Bộ TTTT: Thanh tra CP ‘sai kiến thức chuyên môn, áp đặt, suy diễn’

VOA

Khánh An

15-3-2018

Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) hôm 15/3 mạnh mẽ phản bác kết luận của Thanh tra Chính phủ về thương vụ Mobifone mua Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG), nói rằng cơ quan này đã đưa ra các nhận định “không có căn cứ pháp lý”, “sai về chuyên môn”, “sai về thẩm quyền”, “suy diễn”, “có tính dẫn dắt để hiểu sai mục đích”.

Phản pháo kết luận thanh tra vụ AVG, lộ rõ sự non kém

FB Phạm Việt Thắng

15-3-2018

Sau một ngày Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thương vụ AVG, Bộ TTTT có văn bản phản bác kết luận này. Theo đó, bộ cho rằng thanh tra đã có nhiều sai phạm như chưa xin ý kiến của UBTV Quốc hội để giải thích luật mà tự mình kết luận; đã có thương thảo huỷ bỏ hợp đồng mua bán AVG nhưng thanh tra không đưa vào kết luận…

Theo tôi, văn bản này, nói đúng hơn là cách thức tung văn bản này cho báo chí là thể hiện sự bấn loạn của người đứng đầu Bộ TTTT.

Phản bác kết luận thanh tra, có nghĩa là tự bảo vệ mình, là điều đáng làm, nên làm. Thanh tra cũng sai chứ, thanh tra cũng thiếu khách quan chứ. Phản bác kết luận thanh tra là một hình thức khiếu nại.

Khiếu nại là quyền, khiếu nại là không sai, nhưng quy định của Đảng có ghi phải gửi đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Ông Trương Minh Tuấn, bộ trưởng, là đảng viên thì phải tuân thủ quy định của Đảng.

Nhưng thay vì chỉ gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, UBKT và Thanh tra chính phủ, thì ông lại cho báo chí đăng tải. Báo chí không phải là cơ quan giải quyết khiếu nại. Ông Tuấn thua keo thứ nhất.

Trong văn bản nêu trên, Bộ TTTT, cho rằng đã thương thảo hủy bỏ hợp đồng nhưng thanh tra không đưa vào kết luận thanh tra.

Thứ nhất, cuộc thương thảo này mới dừng lại ở tầm hai doanh nghiệp, chưa có cấp có thẩm quyền cho phép, thì thử hỏi, ai dám chắc AVG lấy lại. Thứ nữa, do có vụ thương thảo huỷ bỏ hợp đồng, thì trong kết luận mới nói: NGUY CƠ thất thoát hơn 7000 tỷ đồng, còn không kết luận đã khẳng định là thất thoát, vì tiền ngân sách đã vào túi tư nhân gần hết.

Thứ hai, thương thảo sau chỉ đạo của Ban Bí thư: “Thu hồi tài sản nhà nước bị thất thoát”, chứng tỏ thương vụ này có thất thoát. Mà có thất thoát thì phải xử lí. Ông Tuấn thua keo thứ hai.

Tung văn bản phản phảo cho báo chí, ông Tuấn thể hiện sự quẫn bách trong ứng xử. Điều đó cho thấy ông này thiếu bản lĩnh. Kể cả việc vội vàng tung biên bản làm việc giữa chủ cũ AVG và Mobifone, cũng cho thấy người đứng đầu Bộ TTTT rất lo sợ trước dư luận.

Và, kết quả là các báo đã gỡ hết các thông tin phản bác mà Bộ TTTT tung ra. Ông Tuấn thua keo thứ ba!

Nếu khôn ngoan, ông Tuấn cứ giửi văn bản phản bác đến đúng địa chỉ, sau đó bằng cách nào đó mạng xã hội có được, thì sẽ ít nhiều có hiệu quả. Còn cách như mấy hôm nay thì quá non kém về mọi mặt.

Và, khi đã thua đến keo thứ ba rồi thì khó mà “gượng” được nữa, nhỉ.

Hãy coi chừng

FB Nguyễn Anh Tuấn

14-3-2018

Tháng 5 năm ngoái mình có đặt nghi vấn Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nói dối Quốc Hội về những gì ông ấy thực sự làm được trong việc hợp tác với Google và Facebook để kiểm soát nội dung trên mạng xã hội.

Ông Tuấn trong một thời gian dài cũng tỏ ra cứng rắn quá mức cần thiết với báo chí trong nước với hàng loạt án phạt đối với nhà báo, cá biệt còn có một số vụ ông đình bản cả tờ báo.

Hai năm qua từ sau Đại hội Đảng, ông Tuấn tự mô tả như một tướng tiên phong trên mặt trận tư tưởng, trong thì khua đao trấn áp báo chí, ngoài lại múa kiếm kiềm toả mạng xã hội. Thật khó tìm được gương mặt nào sáng giá hơn đi vào Bộ Chính trị với vị trí Trưởng Ban Tuyên giáo và rồi sau đó có thể là Tổng Bí thư.

Nhưng giờ hoá ra ông Tuấn lại dính líu tới vụ AVG – một sai phạm về tiền bạc.

Thật đúng như người ta nói, dưới chế độ độc đoán, những tay tỏ ra bảo thủ nhất chính là những kẻ cơ hội nhất.

Những người này, khi tự chọn cho mình quan điểm cứng rắn và bảo thủ, họ luôn ở thế phê phán bất kỳ ai trong nội bộ có dấu hiệu cải cách, trong khi họ hiếm khi bị tấn công vì sự bảo thủ, cứng rắn và giáo điều của họ. Họ luôn trong vùng an toàn.

Và hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như Bộ trưởng Tuấn ở đây, lựa chọn quan điểm bảo thủ đó còn giúp che mờ đi các sai phạm khác liên quan tới tiền bạc.

Vậy thì gợi ý ở đây là, nếu thấy lãnh đạo nào tỏ ra quá cứng rắn và bảo thủ, hãy coi chừng, rất có thể người đó đang cố tình đánh lạc hướng dư luận khỏi những sai phạm về tiền bạc của mình.

Cờ bạc và tội ác!

Tuổi Trẻ

Lê Việt Thường

14-3-2018

Tranh: DAD

Vi phạm pháp luật phải chịu tội đã đành. Nhưng nhân danh bảo vệ pháp luật để dung dưỡng bảo kê cho việc phạm pháp làm tan nát nhiều gia đình, tan nát nhiều cuộc đời tuổi trẻ thì đó là một tội ác!

Không biết đã có ai thống kê xem có bao nhiêu gia đình tan nát vì bài bạc, trong đó có trò đánh bạc online, trong những năm qua chưa. Chắc khó có con số cụ thể nhưng chắc chắn đó không phải điều gì quá xa lạ!

Vụ MobiFone mua AVG: ‘Nhả ra hết’ có thoát?

VOA

Khánh An

14-3-2018

MobiFone là công ty viễn thông lớn thứ hai của Việt Nam. Ảnh: SGGP

Diễn tiến hủy hợp đồng đầy bất ngờ của thương vụ chuyển nhượng cổ phần đầy ‘nhạy cảm’ và đang bị điều tra đã làm bùng lên tranh cãi về những bất cập của hệ thống pháp lý và quyết tâm chống tham nhũng tại Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng tầm cỡ vụ này còn lớn hơn cả vụ Đinh La Thăng-Trịnh Xuân Thanh, mặc dù thông tin chính thức chưa đưa ra bất kỳ kết luận về dấu hiệu tham nhũng nào.

Tuấn – Phượng và AVG

FB Lê Nguyễn Hương Trà

14-3-2018

Ảnh: internet

Thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG với mức giá của giao dịch là 8.889 tỉ, lùm xùm từ tháng 9.2016 khi chính phủ bắt đầu tiến hành thanh tra toàn diện dự án. Suốt thời gian này, chẳng phải Lê Nam Trà (Mobilfone) hay Phạm Nhật Vũ (AVG) được dân… bàn nhậu, mạng xã hội và lề trái nhắc đến nhiều nhất; mà là hai cái tên Trương Minh Tuấn và Nguyễn Thanh Phượng.

Chú voi ở trong phòng

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

14-3-2018

Trong tiếng Anh có cụm từ “elephant in the room” (chú voi ở trong phòng) để mô tả một sự kiện rõ ràng, hiện hữu nhưng không ai muốn quan tâm, không ai muốn bàn luận về nó. Và thường thì chính chú voi ở trong phòng sẽ là chú voi khó bị phát hiện nhất.

Quá trớ trêu khi Cục trưởng cảnh sát phòng chống công nghệ cao lại có máy chủ đặt tại tư gia để điều hành đường dây đánh bài online. Cũng quá nực cười khi tới giờ người ta mới sốt sắng đi xác minh câu chuyện giáo viên bị cắt hợp đồng ở Dak Lak đã phải trả cả trăm triệu để được kí hợp đồng làm việc một hai triệu một tháng. Thật thà mà nói với nhau đi, chẳng lẽ những điều đó bất ngờ lắm sao?

Phạm Nhật Vũ muốn giao dịch AVG ‘chấm dứt nhanh’

BBC

13-3-2018

Luật sư Trần Vũ Hải là “bạn bè lâu năm” của ông Phạm Nhật Vũ. Ảnh: FB Trần Vũ Hải

Luật sư Trần Vũ Hải nói có một số thông tin “không đúng” về doanh nhân Phạm Nhật Vũ, cổ đông chính của AVG, liên quan thương vụ MobiFone mua AVG.

Là “luật sư lâu năm của ông Vũ”, ông Hải cho biết ông được ông Vũ mời đến làm nhân chứng trong cuộc họp hôm 12/3 giữa các lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền Thông, đại diện của Tổng công ty Viễn thông MobiFone và một số cổ đông của Công ty AVG.

Công bố “li hôn” AVG – chiêu trò gì?

FB Phạm Việt Thắng

13-3-2018

Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng TTTT. Ảnh: internet

Tối qua, một số báo đã công bố thông tin, thậm chí cả biên bản làm việc về việc ông Phạm Nhật Vũ mua lại AVG từ Mobifone. Cuộc họp này diễn ra hôm 12/3 dưới sự chủ trì của Bộ TTTT.

Tin cho hay, ông Phạm Nhật Vũ, chủ cũ của AVG có thư xin mua lại AVG với giá đã bán cộng với lãi suất. Tóm lại là trả lại nguyên vẹn tiền của nhà nước đã bỏ ra để mua AVG để ông Vũ nhận lại “hàng” của mình, tức là trở về nguyên trạng.

Tội phạm cấp cao

FB Luân Lê

12-3-2018

Ảnh: internet

Đã bao nhiêu người từng là nạn nhân của tội phạm công nghệ cao và tìm đến Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao Bộ Công an để yêu cầu truy tìm và bắt giữ các đối tượng chiếm đoạt tiền của mình?

Có ai ngờ rằng Cục trưởng cục này lại là kẻ đứng đầu bảo kê đường dây đánh bạc hàng nghìn tỷ đồng. Và còn nhiều tướng, tá khác sẽ bị truy tố trong thời gian tới về những tội phạm chức vụ tương tự.

Thật là khủng khiếp khi chính cơ quan chống tội phạm lại phạm tội đặc biệt nguy hiểm. Nó làm tội phạm gia tăng và hoành hành xã hội, không những thế nó còn khiến chúng coi thường pháp luật và có thể ám hại những người tốt. Nó cướp đi những công việc và cơ hội chân chính cho những người có trình độ và lương thiện. Nó biến quốc gia là nơi để chúng trục lợi và tàn phá.

Đốt lò đốt cả Trung Ương

Lê Minh Nguyên

13-3-2018

Hôm 8/3/2018 TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư nghe báo cáo kết quả thanh tra MobiFone mua 95% cổ phần AVG và Ban Bí thư cho rằng đây là vụ việc rất nghiêm trọng, phức tạp, nhạy cảm, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

500 giáo viên thất nghiệp và biệt thự từ nghề xe ôm

LTS: Khoảng 500 giáo viên huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, đứng trước nguy cơ bị mất việc hàng loạt vì những sai phạm của lãnh đạo tỉnh này, khi họ ký tuyển dụng hàng trăm giáo viên trái quy định, trong đó có ông Nguyễn Sỹ Kỷ, cựu Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, là người đã ký tuyển dụng hơn 400 giáo viên.

Ông Nguyễn Sỹ Kỷ (phải), Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy. Ảnh: báo Đắk Lắk

Năm ngoái, ông Nguyễn Sỹ Kỷ khi đó là Phó ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk, đã từng nhận kỷ luật về vụ tuyển dụng này bằng hình thức… khiển trách. Cũng năm ngoái, người ta phát hiện ra rằng, ông Kỷ có căn biệt thự rất to, xây trái phép trên đất nông nghiệp. Khi mọi người đặt dấu hỏi về khối tài sản này, ông Kỷ biết, đó là tài sản ông tích cóp nhờ vợ buôn bán và ông chạy xe ôm thâu đêm sau giờ làm việc cho nhà nước.

Tỉ phú thép Trần Đình Long hủy hoại môi trường

Lý Trần

10-3-2018

Vừa qua Forbes điểm mặt các “đại gia” mới của Việt nam, trong đó có ông Trần Đình Long. Song, Forbes mới nêu được một mặt là số tiền ông Long kiếm được mà chưa kể đến việc ông Long và Hòa Phát đã phá hoại môi trường xung quanh ra sao.

Vụ án Mobifone mua AVG: ‘Lò của ông Tổng Bí Thư bùng cháy bất ngờ’

RFA

9-3-2018

Truyền hình An Viên. Ảnh: internet

Sau Tết Nguyên Đán 2018 vài tuần lễ, câu hỏi từng râm ran trong dư luận “Lò của ông Trọng phải chăng đã nguội?” đã có câu trả lời. Đó chính là quyết định “khẩn trương xử lý vụ Mobifone mua 95% cổ phần  AVG” được đưa ra sau cuộc họp ngày 8/3/2018 của Ban Bí thư dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vì sao sau gần 2 năm kết thúc việc thanh tra Tổng công ty Mobifone và chưa đưa ra được kết luận, vụ án được chính Tổng Bí thư khơi gợi lại và chỉ đạo phải sớm kết thúc?

Ghế của bộ trưởng Thông Tin CSVN ‘lung lay?’

Người Việt

9-3-2018

Bộ Trưởng Thông Tin Truyền Thông Trương Minh Tuấn. Ảnh: quochoi.vn

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Cộng đồng mạng đang dấy lên suy đoán rằng cái ghế của Bộ Trưởng Thông Tin Truyền Thông CSVN Trương Minh Tuấn đang “lung lay” sau khi có tin Ban Bí Thư đảng CSVN yêu cầu giải quyết vụ Tổng Công Ty Viễn Thông Mobifone mua 95% cổ phần Công Ty Cổ Phần Nghe Nhìn Toàn Cầu (AVG).

Thanh tra Chính phủ sẽ công bố kết luận vụ Mobifone mua AVG trong tháng 3

Công Lý

5-3-2018

Việc công bố kết luận thanh tra vụ Mobifone mua AVG đã quá hạn hơn 1 năm, có lẽ chưa có vụ việc nào của Thanh tra Chính phủ lại chậm trễ việc công bố kết luận thanh tra lâu như vậy. Nhưng mọi việc đều có hồi kết. Đã đến lúc trái bom AVG phát nổ với tác động còn lớn hơn vụ Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh!

TKV – Băng nhóm phá hoại ngân sách quốc gia

FB Ngô Nguyệt Hữu

3-3-2018

Ảnh: FB Ngô Nguyệt Hữu

Hôm nay, nhân đọc được công văn của lãnh đạo Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) yêu cầu cán bộ công nhân viên chấp hành tốt việc mua vé qua trạm thu phí BOT Hạ Long – Mông Dương, tôi lại nhớ đến kết luận của Thanh tra Chính phủ về các sai phạm của Tập đoàn này.

Trạm thu phí BOT Hạ Long – Mông Dương là điểm nóng tại tỉnh Quảng Ninh, hình thức đầu tư của nhà đầu tư là dặm sửa Quốc lộ 18 rồi đặt trạm thu phí. Tuy nhiên, điều buồn cười nhất chính là ông nội sai phạm nghiêm trọng TKV lại có văn bản khuyến nghị cán bộ công nhân viên của mình chấp hành chủ trương khi đi qua BOT Hạ Long – Mông Dương.

Giá mà TKV cũng bảo vệ công sản như bảo vệ BOT thì hai đơn vị này đã không trở thành gánh nặng của quốc gia khi dùng hết năng lực của mình để phá hoại ngân sách.

Cần cho vào “lò” những bộ trưởng như Trần Tuấn Anh nếu Đảng còn mong tồn tại…

Lê Phú Khải

3-3-2018

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và vợ, người đẹp Thủy Hương. Ảnh: internet

Đầu năm 2001, tôi ở nhà ông chú ruột tôi là Lê Phú Hào hơn một tháng trời tại Paris (Pháp). Một hôm bà thím tôi đi đâu về hốt hoảng hỏi tôi: Trần Đức Lương ở trong nước làm chức vụ gì hả cháu? Tôi trả lời: Làm to lắm, như ông Jacques Chirac ở đây! Bà thím tôi kêu to: Hèn chi, thằng con nó là Trần Tuấn Anh sang đây đốt tiền như đốt pháo. Đến triệu phú ở Paris cũng phải kinh hồn khiếp vía!

ACV khinh pháp luật, Thủ tướng ơi!

FB Trung Bảo

1-3-2018

Ảnh: FB Trung Bảo

Dù cho Thanh tra Chính phủ đã kết luận việc Tổng Công ty Cảng Hàng Không VN (ACV) tổ chức thu phí ô tô vào sân bay là “vi phạm pháp luật”, việc thu phí vẫn tiếp diễn ở khắp 21 sân bay trên toàn quốc. Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã ban hành 3 tháng, việc thu phí vẫn diễn ra bình thường. Với ACV, pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thứ để họ cười cợt khinh thường.

ACV là công ty của Bộ Giao thông Vận tải. Các tài xế phản ứng với các trạm BOT đặt sai vị trí nhưng chính các trạm thu phí ở sân bay cũng là những trạm BOT đang ngang nhiên thách thức pháp luật. Các quan chức của Bộ GTVT vu cho các tài xế phản đối các trạm BOT trên quốc lộ là “phản động” là “vi phạm pháp luật” nhưng chính những kẻ quyết giữ các trạm thu phí ở sân bay mới là kẻ phạm pháp luật rành rành. Ngang nhiên và trơ lì chà đạp khinh thường pháp luật chính là họ. Không hiểu sao việc phạm pháp vẫn diễn ra hàng ngày mà không ai chịu trách nhiệm cho dù cơ quan Thanh tra cao nhất của Chính phủ đã kết luận đầy đanh thép việc thu phí này là “vi phạm pháp luật trầm trọng”.

Cái lò của TBT Nguyễn Phú Trọng có kén chọn các loại củi?

FB Nguyễn Ngọc Chu

1-3-2018

Ông Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: internet

TẠI SAO TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG CHƯA ĐỀ CẬP ĐẾN GIÁO DỤC?

1. Cụ Hồ là người đặc biệt quan tâm đến giáo dục. Cụ Hồ có những câu nói nổi tiếng về giáo dục mà hàng chục triệu người Việt Nam qua nhiều thế hệ vẫn còn mãi nhớ. Đơn cử bằng hai ví dụ.

Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng

FB Nguyễn Hồng Lam

28-2-2018

Sau cơn lũ lịch sử đầu tháng 11-1999, có hàng trăm người dân, người đại diện tổ chức tại Sài Gòn tìm đến báo ANTG để xin đóng góp giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt ở các tỉnh miền Trung. Bộ phận tiếp nhận của báo viết biên nhận mỏi tay vẫn không kịp, vì người này chưa ra, người kia đã bước vào…

Có phải Vidifi Việt Nam đã phạm tội hình sự?

Vũ Công Minh

28-2-2018

Tổng Công ty Phát triển Hạ tầng và Đầu tư Tài chính Việt Nam có phải đã phạm tội hình sự? Thời gian gần đây nhiều việc lùm xùm về BOT Cai Lậy, Tiền Giang… Cánh lái xe phản đối trạm thu phí này vì cho rằng trạm đặt ở vị trí bất hợp lý, giá thu phí quá cao làm tăng giá thành vận tải. Họ đồng loạt phản ứng bằng cách trả tiền lẻ 100, 200đ mất nhiều thời gian kiểm đếm, gây ùn tắc giao thông, động đến cả trời xanh. Tưởng đâu chỉ Cai Lậy có chuyên, ai ngờ cả quốc lộ 5 cũng xẩy việc tương tự. Nhưng nguyên nhân sự việc khác hẳn Cai Lậy.

Trạm BOT ở chùa Yên Tử

FB Đỗ Duy Ngọc

27-2-2018

Trên đường vào chùa Yên Tử năm nay xuất hiện những trạm BOT lưu động. Chúng xuất hiện khắp nơi trên các ngả đường vào chùa, kể cả những con đường mòn trong rừng như clip đã phản ánh:

Gd e di chùa cầu bình an là dây ạ. E dăng video này k có ý hay j do dâu ạ.e chỉ hỏi mọi người xem và nghe lời anh bắt bọn e mua vé nói vậy có nghe dc k ạ.

Publié par Điep Huong sur dimanche 25 février 2018

Chẳng khác gì tiền mãi lộ. Giá 40.000 đ một đầu người, được gọi là thu vé tham quan. Và đó là quyết định của UBND có giấy tờ và chữ ký đàng hoàng.

Dân xây chùa, lãnh đạo tỉnh thu phí?

Ngọc Thu

27-2-2018

Chuyện xảy ra ở tỉnh Quảng Ninh, người dân bị thu phí khi tham quan chùa chiền ở Yên Tử. Theo thông tin từ báo Quảng Ninh, ngày 13/12, HĐND tỉnh này đã họp thông qua nghị quyết thu phí tham quan chùa Yên Tử. UBND tỉnh Quảng Ninh giao cho TP Uông Bí thực hiện việc thu phí này kể từ ngày 1/1/2018, với mức thu 40.000 đồng/lần dành cho người lớn và 20.000 đồng/lần đối với trẻ em khi vào viếng chùa.

Ảnh chụp bảng thông báo thu phí của tỉnh Quảng Ninh. Nguồn: FB Điệp Hương

Chống tham nhũng ở Trung Quốc và Việt Nam

Vũ Ngọc Yên

26-2-2018

Chống tham nhũng tại Trung Cộng: Làm sạch bộ máy lãnh đạo?

Chống tham nhũng là trọng tâm trong chính sách của Chủ tịch đảng và nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 11.2012. Ủy ban Ban kiểm tra kỉ luật trung ương cộng đảng Trung Quốc (CCDI) cho biết từ năm 2012 tới tháng 8.2017 khoảng 1, 5 triệu quan chức mọi cấp trong đảng và nhà nước đã bị trừng phạt qua chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”. Số liệu của CCDI cho thấy:

Thấy gì từ bài thơ của TBT Nguyễn Phú Trọng và câu chuyện của Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng?

Trương Minh Ẩn

25-2-2018

Ngày 20/02/2018, báo Dân Việt đăng bài ‘Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về khách sạn của ông Lê Thanh Thản’ của tác giả Nguyễn Ngân.

Nhưng sau đó thì đổi tựa đề thành ‘Điều làm nên thành công của hệ thống khách sạn của ông Lê Thanh Thản’. Và cắt đi: đoạn đầu, đoạn nói về tâm tư tình cảm của ông Tổng bí thư với cán bộ, nhân viên khách sạn Mường Thanh; bài thơ ông ta viết tay tặng khách sạn này.

Sai phạm BOT: Đừng trí trá nữa!

Nguyễn Đình Ấm

24- 2- 2018

Khi BOT “trấn lột” bị nhận diện, dân phản ứng khắp nơi, thì VTV, bộ GTVT và nhiều quan chức lớn, bé liên tục đưa ra các lời trí trá như:  “Chủ trương BOT là đúng khi vốn đầu tư của nhà nước còn ‘hạn hẹp’, BOT đã thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông, …” rồi chỉ thị, hô hào kiên quyết trấn áp những “kẻ gây rối”…

Cứ theo những phát ngôn, thông báo, chỉ thị…này thì dân phản đối BOT là sai, là gây rối. Đó là sự trí trá đánh lạc hướng dư luận che giấu một sự thật:  Dân không hề phản đối BOT mà phản đối những sai phạm kiểu “cướp ngày” của nhiều BOT, đó là:

Vài lời nhắn nhủ tới Đinh La Thăng: “Khôn cũng chết, Dại cũng chết, chỉ có Biết mới sống”!

David Trần Hiếu

22-2-2018

Ngày 17-01-2018, trong lời nói sau cùng trước Tòa, Đinh La Thăng nói: “Bị cáo không bao giờ nghĩ mình phải đứng trước phiên tòa, đây là sự đau xót của bị cáo và gia đình. Bị cáo luôn quyết liệt, dám nghĩ dám làm …”.

Đinh La Thăng một lần nữa khẳng định, xảy ra sai phạm ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) là do tính “quyết liệt” của mình.

Nên thả ông Đinh La Thăng?

FB Mai Quốc Ấn

20-2-2018

Đinh La Thăng tại một phiên tòa cuối năm 2017. Ảnh: internet

Đây là 1 câu hỏi không thừa chút nào trong bối cảnh đã đầy rẫy đại án và sẽ còn xuất hiện thêm nhiều đại án nữa. Vì nếu xác định ông Đinh La Thăng phải đi tù thì cần xác định thêm những người xứng đáng ngồi nhà đá.

Ngày 22/1/2018, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị thu hồi 6.100 tỉ đồng từ ba ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank trả cho ngân hàng Xây dựng (VNCB) để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, VKS cũng yêu cầu Phạm Công Danh và tập đoàn Thiên Thanh có trách nhiệm bồi hoàn 6.100 tỉ đồng cho ba ngân hàng trên.

Kẹt xe cấp Nhà nước

FB Huy Đức

13-2-2018

Ảnh: internet

Cho dù cả Ban Bí thư lẫn Thủ tướng đều ra văn bản “cấm quà”, ai dám khẳng định nguyên nhân chính làm cho Hà Nội kẹt xe đến tận mấy hôm nay không phải vì “triều cống”. Quà cáp không phải là thứ có thể vận hành theo chỉ thị; nó, hoặc tuân theo “mệnh lệnh của trái tim”; hoặc được toan tính như một khoản đầu tư (cho ghế và cho dự án). Có những khoản quà cáp được trao theo “truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta”; nhưng tôi tin, có không ít “rương tráp” đã chẳng được vác ra Thủ đô nếu ghế và tiền bạc không chủ yếu được quyết từ Hà Nội.