Kính gửi ông Tư Sang

FB Mạc Văn Trang

11-1-2018

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: internet

Sáng nay tôi mới đọc bài của Cựu Chủ tịch Trương Tấn Sang, tức ông Tư Sang, nhan đề: “Ngay lúc này, Đảng phải kiên quyết hành động”, đăng ngày 08/01/2018 trên VNNet và nhiều báo khác. Thấy có đôi điều muốn chia sẻ với ông Tư.

Cũng là người hưu trí, quan tâm đến vận mệnh đất nước, tôi rất cảm thông và trân trọng nỗi niềm của ông Tư nghĩ đến nước, đến dân…

Tôi cảm nhận, trong giới lãnh đạo, ông Tư là người trung dung, không “tả” hay “hữu”; ông là người dám nói thẳng những nhức nhối của chế độ ngay khi đương chức, như: “Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”… (7/5/2011); hay: “Chúng ta vẫn còn phải trăn trở, đau lòng khi nghe những câu truyền miệng lâu nay trong nhân dân: “Nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ, bốn trí tuệ…” trong công tác cán bộ” (4/9/2014); ông cũng thẳng thắn nói ra những tệ hại của “đồng chí X” khi đương chức… Ông cũng là người hay lắng nghe dân, có những lời nói, việc làm gần dân hơn nhiều vị lãnh đạo khác. Hai ông bà từng có lần đi ăn cơm bình dân 2.000đ một suất cùng bà con lao động…

Từ khi nghỉ hưu, ông Tư không thản nhiên “Vui thú điền viên” hay chăm lo xây biệt phủ, quanh quẩn với vợ mới trong “lầu vàng, điện ngọc”… như nhiều vị đầu triều khác. Ông Tư vẫn trăn trở, chia sẻ với xã hội nhiều suy tư đáng quý… Tóm lại, ông Tư là một cựu lãnh đạo, tôi có cảm tình…

Về bài ông vừa công bố, có nhiều ý kiến đã bình luận rồi. Tôi chỉ muốn trao đổi về câu ông Tư thốt lên một cách bi quan, thể hiện tâm trạng bế tắc, nếu không muốn nói là đau đớn, tuyệt vọng:

“Nếu tình hình tham nhũng và suy thoái không được loại trừ, Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu”?

Các triết gia nói, khi biết đặt ra câu hỏi, cũng là lúc sẽ tìm ra câu trả lời! Trong câu trên có hai ý:

1. Làm sao loại trừ được “tham nhũng, suy thoái”?

Tôi tin rằng, đây là điều ông Tư đau đớn, bế tắc nhất. Ông Tư từng làm bí thư Đảng ở TP HCM nhiều năm, đã tận tâm, tận lực, tìm trăm mưu, ngàn kế để chống tham nhũng, nhưng có hiệu quả gì đâu! Tinh hình tham nhũng cứ “ổn định và phát triển” không ngừng. Tham nhũng dẫn cán bộ đến tha hóa, suy thoái, và từ đó lại càng tham nhũng tệ hại hơn. “Bầy sâu” cứ ngày càng sinh sôi, béo mầm! Tôi biết, ông bất lực, đau xót lắm!

Thế rồi ông ra Hà Nội, từng làm Thường trực Ban bí thư Đảng, rồi Chủ tịch nước. Ở những cương vị này, ông đã nghiên cứu nhiều về lý luận Mac – Lê…, đã xem lại các Nghị quyết Đảng, nhất là từ Đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI, VII đến XII. Các văn kiện của Đảng, không ĐH nào, nhiệm kỳ nào, không nói đến “Kiên quyết chống tham nhũng, suy thoái trong cán bộ đảng viên”; Không nhiệm kỳ TƯ nào không có nghị quyết về “Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ”; rồi”Tăng cường công tác kiểm tra, kỷ luật, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, suy thoái”, rồi “Đẩy mạnh phê, tự phê”, “Ra sức học tập làm theo gương Chủ tịch HCM”, vân vân và vân vân. Nhưng mấy mươi năm, “Tình hình tham nhũng, suy thoái” cứ gia tăng, nguy hiểm. Có lần tôi đã viết, những hiện tượng xã hội ta chống mãi không được, nó cứ tồn tại, phát triển, nghĩa là nó có quy luật của nó. Phải thấy và giải quyết từ gốc của hiện tượng đó, mới thay đổi được.

Ông Tư đã nghiên cứu và đi thăm nhiều nước thì biết rõ: Độc tài, toàn trị đẻ ra chuyên quyền, độc đoán, quan liệu, lợi ích nhóm, tham nhũng, lũng đoạn xã hội, tàn phá đất nước và hủy hoại mọi giá trị Công lý, Bình đẳng, Dân chủ, Chân, Thiện, “Yêu Tổ quốc, Yêu đồng bào”…

Từ những gì ông Tư đã thể nghiệm, chắc biết rằng, thể chế hiện nay và các biện pháp đã dùng, hết cách rồi, không giải quyết được vấn nạn tham nhũng và suy thoái cán bộ! Vậy giải quyết cách nào? Xin ông Tư đọc lại các Thư góp ý, Kiến nghị của các Nhân sĩ, Trí thức trong nước và xem kinh nghiệm các nước văn minh, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, và nhất là kinh nghiệm các nước Đông Âu, mới thoát khỏi thể chế XHCN, độc đảng toàn trị để phát triển xã hội dân chủ, đã hạn chế tối đa nạn tham nhũng và sự suy thoái của các quan chức như thế nào?

2. “Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu”?

Thưa ông Tư, trả lời câu hỏi trên một cách căn cơ, rốt ráo thì sẽ biết ta cần đi về đâu để có tương lai tươi sáng. “Đảng và chế độ” chỉ là những thiết chế chính trị nhất thời. Trong các mối quan hệ xã hội thì quan hệ huyết thống, giống nòi, dân tộc là bền vững, gắn bó keo sơn nhất; thứ hai là quan hệ văn hóa, tức những giá trị văn hóa, truyền thống tổ tiên để lại, ngôn ngữ, phong tục tập quán, những sức mạnh tinh thần đã gắn kết nhân dân, các dân tộc trên đất nước này lại, thành khối đại đoàn kết, như ông Tư có nhắc đến “truyền thống lịch sử” trong bài viết.

Còn “Đảng và chế độ” chỉ là những thiết chế chính trị nhất thời; nó không phù hợp với thời đại thì tất yếu mất đi, thay bằng “Đảng mới, chế độ mới”, tiến bộ hơn. Lịch sử loài người và lịch sử các dân tộc đều theo quy luật đó. Lịch sử nước ta cũng đã như vậy và tất yếu sẽ như vậy! Chỉ có dân tộc, nhân dân, đất nước là trường tồn!

Đất nước sẽ đi về đâu? Nhân dân sẽ đi về đâu? Thưa ông Tư, nhân dân đã biết lựa chọn từ lâu rồi! Hàng mấy triệu người dân đã “vượt biên” bỏ “Đảng và chế độ” ra đi, bất chấp cả cái chết! Họ đi về đâu, thưa ông Tư? Có ai đi sang các nước có “Đảng và Chế độ” giống Việt Nam, là Trung quốc, Triều Tiên, Cuba không? Không! Ngày nay hàng chục vạn người dân đã, đang phải đút lót, chạy chọt để thoát khỏi “Đảng và Chế độ” đi làm “cu li” cho các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan… Rồi họ quyết tâm trốn ở lại.

Ông Tư có biết không, hiện nay không biết bao nhiêu thanh niên phải tốn kém hàng mấy trăm triệu, thậm chí hàng mấy tỉ đồng để được đưa sang mấy nước Đông Âu và sống trốn lủi, tìm cách định cư ở lại đây. Tôi đã rất bất ngờ, khi hỏi một thanh niên đi du lịch sang châu Âu, muốn có visa đi du lịch sang đây, phải đặt cọc 03 tỉ đồng! Tôi hỏi sao lại thế? Anh ta đáp, nếu không vậy, được cấp visa tự do thì thanh niên mình bỏ nước đi hết! Anh ta sẵn sàng mất 3 tỉ để bỏ “Đảng và Chế độ” ra đi và ở lại đây!

Thế rồi các quan chức ta có ai cho con đi du học ở mấy nước có “Đảng và Chế độ” giống VN không? Vậy là người dân ta đã biết, đã chọn từ lâu rồi, ông Tư ạ. Sao cứ nuối tiếc, ôm ấp mãi làm gì cái thứ mà người dân đã chán ghét, muốn rời bỏ nó mà đi!? Có rũ bỏ được những tín điều ăn sâu, dính mắc nơi trí não, mới bừng hiểu và giác ngộ, nhìn ra con đường sáng, để vững vàng, quyết đoán, tự tin đi tới.

Kính chúc ông Tư mạnh khỏe, hạnh phúc.

_____

Mời đọc lại: Nguyễn Đình Cống: Nhận thức muộn và nhầm của cựu Chủ tịch nước  —  Thư gửi ông Trương Tấn Sang và giới lãnh đạo cộng sản  —  Nhân chuyện ông Trương Tấn Sang đọc lại lịch sử  — Nguyễn Đăng Hưng: Lời bình sau khi đọc bài viết của ông Trương Tấn Sang.

Từ điện gió Bạc Liêu, tới nhà máy điện than Sóc Trăng, Trà Vinh *

LTS: BS Ngô Thế Vinh vừa cho phổ biến trên trang VOA bài bút ký về một đề tài liên quan đến quy hoạch năng lượng VN, bị khuynh loát bởi các dự án nhiệt điện than nhiều ô nhiễm nhất với chi phí cao nhất so với các nguồn năng lượng sạch và rẻ khác. Tác giả đã đến Trà Vinh quan sát nhà máy điện Duyên Hải 1, tường trình mối quan tâm của một bác sĩ về nguy hại của làn sóng nhiệt điện than tràn vào VN, mang theo bệnh tật, giáng xuống đầu cư dân và phát tán thêm nhiều ô nhiễm vào môi trường, vốn đã ở trong tình trạng nghiêm trọng khắp trên cả nước.

Đã đến lúc chính quyền Việt Nam cần có ý thức bảo vệ người dân, tôn trọng nhân quyền, trong đó có quyền của người dân được sống trên mảnh đất lành của cha ông để lại, được uống nước sạch, được hít thở bầu không khí trong lành. Thế nhưng hiện nay, những quyền cơ bản ấy đang bị hy sinh, bị vi phạm nghiêm trọng bởi một nhà nước đang ưu đãi cho Trung Quốc và các nhóm lợi ích nước ngoài nhập năng lượng bẩn nhất vào Việt Nam, bất chấp bệnh tật và những chi phí cao nhất, đầu tư vào nhiệt điện than, để dân chúng phải gánh chịu bệnh tật, sống trong môi trường ô nhiễm nhiều thế hệ.

Hòa Thân phải chết!

FB Nguyễn Tiến Tường

11-1-2018

Đinh La Thăng tại phiên xử sơ thẩm. Ảnh: Zing

Nếu có trăn trở, hãy trăn trở tại sao chỉ vì 50 nghìn đồng, người ta sẵn sàng bức hại nhau bằng những đòn thù hung nộ. Nếu có chua xót, hãy chua xót vì sao đến thế kỷ này rồi, vẫn có con dân nước Việt phải bó xác bằng chiếu manh, vẫn có hai đứa trẻ đi tù vì đói bụng cướp bánh mì.

Đại tá Viettel về Bộ Tư lệnh Tác chiến mạng

BBC

11-1-2018

Báo Việt Nam nói ông Tống Viết Trung “đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước”. Ảnh: Viettel

Đại tá Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, được điều sang làm Phó tư lệnh – Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng, thuộc Bộ Quốc phòng, vừa được công bố thành lập ngày 8/1/2018.

Báo Dân Trí cho hay ông Trung “đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phổ cập dịch vụ di động của Viettel 14 năm trước cũng như đưa ra chiến lược cho cuộc cách mạng số hiện nay.”

PVC lỗ do đâu?

FB Nguyễn Văn Quynh

11-1-2018

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: TTXVN

Tổng Công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí (PVC) được thành lập năm 2007 tiền thân là công ty xây dựng Dầu khí với số vốn đăng ký 500 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) góp cổ phần chi phối 54% vốn nhà nước. PVN mời Trịnh Xuân Thanh là Tổng giám đốc Công ty xây dựng Sông Hồng về PVC làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc đại diện phần vốn nhà nước. PVC Là một công ty đại chúng được niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán có hơn 10.000 người lao động.

Chúng nó, chúng tôi

FB Trương Duy Nhất

11-1-2018

Ảnh: internet

Thấy nhiều người lên tiếng đòi tháo còng cho Đinh La Thăng.

Tại sao trước đấy, không nghe ai lên tiếng đòi tháo còng cho chúng tôi, những Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải Điếu Cày, Cấn Thị Thêu, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh… và mới đây là Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hoá…?

Đảng sợ vỡ nên phải đe tự vệ

Phạm Trần

11-1-2018

Đảng và Quân đội Cộng sản Việt Nam đã kéo cơn ác mộng vỡ đảng từ 2017 qua 2018 với cường độ suy thoái tư tưởng tăng cao hơn trong Lực lượng Võ tranh Nhân dân (Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ). Cùng leo theo là hiện tượng càng ngày càng nhiều cán bộ, đảng viên xa đảng, lười học tập chính trị, nghi ngờ vai trò lịch sử của đảng để “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”.

Sợ hãi của đảng đã chứng minh từ phát biểu của Tổng Bí thư đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Quân chính toàn quân diễn ra ở Hà Nội ngày 16/12/2017.

Làm mẹ, như khổ nạn mang tên Việt Nam

FB Tuấn Khanh

10-1-2018

Bất chấp những thư ngỏ ký tên hàng ngàn người, dư luận báo chí của Nhà nước suốt nhiều năm chỉ ra vụ án của Hồ Duy Hải còn quá nhiều oan khuất, nhưng có vẻ như công an tỉnh Long An vẫn nghĩ đến việc tử hình Hải là điều cần thiết.

Cuối năm ngoái, ông Đinh Văn Sang, Viện trường VKSND tỉnh Long An trên truyền hình, đã chính thức tuyên bố đòi “dứt khoát” Hải nhanh chóng cho đỡ phiền

Đâu rồi những người con Chúa, con Phật tại Việt Nam?

Thục Quyên

10-1-2018

Ngày 2/1/2018 và 3/1/2018 Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xử sơ thẩm vụ án nổ súng làm 16 người thương vong xảy ra vào ngày 23/10/2016 tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Đầu tư Long Sơn.(1)

Một nông dân, ông Đặng Văn Hiến, 47 tuổi, bị tuyên án tử hình.

Phục? Ai phục nếu Bộ Chính trị vô can?

Blog VOA

Trân Văn

11-1-2018

Bộ Chính Trị vô can? Ảnh: AP

Ngày 9 tháng 1, trong phiên xử Phạm Công Danh và các đồng phạm “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” (thiệt hại khoảng 6.000 tỉ đồng), tại Sài Gòn, ông Trầm Bê, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank – người bị cáo buộc là đã giúp ông Phạm Công Danh gây thiệt hại 1.800 tỉ đồng – bảo với Hội đồng xét xử rằng, ông “không phục” khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì có nhiều ngân hàng khác cũng cho ông Danh vay tiền như ông nhưng chẳng có cá nhân hữu trách nào của những ngân hàng đó phải hầu tòa

Hoàng đế Đỏ

Viet-studies

Tác giả: Roderick MacFarquahr

Dịch giả: Huỳnh Hoa

10-1-2018

Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình. Ảnh: Siegfried Woldhek

Mùa thu rồi, đại hội lần thứ 19 đảng Cộng sản Trung Quốc là bằng chứng chứng tỏ trong năm năm làm tổng bí thư đảng, ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) đã trở thành lãnh tụ có quyền lực nhất Trung Quốc sau khi ông Mao Trạch Đông (Mao Zedong) chết năm 1976. Đa số các nhà quan sát, cả người Trung Quốc lẫn nước ngoài đã biết chuyện này, họ chỉ thoáng ngạc nhiên về cung cách mà nó thể hiện công khai tại đại hội: trong việc lựa chọn đội ngũ lãnh đạo mới và suy tôn một hệ tư tưởng mới mang tên ông Tập.

Đừng khóc cho ông Thăng!

FB Ngô Nguyệt Hữu

10-1-2018

Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: báo Dân Việt

Như một cơn lũ, news feed tôi bắt đầu tràn ngập những bài thương khóc cho ông Thăng. Những luận điểm cũ, những giai thoại cũ, những chuyện mà tôi đã từng nghe hơn một lần.

Ông Thăng hơn nhiều người đương nhiệm, ông ấy trọng báo giới. Xưa, thuở cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã làm điều này. Trước đó nữa nếu đọc lịch sử cận đại, các anh chị sẽ hiểu được rằng, ai nắm được thông tin, người ấy sẽ chiến thắng.

Những quân bài tự lật ngửa

“Nối tiếp tiếng súng Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết, vừa có thêm tiếng súng Đặng Văn Hiến. Khi sống cũng bằng chết thì bản án tử hình phi lý vừa tuyên đối với nông dân còn có ý nghĩa gì? Phải chăng đây chính là bản án dành cho chế độ một ngày không xa?

Mạng xã hội vỗ tay xem đảng ngồi trên lửa. Xem những tay chủ trương chơi cờ gian bạc lận bất lực trước việc giữ kín quân bài tẩy (bí mật nhà nước) vì áp lực xã hội phải lật ngửa!”

____

Kông Kông

10-1-2018

Báo chí nhà nước đang ồ ạt đưa tin phiên tòa xử Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn nhưng, nói rất thật, người viết không hề đọc. Trái lại, những phiên tòa xập xụi, xử chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ cho có lệ mà bản án thì cả hàng chục năm tù dành cho người tranh đấu vì tương lai đất nước, thì đọc khá kỹ. Đọc để thấm. Để hiểu tình huống xã hội.

Nhận thức muộn và nhầm của cựu Chủ tịch nước

Nguyễn Đình Cống

10-1-2018

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: internet

Đầu năm 2018 ông Trương Tấn Sang viết bài: “Lịch sử giúp chúng ta hiểu về hiện tại, dự báo tương lai”. Bài được nhiều báo đăng, có lắm người quan tâm và bình luận. Cựu Chủ tịch trình bày việc quan sát di tích Hoàng thành Thăng Long, nhìn ngắm Hồ Tây, xem tiểu thuyết Bão táp Triều Trần, đọc Đại Việt sử ký, ngẫm nghĩ về Thất trảm sớ của Chu Văn An, về 5 nguyên nhân gây mất nước do Lê Quý Đôn tổng kết v.v…, để rồi tức cổ nghiệm kim, suy nghĩ sâu xa về sự hưng vong của đất nước.

Soi chuyện “đốt lò” dưới góc độ biện chứng

FB Huỳnh Ngọc Chênh

10-1-2018

Một vài hiện tượng riêng lẻ không nói lên được bản chất của sự việc, nhưng nhiều hiện tượng đồng loạt diễn ra và diễn ra phổ biến thì có thể kết luận về bản chất của sự việc.

Sự việc ở đây là: các tập đoàn kinh tế quốc doanh.

Hiện tượng diễn ra là: thua lỗ, thất thoát tài sản và tham ô.

Chính sử & Huyền sử

FB Mai Quốc Ấn

9-1-2018

Ảnh: internet

Được quan tâm nhất qua nay là ông Đoàn Ngọc Hải, Phó Chủ tịch Quận 1 nổi tiếng từ ngày ra quân đẹp vỉa hè. Dẹp không được, ông ấy nộp lá đơn xin từ chức. Dù từ ngày đầu ra quân hay tới lúc nộp đơn, ông Hải vẫn có những người ủng hộ hay phản đối.

Theo phe nào không phải lựa chọn của tôi nên tôi chọn cách kể vài câu chuyện!

Hai phiên tòa, ai thắng, ai thua?

FB Trần Minh Nhật

9-1-2018

Phiên tòa xử các thanh niên Công Giáo đầu năm 2013. Ảnh: Nguyen Van Nhat/Vietnam News Agency/ Reuters/ NYT

Ngày 08/01/2018, đại án Đinh La Thăng và Đinh La Thăng cùng 20 đồng phạm được đưa ra tòa xét xử vì biển thủ tiền thuế của dân lên tới hàng tỉ đô la. Vụ án này làm chấn động dư luận vì thành tích “ăn tàn phá hoại” ghê gớm của những đảng viên cộng sản cao cấp nhất.

Việt Nam tăng cường ‘bảo vệ Tổ quốc và Đảng’ trên mạng

VOA

10-1-2018

Nhà hoạt động internet Nguyễn Lân Thắng là một trong những người có nhiều ý kiến bất đồng với chính quyền. Việt Nam đang tăng cường các biện pháp thắt chặt an ninh mạng với danh nghĩa bảo vệ ‘tổ quốc.’ Ảnh: Reuters

Không lâu sau khi người dân Việt Nam được biết tới Lực lượng 47 có nhiệm vụ ‘bảo vệ Đảng’, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố thành lập Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng với chức năng “bảo vệ Tổ quốc.”

Lực lượng này được thành lập tại một buổi lễ có sự tham dự của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại tướng Ngô Xuân Lịch, theo một quyết định của Thủ tướng Việt Nam ra ngày 15/8/2017. Bộ tư lệnh tác chiến mới này của quân đội, theo truyền thông trong nước đưa tin, sẽ “nghiên cứu và dự báo các cuộc chiến tranh không gian mạng” để “bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.”

Ý niệm mong manh

FB Lê Dung

9-1-2018

Ông Đinh La Thăng trước và sau khi bị bắt. Ảnh: internet

Năm vừa qua là một năm có quá nhiều biến động về thời cuộc, xã hội và các sắc màu cảm xúc. Nó phơi bày, phô diễn những góc khuất sâu kín nhất, mà mỗi con người trong cuộc đời của mình, thường muốn cố che dấu nó đi.

Mới mấy tháng trước, người ta còn thấy Thanh Niên, Tuổi Trẻ nhận hàng tỷ đồng từ Vũ nhôm đi làm từ thiện. Họ, kín đáo ca ngợi hảo tâm. Họ, về nhà post lên face mình những bức ảnh đầy tình thương và lòng trắc ẩn, không phân biệt xuất thân, nghèo giàu, chỉ có lòng thương vô bờ bến. Họ cùng nhà tài trợ sheo-fì cười tươi đầy ấm áp. Mấy sau, cũng chính họ quay ngoắt 180 độ vạch tội Vũ nhôm như bao công tái thế, kiểu tôi đã biết lâu rồi, có ngày nó sẽ chết.

Ông Nguyễn Phú Trọng và cơ hội cuối cùng

FB Nguyễn Thị Oanh

9-1-2018

Ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Getty

Có lẽ trong các đời Tổng Bí thư của ĐCSVN, ông Nguyễn Phú Trọng (NPT) là người vừa may lại vừa xui nhiều nhất!

May là vì vào thời buổi “nhân tài như lá mùa thu” trong ĐCSVN, ông đã ngoạn mục vượt qua mọi đối thủ bằng khả năng “lý luận của người miền Bắc”, để nắm giữ vững vàng vị trí quyền lực cao nhất của đảng. Sau sự ra đi chính thức của ông X vào tháng 4/2016, nhiều người cũng đã nhận ra ông Trọng không hề “lú” như thiên hạ vẫn nhạo!

Thư gửi ông Trương Tấn Sang và giới lãnh đạo cộng sản

Trung Nguyễn

10-1-2018

Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ảnh: báo Tuổi Trẻ

Đúng ngày mở phiên tòa xử một cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng 8/1/2018 thì ông Trương Tấn Sang viết hẳn một bài “hoành tráng” được đăng trên nhiều tờ báo trong nước. Nội dung chủ đạo của bài viết là ông điểm lại những thăng trầm một số triều đại phong kiến Việt Nam, sau đó là phần liên hệ với đảng Cộng sản, kết lại là phần “hô khẩu hiệu” cũ kỹ. Tuy nhiên, suy nghĩ một chút thì sẽ thấy nhiều điều.

Chơi đi, chơi “leo lề luôn”

Lò Văn Củi

10-1-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Bữa nay có chuyện chì mà tới uống cà phê trễ dữ ha Năm?

Anh Năm Ba gác trả lời:

– Dạ, kẹt xe ông Hai, kẹt quá chừng – nhấm ngụm cà phê, anh Năm nhăn mặt bởi tự dưng thấy đắng nghét. Anh tiếp: Kẹt cứng ngắt. Khổ ghê, kẹt hổng mệt lắm mà mệt cái cảnh chen lấn, tranh giành đường đi loạn xạ, người thấy có cái lỗ trống chút xíu là chen vô, người tranh giành như ăn cướp, chẳng nhường nhịn nhau chút nào hết, chạy vượt lên chặn đầu nhau, làm cho càng kẹt cứng thêm. Đã vậy thêm cảnh ồn ào, khói bụi, nắng nóng. Rồi, mình muốn nhường nhịn, đi đàng hoàng cũng hông được, tiếng càm ràm, chửi bới, bấm kèn inh ỏi tứ phương. “Chạy xe cái gì vậy trời, đồ chạy xe như đàn bà”, “Chạy đi, chạy đại qua đi, đứng chờ cái gì vậy trời”, “Chạy đi, chạy lên lề đi”, “Chơi đi, chơi lên lề luôn, leo lề luôn”… Dân mình, ý thức ngày càng xuống cấp, xuống cấp trầm trọng.

Việt Nam đã hành xử bên lề quốc tế như thế nào?

Süddeutsche Zeitung

Tác giả: Arne Perras, từ Singapore

Hùng Hà chuyển ngữ

8-1-2018

Cựu giám đốc dầu khí Trịnh Xuân Thanh (giữa) được cho là đã bị bắt cóc ở Berlin. Ảnh: Doan Tan / Thông tấn xã Việt Nam / AP
  • Ở Hà Nội, quá trình tố tụng đối với cựu giám đốc Trịnh Xuân Thanh đã bắt đầu. Người này bị đe dọa với án tử hình vì tham nhũng.
  • Người này bị bắt cóc từ Bá-linh vào mùa Hè 2017 và đưa về nguyên quán.
  • Với hoạt động gián điệp bị cáo buộc này, Việt Nam đã gây hại nghiêm trọng hình ảnh của mình trên trường quốc tế.

Về vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc: Người Việt tại Berlin sợ bày tỏ ý kiến

RBB

Tác giả: Nancy Fischer

Dịch giả: Kim Mi

8-1-2018

Chợ Đồng Xuân ở quận Lichtenberg – Đông Berlin. Ảnh: RBB

Mùa hè năm 2017, ở Berlin, một người đàn ông bị lôi kéo vào xe hơi và bị chở đi mất. Một thời gian ngắn sau ông ta xuất hiện ở Việt Nam – trong nhà tù. Hiện tại ông ta đang bị bị xét x trước tòa án ở đó. Những người Việt tại Berlin hết sức tránh né phát biểu công khai về vụ bắt cóc này. 

Việt Nam: Ước định về chiến dịch chống tham nhũng

Bauxite VN

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Dịch giả: Anh Hồng

5-1-2018

Ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh trước tòa. Ảnh: AFP

Hỏi: Đánh giá của ông về sự sụp đổ của Đinh La Thăng (so với các thành viên Bộ Chính trị trước đây) cũng như việc xét xử công khai đầu tiên và chưa có tiền lệ đối với cựu thành viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng?

Trả lời: Trong 5 thành viên Bộ Chính trị bị kỷ luật từ năm 1976, Đinh La Thăng là người duy nhất phải hầu tòa và đối mặt với một án tù lâu dài. Trường hợp đầu tiên rất ngoại biệt, liên quan vụ Hoàng Văn Hoan đào thoát sang Trung Quốc năm 1979. Ông đã bị kết án tử hình vắng mặt. Ba trường hợp khác bao gồm: Năm 1990, Trần Xuân Bách bị trục xuất khỏi Bộ Chính trị vì đã có những quan điểm cải cách chính trị và kinh tế khác với chính sách của đảng. Năm 1996, Nguyễn Hà Phan bị trục xuất khỏi đảng vì những quan điểm về kinh tế đi ngược lại chính sách của đảng và vì sự thật là ông đã không thành thật khi thú nhận những sai lầm trong quá khứ thời chiến tranh với Hoa Kỳ. Cũng trong năm 1996, Đào Duy Tùng bị đình chỉ hoạt động như một thành viên Bộ Chính trị. Năm 2003, Lê Hồng Anh bị miễn nhiệm khỏi Bộ Chính trị trong khi Trương Tấn Sang bị khiển trách vì thất bại khi đảm nhận nhiệm vụ Bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh trong việc ngăn chặn hoạt động của băng đảng tội phạm Nam Cam, và những sai phạm về nhân sự.

Thiên đường – Địa ngục và Chả dại…

FB Mạc Văn Trang

9-1-2018

Bạn Facebooker Hồ Nga phản hồi vào bài viết của tôi rằng: Tôi thấy cuộc sống hiện nay là THIÊN ĐƯỜNG, vượt quá ước mong của tôi ngày xưa, sao các bác cứ kêu ca… Có một bạn quý tôi, nhắn tin, bảo: Tôi còn biết nhiều chuyện trong xã hội đồi bại, thối tha hơn những điều ông biết, nhưng CHẢ DẠI viết lên làm gì, vừa mất công, vừa có khi mang vạ vào thân…

Ông Hải và người bán hàng rong

FB Phạm Lan Phương

9-1-2018

Ông Đoàn Ngọc Hải. Ảnh: Zing

Vì nhiều bạn đọc hỏi (và chửi) vì sao tôi thỏa mãn đến thế khi ông Đoàn Ngọc Hải ra đi. Tôi sẽ lấy câu chuyện của Singapore làm mở đầu cho phần tranh luận này, đúng như ước mơ của các lãnh đạo, là làm TPHCM thành một Singapore tương lai – hay một ước mơ đầy mỉa mai của những thị dân háo hức và cấp tiến ở đây.

Trong một Fact Sheet của Hội đồng lập pháp Hong Kong (2), về lịch sử của hàng rong ở Singapore, nơi được mô tả là trong thập niên 1950-1960 là có tỷ lệ thất nghiệp cao, dẫn đến việc nhiều người cần phải ra đường bán hàng rong mưu sinh. Hàng rong đem đến hàng hóa rẻ, đồ ăn, trái cây, đồ tươi, hàng sinh hoạt, báo chí, nhu yếu phẩm. Giá mềm. Thò chân đi xuống là mua được.

Gửi anh Đinh La Thăng

FB JB Nguyễn Hữu Vinh

9-1-2018

Ông Đinh La Thăng. Ảnh: internet

Đã từng nghe anh nổ vang trời
Anh nổ ầm ầm khắp mọi nơi
Giờ ra trước tòa, anh có dám
Nổ banh cái lũ hại muôn người

Hôm qua anh khai Bộ Chính trị
Hôm nay anh gọi đến tên ai?
Danh sách anh cứ đưa ra đã
Vạch mặt chúng ra – lũ chuột ngày.

Thư hiệp thông với Đan viện Thiên An bị cướp bóc, vu khống và hăm dọa

Hội đồng Liên tôn Việt Nam và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Thư hiệp thông với Đan viện Thiên An bị cướp bóc, vu khống và hăm dọa

9-1-2018

Xét rằng

1- Rất nhiều Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước biết tới Đan viện Thiên An của các Tu sĩ dòng Biển-Đức tại Thừa Thiên-Huế. Đây là một cộng đoàn tu trì Công giáo đã có mặt tại thôn Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế từ năm 1940. Với bao công sức qua nhiều thế hệ, các đan sĩ đã tạo được một cơ ngơi rộng 107 ha gồm tu viện, vườn cây, hồ nước và rừng thông (chiếm phần lớn diện tích) để tạo điều kiện thanh tĩnh mà tu hành. Rừng thông này đã và đang là bộ phổi của thành phố Huế, đồng thời là chỗ du ngoạn trong lành và tự do. Còn tu viện là một tụ điểm tâm linh ngời sáng trong cả khu vực. Thiên An quả là một ân nhân của xã hội, vừa trên phương diện sinh thái, vừa trên phương diện tinh thần.

‘Rất khó để dẫn giải ông Trần Bắc Hà’

BBC

9-1-2018

Ông Trần Bắc Hà (trái) trong sự kiện ông Nguyễn Thiện Nhân đến thăm BIDV dịp Tết năm 2015. Ảnh: VGP

Một luật sư bình luận rằng nếu bệnh tình của ông Trần Bắc Hà “nặng đến mức không thể tham gia phiên tòa” thì “dù có dẫn giải cũng không có ý nghĩa gì.”

Chiều 9/1, Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh thông báo đã nhận đơn của ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) “xin vắng mặt tại tòa và giữ nguyên lời khai báo trước đó tại cơ quan điều tra.”