Việt Nam chọn con đường nào?

Lê Thân

31-12-2022

I. Tình hình

Trong năm 2022 tình hình trong nước nhiều diễn biến xấu, rất phức tạp, những người có trách nhiệm và dư luận xã hội đang rất quan tâm, lo lắng cho vận mệnh của dân tộc. Có thể kể đến những sự kiện tiêu biểu như sau:

Bàn về “số đẹp”

Đỗ Ngà

30-12-2022

Năm 2021, Chính quyền Cộng Sản đặt mục tiêu cho tăng trưởng kinh tế năm 2022 là từ 6-6,5%. Tuy nhiên, kết quả mới đây cho biết kinh tế Việt Nam tăng trưởng đến 8,02% trong năm nay. Như vậy là nền kinh tế Việt Nam đã phát triển thần kỳ, có thật như vậy không?

Vì sao ngoại giao không thèm bận tâm đến… nội giao?

Blog VOA

Trân Văn

30-12-2022

Trích đoạn email của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức vừa gửi chị… nào đó và anh… nào đó. (Hình: Trích xuất từ trang Facebook của đại sứ Vu Quang Minh)

Một số nhận thức nhầm về đảng và Mác – Lênin (Phần cuối)

Nguyễn Đình Cống

30-12-2022

Tiếp theo phần 1phần 2

6. Nhầm của các ông tổ

Đây là nhầm lẫn của Mác và Lênin trong học thuyết của các ông. Những nhầm lẫn ấy được truyền bá ra khắp thế giới.

Dù sao ‘phê phán dân sự hóa quân đội’ cũng có vài điểm… ‘đúng’

Blog VOA

Trân Văn

29-12-2022

Về lý thuyết, giai cấp thống trị là liên minh giữa công nhân và nông dân nhưng trên thực tế công nhân và nông dân thê thảm ra sao thì ai cũng biết bất kể hai giai cấp này luôn được sử dụng làm bung xung cho đảng CSVN

Chuyện kể về cuộc phản công Kharkiv của Ukraine, khiến Putin choáng váng và định hình lại cuộc chiến (Phần 2)

Washington Post

Tác giả: Isabelle Khurshudyan, Paul Sonne, Serhiy MorgunovKamila Hrabchuk

Cù Tuấn, dịch

29-12-2022

Tiếp theo Phần 1

Vào ngày 6 tháng 9, lúc hơn 3:30 sáng, đại đội của Oleh gồm khoảng 100 binh sĩ, thuộc Lữ đoàn tấn công đường không số 25, bắt đầu tiến công theo từng nhóm nhỏ gồm ba xe chiến đấu bộ binh mỗi nhóm. Trong nhiều giờ trước khi họ bắt đầu di chuyển, các pháo binh Ukraine đã tấn công các vị trí phòng thủ của Nga bằng hệ thống tên lửa phóng loạt M270 do Mỹ sản xuất.

Bạn có thể yêu Putin hay nước Nga – không thể cả hai

FAZ

Tác giả: Michael Martens từ Belgrade

 Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

26-12-2022

140.000 người Nga đã bỏ nước đến Serbia kể từ tháng Hai. Dòng người này đã đặc biệt thay đổi Belgrade nói riêng – cũng như hình ảnh kỳ quặc về nước Nga mà nhiều người Serb có trong cuộc sống hàng ngày.

Một số nhận thức nhầm về đảng và Mác – Lênin (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

29-12-2022

Tiếp theo phần 1

4. Đảng và dân tộc

Có ý cho rằng đảng từ dân tộc sinh ra. Nói điều này là dựa trên việc gần như toàn bộ đảng viên là người Việt. Đó là một nhận thức nhầm. Đảng Cộng sản là một tổ chức ngoại nhập. Trước nó đã có những tôn giáo và học thuyết ngoại nhập như Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Nho, Đạo Lão…

Một công thần bị chôn vùi (Phần 3)

Nguyễn Thông

29-12-2022

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Về sau, từ lời kể những người trong cuộc, từ con cháu Chu công, nhiều sự đã được phơi bày. Sau khi cách tuột hết cả chức vụ của ông Chu Văn Tấn, người ta ngầm lệnh cho báo chí truyền thông phải “quên” ông (cũng như sau này suốt gần chục năm người ta áp dụng triệt để đối với ông Giáp). Nếu bị cách làm thứ dân thì đã là may, đằng này người ta triệu tập ông tới “làm việc”, rồi an trí ông trong bệnh viện (Việt Xô, nơi dành riêng cho cán bộ cao cấp), như một dạng giam lỏng. Bốn năm ròng rã bị cách ly với gia đình, người thân, bạn bè, đồng đội, chỉ thỉnh thoảng con cái được vào trò chuyện đôi ba câu. Năm 1984, thượng tướng Chu Văn Tấn qua đời tại cái nhà tù không tên ấy, không một người thân nào bên cạnh khi hữu sự, giây phút cuối. Thật thê thảm. “Khi sao ong bướm rủ là/Giờ sao tan tác như hoa giữa đường”.

Tóm lược các diễn biến chính trên thế giới trong năm 2022

Đỗ Kim Thêm

29-12-2022

Ngày 30 tháng 1: Đảng Dân chủ Xã hội Bồ Đào Nha thắng cử Quốc hội

Ảnh: Antonio Costa, Thủ tướng Bồ Đào Nha và là Chủ tịch Đảng Xã hội sau cuộc bầu cử. Ảnh: Tân Hoa Xã/ Pedro Fiuza

Đảng Dân chủ Xã hội (Partido Socialista, PS) đã giành được 42% số phiếu bầu với 117 trong số 230 ghế tại quốc hội. Do đó, Đảng PS đạt đa số tuyệt đối. Từ năm 2015 đến năm 2022, dưới thời Thủ tướng António Costa, đảng PS nắm quyền điều hành đất nước với một chính phủ thiểu số đôi khi do các đảng thuộc cánh tả ủng hộ.

Ngày 13 tháng 2:  Steinmeier tái đắc cử chức vụ Tổng thống Cộng hoà Liên bang Đức 

Tổng thống Frank-Walter Steinmeier chào mừng sau khi tái đắc cử. Ảnh: DPA/ Bernd Von Jut

Với 1.045 trên 1.437 phiếu bầu trong vòng đầu tiên, Quốc hội Liên bang Đức đã tái tín nhiệm Tổng thống Frank-Walter Steinmeier trong chức vụ nguyên thủ quốc gia. Quốc hội Liên bang bao gồm 736 thành viên của Hạ viện Đức và nhiều đại biểu do các cơ quan đại diện của 16 tiểu bang chỉ định. Steinmeier là Tổng thống thứ 12 và nhiệm kỳ sẽ kết thúc vào tháng 3 năm 2027.

Ngày 24 tháng 2: Nga tấn công Ukraine

Cảnh hoang tàn trong một khu vực gần thủ đô Kyiv, Ukraine. Nguồn: ZUMAPRESS.com | Carol Guzy

Ngày 24 tháng 2 năm 2022, lực lượng Nga tấn công vào nội địa Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố tình trạng thiết quân luật. Dù việc chiếm giữ thủ đô Kyiv bị ngăn chặn, nhưng Nga chiếm được phần lớn lãnh thổ phía đông và nam Ukraine.

Vào tháng 9, Nga đã ngụy tạo tổ chức 4 cuộc trưng cầu dân ý ở khu vực do Nga đang kiểm soát. Đến cuối năm 2022, quân đội Ukraine đã tái chiếm một phần các khu vực do Nga chiếm đóng. Tuy nhiên, khi mùa đông bắt đầu, quân đội Nga nhắm đánh phá các nguồn cung cấp điện và nước của Ukraine. Liên Hiệp Quốc phát hiện ra nhiều tội ác chiến tranh do Nga gây ra. Theo Cao uỷ Liên Hiệp quốc về Người tị nạn (UNHCR), tính đến tháng 12 năm 2022, có hơn 7,8 triệu người đã tỵ nạn đến các nước châu Âu và hơn 6,5 triệu người đã phải di dời trong nước.

Ngày 16 tháng 3: Đức lập Quỹ tân trang Quân đội 

Sau khi Nga xâm lăng Ukraine, trong buổi họp Quốc hội ngày 27-2-2022, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đưa ra các biện pháp giải quyết. Ảnh: AP/ Michael Sohn

Sau khi Nga tấn công Ukraine, Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố, Quân đội Đức (Bundeswehr) cần những năng lực và trang thiết bị mới. Vào ngày 16 tháng 3, chính phủ Đức thông qua dự thảo luật tăng công chi quốc phòng. Tháng 6, với đa số 2/3 Quốc hội đồng thuận việc tu chỉnh hiến pháp, lập Quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro để tân trang cho Quân đội.

Ngày 24 tháng 4: Macron tái đắc cử tổng thống Pháp

Tổng thống Emmanuel Macron vui mừng sau khi tái đắc cử. Ảnh: AP/ Christophe Ena

Ngày 24 tháng 4 năm 2022, Pháp tổ chức cuộc bầu cử vòng hai cho chức vụ tổng thống. Tổng thống Emmanuel Macron, nhậm chức từ năm 2017, đã thắng cử với 59% số phiếu khi tranh cử với Marine Le Pen, một đối thủ thuộc phe cánh hữu. Với gần 28%, Macron nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong vòng đầu vào ngày 10 tháng 4.

Le Pen là nhà lãnh đạo Phong trào Rassemblement National thuộc cực hữu trong khi Macron, người sáng lập La République en Marche, được coi là thân châu Âu.

Ngày 18 tháng 5: Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập khối NATO

Cờ Phần Lan, Thụy Điển và khối NATO. Ảnh: CHROMORANGE | Christian Ohde

Ngày 18 tháng 5 năm 2022, Phần Lan và Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập, làm thành viên của khối NATO. Trong một thời gian dài, Thụy Điển và Phần Lan theo chính sách đối ngoại trung lập. Sau khi Nga tấn công Ukraine, hai nước thay đổi mô hình hợp tác.

Tuy nhiên, việc gia nhập vẫn chưa hoàn tất vì tất cả các thành viên của khối NATO phải đồng thuận. Riêng Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu tỏ ra từ chối và cáo buộc là hai nước đều thiếu thiện chí hợp tác trong việc chống khủng bố. Cụ thể là Tổng thống Erdogan nhiều lần yêu cầu dẫn độ các thành viên của các nhóm người Kurd mà Thổ coi là khủng bố, nhưng không có kết qủa  Vào cuối tháng 6, sau khi Helsinki và Stockholm nhượng bộ, một thỏa thuận về nguyên tắc đã đạt được. Cho đến nay, Thổ vẫn chưa phê chuẩn việc gia nhập.

Mùa hè: Pakistan lâm cảnh thiên tai 

Cảnh ngập lụt tại khu chợ Lahore, phía Đông Pakistan. Ảnh: Pacific Press | Rana Sajid Hussain

Từ giữa tháng 6 đến tháng 9, khi gió mùa bắt đầu, Pakistan gặp phải một lượng mưa cực lớn. Tại nhiều địa phương, lượng mưa lớn gấp bốn lần so với những năm trước. Thảm họa lũ lụt tăng cao vì còn nhiều lý do khác, thí dụ như sự tan chảy của các sông ngòi bị đóng băng. Kết quả là một phần ba lãnh thổ chìm trong sóng nước. Lũ lụt và sạt lở đất hoành hành khắp nơi cho đến hết mùa thu. Dịch bệnh lây lan nghiêm trọng làm cho ít nhất là 1.300 người chết. Nguyên nhân chính là thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu.

Ngày 8 tháng 9: Nữ hoàng Elizabeth II băng hà, Sunak trở thành Thủ tướng

Gia bảo của Nữ hoàng được đặt trên linh cữu lúc di quan đến Buckingham Palace vào ngày 18.09. 2022 để cử hành quốc táng. Ảnh: Photoshot

Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland băng hà vào ngày 8 tháng 9, thọ 96 tuổi. Đăng quang từ năm 1952, Nữ hoàng là vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới. Hoàng tử Charles III kế vị trong khi Vương quốc có nhiều biến động nghiêm trọng.

Sau khi Thủ tướng Boris Johnson từ chức vào đầu tháng 7,  bà Liz Truss, người kế nhiệm cũng từ chức vài tuần sau đó. Rishi Sunak, Thủ tướng mới là đối thủ của bà Truss. Trong lịch sử nước Anh, ông là vị Thủ tướng đầu tiên không phải người da trắng.

Ngày 13 tháng 9: Biểu tình toàn Iran

Phụ nữ Iran biểu tình phong toả đường phố Iran. Ảnh: ZUMAPRESS.com | Social Media

Vào ngày 13 tháng 9, cô Jina Masha Amini, 22 tuổi, người Kurd đã bị cảnh sát bắt giữ và cáo buộc là đội khăn trùm đầu không đúng quy cách đạo đức. Khi bị giam giữ, nghi can hôn mê và chết trong bệnh viện vào ngày 16 tháng 9.

Nhiều cuộc biểu tình đầu tiên diễn ra trước bệnh viện. Sau đó, các cuộc biểu tình ôn hoà chống bạo lực của cảnh sát đã lan rộng và hiện nay bạo loạn chống các chính sách của chế độ Iran nổ ra trên khắp đất nước.

Tính đến cuối tháng 11, có 448 người, trong đó có 60 trẻ em và 29 phụ nữ, đã bị lực lượng an ninh Iran giết chết. Trên khắp thế giới có những cuộc biểu tình tỏ tình đoàn kết với nhân dân Iran và cho đến nay đang còn tiếp tục. Cả chính giới Mỹ và Liên minh châu Âu cũng đáp trả Iran bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Ngày 5 tháng 9: Liên minh cánh hữu Ý thắng c

Giorgia Meloni tuyên bố thắng cử với lời cám ơn nước Ý. Ảnh: AA | Riccardo De Luca

Đảng Fratelli d’Italia theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu đã dẫn đầu trong cuộc bầu cử quốc hội ở Ý với khoảng 26%. Khối bảo thủ cánh hữu bao gồm Fratelli d’Italia, Lega của Matteo Salvini và Forza Italia của Silvio Berlusconi, tất cả đạt được tổng cộng khoảng 43%. Kết quả này đủ để có được đa số tuyệt đối tại Hạ viện và Thượng viện.

Ngược lại, Đảng Dân chủ Xã hội Partito (19,3%) đã không lập được một liên minh với các chính đảng. Vào ngày 22 tháng 10, lãnh đạo Đảng Fratelli, Giorgia Meloni tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng và là phụ nữ đầu tiên đảm nhận chức vụ này trong lịch sử nước Ý.

Ngày 30 tháng 10: Lula da Silva thắng cử ở Brazil

Lula da Silva mừng thắng cử tại Sao Paulo, Brasilien. Ảnh: AP | Andre Penner

Lula da Silva thắng cử trong vòng hai cho chức vụ Tổng thống Brazil. Là ứng cử viên thuộc Đảng Công nhân cánh tả (“Partido dos Trabalhadores”), ông đã thắng với 50,9% số phiếu so với Jair Messia Bolsonaro là người đương nhiệm theo cực hữu và đạt được 49,1% phiếu.

Lula đã từng là Tổng thống Brazil từ năm 2003 đến 2010. Năm 2018, Lula bị kết án tù vì tội tham nhũng và rửa tiền. Sau khi kháng án, các bản án bị hủy bỏ vào năm 2021. Brazil là quốc gia đông dân nhất ở Nam Mỹ. Trong nhiệm kỳ của Bolsonaro, nạn phá rừng nhiệt đới Amazon đã gia tăng liên tục. Các nhà hoạt động về bảo vệ khí hậu hy vọng, Lula sẽ sớm có biện pháp cải thiện tình thế. Tuy nhiên, thách thức cho Lula là Đảng cánh tả không chiếm được đa số tại quốc hội.

Ngày 1 tháng 11: Khối cánh hữu thắng cử ở Israel  

Benjamin Netanjahu trước Quốc hội sau khi cuộc kiểm phiếu kết thúc. Ảnh: DPA| Ilia Yefimovich.

Khối các chính đảng thuộc cánh hữu, cực hữu và tôn giáo thắng phiếu trong bầu cử quốc hội vào ngày 1 tháng 11. Đây là cuộc bầu cử lần thứ năm kể từ năm 2019. Thủ tướng đương nhiệm Yair Lapid thất bại trong cuộc bầu cử này. Người thắng cử là cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu, lãnh đạo phe đối lập.

Đảng Likud của Netanyahu nắm giữ 64 trong số 120 ghế trong Quốc hội Israel (Knesset). Kể từ khi Israel thành lập năm 1948, khối cánh hữu mới được thành lập lẩn đầu tiên. Một trong những lo âu chính của các chuyên gia là tư pháp không còn hoạt động độc lập. Sau khi liên minh chính trị của Thủ tướng Lapid tan rã vào tháng Tư, các cuộc bầu cử quốc hội mới trở nên cần thiết.

Ngày 8 tháng 11: Bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống Mỹ

Các vận động viên của Đảng Dân chủ mừng chiến thắng của Nghị sĩ Raphael Warnock, ngày 6-12-2022, Atlanta. Ảnh: AP | John Bazemore

Cứ hai năm một lần, cử tri Mỹ bầu lại 435 dân biểu và 1/3 nghị sĩ. Lần bầu này, đã có nhiều dự đoán cho rằng đảng Cộng hòa sẽ thắng phiếu đáng kể, vì đảng của tổng thống đương nhiệm thường mất sự ủng hộ trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Vì tình trạng lạm phát, Đảng Dân chủ của Tổng thống Joe Biden mất nhiều uy tín và suýt mất thế đa số tại Hạ viện.

Nhưng sau cuộc bầu cử vòng hai ở bang Georgia vào ngày 6 tháng 12, Đảng Dân chủ đã giành được 51 trên 100 ghế tại Thượng viện, nhiều hơn trước đó 1 ghế. Đa số đảng viên Cộng hòa đổ lỗi sự thất bại cho cựu Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, Donald Trump muốn tái tranh cử vào năm 2024.

COP27 lập qũy khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu

Trước tiền đình Hội nghị COP 27 Ảnh: photothek | Thomas Imo

Từ ngày 6 đến ngày 20 tháng 11 năm 2022, đại diện của 196 quốc gia nhóm họp tại Sharm El-Sheikh, Ai Cập, trong khuôn khổ Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 27 của Liên Hiệp Quốc (COP27).

Tại cuộc họp này, các đại biểu thống nhất về việc thành lập một qũy đền bù thiệt hại liên quan đến việc biền đổi khí hậu. Các quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ được hỗ trợ tài chính. Các hình thức hỗ trợ cụ thể vẫn chưa được chung quyết  Mặt khác, các đại biểu cũng không đồng ý đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn trong bảo vệ khí hậu, chẳng hạn như loại bỏ dần sản xuất dầu khí.

Ngày 18 tháng 12: World Cup kết thúc tại Qatar

Lion Messi tạo chiến thắng cho Argentina tại Qatar 2022. Ảnh: David Pamoa/ FIFA/ Getty/Images

Từ ngày 20-11 đến 18-12, giải bóng đá thế giới diễn ra tại Qatar. Theo ước tính, Qatar đã chi khoảng 220 tỷ đô la cho việc tổ chức. Tinh thần thi đua thể thao của giải bị lu mờ bởi những cáo buộc chống lại FIFA và nước chủ nhà.

Qatar là một quốc gia độc tài và hạn chế bảo vệ nhân quyền. Theo các nhà phê bình, lẽ ra Qatar không nên được trao cho việc tổ chức giải. FIFA cũng cấm một số đội tuyển quốc gia đeo băng “One Love”, được coi là dấu hiệu của nhân quyền. Cuối cùng, đội bóng Argentina chiến thắng và trở thành vô địch bóng đá thế giới năm 2023. 

Một số nhận thức nhầm về đảng và Mác – Lênin (Phần 1)

Nguyễn Đình Cống

28-12-2022

1. Ai nhận thức nhầm?

Rất nhiều. Từ những người như Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, cho đến Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, từ những cán bộ cao cấp và trí thức lớn đến đảng viên thường hoặc người dân. Sự nhầm lẫn ở mỗi người là khác nhau. Người nhầm chỗ này, kẻ nhầm chỗ kia, người này nhầm ít, người khác nhầm nhiều. Nguyên nhân trực tiếp gây ra nhầm quy nạp về một mối là sự vô minh.

Sự nghiệp của hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam chấm dứt! (Phần 2)

Lê Văn Đoành

27-12-2022

Tiếp theo phần 1

Nhúng chàm…

Ông Phạm Bình Minh không phục khi bị đưa vào danh sách “nhúng chàm”, ép phải làm đơn xin thôi tham gia Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương khoá 13, từ bỏ tư cách đại biểu quốc hội. Ông Minh cho rằng, ông “chỉ nhận trách nhiệm chính trị” chứ không hề sai phạm, tham nhũng hoặc nhận hối lộ.

Sự nghiệp của hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam chấm dứt! (Phần 1)

Lê Văn Đoành

26-12-2022

Dấu chấm hết

Cuộc họp Bộ Chính trị hôm 24-12-2022 diễn ra gay gắt và đầy kịch tính. Kết quả bỏ phiếu trong Bộ Chính trị đã “kết liễu” số phận chính trị của cả hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.

Một công thần bị chôn vùi (Phần 2)

Nguyễn Thông

26-12-2022

Tiếp theo Phần 1

Từ trái sang: Chu Văn Tấn, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp ở Việt Bắc. Ảnh tư liệu

Sau năm 1975, đất nước thống nhất nhưng lòng người phân chia. Không phải chỉ giữa người Nam với người Bắc mà ngay trong nội bộ “bên thắng cuộc” đã nẩy sinh sự tranh giành, cướp công, trả thù cá nhân. Sự chia rẽ, bè phái, đố kỵ, ganh ghét, hãm hại nhau ngày càng nhiều trong bộ máy cai trị. Không còn ông Hồ, không còn gì để ngại ngần nữa, mà thực ra khi cụ Hồ còn sống, đám bề tôi đã lăng loàn coi thường, qua mặt, điều này ai sống trong thời ấy đều biết cả.

Một công thần bị chôn vùi (Phần 1)

Nguyễn Thông

25-12-2022

Thượng tướng Chu Văn Tấn và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh tư liệu

Không phải thứ gì được phát trên tivi mậu dịch đều đáng “bỏ qua”, nói như ngôn ngữ chơi trò trên tivi. Có những thứ quái gở vẫn được thiên hạ quan tâm, chú mục vào, thậm chí săm soi, như vụ cô á hậu vừa xuất hiện trong veo vậy. Nhưng, trong đống rác tivi, vẫn có những cái không thể “bỏ qua”, tạo được sự chú ý của người tử tế.

Mắc kẹt trong bệnh thành tích và bệnh sĩ

Đỗ Ngà

23-12-2022

Khi dịch Covid-19 tàn phá các nước trên thế giới, toàn bộ nhân loại hóng vaccine. Trong lúc chạy đua với thời gian để giành lấy lợi thế ra vaccine đầu tiên thì Trung Quốc vượt lên song hành với Mỹ, thậm chí có thể vượt Mỹ lúc bắt đầu. Việc chạy đua để đưa vaccine ra chích đại trà nó là một con bài chiến lược. Đất nước nào chặn đứng dịch trước tiên thì đất nước đó có lợi thế. Lợi thế về phục hồi kinh tế, lợi thế về gây ảnh hưởng chính trị, lợi thế về uy tín trên trường quốc tế v.v…

Về một cuốn sách lạ

Nguyễn Đình Cống

23-12-2022

Đó là cuốn “Chống Bầu Cử: Biện hộ cho dân chủ”, (Against Elections: The Case for Democracy) của David Van Reybrouck, do Liz Waters dịch sang tiếng Anh và Penguin Random House xuất bản trong năm 2016 từ nguyên bản “Tegen Verkiezingen được De Bezige Bij xuất bản năm 2013, TS Nguyễn Quang A dịch ra tiếng Việt năm 2022.

Khi ‘tự hào’ trở thành ‘tự tử chính trị’

Blog VOA

Trân Văn

22-12-2022

(Hình: Trích xuất từ nld.com.vn)

Vùng đất hung và hoa trái

Đỗ Ngà

21-12-2022

Theo tổng kết của ngành du lịch Việt Nam thì năm 2017, cứ 10 người đến Việt Nam một lần thì có 8 người “say goodbye” không bao giờ trở lại. Thực trạng tệ hại như thế nhưng ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đến 13 triệu lượt khách quốc tế vào năm sau.

Cờ Trung Quốc ngạo nghễ tung bay ở Việt Nam: Lỗi hệ thống

Chu Mộng Long

21-12-2022

Năm 2011, trong lễ tiếp Tập Cận Bình, xuất hiện lá cờ Trung Quốc 6 sao, không chỉ trên tay các em bé mà còn trên VTV, gây ngỡ ngàng cho những người Việt từng biết cờ Trung Quốc chỉ có 5 sao (Hình 1 và 2).

“May rủi”!

Lê Huyền Ái Mỹ

21-12-2022

Chuyện cờ Tàu, lính Mỹ xuất hiện trên pa-nô Việt khiến nhiều người phẫn nộ. Tôi không còn nhiều năng lượng cho kiểu sự cố ấy nữa. Bởi từ lâu và có lẽ ngày một dày lên cái suy nghĩ, thái độ làm việc theo kiểu làm cho có, cho xong, bàng quan, thiếu trách nhiệm. Cộng với sự thiếu kiến thức nền, thiếu khả năng nhận định sự việc, vấn đề, đã dẫn tới hậu quả vừa không thể tin được, vừa lại là… tất yếu.

Quá kinh

Nguyễn Thông

20-12-2022

Hôm qua, trả lời dư luận, ông giám đốc Công an Hà Nội, trung tướng Nguyễn Hải Trung “vô tình” lộ ra con số đáng kinh ngạc: Hiện công an Hà Nội có 20.000 cán bộ, chiến sĩ.

Tính vi phạm nhân quyền trong hiến pháp và luật hình sự tại Việt Nam liên hệ đến thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra

Đào Tăng Dực

20-12-2022

Trong tương quan giữa công dân cá thể và nhà nước hoặc chính quyền, thì khi người công dân cá thể bị nhà nước cáo buộc về tội hình sự là lúc nhân quyền của họ cần được hiến pháp và luật pháp bảo vệ nhiều nhất.

Bắt tạm giam Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) Hoàng Ngọc Giao

RFA

19-12-2022

TS Hoàng Ngọc Giao. Ảnh VTV

Phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Theo thông tin từ ba nguồn độc lập, ngày 16/12, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã bắt giữ ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) với cáo buộc “Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điểm C, khoản 1 của Điều 110 “Tội gián điệp” trong Bộ luật Hình sự.

Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, một người quen biết với ông Hoàng Ngọc Giao, khẳng định với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại vào trưa ngày thứ hai (19/12).

Anh ấy bị bắt vào thứ sáu (ngày 16/12). Hỏi lý do thì người ta bảo vì đưa tài liệu ra nước ngoài. Cũng không biết nước ngoài là nước nào và cho ai.”

Phóng viên có gọi điện cho gia đình của ông Hoàng Ngọc Giao nhưng một phụ nữ nghe máy đã từ chối trả lời về thông tin ông này bị bắt. Phóng viên cũng gọi điện vào số máy của Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển nhưng không ai nghe máy.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam hoàn toàn im lặng về vụ bắt giữ này. Phóng viên có gọi điện cho Văn phòng Bộ Công an Việt Nam nhưng không ai nghe máy.

Theo luật hiện hành, Phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, người hiện là Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), đối mặt với án tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nếu bị kết tội.

VUSTA là một tổ chức phi chính phủ, thành viên của Mặt trận Tổ quốc.

Ông Nguyễn Khắc Mai cho RFA biết tháng trước ông có tham dự cuộc hội thảo về góp ý cho việc sửa đổi Luật Đất đai tổ chức bởi ông Hoàng Ngọc Giao và Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển tại Nhà khách Chính phủ (37 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội).

Theo ông Mai, trong cuộc hội thảo có sự tham dự của nhiều cựu quan chức của Chính phủ như cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Đặng Hùng Võ, ông Hoàng Ngọc Giao đã đề nghị chấm dứt hoặc hạn chế việc lấy đất của dân để giao cho doanh nghiệp làm dự án.

Ông Nguyễn Khắc Mai đánh giá ông Hoàng Ngọc Giao là một luật sư có tấm lòng tử tế, có đóng góp nghiêm chỉnh, công tâm và khách quan cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi còn Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển là một think-tank có nhiều đóng góp ở Việt Nam.

Ông nghi ngờ việc bắt giữ ông Hoàng Ngọc Giao có liên quan đến việc ông này góp ý về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ông nói với RFA:

Tôi sợ rằng họ kiếm một cái cớ để ngăn chặn Hoàng Ngọc Giao đi sâu vào vấn đề Luật Đất đai mà họ đang muốn sửa.”

Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ đưa dự thảo Luật Đất đai sửa đổi ra thảo luận và hy vọng sẽ thông qua trong kỳ họp vào giữa năm 2023. Đây là bộ luật gây nhiều tranh cãi khi không thừa nhận quyền sở hữu đất đai của người dân, một vấn đề được nhiều chuyên gia đánh giá là nguồn gốc của những tranh chấp về đất đai giữa người dân và chính quyền, gây bất ổn xã hội tại Việt Nam.

Ông Mai cũng nói góp ý của ông Hoàng Ngọc Giao cũng chỉ là một phần của nguyên nhân ông này bị bắt giữ vì buổi hội thảo không có vấn đề gì gay gắt. Ông giải thích về vụ bắt giữ này thêm như sau:

Ai mà làm trái ý chính quyền, những người lãnh đạo thì người ta tìm cách khống chế. Hoàng Ngọc Giao hay một vài người nào đấy có công tâm, có thẳng thắn, có đề nghị nào đấy nêu bật cái mâu thuẫn nghịch lý hiện nay thì đều có thể nằm trong tầm ngắm của những người họ không thích.”

Tài liệu gì mà trái ý của họ thì họ đều cho là vi phạm (an ninh) quốc gia chứ còn việc giao lưu trao đổi ý kiến quan điểm hay nghiên cứu với nhau thì bây giờ phải được coi là bình thường đi chứ!”

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải thể), nói với RFA rằng có nghe tin ông Hoàng Ngọc Giao bị bắt nhưng không nắm được chi tiết. Bình luận về vụ bắt giữ này, ông nói với RFA như sau:

Nhiều ý kiến cho rằng cuối năm họ có chỉ tiêu. Một điều chắc chắn là sự siết chặt càng siết hơn nữa.”

Luật sư Hoàng Ngọc Giao là trọng tài viên lâu năm của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), tham gia giảng dạy tại nhiều trường luật uy tín ở Việt Nam hàng chục năm.

Đầu tháng 10 vừa qua, ông được bầu là chủ tịch của Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Việt-Trung (VCITAC). Ông còn là giám đốc Công ty Luật Hoàng Giao & Cộng sự.

Trên website của mình, Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển giới thiệu hoạt động của tổ chức này “nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua các hoạt động nghiên cứu–tư vấn, nghiên cứu-đánh giá, nghiên cứu-phản biện và tăng cường năng lực về các vấn đề Chính sách, Pháp luật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế–xã hội.”

Tổ chức này cũng “hợp tác cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các chuyên gia và nhà nghiên cứu” với mục tiêu “tập trung nỗ lực nhằm thúc đẩy việc thực hiện một nền quản trị quốc gia tốt, một nhà nước pháp quyền vững mạnh, hướng tới một xã hội Việt nam dân chủ, văn minh.”

Liệu cuộc chiến Đài Loan sẽ xảy ra?

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm dịch

2-12-2022

Lời người dịch: Nga xâm chiếm Ukraine đã làm lung lay nền tảng trật tự quốc tế. Trước tinh thần đoàn kết quốc tế chống Nga, chính giới cho rằng Trung Quốc dè dặt hơn trong khi Nhật Bản vẫn chưa có một đối sách tương ng.

Chửi cô hiệu trưởng này ít thôi

Thái Hạo

19-12-2022

Lúc tôi đi làm trở lại sau vài năm bỏ việc, cũng vào dịp giáp tết thế này đây. Như đã thành lệ, giáo viên trong các tổ chuyên môn sẽ rồng rắn đến nhà hiệu trưởng-hiệu phó để “đi tết”. Lúc này, một giỏ hoa hay chiếc áo chỉ là vật đựng chiếc phong bì cho…trang nhã.

Tản Mạn Câu Chuyện Từ Chức Của Một Phó Thủ Tướng

Viet-studies

Trần Văn Chánh

17-12-2022

Trong các thể chế chính trị độc tài toàn trị, từ trước tới nay, tiêu biểu như ở Việt Nam và Trung Quốc, hầu như không có chuyện từ chức, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo cấp cao cỡ thứ trưởng, bộ trưởng…. Mắc khuyết điểm hay phạm tội thì chỉ có bị xử lý nội bộ dưới hình thức khiển trách, phê bình, kỷ luật, hạ tầng công tác (từ thời sai lầm trong Cải cách ruộng đất giữa những năm 50 của thế kỷ trước đã vậy rồi), nặng lắm mới phải vào tù.

Nhân vụ giáo viên đi tiếp khách, kể thêm chuyện này

Thái Hạo

19-12-2022

Cách đây ít lâu, một cậu công an gặp tôi, nói nhiều chuyện, sau đó cậu ấy quay qua hỏi về những tiêu cực trong ngành giáo dục. Không phải cậu ta muốn biết hiện nay có những thứ sai trái gì đang diễn ra trong đó, mà là làm cách nào để xử lý được.

Góp ý về xây dựng hệ giá trị Việt Nam

Mạc Văn Trang

19-12-2022

Hôm 2-12-2022, tôi có đăng bài: “Trái núi đẻ chuột”, nói về cái Hội thảo quốc gia rất hoành tráng nhằm xây dựng hệ Giá trị Việt Nam, nhưng kết quả thì “bé tẹo”, chẳng có gì mới mà người đọc mong đợi.

Võ Kim Cự đã hồi sinh trở lại

Kim Văn Chính

17-12-2022

Mọi người đều đã biết Võ Kim Cự, trước đây làm đến chức Chủ tịch, Bí thư Hà Tĩnh, người đã “mang” Formosa về Hà Tĩnh và chịu án kỷ luật khá nặng: Cách hết các chức vụ hành chính và đảng. Sau đó ông im hơi lặng tiếng, thậm chí có tin đồn thổi ông sang định cư Canada cùng con…