Việt Nam đâu rồi?

FB Lưu Trọng Văn

23-3-2019

Ngài Hunsen phát biểu tại Lễ khởi công cao tốc 200 km nối Phnompenh với cảng chiến lược Sihanukvill do Trung cộng đầu tư 2 tỷ đô la, đây là sự giúp đỡ vô tư của Trung Quốc. Campuchia không bao giờ làm thuộc địa cho Trung Quốc.

Gã đã đến cảng này khi Ponpot dưới sự giúp đỡ cũng “vô tư ” của Trung Quốc bao vây cảng. Gã đã thấy những hố đầu lâu và đồi đầu lâu. Ngài Hunsen hơn ai hết cũng biết điều đó.

Sự phát triển trong mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Council on Foreign Relations

Tác giả: Eleanor Albert

Dịch giả: Trúc Lam

20-3-2019

TT Donald Trump chào đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Nhà Trắng. Ảnh: Kevin Lamarque/Reuters

Sau khi bị ngăn chặn trong chiến tranh, Việt Nam và Hoa Kỳ đã xây dựng các mối quan hệ trưởng thành bắt nguồn từ lợi ích kinh tế và an ninh chung.

Người Việt đi tìm chủ thể Việt (Phần 2)

GS Lê Hữu Khóa

23-3-2019

Tiếp theo phần 1

Chủ thể lương tri

Chủ thể luôn là nỗi lo của bạo quyền độc tài, nỗi sợ của tà quyền tham quan, nỗi “mất ăn, mất ngũ” của ma quyền buôn dân bán nước. Chính vì vậy chúng ta rất dễ nhận ra các chủ thể, từng cá nhân một với lý lịch, diện mạo, danh tánh, đó chính là: các tù nhân lương tâm, đang vướng vòng lao lý của một cơ chế âm binh. Khi chúng ta nhận ra các tù nhân lương tâm là hiện hữu của chủ thể thì chúng ta đã thấy được lương tâm chúng ta, đã có lương tri ngay trong chủ thể Việt.

Nỗi đau Masan

Nhà nước cộng sản Việt Nam không phải là nhà nước của đất nước Việt Nam đã được dân gian ghi nhận bằng câu thành ngữ mới: Quân đội bám bờ, dân chài bám biển! Dân nuôi quân đội để bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng nhưng quân đội nhà nước cộng sản Việt Nam kiên trì bám bờ, lì lợm bám đất vàng sân bay, mê mải giành giật những mảnh đất vàng của những công trình phát triển đất nước để tướng tá mang những mảnh đất vàng đó ra kinh doanh kiếm lời riêng, bỏ mặc biển Đông của lịch sử Việt Nam cho Tàu Cộng làm chủ.

Phạm Đình Trọng

22-3-2019

Theo dõi cuộc chiến trên truyền thông giữa nước mắm Việt và nước chấm hóa học Masan, tôi thấy các bài viết đã chỉ ra sự mờ ám, gian dối, bất lương của Dự thảo TCVN12607.2019 về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do cục Chế biến và phát triển thị trường nông nghiệp thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngạo ngược trình ra và nhăm nhe thực hiện.

Người Việt đi tìm chủ thể Việt (Phần 1)

GS Lê Hữu Khóa

22-3-2019

Cuộc sống đúng, đúng với trọn ý nghĩa làm người, tức là sống trúng theo định nghĩa của chủ thể, biết bổn phận nhưng có sáng kiến để làm cuộc đời hay hơn, biết trách nhiệm nhưng có sáng tạo để làm cuộc sống đẹp hơn.

Biển Đông, tới lượt lục quân Mỹ

Blog VOA

Trân Văn

22-3-2019

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan trong một cuộc diễn tập cùng Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản. Hình minh họa. Nguồn: Reuters

Sau Hải quân, Không quân, tới lượt Lục quân Mỹ gia tăng chuẩn bị cho việc đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở biển Đông.

Giàn khoan Hải Dương 982 xuất hiện ở Biển Đông

FB Đặng Duân

20-3-2019

Mọi người chắc còn nhớ giàn khoan Hải Dương 982 (Haiyang Shiyou-982) được Trung Quốc phát triển từ năm 2015, sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014.

Giàn khoan thế hệ thứ 6 Hải Dương 982 được cho là còn hiện đại hơn 981, có thể hoạt động ở vùng biển sâu 1.524 mét, khoan sâu tới 9.144 mét, chịu được bão cấp 16.

Không được thờ ơ với vận nước

FB Nguyễn Ngọc Chu

20-3-2019

Tổ Quốc không phải của riêng của một ông bộ trưởng. Tổ Quốc không phải của riêng của một Chính phủ.

1. Nhà cầm quyền Trung Quốc chiếm đất của ta, chiếm biển đảo của ta, đâm chìm thuyền ngư dân ta, tội không dung tha, đã không liệt vào kẻ thù mà lại bang giao láng giềng hữu nghị là chúng ta đã quá nhân văn, không việc gì phải ưu đãi cho Trung Quốc.

Làm đường cao tốc Bắc – Nam, chớ đưa chủ quyền quốc gia vào thòng lọng của Trung Quốc!

FB Hoàng Hải Vân

18-3-2019

Là người viết nhiều bài phản đối quyết liệt việc giao cho nhà thầu Trung Quốc làm sân vận động quốc gia Mỹ Đình đăng trên báo Thanh Niên từ gần 20 năm trước, nói thật là đến bây giờ tôi vẫn còn cay cú. Chính phủ (thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng Bí thư và ông Phan Văn Khải làm Thủ tướng) đã quyết định chọn nhà thầu Trung Quốc trong khi phương án thiết kế của nhà thầu này được đánh giá là kém nhất. Trong số các công ty tham gia dự thầu, qua các vòng thẩm định, các hội đồng chuyên môn đều chọn nhà thầu Philipp Holzmann của Đức, nhưng cuối cùng thì Thủ tướng lại quyết định chọn nhà thầu HISG của Trung Quốc với lý do nhà thầu này bỏ thầu rẻ hơn chút xíu so với nhà thầu Đức, bằng một thủ thuật sử dụng vật liệu giá rẻ ai cũng thấy, để khi thi công thì đội giá lên.

Mặc dù ông Phan Văn Khải là vị Thủ tướng có công lao đáng ngưỡng mộ trong thúc đẩy nhanh tiến trình đổi mới đất nước, nhưng quyết định này là một dấu trừ dành cho ông. Có lẽ ông đã bị sức ép khó cưỡng. Trong chuyện này ông chỉ có một cái được là đã không bịt miệng báo chí phản đối mình. Tôi còn nhớ, báo Thanh Niên đã phản ứng gay gắt đến mức giật 1 cái tít ở trang 1 “Chính phủ lập hội đồng thẩm định để làm bù nhìn!”, ông vẫn làm ngơ không phản ứng gì.

Tôi dẫn câu chuyện này để cảnh báo rằng, việc Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc đã làm việc với Bộ Giao thông đề nghị được làm đường cao tốc Bắc Nam, mặc dù Bộ này tuyên bố dự án này sẽ được đấu thầu quốc tế, nhưng với “tiền sự” nói trên thì khả năng giao cho Trung Quốc là rất có thể.

Nhưng Mỹ Đình là chuyện nhỏ. Một loạt các dự án sau đó,lớn hơn nhiều, ngứa mắt nhất là dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, chỉ 13 km, vốn ban đầu hơn 500 triệu đô la nay đội lên gần 1 tỷ đô la sau 9 năm vẫn chưa làm xong.

Vay ODA của Trung Quốc để làm những dự án như thế, bị áp đặt nhà thầu tư vấn Trung Quốc, nhà thầu thi công Trung Quốc, tàu phải mua của Trung Quốc, các thiết bị chủ yếu phải mua của Trung Quốc. Nói là vay ưu đãi nhưng chỉ tính riêng vốn đội lên từ việc chỉ định thầu và áp đặt mua thiết bị đã vượt xa nhiều lần so với vay thương mại. Chấp nhận sự áp đặt như vậy chẳng khác gì chấp nhận vay nặng lãi, đối với cá nhân thì đưa cái thòng lọng cho xã hội đen siết cổ, còn đối với quốc gia thì đưa một phần chủ quyền vào cái thòng lọng của nước cho vay. Mà đâu phải chỉ mỗi một dự án Cát Linh – Hà Đông. Đẩy gánh nặng vay nặng lãi lên đầu con cháu, đưa chủ quyền quốc gia vào thòng lọng của Trung Quốc, ai là tội đồ đây? Nói vay ưu đãi chỉ là lừa đảo, là bên cho vay và bên vay hùa nhau lừa đảo dân ta.

Không riêng gì ODA từ Trung Quốc, ODA từ Nhật Bản, Hàn Quốc hay bất kỳ nước nào mà áp đặt chỉ định thầu và áp đặt mua sắm thiết bị, đều là vay ưu đãi lừa đảo, mất chủ quyền, nhưng Trung Quốc là nặng nhất.

Đường cao tốc Bắc Nam sẽ là tuyến đường huyết mạch quan trọng nhất của đất nước, không chỉ về kinh tế mà còn về quốc phòng. Nếu đại công trình này giao cho Trung Quốc, đất nước sẽ rơi vào đại họa. Đây không chỉ là cái bẫy nợ nần hàng chục tỷ đô la đè nặng nhiều thế hệ, đây còn là cái thòng lọng thít chặt chủ quyền đất nước không thể thoát ra được trong khi chủ quyền biển đảo đang bị Trung Quốc đe dọa hàng ngày.

Ai là những người đi đêm với Trung Quốc xúi bẩy các nhà lãnh đạo biến nhân dân thành con tin của đám xã hội đen cho vay nặng lãi? Ai ở Bộ Giao thông, ai ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ai ở Bộ Tài chính làm nội gián? Ai ở bên cạnh các nhà lãnh đạo làm thầy dùi? Nhà lãnh đạo nào phải chịu trách nhiệm? Đó là chuyện đã qua, nhưng nhân dân vẫn đang là con tin cho các khoản nợ, cho những công trình thua lỗ, cho những thiết bị hư hỏng, cho những nhà máy đang nằm đắp chiếu.

Tôi dẫn câu chuyện sân vận động Mỹ Đình để thấy rằng ngay cả một công trình không phải là vốn vay của Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn dễ dàng gây sức ép để giành lấy, huống hồ là một dự án Trung Quốc sẵn sàng bỏ tiền ra cho nợ như cao tốc Bắc Nam.

Và còn điều này nữa. Chúng ta ký Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ từ đã hơn hai chục năm, gia nhập WTO hơn chục năm nay, nhưng nhất định không tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO, vì cớ gì? Không tham gia Hiệp định mua sắm chính phủ, có nghĩa là vẫn giữ sự tùy tiện chỉ định thầu vô tội vạ, vẫn không chịu khép lại cái kênh tham nhũng khổng lồ thông qua chị định thầu. Mãi đến khi tham gia Hiệp định CPTPP mới buộc phải chấp nhận quy định mua sắm chính phủ của Hiệp định này trong phạm vi hẹp. Ai đã chỉ đạo trì hoãn việc đó?

Lời kể của ngư dân: Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng, ép tàu Việt Nam va vào đá ngầm

Tuổi Trẻ

Nguyễn Chánh

17-3-2019

TTO – Đang neo đậu trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, tàu cá của ngư dân Việt Nam bất ngờ bị tàu Trung Quốc tấn công, phun vòi rồng.

5 ngư dân mệt mỏi sau chuyến đi biển kinh hoàng – Ảnh: NGUYỄN CHÁNH/ TT

Trung Cộng: Cắm và siết ốc

Nguyên Đại

16-3-2019

Nguyễn Phú Trọng trà đàm với Tập Cận Bình: Trà Việt Nam không ngon bằng trà Trung Quốc. Ảnh trên mạng

Nếu muốn nối hai vật thể, hai thanh sắt hay gỗ ngay cả hai mảnh xương, phải làm gì: Cắm và Siết Ốc. Trung Cộng (TC) đã thực hiện chiến lược này đối với nhiều nước, đặc biệt là với Việt Nam.

Thư gởi người bạn vô sản khuyên tôi vô vi (Phần 1)

Tôi là người Việt Nam, tôi từ chối: Vô sản-vụ lợi trong cộng sản-tư lợi

GS Lê Hữu Khóa

15-3-2019

Chào bạn,

Cụm từ vô sản nhưng vụ lợi, bạn cũng có thể đổi lại theo ý bạn là cộng sản nhưng tư lợi, đây có lẽ là sự bất đồng của chúng ta trong nhiều năm qua. May quá là tình bạn của chúng ta từ bao năm nay đã biết vượt thoát cái thấp của vụ lợi và vượt thắng cái hẹp của tư lợi, mong sao tình bạn này luôn thật sự là hạnh ngộ giữa cuộc sống này, nhiều trầm luân, lắm thăng trầm.

Tự trói xin hàng

Đỗ Ngà

14-3-2019

Ngày 14/03/1988, trên bãi đá ngầm Gạc Ma, xảy ra cuộc tranh chấp gữa Trung Quốc và Việt nam. Cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sỹ cầm súng chôn chân trong nước biển đứng giữ đảo. Tàu khu trục Trung Quốc cho súng máy bắn xả vào các chiến sĩ đang đứng bất động. Hiện tượng rất bất thường này không bao giờ được đề cập trên báo chí Cộng Sản.

Một ô trống nhói đau trên bức tường Gạc Ma!

FB Lê Đức Dục

14-3-2019

Xin tha thiết một đề nghị nhỏ!

Năm trước đi thực hiện tuyến bài về 40 năm thành lập Đoàn Trường Sa (Lữ đoàn 146- Vùng 4 Hải quân) ở Cam Ranh khi Huỳnh Hiếu đưa tôi đến thắp nhang ở Đài Tưởng niệm Gạc Ma, ngoài niềm biết ơn lớn lao với những người có công xây dựng nên quần thể này, tôi đã rất xúc động khi trên bức tường Gạc Ma có đầy đủ chân dung, quê quán, tuổi tên đơn vị..của 63 liệt sĩ. Duy nhất một liệt sĩ không có chân dung- bỏ một ô trống, đó là liệt sĩ Trần Quốc Trị, quê ở Quảng Bình. Khi ấy , tôi nghĩ chắc do đơn vị chưa bổ sung kịp hoặc chưa tìm thấy di ảnh nên bổ sung sau.

Tương lai nào cho Việt Nam?

Nhân Trần

14-3-2019

Việt Nam là một đất nước dài và hẹp. Chính điều này thôi đã khiến cho người Việt khó khăn trong quản lý hành chính, đặc biệt về các hoạt động quân sự. Để cai trị được Việt Nam, thực dân Pháp làm một việc hết sức đơn giản đó là chia VN ra làm 3 phần Bắc – Trung – Nam, mà hậu quả sau đó là chiến tranh Nam – Bắc kéo dài ngót 20 năm.

Ngày Gạc Ma 14.3.1988

Phạm Đình Trọng

14-3-2019

Tháng một, năm bảy mươi tư (1974) giặc đánh chiếm cả quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên ta

Tháng ba, năm tám mươi tám (1988) giặc tung hạm đội mạnh phong tỏa quần đảo Trường Sa

Tàu khu trục tên lửa, tàu pháo ba mươi bảy li, pháo một trăm li

Tàu đổ bộ chở quân rập rình quanh đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven, Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Gạc Ma.

 

Mưu đồ giặc đã phơi bày chẳng cần giấu diếm

Giặc cần có thế đứng cả hai chân Hoàng Sa – Trường Sa để làm chủ biển Đông.

Thời khắc Trường Sa ngày mười bốn tháng ba, năm tám mươi tám

Như thời khắc Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái ngày mười bảy tháng hai, năm bảy mươi chín (1979)

 

Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

Không thể nhân nhượng với kẻ xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng

Nhưng những bãi đá Trường Sa giặc rình rập đánh chiếm

Chỉ có bảy mươi hai người lính công binh

Trong tay không có súng

 

Rạng sáng ngày mười bốn tháng ba, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám

Từ tàu đổ bộ, giặc Tàu Cộng tràn lên bãi đá Gạc Ma

Giặc xả súng vào những người lính Việt Nam trong tay chỉ có xà beng, cuốc, xẻng

Giặc cướp lá cờ chủ quyền Việt Nam rồi rút lẹ về tàu đổ bộ.

 

Sau khi trở thành những tấm bia sống hứng lưỡi lê và đạn AK của giặc Tàu Cộng

Những người lính Việt Nam sống sót trên Gạc Ma lại trở thành những tấm bia sống

Của pháo ba mươi bảy li, pháo một trăm li từ hạm tàu giặc bắn tới

Những người lính Việt giữ mảnh đất của tổ tiên người Việt mà như những tử tù trên pháp trường đất giặc

 

Thủy triều lên

Đá Gạc Ma chìm dưới lênh đênh nước biển

Không còn bóng một người lính Việt Nam trên ngọn sóng hoang vu

Từ trên tàu đổ bộ, giặc Tàu Cộng liền trở lại làm chủ Gạc Ma từ trưa ngày đau thương 14.3.1988

 

Người lính ra trận giữ đất hương hỏa của ông bà tổ tiên nhưng không được cầm súng

Vì lệnh miệng của cấp trên truyền xuống

Không nổ súng để không mắc mưu khiêu khích của giặc

Ông cấp trên trí trá giải thích lệnh không được cầm súng.

 

Tháng ba, năm tám mươi tám

Những người lính giữ Trường Sa không được cầm súng

Sáu dải đá san hô trong quần đảo Trường Sa của tổ tiên người Việt bị giặc Tàu Cộng đánh chiếm

Đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven.

Không được cầm súng

Sáu mươi tư người lính Việt Nam trở thành sáu mươi tư tấm bia sống cho giặc Tàu Cộng giết hại.

 

Lệnh không nổ súng là lệnh đầu hàng

Lệnh dâng đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven cho giặc Tàu Cộng

Lệnh phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, phản bội lịch sử

Lệnh ô nhục của kẻ bán nước ô nhục

 

Lời nói gió bay

Tưởng lệnh miệng vô bằng sẽ trốn không bị nhân dân hỏi tội, không bị lịch sử phán xét

Nhưng Trường Sa tháng ba, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám

Gạc Ma ngày mười bốn tháng ba năm tám mươi tám đau thương

Là bằng chứng không thể chối cãi của lệnh trói tay người lính

Bắt người lính phải đầu hàng giặc.

Giao mạng sống người lính cho giặc

Giao biển đảo của tổ tiên cho kẻ thù của sâu thẳm lịch sử Việt Nam.

Tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma 14/3/1988 – 14/3/2019

FB Đỗ Thị Thanh Vân

13-3-2019

Ngày mai 14/3/2019 là tròn 31 năm kể từ ngày 14/3/1988 – ngày Trung Quốc đem quân xâm chiếm Gạc Ma, một hòn đảo lớn trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tưởng nhớ và ghi ơn 64 anh hùng liệt sĩ Gạc Ma 14-3-1988

FB Nguyễn Văn Miếng

12-3-2019

Trong số này, có một liệt sĩ người Công Giáo, anh PHÊRÔ TRẦN VĂN PHƯƠNG.

Anh Phêrô Trần Văn Phương sinh năm 1965, là giáo dân Giáo xứ Đan Sa (Giáo hạt Hướng Phương, Giáo phận Hà Tĩnh), thuộc phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Học xong lớp 10, anh vào bộ đội, được cử đi học lớp kế toán trinh sát pháo binh của quân chủng Hải quân. Tháng 1 năm 1984, anh được bổ sung về làm khẩu đội trưởng pháo thuộc Tiểu đoàn 562, Lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân.

Bảo vệ ngư dân – Nhiệm vụ quốc gia tối hệ trọng

FB Nguyễn Ngọc Chu

8-3-2019

Nhìn ngư dân Việt Nam hàng ngày bị tàu Trung Quốc xua đuổi, đâm chìm mà rơi nước mắt. Không có lẽ cứ mãi cam chịu đứng nhìn giặc Trung Quốc ức hiếp đồng bào ta?

1. Trung Quốc không từ bỏ mục tiêu chiếm toàn bộ Biển Đông Nam Á. Đó là điều chắc chắn.

2. Việt Nam cũng như cả khối Đông Nam Á không có cách nào tự mình ngăn chặn được Trung Quốc độc chiếm Biển Đông Nam Á. Đó là điều chắc chắn.

Vài nét về đảo Thị Tứ

Song Phan

6-3-2019

Thitu Island (E), Zhōngyè dǎo [Trung Nghiệp] 中业岛 (C), Pagasa / Barangay (P): đảo nổi (có diện tích lớn thứ hai trong các đảo ở TS, cách bờ biển đấ́t liền VN khoảng 290 nm, cách đảo Palawan PLP khoảng 230 nm).

Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa

LTS: Dường như đây là phép thử của Trung Quốc sau những tuyên bố của Mỹ về Biển Đông, nhất là sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Hà Nội, trưa nay, Trung Quốc đã cho đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi, Việt Nam.

Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đến cột đồng Mã Viện và tình hình ngày nay

Mưu độc ngàn năm của người Tàu: Từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đến cột đồng Mã Viện và tình hình ngày nay. Hậu Thế Đã Có Những Nhận Xét Gì Về Những Biến Cố Này?

Phạm Cao Dương (*)

6-3-2019

“Khi bài này được viết thì mối đe dọa của người Tàu và hiểm họa mất nước, kể cả diệt chủng đã lại tái xuất hiện.  Lần này cực kỳ nguy hiểm, tinh vi và độc địa hơn nhiều.  Nó xảy ra giữa hai nước Cộng Sản anh em “môi hở răng lạnh”, “bốn tốt, mười sáu chữ vàng”.  Có điều là hiểm họa không phải chỉ  xảy ra ở Biển Đông mà ngay trên đất liền…”

Lược sử tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung quốc

FB Trương Nhân Tuấn

6-3-2019

1/ Tranh chấp chủ quyền

Trung Quốc bắt đầu lên tiếng tranh dành quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1909 vì lý do đế quốc Nhật chiếm đóng đảo Pratas (tức quần đảo Đông sa), cận đảo Hải Nam. (Tức là, nếu không có vụ Nhật dòm ngó Đông Sa, đe dọa đảo Hải Nam, thì TQ sẽ không bao giờ lên tiếng tranh giành quần đảo Hoàng Sa).

Tầm quan trọng của Sandy Cay đối với Thị Tứ và Đá Xu Bi

FB Đặng Duân

6-3-2019

Thời gian qua, Trung Quốc bị cho là có những nỗ lực hòng kiểm soát các bãi cát nằm gần đảo Thị Tứ mà Philippines đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa.

Những thông tin về việc Trung Quốc dòm ngó các bãi cát này đã châm ngòi cho nhiều tin đồn, tin giả về việc “Trung Quốc nổ súng chiếm đảo Thị Tứ”. Để góp phần gạn lọc thông tin và ngõ hầu có thể dựa vào đó dự báo các bước đi của Trung Quốc ở Trường Sa, xin phép được phân tích về ý nghĩa pháp lý của các bãi cát này, mà nổi bật nhất trong đó là Sandy Cay.

“Thiên Thu Định Luận” và người bạn sử học của cha (Phần 2)

Dương Tự Lập

26-2-2019

Tiếp theo phần 1

Ngày 14/4/1990, chú Tân cùng mẹ đẻ và con trai trưởng được phép của Đảng, Nhà nước, chính thức sang Trung Quốc (lần đi đầu) thăm lại cha mình hơn mười năm cách biệt. Sau bốn tháng ở chơi với cha, chú Tân và gia đình trở về ngày 10/8/1990. Ba ngày sau, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh có thư tay và đem xe hơi Lada tới nhà riêng đón chú Tân đến số 2 Nguyễn Cảnh Chân, nơi làm việc của Linh, gặp gỡ.

“Thiên Thu Định Luận” và người bạn sử học của cha (Phần 1)

Dương Tự Lập

26-2-2019

Chú Hoàng Nhật Tân là dịch giả và là nhà sử học nổi tiếng với bút danh Thanh Đạm, Hoàng Thanh Đạm. Từng dịch cuốn “Bàn về Khế ước Xã hội” (của J.J.Rousseau); “Bàn về Tinh thần Pháp luật” (của Montesquieu); từng viết cuốn “Nguyễn Trường Tộ” và “Tìm hiểu lịch sử một xí nghiệp – Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo”…

Yêu cầu chính quyền TPHCM trả lại lư hương trước tượng Đức Thánh Trần

Lê Thân

21-2-2019

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, đi đến đâu tổ tiên cũng lấy tên cội nguồn đặt cho bến sông, con đường như Bến Hàm Tử, Bến Bạch Đằng, đường Chi Lăng… để nhắc nhở con cháu muôn đời không quên nguồn cội. Những người Việt dù xa đất nước vẫn đặt địa danh theo tên những vùng miền cố hương, những chiến công hiển hách của tổ tiên, cũng để nhắc nhở con cháu về cội nguồn.

Hoàng Sa 1974! Geneva 1954!

Lê Thiên

20-2-2019

Hành tung tập đoàn đảng trị 65 năm bán nước!

Sau 45 năm Tàu Cộng mở cuộc bắn giết 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhằm cướp đoạt Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/01/1974, năm nay 2019, lần đầu tiên một số báo lề đảng bắt đầu chỉ đích danh Tàu cộng từ lâu đã âm mưu cưỡng chiếm Hoàng Sa.

Làm Cách Nào Để “Giải Độc” Lịch Sử Chiến Tranh?

Nguyễn Quang Duy

20-2-2019

Trên VietNamNet, Giáo Sư Sử học Phạm Hồng Tung, Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết Việt Nam lâu nay đã “gạt quá khứ” sang một bên nên sách giáo khoa Lịch sử gói gọn 4 câu, 11 dòng ở lớp 12, báo chí lại ít nhắc đến Chiến tranh biên giới Việt – Trung.

Vẫn rất cần “ngọn lửa của trái tim Đankô

Tương Lai

19-2-2019

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 58

1. Biểu tình tại nhà, từ phải sáng trái: Huỳnh Tấn Mẫm, Huỳnh Kim Báu, Tương Lai, Lê Công Giàu

Ngày mồng ba Tết Kỷ Hợi, tôi nhận được email chúc Tết của một học trò cũ. Anh là một đại tá về hưu, đang chăm sóc một mảnh vườn nho nhỏ ở một trang trại bên đê sông Hồng. Sau một chặng đường dài cầm súng, nay bàn tay chai sạn ấy đang khoan thai từ tốn với chiếc cuốc vun gốc cho mấy cây nhãn đã qua mùa bói quả. Nhắc lại kỷ niệm của những ngày thầy trò bên nhau trong lớp học sau ngày 10. 10. 1954 tiếp quản Thủ đô ở trường Chu Văn An, P. gợi trong tôi một thời xa ngái với biết bao những hoài niệm vang bóng một thời trai trẻ.