Có 3 thuật ngữ cần làm rõ liên quan đến “chủ quyền” hiểu theo UNCLOS: sovereignty, sovereign rights, jurisdiction.
Một quốc gia có “chủ quyền” trên đất liền như thế nào thì cũng đó từng đó quyền trên “territorial water” 12 hải lý của mình trên biển. Chủ quyền theo nghĩa này là “sovereignty” bao gồm tất cả các quyền lực quốc gia của nhà nước qui định trong luật pháp quốc tế và luật của quốc gia đó. Ra ngoài “territorial water” quyền lực giảm dần, trong vùng EEZ (200 hải lý) một quốc gia chỉ còn “sovereign rights” liên quan đến những lĩnh vực qui định trong Điều 57 (và Điều 77 khi mở rộng ra “Continental Shelf “).
Hôm trước ngồi nói chuyện với một anh bạn ở SG về các đề tài đang “nóng” trên mạng gần đây tôi mới nhớ mình chưa viết gì về đường sắt cao tốc và Biển Đông dù trước đây rất “mạnh mồm” về những topic này. Nhân thấy nhiều người rất “phẫn nộ” về một bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân (HHV) liên quan đến Biển Đông tôi xin nêu một số ý kiến cá nhân về bài viết này như sau.
Ngày 28 tháng 07 năm 2014, một thư ngỏ được loan tải rộng rãi trong và ngoài nước có tên là “Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng CSVN”, do 61 đảng viên ký tên, bao gồm nhiều nhân sĩ nhiệt thành nổi tiếng như Tương Lai, Chu Hảo, Nguyễn Trọng Vĩnh, Hoàng Tuỵ, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung, Nguyễn Khắc Mai, Lữ Phương, Phạm Chi Lan, v.v… Nội dung thư ngỏ gồm có những điểm nhận định chính xác và khách quan như sau:
TQ cho tàu địa chất hoạt động thăm dò địa chấn bãi trầm tích Tư Chính-Vũng mây, thuộc hải phận Kinh tế độc quyền (Zone Economique Exclusive – 200 hải lý tính từ đường cơ bản) của VN liên tục đến nay đã sang tuần lễ thứ tư. Bãi này TQ đặt tên là Vạn An Bắc, bao gồm các lô 133, 134, 135, 136, 157, 158, 159 trên “bản đồ dầu khí” của VN. Đồng thời với việc thăm dò địa chấn, TQ cho tàu hải cảnh quấy rối sinh hoạt khai thác tại lô 6.1 thuộc bãi trầm tích Nam Côn sơn, do tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga hiện đang khai thác. Nguyên nhân vụ “quấy rối” được (tờ báo SCMP – Hoa nam buổi sáng) cho biết là VN tiếp tục gia hạn giấy phép khai thác cho tập đoàn Rosneft ở lô 6.1.
Cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, do bọn cộng sản bành trướng Trung Quốc phát động, đến nay đã lùi vào dĩ vãng, lớp bụi năm tháng phủ mờ sự việc.
Mặc dù báo “lề đảng” có những bài viết hô hào chống TQ như: Huy động toàn dân bảo vệ chủ quyền và phẩm giá dân tộc, nhưng cư dân mạng và các nhà hoạt động chẳng những không hưởng ứng, mà còn giễu cợt những lời kêu gọi đại loại như thế. Một số người lấy làm lạ, đặt câu hỏi: Vì sao người dân không xuống đường, lên tiếng vụ Bãi Tư Chính?
Đây là bài lược thuật và phản biện của tôi (Trần Đức Anh Sơn) và chị Trần Thị Vĩnh Tường (ở Santa Ana, CA, USA) với một học giả Trung Quốc là Nông Hồng tại Hội thảo về xung đột trên Biển Đông tổ chức ở ĐH Yale vào tháng 5/2016.
Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận tình hình chính trị có biến chuyển thế nào thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước, và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian.
Hai đảng cộng sản Tàu và cộng sản Việt gần như trong bất cứ cuộc hội họp nào cũng đều nêu lên câu nói “Tình hữu nghị Việt – Trung đời đời bền vững”, rồi nhắc lại lịch sử quan hệ từ thời Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông… để làm bằng chứng!
Đầu năm 2017, TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc, một chuyến đi mang tính lệ thường giữa lãnh đạo hai đảng. Từ năm 2018 khi chấp chính chức Chủ tịch nước, ông Trọng không còn đi TQ và cũng không có cuộc tiếp xúc nào với giới cầm quyền TQ tại Việt Nam.
Chừng nào Việt Nam còn bám vào tình đồng chí với Trung quốc, thì chừng đó ngư dân Việt Nam còn bị mất ngư trường và Việt Nam sẽ còn mất thêm biển đảo nữa.
Tình đồng chí là chiếc áo khoác. Quyền lực không bằng quyền lợi Dân tộc. Người sáng suốt tự biết mà hành xử.
Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư của Trường Cao đẳng Hải Chiến Hoa Kỳ tiếp tục cập nhật tình hình vụ đối đầu xung quanh Bãi Tư Chính. Chiều ngày 25/7/2019 (giờ VN), ông Martinson viết: “Tôi nhận thấy rằng tàu tuần duyên Trung Quốc số hiệu 3501 nặng 5000 tấn cũng đang tham gia hộ tống [tàu Hải Dương Địa Chất 8]”.
Trung Quốc nhất định không chịu rút khỏi bãi Tư Chính.
Những vấn đề pháp lý có vẻ như đã hai năm rõ 10: Đây là hải phận quốc tế, nhưng mà là thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người Tàu đâu thể vô tìm kiếm tài nguyên được.
Câu trả lời thật dễ hiểu, ai cũng biết là để chứng minh HS, TS có nguồn gốc, lịch sử lâu đời là của Viêt Nam. Quan trọng hơn, nhiều tài liệu, nhiều ghi chép trong thư tịch cổ, trong các sắc phong, các gia phả, và cả trong những bài văn viết… nói lên sự cư trú của người Việt xưa trên các đảo mình đã xác định chủ quyền từ lâu.
Tuần báo Việt Tide số tháng 4-2007 có bài Tạp Ghi về các vấn đề thời sự trong tháng của Hà Đa Sự, là một bút hiệu khác của nhà văn Nhật Tuấn, dùng cho các bài viết ở hải ngoại, khi ấy ông vẫn còn sống ở trong nước. Sau đây là trích đoạn phần có liên quan tới Sông Mekong và Biển Đông, trong mối tương quan lịch sử “môi hở răng lạnh” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng của Ngô Thế Vinh và bộ phim Mekong Ký Sự của đạo diễn Phạm Khắc cũng được nhắc tới trong bài viết…
Nay nhân hai sự kiện: (1) Trận “hạn hán thế kỷ” đang diễn ra trong lưu vực Sông Mekong do chuỗi các con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc, và rồi (2) Bắc Kinh mới đây lại ngang nhiên đưa tàu Hải Dương 8 đến Bãi Tư Chính của Việt Nam đầu tháng 07-2019 để thăm dò dầu khí, cùng đi với hai chiến hạm có cả trực thăng và pháo để hộ tống; Trung Quốc một lần nữa đã lại trắng trợn vi phạm vùng lãnh hải trên thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Chúng tôi cho đăng lại bài viết của nhà văn Nhật Tuấn, tuy đã được phổ biến cách đây 12 năm, nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự. Như một “ôn cố tri tân”, để thấy rằng chính sách bành trướng của Bắc Kinh xâm lấn Việt Nam trước sau vẫn không hề thay đổi. Bài viết với tiêu đề và lời dẫn do nhà văn Ngô Thế Vinh gửi.
***
Ngày 11 tháng Tư năm 2007, tường thuật chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn Quốc hội Việt Nam, báo chí trong nước vui mừng chạy tít lớn: “Chưa bao giờ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung tốt như hiện nay”. Nào là góp phần tích cực, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới… tiếp tục vun đắp cho tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.
Ngoài mặt hân hoan vậy, nhưng mỉa mai thay, đúng vào ngày này, Trung Quốc phản đối Việt Nam phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn dầu khí BP của Anh xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cảnh cáo “Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển mà hai bên đã đạt được và đây là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc. Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam”.
Hòn đá ném đi, hòn chì ném lại, lập tức người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đáp lời: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của Việt Nam tiến hành trên các quần đảo và vùng biển của Việt Nam, kể cả việc phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí là hoàn toàn bình thường, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002“.
Phải thừa nhận từ sau Hội nghị APEC tại Hà Nội, được Hoa Kỳ chuyển hướng chiến lược trong quan hệ ngoại giao, “tiểu bá” Việt Nam bắt đầu lộ máu “anh hùng”, dám xấc xược với “thiên triều”. Chỉ hơn một tháng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bush, tạp chí Quân Sự Hoàn Cầu của Trung Quốc ra số tháng 12-2006 cho biết từ ngày 1-11-2005 Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bia chủ quyền tại một số điểm cơ sở trên quần đảo Hoàng Sa, lập tức ngày 28 tháng 12 năm 2006, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam một lần nữa khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này… Việc Trung Quốc dựng bia chủ quyền tại một số điểm cơ sở trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, do vậy hoàn toàn không có giá trị...”
Nếu mới chỉ một năm trước đây, cho dù tàu Trung Quốc ngang ngược bắn giết ngư dân Thanh Hóa trong vịnh Bắc Bộ, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt, vẫn phải vào đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nâng ly mừng quốc khánh của bọn sát nhân thì nay họ đã “mạnh miệng” lên nhiều.
Ngay từ năm 2000, nhà văn Ngô Thế Vinh trong cuốn “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” đã cảnh báo nguy cơ có tính thảm họa đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long khi Trung Quốc xây dựng hàng loạt đập chắn trên thượng nguồn và khu kinh tế Hoa Nam xả chất thải kỹ nghệ biến Mekong thành dòng sông chết.
Năm 2004, cuốn sách này đã được trao vào tay ông Phạm Khắc, nguyên Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh khi ông bắt tay làm bộ phim truyền hình nhiều tập “Mekong Ký Sự”. Tiếc thay những cảnh báo của ông Ngô Thế Vinh không hề được ông Phạm Khắc nhắc tới trong bộ phim kể cuộc hành trình đi từ thượng nguồn sông Mekong tới 9 dòng Cửu Long đổ ra biển của ông, bởi lòng e sợ cố hữu đối với nhà cầm quyền Trung Quốc.
Thế nhưng sự thể đã khác khi vào ngày 24 tháng Tư mới rồi VietNamNet và báo Bình Dương của Nhà nước dám đăng toàn văn bài viết của ông Richard P. Cronin, Giám đốc Chương trình Kinh tế Chính trị châu Á chỉ mặt đích danh Trung Quốc đang tàn phá hạ lưu sông Mekong:
“Trung Quốc đang xây dựng một loạt 8 đập thủy điện ở thượng nguồn của Mekong, chảy qua những hẻm núi cao ở tỉnh Vân Nam. Dự án này là mối đe dọa lớn nhất đối với Mekong và an ninh của hơn 60 triệu người sống dưới hạ nguồn, với họ, nước Mekong có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn. Sự khai thác ồ ạt tiềm năng thủy điện khổng lồ của Mekong đã gây ra mối đe dọa lớn đối với chu kỳ lũ lụt và đa dạng sinh học cực kỳ phong phú của hệ thống sông này. Khi được hoàn thành trong một thập kỷ nữa, hệ thống các đập thủy điện này sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với vùng Hồ lớn và sông Tonle Sap dài 100 km của Campuchia cũng như Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam…”
Bệnh “nhát sợ phương Bắc” của Việt Nam xem ra phần nào giảm bớt khi vào cuối tháng Tư, ông Thủ Tướng Việt Nam ký nghị định số 65 thành lập thị trấn Trường Sa trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận, xã Song Tử Tây trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận và xã Sinh Tồn trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.
Như thế, bất chấp sự hậm hực của Trung Quốc, huyện Trường Sa đã chính thức thành lập gồm 3 đơn vị hành chính trực thuộc là xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa. Các hoạt động của Việt Nam trên quần đảo đang tranh chấp này cũng được công khai hóa như ngày 20 tháng Tư báo chí Việt Nam loan tin Trạm tìm kiếm cứu nạn Trường Sa có cơ sở hậu cần đặt tại đảo Trường Sa Lớn, đã khai trương văn phòng đại diện thường trực tại Thành Phố Nha Trang.
Liệu người ta có thể hy vọng với sự mở rộng hợp tác với hải quân Hoa Kỳ, với chiến lược phát triển biển, nhà nước Việt Nam sẽ ngăn bớt được sự hung hăng của các hạm tàu Trung Quốc ngạo mạn coi Biển Đông “như là ao nhà của chúng nó” như lời một bài hát thời chiến tranh với Mỹ?
Hà Đa Sự
Việt Tide 27-4-2007
* Nhà văn Nhật Tuấn, tên thật Bùi Nhật Tuấn (em trai nhà văn Nhật Tiến), sinh nặm 1942 tại Hà Nội. Năm 1954 không di cư vào Nam, tốt nghiệp đại học khoa Văn, nguyên bộ đội Trinh Sát Công Binh. Nhà văn miền Bắc với nhiều tác phẩm xuất bản, Đi Về Nơi Hoang Dã (1988) là một tiểu thuyết rất nổi tiếng của ông. Nhật Tuấn mất tháng 10 năm 2015 tại Sài Gòn.
Năm 2011, khi mới lên nắm chức tổng bí thư đầu năm, thì giữa năm xảy ra sự kiện tàu Bình Minh 02 của VN bị cắt cáp ngay vùng đặc quyền kinh tế VN. Ông không có một thái độ nào để thể hiện là một đất nước có chủ quyền.
Như thông lệ, hễ mỗi lần TQ có những hành vi xâm phạm chủ quyền (hay các quyền phụ thuộc chủ quyền) biển đảo của VN, Biển Đông trở nên căng thẳng. Thì trong nội bộ VN, tầng lớp gọi là “trí thức” (trong hay ngoài đảng) hô hào việc “thoát Trung” (song song với việc kết thân với Mỹ). Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến các việc “thoát Trung” và “thân Mỹ” được xem như là một giải pháp để VN thoát ra khỏi sự ràng buộc (và hiếp đáp) của TQ. Vậy thế nào là “thoát Trung” và thế nào mới gọi là “thân Mỹ” ? Không (hay ít) thấy ai có lời giải thích nội hàm của hai việc này một cách thấu đáo.
Từ ngày 3 đến 21 tháng 7 năm 2019, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu cảnh sát biển và dân quân biển xâm nhập Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây, nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí của mình theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là một hành động rất nguy hiểm đối với an ninh, hoà bình của khu vực; tiếp tục leo thang trong quá trình nhất quán thực hiện tham vọng bá quyền biển Đông của Trung Quốc.
Từ ngày 3/7/2019 tàu Trung Quốc đã trắng trợn thăm dò dầu khí trong khu vực bãi Tư Chính của VN. Ngày 8/7/2019, tức 5 ngày sau, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và tùy tùng sang “thăm hữu nghị” TQ, tươi cười, bắt tay với “đại cục” của Tập Cận Bình. Bà Ngân vừa về thì ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo và đoàn tùy tùng khác qua ngay. Cứ như giữa 2 nước không hề xảy ra chuyện gì!
Hôm kia có người hỏi ý kiến ra sao về vụ “băng cháy”, sau bài phỏng vấn ông Nguyễn Trường Giang, nguyên đại sứ VN tại Brunei. Theo ông thi “chúng ta có khoảng 2.400 tỉ mét khối băng cháy”.
Trung Hoa là một dân tộc vĩ đại, cả nhân loại công nhận điều đó. Rực rỡ thuở bình minh Tam Hoàng khi thần, nhân là một, lộng lẫy thời thái bình Ngũ Đế, với Nghiêu, Thuấn tuyệt vời như một bài ca. Tỏ Trời, Đất mà vạch bát quái, thấu lòng người mà hát Kinh Thi… Lão Tử lấy Vô Vi làm đạo của Trời, Đất, Khổng Tử lấy chữ “Lễ” làm đạo của Nhân quần. Hai bậc Thánh nhân vạn thế ấy, Khổng Tử là trí tuệ, là đi hết cái đạo làm người, Lão Tử là tiến hóa, là đã đặt một chân sang con đường của siêu nhân loại.
Có hai ý kiến đáng chú ý liên quan đến Trung Quốc mà góc nhìn cá nhân tôi thấy vô cùng đáng giá. Các chính trị gia cũng cần nên lưu tâm hai ý kiến này, bởi hình ảnh cá nhân không nên để nhân dân đánh giá “Tàu nắm thóp”, qua các phát ngôn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói: “Quân đội Trung Quốc triệu tập là có, đến là có thể đánh và đánh là có thể thắng, để bảo vệ chủ quyền và các quyền liên quan ở Biển Đông”.
Thứ mà họ Tập gọi là “bảo vệ chủ quyền và các quyền liên quan ở Biển Đông” chính là bảo vệ 9 đoạn lưỡi bò bịa đặt mà tổ tiên của họ sau bao lần “sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” còn chưa thể nghĩ ra.
Báo chí đang lên tiếng về việc Trung Quốc xâm phạm thềm lục địa của Việt Nam, nhân việc này tôi muốn nói về những lần chính quyền TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đánh đập người dân xuống đường biểu tình.
Sau một thời gian mấy tháng biệt tăm, Nguyễn Phú Trọng thoắt ẩn, thoắt hiện vài lần trước công chúng rồi về… nằm thở. Để lại những dư âm trong dân chúng rằng: Với cả hai chức Tổng Bí thư và Chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt nguyên một quý không làm việc mà vẫn không hề hấn gì. Vậy thì đất nước này, hệ thống chính trị này có cần đến hai cái ghế đó nữa hay không?
Mấy ngày nay Trung Quốc cho tàu ”Haiyang Dizhi-08” ngang nhiên thu nổ địa chấn tìm kiếm dầu khí tại khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam tạo nên điểm nóng cực kỳ nguy hiểm khiến dư luận trong và ngoài nước vô cùng quan ngại làm tôi nhớ tới vùng biển đó thời TC-93 & PV-94.
TC-93 là chương trình thu nổ địa chấn đầu tiên nhằm đánh giá cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí của khu vực bãi Tư Chính do Petrovietnam giao cho Công ty Thăm Dò & Khai Thác Dầu Khí PVEP triển khai. Chúng tôi đã thuê tàu khảo sát “M/V Akademik Gambursev” của “Liên Đoàn Địa Vật Lý Viễn Đông-DMNG” thực hiện thu nổ thành công 9.500km tuyến địa chấn 2D mạng khu vực và bán chi tiết từ tháng 3 đến đầu tháng 7 năm 1993.
Tham gia giám sát trên tàu có lão tướng Nguyễn Cường Binh và Nguyễn Trung Thành. Quá trình thu nổ thực địa, ta cũng gặp tàu Trung Quốc lởn vởn từ xa và máy bay lượn trên đầu. Tài liệu thực địa sau đó được DMNG đem về xử lý ở Xakhalin. Anh Trần Đức Chính và tôi có sang kiểm tra một lần, mang mặt cắt giấy về sau đó anh Hà Quốc Quân và Du Hưng sang nghiệm thu lần cuối mang băng đã xử lý về nước. Chuyến đi Xakhalin lần đó thật ấn tượng với cái lạnh âm 20-25 độ C, chủ nhật đi câu cá trên băng và tình cảm nồng hậu chân thật của các bạn người Nga. Tài liệu TC-93 sau xử lý được minh giải bởi nhóm chuyên gia DMNG do V.Kudelkin, V. Kuznetsov cầm đầu và PVEP do Trần Quang Hoan chủ trì tại số 4 Hoàng Diệu Vũng Tàu sử dụng trạm “Integral” thuê của hãng “Petrosystems”.
Tháng 11/1993 báo cáo hoàn thành, lần đầu tiên đưa ra bức tranh tổng thể về cấu trúc địa chất và tiềm năng của khu vực Tư Chính-Vũng Mây. Trên cơ sở báo cáo đó và thực hiện chỉ thị của Petrovietnam nhóm địa chất địa vật lý của PVEP tiếp tục đánh giá chi tiết, xác định được 3 vị trí trên cấu tạo Tư Chính chuẩn bị cho chiến dịch khoan năm 1994 mang tên PV-94.
Phương án khoan giếng thăm dò đầu tiên mang tên PV-94-2X trên cấu tạo Tư Chính do PVEP thiết lập, được Petrovietnam phê duyệt và Chính Phủ chấp thuận sử dụng giàn tự nâng “Tam Đảo-01” của Vietsovpetro. Giếng được khoan mở lỗ giữa tháng 5 và kết thúc vào nửa cuối tháng 10 năm 1994 đạt chiều sâu trên 3.300m. Trong quá trình khoan giếng gặp sự cố mất dung dịch trầm trọng. Được sự cho phép của PVN, chúng tôi đã nhờ chuyên gia khoan của BP và Mobil tổ chức trao đổi kinh nghiệm khắc phục với chuyên gia khoan của VSP, PVEP vào đầu tháng 7/1994.
Tôi nhớ đoàn BP do Harry Thierens Giám đốc khoan dẫn đầu; đoàn Mobil do Tổng Giám đốc William Darken cầm đầu. Nhờ áp dụng các giải pháp sau cuộc trao đổi này mà giếng khoan tiếp tục được thi công an toàn, vượt chiều sâu thiết kế. Để khoan được giếng PV-94-2X, trước tiên là sự cố gắng của Liên Doanh Vietsovpetro với các kỹ sư khoan như Vũ Thiện Lương, Trần Xuân Đào, Lê Quang Nhạc, tiến sỹ địa chất Trần Lê Đông, các kỹ sư Nguyễn Văn Đức, Vũ Tuấn Anh, Trần Sỹ Hậu, Hoàng Phước Sơn, Phạm Tất Đắc; của các anh Phan Văn Ngân, Hoàng Bá Cường, Cao Tất Toại, Nguyễn Văn Chiến ở PVEP… dưới sự chỉ đạo và ủng hộ hết mình của Petrovietnam và Chính Phủ.
Giếng khoan đã mở ra lát cắt địa chất quan trọng giúp các nhà khoa học của ngành dầu khí và của cả nước có những định hướng tốt hơn về kế hoạch tìm kiếm thăm dò dầu khí tiếp theo. Và trên tất cả là cho Trung Quốc và toàn thế giới thấy chúng ta đã thực thi chủ quyền tại bãi Tư Chính, vùng lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam.
Sau PV-94, Công Ty Thăm Dò Khai Thác Dầu Khí PVEP tiếp tục tiến hành khảo sát địa chấn phương án TC-95 với gần 3.000km tuyến. Phương án này do tàu Zephyr của DMNG thực hiện thu nổ, xử lý ngay tại Vũng Tàu và minh giải tại Thanh Đa do nhóm V. Kudelkin, V.Kuznetsov cùng nhóm của Du Hưng thực hiện có sự tham gia tích cực của các kỹ sư trẻ Hoàng Ngọc Đông và Nguyễn Thành Long.
Năm 1998, PVEP thu nổ phương án TC-98 với gần 4.000km tuyến và kết hợp thu nổ cho Conoco khoảng 2.000km lô 133,134; năm 2006 thu nổ phương án TC-06 gần 18.000km tuyến nữa cho ExxonMobil phục vụ chương trình nghiên cứu chung khu vực các lô 155-159. Cũng năm 2006, PVEP được Bộ Ngoại Giao ủy quyền ký hợp đồng với “Liên Đoàn Địa Vật Lý Biển Bắc-SMNG” trụ sở tại Murmansk thuê tàu “Polshkov” khảo sát địa chấn xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam nhưng bị Trung Quốc cản phá quyết liệt, phải làm đi làm lại nhiều lần, nhiều đợt mãi 2008 mới xong. Năm 2008, Công Ty ExxonMobil hoàn thành báo cáo nghiên cứu chung, trong đó có tên các anh Hoàng Ngọc Đang, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Du Hưng, Cù Minh Hoàng, Hoàng Việt Bách và tôi.
Nhắc lại chuyện cũ để tất cả những ai quan tâm nhớ lại một thời chúng tôi cùng đồng đội trong ngành dầu khí đã lăn lộn tìm dầu ở khu vực bãi Tư Chính, thực hiện chủ quyền thiêng liêng ở vùng biển đảo này.
Hôm nay, Trung Quốc không chỉ đe dọa, cản phá hoạt động dầu khí của PVN và các công ty nước ngoài làm ăn với Việt Nam mà còn ngang nhiên đem tàu vào khảo sát tìm dầu ở vùng lãnh thổ của ta, tạo nên điểm nóng cực kỳ nguy hiểm. Nếu nhớ những thất bại cay đắng khi xâm phạm bờ cõi Việt Nam thì Trung Quốc nên dừng ngay những hoạt động phi pháp và rút về nước. Tôi xin mượn lời sứ thần Giang Văn Minh khi đốp thẳng vào mặt hoàng đế Sùng Trinh của nhà Minh rằng “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” (Bạch Đằng từ xưa vẫn đỏ vì máu) để kết thúc bài viết này.