịnh Bắc Bộ, có chỗ cách bờ biển Móng Cái 50 km, tức 27 hải lý!

Có lẽ khi TQ tập trận ngay trước sân nhà Việt Nam suốt gần một tháng qua nhưng không nhận được bất kỳ phản đối nào, nên Trung Quốc tiếp tục tập trận ngay sát cửa nhà Việt Nam, cách bờ biển Đà Nẵng 75 hải lý, thử xem phản ứng của Việt Nam ra sao.

Cuộc tập trận đã diễn ra 4 ngày, từ ngày 29/8 đến nay, nhưng vẫn chưa nghe lãnh đạo đảng, nhà nước, hay Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối. Hiện chỉ thấy báo Thanh Niên đưa tin này.

_____

Thanh Niên

1-9-2017

Lược đồ vị trí tập trận của Trung Quốc từ 29.8 – 4.9 Đồ họa: S.D

Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự liên tục trong 6 ngày, từ 29.8 – 4.9 tại một khu vực rộng lớn trong vùng biển VN.

Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển?

RFI

Mai Vân

30-8-2017

Ảnh minh họa : Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Bột Hải. Ảnh ngày 07/08/2017. Ảnh: Reuters

Trong hơn một tháng gần đây, báo giới quốc tế đã bình luận rất nhiều về căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, với sự kiện Bắc Kinh dọa tấn công các cơ sở Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc cho khoan dò tìm trong khu vực lô 136-06 gần bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Khi Hoa Kỳ rút lui, người Việt lo ngại Trung Quốc kiểm soát

Washington Post

Tác giả: Vincent Bevins

Dịch giả: Trúc Lam

26-8-2017

Do hệ thống chính trị khép kín của Việt Nam giữ bí mật những âm mưu ngoại giao, nên hầu hết người dân bình thường không biết chuyện gì đang xảy ra. Ảnh: Hoàng Đình Nam / AFP / Getty Images.

HÀ NỘI — Các công dân Việt Nam phát triển một trò tiêu khiển không bình thường của đất nước: Trên cả nước và mạng xã hội, người ta đưa ra những nghi ngờ rằng chính phủ của họ đang bí mật đầu hàng một nước Trung Quốc hung hãn. Và gần đây, đã có rất nhiều chứng cứ cho những tin đồn của họ.

Học giả TQ đề xuất Việt – Trung ‘quản lý tốt dư luận’

Pháp luật TP

Viết Thịnh

25-8-2017

Các đại biểu phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Báo PLTP

Ông Lăng Đức Quyền, Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề thế giới, Tân Hoa Xã cho rằng báo chí hai nước có rất nhiều “tạp âm”. Hai bên phải quản lý tốt dư luận của mình. 

Sáng nay, 25-8, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán nước CHND Trung Hoa tổ chức cuộc Toạ đàm với chủ đề “Sáng kiến Vành đai và Con đường: Cơ hội mới cho hợp tác Việt – Trung”.

Xem xét đề xuất cho đối tác Trung Quốc xây sân bay Long Thành

Tuổi Trẻ

Tuấn Phùng

26-8-2017

Phương án có ý tưởng từ hình ảnh hoa sen cách điệu được Tổ tư vấn kiến nghị chọn làm phương án thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành – Ảnh: ACV

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết đã giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khi thông qua rồi mới có cơ sở tuyển chọn nhà đầu tư.

Geleximco cùng đối tác Trung Quốc vừa gửi văn bản đến Thủ tướng muốn xây dựng sân bay Long Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP) “hiện đại và văn minh” mà giá thấp.

Thách thức ngoại giao của Việt Nam trong thời hội nhập

LS Nguyễn Văn Thân

26-8-2017

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (trái) và Ngoại trưởng Rex Tillerson. Ảnh: Bộ Ngoại giao VN.

Trong cuộc họp cấp ngoại trưởng ASEAN tại Manila vào đầu tháng 8 vừa qua, Việt Nam hầu như bị cô lập khi ngỏ ý muốn ASEAN bày tỏ thái độ mạnh mẽ với Trung Quốc về những hành động tôn tạo đảo và quân sự hóa Biển Đông.

Trước đây thì còn có đồng minh là Phi Luật Tân. Nhưng từ khi Duterte lên nắm quyền thì Phi đã quyết định từ giã cuộc chơi vì món mòi kinh tế mà Tập hứa dành cho ”gã miệng thối”. Cam Bốt và Lào thì hầu như đã bị Bắc kinh mua đứt. Mã Lai thì ngày càng tiến gần tới Trung Quốc trước lập trường bất nhất và thiếu tin cậy của Trump. Thái Lan và Miến Điện không có lý do gì để gây sự với Trung Quốc. Chỉ có Singapore là còn có quan điểm và lập trường nhất quán về Biển Đông nên đã bị Trung Quốc trừng phạt và không nhận được thiệp mời tham dự diễn đàn Đới Lộ của Tập Cận Bình.

Việt Nam chỉ nghiêm trị ngư dân đánh cá trong hải phận ngoại quốc

Người Việt

24-8-2017

Thái độ khinh khỉnh của viên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Việt Nam (giữa) trong cuộc họp nhằm tìm giải pháp răn đe để ngư dân ngưng xâm nhập, đánh bắt trái phép trong hải phận của các quốc gia khác ở Quảng Ngãi. (Hình: Tuổi Trẻ)

VIỆT NAM (NV) – Nhà cầm quyền Việt Nam bắt đầu áp dụng hàng loạt biện pháp hành chính để giải quyết tình trạng càng ngày càng nhiều ngư dân Việt Nam xâm nhập, đánh bắt trái phép trong hải phận của các quốc gia khác.

Tàu Trung Quốc số hiệu 46106 tấn công, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam

LTS: Cuối cùng thì cũng có một bài báo “lề phải” đã gọi đúng tên con tàu ôn dịch 46106 là “tàu Trung Quốc”, không còn gọi là “tàu lạ” như các tờ báo khác nữa. Tàu 46106 chính là con tàu Trung Quốc đã liên tục tấn công nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam, mà trang Tiếng Dân đã nhiều lần nhắc tới trong các bản tin hàng ngày.

Thế nhưng, vẫn chưa nghe một “cơ quan chức năng” nào lên tiếng phản đối hành động cướp bóc của con tàu này. Những người đứng đầu các cơ quan của đảng và nhà nước: im lặng. Bộ Ngoại giao: im lặng. Các cơ quan ban ngành đoàn thể của đảng và nhà nước: im lặng

Không một ai đứng về phía ngư dân, lên tiếng phản đối hành động cướp bóc, khủng bố của tàu Trung Quốc, mà chỉ có Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam lên tiếng: “Đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có tiếng nói phản đối và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân khai thác thủy hải sản tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam“.

____

Người Lao Động

Văn Duẩn

23-8-2017

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối, lên án hành động của những người trên tàu Trung Quốc số hiệu 46106 đã liên tiếp tấn công, cướp phá và làm chìm 2 tàu cá với hàng chục ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa.

Một tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, phá tài sản – Ảnh: Tử Trực

Ngày 23-8, tin từ Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cho biết Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam Trần Văn Quý vừa ký văn bản kịch liệt phản đối và lên án các hành động của những người trên tàu Trung Quốc đã tấn công, cướp phá và làm chìm 2 tàu cá Việt Nam.

Chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam, không gọi ngụy quân, ngụy quyền!

Tuổi Trẻ

18-8-2017

TTO – Nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam… Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử VN.

Bộ Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới – Ảnh: V.V.TUÂN

Thêm nhiều tàu cá bị ‘tàu lạ’ cướp phá ngư lưới cụ trên biển

Đại Đoàn Kết

Chí Đại

16-8-2017

Sáng 16/8, thêm 5 tàu cá của ngư dân xã Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã vừa cập bến trình báo với Trạm kiểm soát Biên phòng Sa Kỳ về việc bị tàu lạ áp sát cướp phá ngư lưới cụ khi đang hành nghề trên biển.

àu cá QNg 91261 TS của ngư dân Nguyễn Hữu Lâm bị húc bể mũi. Ảnh: ĐĐK

Trước đó, chủ tàu QNg 90513TS (thuyền trưởng Phạm Minh) trình báo bị tàu lạ cướp phá tài sản.

Bài báo đã bị gỡ: Kiến nghị mở đường bay thẳng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền

LTS: Bài báo này được đăng ở trang Dân Trí, nhưng chưa đầy 6 tiếng sau thì bị gỡ bỏ. Hiện chỉ còn tìm thấy trong bộ nhớ cache của Google. Xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả.

____

Dân Trí

Châu Như Quỳnh

16-8-2017

Đảo Trường Sa lớn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Báo Dân Trí

Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) kiến nghị Chính phủ cho phép triển khai mở đường bay hàng không dân dụng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Kiến nghị này được đưa ra trong báo cáo thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, được Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam gửi tới Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sáng 16/8.

Những ‘căn cứ ‘ nào của VN ở Trường Sa có thể bị tấn công?

BBC

15-8-2017

Hình ảnh so sánh cho thấy quy mô cải tạo đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS/ AMTI

Việt Nam hiện có 48 cơ sở trên 27 đảo, bãi đá và bãi ngầm ở khu vực Quần đảo Trường Sa, theo Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), một tổ chức chuyên nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích và trao đổi chính sách về các vấn đề an ninh hàng hải thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS).

Con số này không bao gồm hai cơ sở xây cất trên Đá Núi Le (tên tiếng Anh là Cornwallis South Reef) vốn bị bão gây hư hại hồi cuối năm 2015 và hiện không rõ bị bỏ hoang hay là không, bài viết đăng đầu tháng Tám 2017 của AMTI nói.

Tài liệu tối mật về tranh chấp biên giới, biển đảo cũng bị lộ

Dân Trí

P.Thảo

11-8-2017

Trong số những vụ bị mất, lộ bí mật nhà nước có những tài liệu quan trọng liên quan việc giải quyết tranh chấp biên giới, biển đảo. Ảnh: internet

Đã có 840 vụ lộ, mất bí mật nhà nước được phát hiện từ năm 2001 đến nay. Báo cáo UB Thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết, có nhiều tài liệu trong số đó thuộc danh mục tuyệt mật, tối mật liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước; chủ trương giải quyết các tranh chấp về biên giới, biển đảo…

Việt Nam ‘buộc lòng phải dùng đòn bẩy’ trước TQ

BBC

11-8-2017

Bộ trường Ngô Xuân Lịch thăm Hoa Kỳ từ ngày 07-10/8/2017. Ảnh: Getty Images.

Việt Nam đã buộc phải dùng đến một số ‘đòn bẩy’ để đối phó với các thách thức về an ninh và chủ quyền quốc gia, nhất là dưới các áp lực ‘ngày càng gia tăng’ trên Biển Đông của Trung Quốc, theo ý kiến của một nhà nghiên cứu chính trị từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore).

Trong khi đó, có thể coi Hội nghị các Bộ trưởng Asean lần thứ 50 và Diễn đàn an ninh khu vực (ARF) là một ‘thắng lợi’ về ngoại giao của Việt Nam, trong bối cảnh nước chủ nhà Philippines đang cải thiện quan hệ với Trung Quốc và muốn ‘giảm nhẹ’ hồ sơ Biển Đông, vẫn ý kiến này nói với BBC hôm 10/8/2017.

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, ‘ba không’ và có gì hơn không?

Người Việt

10-8-2017

Hạ Sĩ Andrew Pilieri phụ trách giám lộ ở mũi của USS San Diego khi quân vận hạm này đang trên đường vào Cam Ranh hôm 6 Tháng Tám. Ðây là chiến hạm đầu tiên của Hoa Kỳ chở theo thủy quân lục chiến của Lữ Ðoàn 15 Viễn Chinh ghé vào Việt Nam. (Hình: DVIDS)

VIỆT NAM (NV) – Năm tới, một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Việt Nam. Trong bối cảnh như hiện nay, yếu tố này trở thành một sự kiện nhưng sự kiện đó sẽ vô nghĩa nếu còn “ba không.”

Hiểm họa tuy cũ nhưng hậu quả thì mới

Những thông tin liên quan đến cuộc hội đàm giữa ông James Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và ông Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam vào ngày 8 Tháng Tám, không có gì mới. Các thỏa thuận, cam kết mới nhất giữa hai bên đều là những điều đã được lập đi, lập lại suốt từ năm 2012 đến nay: Gia tăng hợp tác về quốc phòng-an ninh, gia tăng chia sẻ thông tin, hợp tác thực thi luật pháp quốc tế thông qua việc Hoa Kỳ gia tăng hỗ trợ Việt Nam nâng cao khả năng bảo vệ quyền tự do lưu thông ở Biển Ðông,…

Việt Nam “xoay trục” về phía Mỹ

Trương Nhân Tuấn

10-8-2017

Hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt – Mỹ tại Bộ Quốc phòng Mỹ. Ảnh: Alex Wong/ Getty Images.

Sự việc TQ hăm họa vũ lực ở lô dầu khí 136-03 hồi trung tuần tháng sáu 2017 đã khiến cho VN “xoay trục” về hướng Hoa Kỳ.

CSVN đã bỏ phí một khoảng thời gian 8 năm quí giá, hai nhiệm kỳ của TT Obama, để có thể “kết thân” với Hoa Kỳ với tư thế “khá hơn hiện nay” trong chính sách “chuyển trục” của đại cường. Thời gian 8 năm đã có thể gắn bó, VN đã có thể trở thành “cường quốc trung bình” trong khu vực, theo lời hứa của các lãnh đạo Hoa Kỳ.

Quân đội Việt Nam cần phải cải tổ

Shephard Media

Tác giả: Wendell Minnick

Dịch giả: Vũ Thạch

2-8-2017

Hải quân Việt Nam. Ảnh: Shephard Media

[Quân đội] Việt Nam phải bắt đầu nghiêm chỉnh tiến trình hiện đại hóa và cải tổ cơ cấu nếu muốn cầm cự được trước sự kiểm soát Biển Hoa Nam (Biển Đông) ngày càng tăng của Trung Quốc. Để tìm hiểu thêm về việc này, báo Shephard đã tham khảo một loạt chuyên gia quốc tế xem họ có những đề nghị gì.

Nói cho công bằng thì nhiều nguồn dữ kiện cho thấy quân đội Việt Nam có liên tục hiện đại hóa từ năm 1975, tuy có những giai đoạn xao lãng.

“Đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”

Tuấn Khanh

9-8-2017

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong chuyến thăm Mỹ. Ảnh: ANTĐ

Năm 1995, trong buổi học cuối cùng của môn chính trị, tôi được nghe ông thầy (cũng là bí thư đảng ủy) nói với giọng tức giận “đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”.

Ông nói vậy, bởi Việt Nam và Mỹ mở lại bang giao vào tháng 7-1995. Lúc đó, đại diện nước Mỹ là tổng thống Bill Clinton, còn Việt Nam là thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Hãy chọn đồng bào thay vì đồng chí!

Trung Nguyễn

9-8-2017

Người dân Sài Gòn xuống đường biểu tình chống Trung Quốc trước đây. Ảnh: internet

Giữa lúc đất nước đang bị Trung Quốc uy hiếp nặng nề trên biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đang có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ, dự kiến từ ngày 7 đến ngày 10/8/2017.

“Đồng chí” hay hổ với báo?

Cùng lúc đó, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hủy cuộc họp với ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh vào ngày thứ hai 7/8 tại kỳ họp Bộ trưởng ngoại giao Asean ở Manila, Philippines. Sự kiện này cùng với sự kiện tướng Phạm Trường Long, phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc cắt ngắn chuyến thăm giao lưu quốc phòng tại Việt Nam cho thấy rõ ràng quan hệ “đồng chí”, “anh em” giữa hai đảng Cộng sản đang cầm quyền ở hai nước đang có vấn đề.

Tàu cá bị “tàu lạ” tông chìm, một thuyền trưởng mất tích

LTS: Sáng nay, 6/8 một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị “tàu lạ” đâm chìm, cách Côn Đảo, Bà Rịa- Vũng Tàu, khoảng 48 hải lý về phía tây nam, cách mũi Vũng Tàu khoảng 150 hải lý về phía nam tây nam, theo báo Pháp Luật TP. Như vậy là bọn “tàu lạ” này đã đuổi ngư dân Việt Nam vào gần tới bờ rồi.

Mời nghe clip:

CSVN lấp liếm về hiện trạng Biển Đông

Trương Nhân Tuấn

6-8-2017

Ảnh minh họa. Giàn khoan Repsol. Nguồn: internet

Trở lại “cuộc chiến thông tin”, giữa nhà báo Bill Hayton của BBC với Reuters, (nếu có thể gọi đây là một “cuộc chiến”), về giàn khoan của Repsol đang khai thác ở lô 136-03, ta thấy hiển nhiên BBC&Hayton đã “chiến thắng” đối thủ một cách “vẻ vang”.

Những sự kiện Bill Hayton đã nói trong các bản tin (24 và 26 tháng bảy), hầu hết đều được kiểm chứng.

Các ngoại trưởng ASEAN không có thông cáo chung ‘do VN’

BBC

5-8-2017

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (áo xanh) đã nỗ lực vận động các nước ASEAN thay đổi lập trường về Biển Đông và Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng các nước ASEAN không đưa ra được thông cáo chung thường lệ cuối ngày làm việc thứ Bảy 5/8 vì không đạt được sự đồng thuận về ngôn từ liên quan các tranh chấp ở Biển Đông, hãng tin Anh Reuters cho hay.

Tâm Thư Gởi Người Yêu Nước

Kha Lương Ngãi

5-8-2017

Kính thưa Quý vi,

Tổ quốc ta đang thực sự lâm nguy! Trong những ngày cuối tháng 7/2017 vừa qua, kẻ thù bành trướng Bắc Kinh đang ngang nhiên đe dọa tấn công quân sự, ngăn cấm VN không được khai thác dầu khí tại mỏ Rồng Đỏ, bãi Tư Chính, cùng nhiều nơi khác trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN mà nhà cầm quyền VN lại đang cam chịu khuất phục.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Như vậy là “bạn 4 tốt, 16 chữ vàng” hiện đang thực hiện chiến lược “tằm ăn dâu”, tiến dần tới biến đất nước ta thành “khu tự trị” như Tân Cương, Tây Tạng. Trong tình thế nước sôi lửa bỏng này, lẽ ra Đảng CS, Nhà nước, Quốc hội Việt Nam, phải khẩn cấp ra lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, đứng lên cứu nước và bản thân Đảng, Nhà nước phải sớm từ bỏ “đường lối đối ngoại 3 không” tự trói tay chân mình, nhanh chóng tìm cách ký hiệp ước liên minh, đồng minh với Mỹ, là nước có chung lợi ích chiến lược với VN ở Biển Đông và đặc biệt là phải sớm thiết lập nền chính trị dân chủ đa nguyên, nhà nước pháp quyền với “tam quyền phân lập”, nền kính tế thị trường tự do đích thực và một xã hội dân sự phát triển. Chỉ có như thế thì VN mới có thể nhanh chóng giàu mạnh, tự bảo vệ được “độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ” với sự trợ giúp của Mỹ và các nước dân chủ, văn minh, tiến bộ trên thế giới.