Tiêm nhầm vaccine!

Lê Huyền Ái Mỹ

5-11-2021

18 trẻ nhỏ bị tiêm nhầm vaccine Covid-19, một bản tin chạy khắp các báo, nằm lẫn giữa mớ thông tin trong ngày. “Hiện chưa rõ tại sao xảy ra nhầm lẫn, các bé đã được tiêm vaccine Pfizer với liều lượng bao nhiêu”. Rồi “khuyến mãi” thêm dòng trấn an: “Hiện sức khỏe các bé ổn định, một số có biểu hiện sốt, sủng đỏ nơi tiêm, là những phản ứng thông thường sau tiêm, không có trường hợp nào sốc phản vệ”.

Vũ Minh Khương, viên “quan văn” ở nước ngoài của triều đình đỏ

Jackhammer Nguyễn

5-11-2021

Đây là bài thứ tư tôi đề cập tới ông Vũ Minh Khương trên Tiếng Dân, bởi viết về ông nhiều quá tôi đâm ngại. Dù không muốn viết gì về ông, nhưng tôi buộc phải lên tiếng.

Giải độc thông tin – về nhận xét của BS Lương Trường Sơn (Phần 3)

Nguyễn Hồng Vũ

2-11-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Ảnh chụp màn hình

Hôm nay, mình được bạn bè cho xem những thông tin bên tường nhà BS Sơn nói về vaccine COVID-19 khiến các bạn ấy khá hoang mang!

Đáng tiếc và cách dùng người

Mạc Văn Trang

24-10-2021

1. ĐÁNG TIẾC

Những quan chức như ông Lê Minh Tấn Giám đốc Sở LĐTBXH TP.HCM thì một lúc bỏ tù vài trăm anh cũng chả sao, nhưng nghe tin ông Nguyễn Quang Tuấn một bác sĩ tài năng, vì tham nhũng, bị bắt vào tù, cứ thấy xót xa, tiếc nuối …

“Chiều 21-10, Trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – xác nhận với Tuổi Trẻ Online thông tin Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn về tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, theo Điều 222 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các quyết định và lệnh trên cũng đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn”.

Ông Nguyễn Quang Tuấn sinh năm 1967, 54 tuổi, là một bác sĩ tim mạch hàng đầu của Việt Nam.

Năm 1994, Nguyễn Quang Tuấn tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành bác sĩ đa khoa. Sau đó ông tiếp tục học Bác sĩ nội trú chuyên ngành tim mạch.

Năm 1996, Nguyễn Quang Tuấn đi tu nghiệp chương trình 2 năm tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp.

Năm 1997, ông tốt nghiệp Trường Đại học Toulouse loại xuất sắc và nhận được lời mời của giáo sư ở lại làm việc nhưng ông đã quyết định quay về Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu hành nghề y, ông được sự hướng dẫn của giáo sư Phạm Gia Khải và Nguyễn Lân Việt.

Năm 2005, Nguyễn Quang Tuấn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Y Hà Nội. Năm 2010, nhóm của Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao giải nhất Giải thưởng “Nhân tài đất Việt” trong lĩnh vực y tế cho đề tài “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)”.

Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Ông hiện là Giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.

Năm 2017, ông là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC), Thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI).

Ông được công nhận đạt chuẩn Chức danh Giáo sư ngành Y năm 2017. Ngày 18 tháng 3 năm 2020, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Bộ Y tế”… (Wikipedia).

Riêng cái việc “Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)” đã cứu được biết bao người. Ông anh tôi đã mấy lần nguy kịch và được đặt 3 stent nên qua khỏi.

2. DO CÁCH DÙNG NGƯỜI

Tôi nhớ năm 1967 một lần được nghe GS Tôn Thất Tùng nói chuyện về làm khoa học. Cuộc nói chuyện của ông chỉ chừng 30 phút, nhưng rất ấn tượng. Ông nói đại ý, làm khoa học, làm chuyên môn thì phải tập trung vào công việc mà mình theo đuổi, kệ mẹ mọi cái diễn ra xung quanh. Có tập trung theo đuổi mới phát hiện ra vấn đề, rồi suy nghĩ, tìm cách giải quyết vấn đề; phải chú ý quan sát, tập trung cao độ vào công việc mới mong tìm ra cái gì đó, cứ nhấp nha nhấp nhổm thì chẳng làm được gì…

Ông chia sẻ, họ bảo tôi làm Thứ trưởng Bộ Y tế, nhưng tôi nói, cái đó thằng nào chả làm được! Để yên cho tôi làm chuyên môn. Rồi ông bảo, tôi làm Giám đốc Bệnh viện cũng chỉ làm chuyên môn thôi. Mọi việc về nhân sự, tài chính, hội họp, báo cáo… thì ông Phó kiêm bí thư Đảng uỷ làm hết. Nếu bảo tôi ký giấy, thì tôi nói, ông ký trước đi, ông chịu trách nhiệm nhé, tôi không chịu trách nhiệm đâu!

Ông nói đi nói lại, phải say sưa, hứng thú tập trung vào việc chuyên môn, phải hết sức tỉ mỉ, chính xác mới làm khoa học được. Các anh cứ nói chung chung, cái gì cũng quan sát qua loa thì đừng làm khoa học!

Càng trải nghiệm, càng thấy thấm thía ý kiến của GS Tôn Thất Tùng.

Chế độ phong kiến đào tạo những người đỗ đạt ra làm quan. Họ được giáo dục phẩm chất của người làm quan và lương bổng hậu hĩ, nên cũng ít tham nhũng.

Thời Pháp thuộc, người Pháp đã đào tạo ra một thế hệ các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu đúng nghĩa. Những người đã tốt nghiệp đại học thời đó hầu hết đều thành tài, do họ say mê đi sâu vào chuyên môn được đào tạo. Họ không màng làm quan, nếu có cũng là bất đắc dĩ.

Vì sao vậy? Vì họ theo các giá trị của châu Âu, những người có chuyên môn, có tài được say sưa làm công việc mình yêu thích là hạnh phúc rồi; mặt khác tiền lương để họ và vợ con đủ sống đàng hoàng, không phải tính chuyện xoay xở “làm thêm” kiếm chác…

Thời nay, người đỗ đạt, say sưa làm chuyên môn thì nghèo, vợ con nhếch nhác; nhưng nhảy được vào cái ghế quan chức là có quyền, có tiền, chả mấy mà xe hơi, nhà lầu, oai vệ…
Thành ra, đa số học cốt có bằng cấp (cả mua bằng cấp) để chạy có chức có quyền, trở nên giàu có…

Kẻ dốt nhưng có chức quyền làm quản lý khoa học thì những người giỏi chuyên môn dưới quyền vô cùng chán nản: Họ cứ “sắp xếp, quy hoạch, đổi mới” tuỳ tiện để tạo ê kíp, phá nát các tổ chức có tính truyền thống; Họ dùng người, đánh giá người sai; Họ làm chủ nhiệm các đề tài, dự án có “màu”… nhưng sai quân lính làm hết, chỉ có đi họp kể cả tranh đi họp quốc tế, bắt người giỏi chuyên môn viết báo cáo cho họ; ra sách thì họ Chủ biên, có khi chả viết chữ nào…

Vì vậy mấy người giỏi chuyên môn cũng ấm ức, nhấp nhổm không yên, cố nhảy được vào hệ thống quan chức. Vào đó rồi hội họp suốt ngày, học nghị quyết, kiểm điểm, thi đua, báo cáo… còn thời gian, tâm sức đâu mà làm chuyên môn nữa. Mà mấy anh chuyên môn sâu, lớ ngớ làm quản lý, vào cái hệ thống tù mù, “thiên la địa võng” những cạm bẫy thì dễ sai lầm lắm.

TÓM LẠI:

Người quản lý chỉ cần biết chuyên môn nhưng hiểu pháp luật, hiểu biết về Khoa học quản lý, am hiểu Tâm lý – xã hội, trải nghiệm cuộc sống và đáng tin cậy về nhân cách, chứ không cần nhà chuyên môn thật giỏi.

Nhà chuyên môn, nhà khoa học giỏi là của quý hiếm, cần trả lương họ xứng đáng để họ yên tâm làm chuyên môn đóng góp cho xã hội; để họ nhấp nhổm bon chen vào chốn quan trường trong thể chế này, thì rất dễ tha hoá.

“Quan chức hoá” đội ngũ giỏi chuyên môn là sai lầm tệ hại, không biết đến bao giờ mới khắc phục được.

Giải độc thông tin – về nhận xét của BS Lương Trường Sơn (Phần 2)

Nguyễn Hồng Vũ

23-10-2021

Tiếp theo Phần 1

Ảnh tác giả tổng hợp trên mạng

Đáng tiếc một tài năng

Phan Ngọc Minh

22-10-2021

Ông Nguyễn Quang Tuấn là một tài năng y học. Ông đã từng đi tu nghiệp chương trình tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp.

Ai cho quan làm người lương thiện?

Dương Quốc Chính

21-10-2021

Trường hợp anh Nguyễn Quang Tuấn giám đốc BV Bạch Mai bị bắt khá giống trường hợp anh Đinh La Thăng. Tức là có sai phạm nhưng vẫn được lên chức to hơn rồi bị bắt ở vị trí to hơn đó. Ở vị trí đương nhiệm thậm chí các anh còn muốn lập công chuộc tội.

Hai bản tin trong ngày

Lê Huyền Ái Mỹ

21-10-2021

Ảnh: VNN

Hôm nay đọc 2 bản tin: Bản tin sáng về Hòa thượng Thích Phổ Tuệ viên tịch, bản tin chiều về giáo sư, bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn bị khởi tố.

Nguyên tắc “Vô luật bất hình” đối với vụ án liên quan đến Hội thành Truyền giáo Phục hưng

Đặng Đình Mạnh

21-10-2021

“Ổ dịch”, báo chí đã không ngoa khi gọi về nơi phát hiện ra đến 60 ca nhiễm Covid được cho rằng có nguồn gốc tại Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng. Rõ ràng, ở đó đã phát sinh tình trạng lây nhiễm với mật độ lớn và đưa họ vào danh sách dài đến hàng chục vạn nạn nhân Covid tính trong phạm vi lãnh thổ.

Lây nhiễm với mật độ lớn là một sự thật về phương diện y tế. Nhưng lây nhiễm với mật độ lớn có khiến người trong cuộc trở thành tội phạm hay không lại là vấn đề thuộc về phương diện luật pháp khi thỏa mãn những điều kiện định sẵn trong Bộ luật Hình sự.

Đó chính là nguyên tắc “Vô luật bất hình” trong pháp luật hình sự. Hiểu nôm na “Không có điều luật cấm thì không có tội”. Vậy thì, Bộ Luật Hình sự đã quy định những điều cấm nào trong việc lây lan dịch bệnh?

Tại điều 240, điều luật làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự đối với Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng quy định về tội danh “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm”, thì các hành vi bị cấm được quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, như sau:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Đương nhiên, các thành viên của Hội Thánh không liên quan gì đến các điểm a, b nêu trên. Chỉ còn lại điểm c về “Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”.

Điểm c được hướng dẫn theo Công văn số 45/TANDTC-PC V/v xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành ngày 30/03/2020, gồm các điểm a, b, c và d tại mục 1.1, như sau:

a) Trốn khỏi nơi cách ly.

b) Không tuân thủ quy định về cách ly.

c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly.

d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

Tương tự, các thành viên của Hội Thánh cũng không có vi phạm gì liên quan đến việc cách ly, khai báo y tế.

Do họ không vi phạm vào những điều cấm được quy định trong điều 240, thì theo nguyên tắc “Vô luật bất hình”, họ không thể là chủ thể của tội danh ghi trong điều luật ấy được. Điều đó đã là một sự thực khách quan không thể thay đổi, cho dù có cất công điều tra đến mức nào đi nữa. Thế nên, căn cứ pháp luật để khởi tố hình sự vụ án theo điều 240 Bộ luật Hình sự thật hết sức “mong manh”. Việc cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự là điều cần thiết.

Với tư cách là luật sư trong vụ án, chúng tôi đã kiến nghị đến cơ quan chức năng giải quyết vụ án theo hướng ấy. Điều còn lại là chờ vào quyết định của họ.

_____

*Tham khảo:

“Vô luật bất hình”, tên Latin “Nullum Crimen Sine Lege” là một nguyên tắc pháp luật cổ có từ thời Nhà nước La Mã. Cổ luật Việt Nam cũng chấp nhận nguyên tắc này và được minh thị đầu tiên trong bộ Quốc Triều Hình Luật (còn gọi là Luật Hồng Đức) từ thế kỷ 15 dưới thời nhà Lê.

Trong luật pháp của chính quyền Sài Gòn cũ và đa số các quốc gia trên thế giới đều chấp nhận quan điểm học thuật hình sự xác định yếu tố cấu thành tội phạm hình sự, gồm 03 yếu tố: Yếu tố tinh thần, yếu tố vật chất và yếu tố luật định. Trong đó, yếu tố luật định chính là áp dụng nguyên tắc Vô luật bất hình.

Luật pháp hình sự Việt Nam hiện nay và một số nước XHCN trước đây ảnh hưởng bởi quan điểm của Liên Xô về học thuật hình sự đưa ra quan điểm 04 yếu tố cấu thành tội phạm hình sự, gồm: Chủ thể, khách thể, chủ quan, khách quan.

Chân dung một quan chức điển hình

Mạc Văn Trang

21-10-2021

Lâu nay Viện Tâm lý học VN có một một phương pháp nghiên cứu tâm lý nhân cách – xã hội khá thú vị là, minh hoạ một, hai “chân dung tâm lý điển hình” của nhóm khách thể được nghiên cứu.

Giải độc thông tin – về nhận xét của BS Lương Trường Sơn (Phần 1)

Nguyễn Hồng Vũ

21-10-2021

Từ lúc các ca bệnh COVID-19 đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019, cho đến nay đã được gần 2 năm. Việc nghiên cứu và phát triển vaccine COVID-19 được bắt đầu khá sớm vào những tháng đầu năm 2020, khi mà mã di truyền của virus SARS-CoV-2 được các nhà khoa học công bố.

Chẳng dính quái gì đến 20-10!

Lê Huyền Ái Mỹ

20-10-2021

1. Trong Toàn thư, Lĩnh Nam chích quái, từ thế kỷ XV trở về trước đều chép rằng: Mẹ Tiên Âu trách chồng mải rong chơi, không chăm sóc con cái nên con không biết mình có bố và quyết định chia 50 con theo bố xuống miền sông biển, 50 con theo mẹ lên vùng núi đồi. Sơn Tinh ban đầu theo cha nhưng vì nhớ mẹ lại ngược biển lên non. Quốc tổ Hùng Vương cũng ở trong danh sách theo mẹ. Ấy thế mà đến cuối thế kỷ XIX, các tác giả sách Việt sử thông giám cương mục bỗng chỉnh lại… theo cha!

Về quê phú

Cao Bồi Già

20-10-2021

Hai tiếng về quê;

Muôn lòng ấm áp.

Nhưng chẳng hớn hở như bao độ đón tết mừng xuân;

Mà kinh hoàng hơn cả phần tránh bom chạy giặc.

“Ngu dốt, vô cảm, trí trá và hèn hạ”

Lưu Trọng Văn

20-10-2021

Đó là bài viết của nhà báo Nguyễn Đại Dương, cây viết uy tín của báo Tiền Phong trên facebook của mình về câu nói:

Ông Tấn nên xin lỗi!

Lê Huyền Ái Mỹ

19-10-2021

Trước lời phủ nhận vào trưa nay, “tôi không nói chưa có ai bị khốn khổ, khó khăn mà là không để ai bị thiếu đói, thiếu mặc, khốn khổ”, được rải khắp các tờ báo thành phố; chiều tối nay, báo Lao động công bố bản ghi âm, minh định một lần nữa phát biểu của “chính chủ” mà tờ báo đã tường thuật ban đầu.

Thông tin về vụ án liên quan đến Hội thánh Truyền giáo Phục hưng

Đặng Đình Mạnh

18-10-2021

Ảnh: FB tác giả

Chiều chủ nhật, ngày 17/10/2021, Cơ quan Cảnh sát Điều tra đề nghị được “khảo sát” nơi sinh hoạt tín ngưỡng Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng.

Tại sao TP.HCM có số người tử vong vì dịch cao đến thế?

Đỗ Duy Ngọc

17-10-2021

Từ khi thành phố bùng phát dịch vào đầu tháng 5.2021, tôi cứ thắc mắc hoài về con số tử vong vì dịch bệnh. Con số người mắc bệnh ở thành phố cho đến nay là 416.665 người, nhưng con số tử vong đã lên đến trên 18.000. Trong khi đó ở Bình Dương số người nhiễm là 224.877 tức khoảng hơn một nửa Sài Gòn nhưng số người chết chỉ hơn 2.000 người.

Vaccine Trung Quốc – nỗi lo về hiệu quả bảo vệ kém

Nguyễn Hồng Vũ

16-10-2021

Hôm qua, một bài viết được đăng trên phần News của tạp chí Nature với nội dung thể hiện lo ngại về sự kém hiệu quả của hai loại vaccine Trung Quốc là Sinovac và Sinopharm.

Có ai chơi Facebook không?

Lưu Trọng Văn

16-10-2021

Ảnh chụp màn hình báo PLTP

Đó là câu hỏi của bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh hỏi lãnh đạo tỉnh mình trong một cuộc họp.

Nghe ai…

Lê Huyền Ái Mỹ

15-10-2021

Ngày 8-10, khi đăng đàn Dân hỏi – Thành phố trả lời, phó chủ tịch UBND TP Phan Thị Thắng nói: “Từ đây đến ngày 15-10, nếu tình hình dịch ổn định thì sẽ tính toán thêm, để không nói “bình thường mới” mà là bình thường”.

Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế

Dương Quốc Chính

15-10-2021

Nghị quyết này bản chất đã phế bỏ 3 cái Chỉ thị 15, 16, 19 của ông Nguyễn Xuân Phúc nhưng chắc vì tế nhị, nể mặt ông Phúc nên CP mới dùng cái gọi là “tạm thời không áp dụng” 3 cái chỉ thị kia. Tại sao là có khái niệm tạm thời? Đó là vì Nghị quyết của CP bản chất là thứ văn bản mang tính thời vụ, nó không như nghị định là văn bản pháp quy ổn định dựa trên luật.

Xét nghiệm COVID-19: Thanh tra không thanh… ‘cha’?

Blog VOA

Trân Văn

14-10-2021

Một chốt kiểm soát covid tại Sài Gòn, 23/8/2021. Hình minh họa.

Tổ chức nào, cá nhân nào yếu kém trong hệ thống?

Lê Huyền Ái Mỹ

14-10-2021

Khai mạc hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hàng Đảng bộ TP.HCM khóa XI. Ảnh: Thảo Lê

Đại dịch làm thấy rõ ưu khuyết của tổ chức, cá nhân trong bộ máy, bộc lộ rõ hạn chế, yếu kém trong hệ thống mà điều kiện bình thường khó thấy – là nhận định của Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 9 của BCH Đảng bộ TP.HCM khóa XI, sáng 14-10.

Lỗ hổng của Sổ sức khỏe điện tử

Dương Ngọc Thái

14-10-2021

Ứng dụng Sổ sức hỏa điện tử. Ảnh trên mạng

Tôi không có thời gian viết chi tiết, nên chỉ công bố email mà tôi chia sẻ với Bộ TTTT, Bộ Y Tế và Viettel. Xin được lọc bỏ tên và email của những người đã trực tiếp liên hệ để đảm bảo riêng tư.

Gì cũng có, chỉ thiếu… ‘thống nhất’!

Blog VOA

Trân Văn

13-10-2021

Nếu chỉ nghe ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng – chống dịch COVID-19 của Việt Nam tuyên bố về những diễn biến mới nhất liên quan đến đợt dịch thứ tư tại Việt Nam thì Việt Nam đã… đạt đủ mọi thứ…

Luật pháp như đất nặn

Nguyễn Thông

12-10-2021

Đã xác định là vùng xanh mà còn chặn. Ảnh trên mạng

Hồi đám chúng tôi còn nhỏ học cấp 1 có môn thủ công. Cô giáo dạy vẽ đường diềm, may vá (kỹ năng may vá cực kỳ cần thiết bởi quần áo rách là đặc sản thời đó), gấp giấy, đan lát, nặn con này con kia… Nguyên liệu để nặn là đất sét. Trước hôm có tiết thủ công nặn, vác cái thuổng ra cánh đồng đào một bọc to, loại đất sét hạng nhất vừa dẻo vừa trắng, lâu khô, đem về tha hồ nặn.

Vì sao nhà nước nhất thể trở thành… Liên bang COVID-19?

Blog VOA

Trân Văn

12-10-2021

Một chốt kiểm soát ở Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9/2021. Photo VOA. Hình minh họa.

Không hẳn chuyện đàn chó! Đó là chuyện đàn người…

Lê Đức Dục

12-10-2021

Cũng không định viết nữa, nhưng lại ồn ào những lập luận sao vạn người chết không khóc mà khóc bầy cún bị giết ở Cà Mau? Nên viết.

Tất cả vì… Thủ tướng!

Blog VOA

Trân Văn

11-10-2021

Ông Phạm Minh Chính – Thủ tướng Việt Nam – vừa gửi thêm một công điện theo hình thức… hỏa tốc cho lãnh đạo các cơ quan trực thuộc chính phủ và chủ tịch các địa phương trực thuộc trung ương, hối thúc khôi phục các hoạt động vận tải hành khách, trong đó có hàng không (1)