Từ giỗ Lê Hiếu Đằng, nghĩ về Trung Kỳ dân biến và công cuộc chống BOT của các tài xế

FB Ngô Thanh Tú

23-1-2018

Người anh hùng trẻ tuổi Ông Ích Đường, cháu nội Ông Ích Khiêm, trước giờ tuẫn nạn trong sự kiện Trung Kỳ dân biến. Ảnh: báo Quảng Nam

Cách đây 110 năm (1908), bắt đầu tự huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) một sự kiện chấn động đã lan tỏa sang một số tỉnh thành khác. Nó trở thành phong trào chống sưu thuế được dân nghèo nhiệt liệt ủng hộ. Lịch sử gọi đó là cuộc Trung kỳ dân biến, nhưng thực tình nó là phong trào do dân nghèo đứng lên chống sưu thuế quá nặng, đè vai của họ.

Khởi sự chỉ vài người đi bộ từ huyện Đại Lộc để đi xuống Hội An để xin giảm thuế. Trên con đường dài chừng 40km, những nông dân vừa đi vừa hô to những khẩu hiệu xin giảm thuế. Chuyến đi bộ đã được sự ủng hộ của rất nhiều người nên đã tạo ra phong trào lan tỏa sang cả một số tỉnh thành kế cận, như: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và ra hướng Bắc có tỉnh Thừa Thiên.

Diễn quá “tài”

Tạp chí Dân trí

Nguyễn Quang A

23-1-2018

Ảnh: internet

(phỏng theo một phỏng vấn thực với một báo nước ngoài chiều 22-1-2018)

Chào ông tôi là X từ báo Y muốn hỏi ông vài câu hỏi về vụ đại án tham nhũng vừa kết thúc hôm nay.

Vâng chào cô, cô cứ hỏi.

Cái đói và biên độ của lòng tham!

FB Ngô Nguyệt Hữu

22-1-2018

1. Nhà văn Ngô Tất Tố có lẽ là người tả về cái đói giỏi nhất ở dòng văn học hiện thực. Cái đói trong chữ của Ngô Tất Tố, là cái đói của sự cùng cực, cái đói của sự bế tắc, cái đói của “viên đất trộn nước mắm rồi nung chín”.

Trong cái đói, người ta thật khó để giữ mình. Hệt như Mạc Ngôn lấy chi tiết cô gái chồm về phía trước để vồ lấy thức ăn, bỏ mặc thân dưới cho gã đàn ông mặc sức buông thả bản năng, “Báu vật của đời”.

Không chỉ có ‘vây cá mập’

Blog VOA

Trân Văn

23-1-2018

Hình ảnh vây cá mập được phơi trên nóc nhà Đại sứ quán Việt Nam tại Chile. Ảnh: El Mostrador

Câu chuyện các viên chức của chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam phơi vây cá mập trên mái một căn nhà ở Santiago, thủ đô Chile giờ đã trở thành sự kiện gây ngạc nhiên và bất bình cho cả thế giới, chứ chẳng riêng người Việt.

Phiên tòa xét xử tham nhũng ở Việt Nam làm lu mờ chuyện phát hành cổ phiếu lần đầu của PetroVietnam

Nikkei Asian Review

Tác giả: Atsushi Tomiyama

Dịch giả: Trúc Lam

21-1-2018

Thời điểm trừng phạt làm cho mọi người ngạc nhiên và so sánh với những gì đang diễn ra ở Trung Quốc.

Ông Đinh La Thăng bị áp tải ra tòa ở Hà Nội vào ngày 8/1. Ông Thăng là cựu Ủy viên Bộ Chính trị và là cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Ảnh: Vietnam News Agency/ AP

HÀ NỘI – Một phiên tòa xét xử tham nhũng đang gây sự chú ý ở Việt Nam và làm cho các nhà đầu tư ngạc nhiên, qua việc chính phủ mạo hiểm bằng cách làm lu mờ hình ảnh của các doanh nghiệp nhà nước, khi đưa một số doanh nghiệp ra phát hành cổ phiếu lần đầu trước công chúng.

Phản ứng của Chính phủ Liên bang Đức về bản án tù chung thân đối với Trịnh Xuân Thanh

Linh Quang, tổng hợp

22-1-2018

Nỗi lo âu của gia đình và luật sư bào chữa cũng chính đáng, bởi vì ông Thanh vẫn có thể bị kết án tử hình trong phiên tòa xét xử khác. Thứ Tư tuần này, phiên toà kế tiếp sẽ bắt đầu tại Toà án Nhân dân Hà Nội. Lần này ông Thanh phải chống lại những cáo buộc nặng nề hơn: Trong một dự án xây dựng ở Hà Nội, ông Thanh đã nhận tiền hối lộ nửa triệu euro.

Các thành tố cho tăng trưởng còn khiếm khuyết

Project Syndicate

Tác giả: Michael Spence Karen Karniol-Tambour

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

2-1-2018

Lời người dịch: Michael Spence và Karen Karnio-Tambour cho rằng, đầu tư vào tài nguyên nhân lực, cơ sở hạ tầng và nền tảng khoa học là mục tiêu cần theo đuổi của nền kinh tế và hiện nay các quốc gia, các cơ sở giáo dục và các doanh nghiệp trên thế giới đều không thích nghi với các chuyển biến nhanh chóng tại các cơ cấu thị trường. Hai tác giả này cũng không có lý giải nào cho Việt Nam.

Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2018 sẽ là khoảng 6,7%, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Nhưng lạc quan hơn là Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ việc tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Đất nước tanh bành, vì đâu nên nỗi?

Blog VOA

Bùi Tín

22-1-2018

Những người nông dân đang lên thành phố bán sức lao động tại Hà Nội. (Hình: Nguyễn Đình Hà)

Những ngày đầu năm, tỉnh dậy là nhớ đến quê hương, đất nước, dân tộc ta, nhân dân ta. Càng ở xa, lại càng nhớ, da diết, thiết tha.

Đất nước ta, quê hương ta tài nguyên, gia tài tổ tiên cha ông để lại gồm có những gì, nay ra sao, rất cần được cháu con ngày nay điểm lại, đánh giá tỷ mỷ kỹ càng.

Toàn cảnh trước biến cố Mậu Thân 1968

Trần Gia Phụng

22-1-2018

Năm nay, 2018 là năm Mậu Tuất. Mậu Tuất (2018) cách Mậu Thân (1968) đúng 50 năm. Tuy đã qua nửa thế kỷ, biến cố Mậu Thân vẫn còn đậm nét trong trí nhớ người Việt ở Nam Việt Nam (NVN), nhứt là những người lớn tuổi đã từng trải qua biến cố đau thương nầy. Trong khi đó, nhà cầm quyền cộng sản (CS) trong nước cố tình tìm cách bôi xóa dấu vết tội ác và làm lạc hướng lịch sử, để chạy tội trước dân tộc, nhưng “ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Nhận định và Tuyên bố về nhân quyền đầu năm 2018

22-1-2018

Tổ chức và công dân Việt Nam: Nhận định và Tuyên bố về nhân quyền đầu năm 2018 (Dự thảo)

1- Nhận định     

Việt Nam vừa bước vào năm 2018 nhưng không phải với nhiều dấu chỉ hy vọng và nhiều động lực phát triển, nhưng với một bức tranh u ám cho dân chủ và nhân quyền.

Đại sứ Mỹ thăm bác sĩ Nguyễn Đan Quế

22-1-2018

bác sĩ Nguyễn Đan Quế (trái) và đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink.

Ngày 18-1-2018, lúc 14g15 Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đến thăm Bs Nguyễn Đan Quế tại tư gia ở đường Nguyễn Trãi – Q5 – Saigon. Tháp tùng có Tổng Lãnh Sự và tham tán chính trị Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ ở Saigon.

Cùng tiếp khách với Bs Quế có Ths Phạm Bá Hải, Ls Lê Công Định và nhà báo Phạm Chí Dũng.

“Tiễn người đi mờ bóng cuối chân trời…”

Tương Lai

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 30

22-1-2018

Nguồn: báo Quảng Ngãi

Nhân ngày tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974, xúc động đọc bài “Văn tế tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng sa 17.-19.1.1974” trên mạng, bất giác thả hồn mình ngược theo dòng chảy thời gian lùi trở lại của một thời xưa cũ với hình ảnh từng chìm sâu vào ký ức dân tộc:

Tướng Trần Văn Thanh bây giờ mới hết sợ!

FB Hoàng Hải Vân

22-1-2018

Ông Trần Văn Thanh (bìa trái). Ảnh: internet

Năm 2007, Công an TP. Đà Nẵng khởi tố vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (theo Khoản 1, Điều 258, Bộ luật hình sự). Cựu thiếu tá công an Đinh Công Sắt bị bắt về tội “rải truyền đơn và tố cáo sai sự thật nhằm hạ uy tín lãnh đạo Đà Nẵng”. Tiếp đó, trung tá Dương Tiến, trưởng đại diện Báo Công an TP.HCM tại Hà Nội và ông Nguyễn Phi Duy Linh cũng bị bắt. Cơ quan điều tra Công an TP. Đà Nẵng cho rằng tướng Trần Văn Thanh là người chủ mưu của vụ này, nên ông Thanh liền bị khởi tố khi ông đang giữ chức Chánh Thanh tra Bộ Công an.

Thấy gì qua vụ án Đinh La Thăng? Phần I: “Hiện tượng” Đinh La Thăng, hay kết quả của chế độ độc tài

Blog RFA

J.B Nguyễn Hữu Vinh

22-1-2018

Nguyên Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng trong một buổi lễ ở Hà Nội hôm 2/7/2015. Ảnh: Reuters

Những ngày đầu năm 2018, người dân chú ý đến một phiên tòa, mà thực chất là một biến động chính trị trên “đấu trường Việt Nam” – Phiên tòa xử Đinh La Thăng và phe nhóm.

Hiện tượng Đinh La Thăng?

Đinh La Thăng, một cái tên nổi lên như cồn nhờ hệ thống truyền thông một chiều của cộng sản. Với hệ thống truyền thông đó, thích tốt là tốt, thích xấu là xấu, thậm chí đang tốt cũng có thể bất ngờ trở thành xấu đến mức phải đào đất đổ đi, nếu đó là ý đảng.

Bao giờ thì chúng ta không chỉ xuống đường vì bóng đá?

Blog RFA 

Song Chi

22-1-2018

Ảnh: internet

Người Việt mê bóng đá, điều đó quá rõ. Chỉ có điều bóng đá VN bao nhiêu lâu nay dưới sự điều hành, quản lý của Liên đoàn bóng đá VN (viết tắt VFF từ chữ tiếng Anh Vietnam Football Federation) vẫn cứ lẹt đẹt trong vùng trũng Đông Nam Á, chưa bao giờ vô địch SEAGames (Southeast Asian Games), bất chấp kinh phí đổ vào không ít cho việc thuê thầy ngoại, bất chấp tình yêu cuồng nhiệt của các cổ động viên VN. Biết bao nhiêu lần người Việt khóc, cười, lên đồng, rồi xìu nghỉu, thất vọng… khi đội tuyển VN thắng hoặc thua trong những trận đấu ở SEAGames, đặc biệt trước đối thủ mạnh hơn và có nhiều “ân oán” là Thái Lan.

Nghĩ gì về bản án dành cho ông Thăng, ông Thanh?

FB Trương Nhân Tuấn

22-1-2018

Tòa tuyên ông Đinh La Thăng tù 13 năm, ông Trịnh Xuân Thanh tù chung thân. Ảnh: internet

Hôm trước nói về vụ xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, tôi có cho rằng thực chất các vụ xử này là xử đảng và nhà nước CSVN. Tất cả những tội phạm tham nhũng, những người “làm trái qui định của nhà nước”… gây thất thoát của cải quốc dân, không ngoại lệ, đều là đảng viên đảng CSVN.

Ông Trọng có nói “đánh tham nhũng là ta đánh vào ta”. Ông Tư Sang thì nói “không còn là con sâu làm rầu nồi canh, mà là cả một nồi sâu”.

Em trai Hoàng Đức Bình nói về anh trai và gia đình

FB Phạm Đoan Trang

22-1-2018

Hoàng Đức Nguyên, em trai nhà hoạt động Hoàng Bình. Ảnh: FB Phạm Đoan Trang

Người trong ảnh là Hoàng Đức Nguyên, sinh năm 1985, em trai kế của Hoàng Đức Bình – nhà hoạt động nhân quyền sắp bị Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) xét xử ngày 25/1 tới đây vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm hại lợi ích nhà nước” và “chống người thi hành công vụ”.

Dưới đây là đôi lời chia sẻ của Hoàng Nguyên về cuộc sống của đại gia đình kể từ ngày Bình bị bắt (ngày 15/5/2017, Hoàng Bình bị CA Nghệ An bắt cóc đưa về đồn và sau đó hợp thức hóa quy trình bằng một… thông cáo báo chí nêu lý do bắt).

1. Sau khi Bình bị bắt thì ai thay mặt anh Bình chăm sóc hai cụ thân sinh ra Bình? Hai cụ có thu nhập gì không, có lương hưu không?

Ông Thăng í a ông Thăng: Những cái nhứt

Lò Văn Củi

22-1-2018

Chị Tư Sồn bận bịu pha cà phê cho khách khứa, chưa kịp đổi dĩa nhạc, anh Bảy Thọt đã… thay thế “mần ca sĩ” liền sau khi nhấm ngụm cà phê: “Màu áo thiên thanh thơ ngây ngày nào, chìm khuất trong mưa mưa bay rạt rào…”

Ông Hai Xích lô cười khà khà:

– Thằng Bảy còn ca ngọt ghê ta, hợp với bài Lệ Đá của ông nhạc sĩ Trần Trịnh phổ thơ của Hà Huyền Chi này nữa. Ê, có vụ này thấy tương đồng, tao xin ông nhạc sĩ cho chế biến lại, Bảy mày ca sẽ nổi như cồn.

Sừng tê giác, vi cá mập & quốc thể

FB Mai Quốc Ấn

22-1-2018

Hàng trăm vây cá mập phơi trên nóc tòa nhà DSQ VN tại Chile. Ảnh http://m.elmostrador.cl

Nếu search cụm từ “Đại sứ quán” + “sừng tê giác” bạn sẽ có một kết quả thú vị đến… đau lòng. Gần đây, cụm từ “Đại sứ quán” + “vi cá mập” đang hot. Nếu muốn tìm hiểu thêm bạn có thể search thêm cụm từ “Đại sứ quán” + “bê bối”. Và tôi tự hỏi liệu có những kẻ đang trục lợi từ danh dự quốc gia (quốc thể)?

Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài chính là hình ảnh Quốc gia Việt Nam trong lòng đất nước có quan hệ bang giao cấp Nhà nước!

Tình người

FB Mai Quốc Ấn

21-1-2018

Dân oan Đặng Văn Hiến (giữa) tại phiên tòa. Ảnh: internet

Có một thông tin tôi nhận được hôm nay: Đặng Văn Hiến- người nông dân mất đất đã nổ súng làm chết 3 người, bị thương 13 người tại Đak Nông- đã được gia đình nạn nhân đã chết thứ 2 đồng ý làm đơn xin giảm án tử.

Phải cố tỏ ra bình thản nhưng cảm giác cứ nghẹn ở lồng ngực vì xúc động. Tình người vẫn còn mà!

Sinh mạng của ba nạn nhân kia hay sinh mạng Đặng Văn Hiến đều đáng quý.

Mạng người nào cũng quý cả!

Tất cả họ đều là đồng bào và đều nghèo xác xơ. Cái nghèo khiến họ chọn những cách khác nhau nhưng tựu trung có ai mong mình mất đi người thân đâu? Gia đình của các nạn nhân Điểu Vinh, Điểu Tào, Dương Văn Tiến hay gia đình hung thủ Đặng Văn Hiến nào ai muốn cảnh phân ly bằng sinh tử?

Tất cả họ, xét cho cùng chỉ là nạn nhân của đói nghèo, của những thân phận mất đi tư liệu sản xuất (đất đai) và đi theo những ngả rẽ khác nhau. Trước họ, tôi biết rất nhiều người mất đất! Sau họ, ai dám khẳng định sẽ không còn những phận người đau thương?

“Nhà Điểu Tào thì gia đình khó khăn, còn lại 4 đứa con và người vợ. 1 đứa thì ông nội nuôi. 3 đứa thì về bên ngoại. Con cũng rất thương họ. Họ mất người thân 4 đứa con thơ ko được cuộc sống đầy đủ .cũng ko được ăn học. Vợ thì gầy nhom. Ốm yếu sống trong ngồi nhà tình thương do nhà tài trợ làm.”- người dân đã miêu tả cho tôi về gia đình 1 trong ba nạn nhân như vậy. Và cả 3 gia đình nạn nhân hay gia đình hưng thủ đều chung một hoàn cảnh: rất rất nghèo!

Tình người là thứ hiếm hoi còn sót lại và có lẽ để cứu vớt nhau trong cùng cực tuyệt vọng. Sự thứ tha của những con người tận cùng đau khổ vì mất đi người thân với những con người cũng đau lòng vì sắp mất đi người thân nếu tòa tuyên án tử.

“Con cũng thương họ lắm chú ạ! Họ cũng là nạn nhân mà. Họ người thì mất con, người thì mất bố, người thì mất chồng…”- con gái đầu của Đặng Văn Hiến đã nói với tôi như vậy. Và ước mong lớn nhất của cháu là còn có cơ hội được gặp lại bố, dù là sau chân song nhà lao. Chứ không phải một kết cục xấu hơn…

Tôi sẽ không nhận định thêm bất cứ điều gì về việc gia đình nạn nhân thứ hai xin miễn án tử cho Đặng Văn Hiến ngoài góc độ tình người. Đó là sự tha thứ cho nhau sau nỗi đau mà ở đó không thứ pháp lý nào thay thế được hay bắt ép được!

Pháp luật nghiêm minh là pháp luật để con người thay đổi văn minh, nhân ái hơn. Không bao giờ “án bỏ túi hay “án chỉ đạo” nào có thể làm con người thôi hận thù.

Có phải vậy không?

Giữa tầm nhìn và lạc quan

Jonathan London

21-1-2018

Ông Trump trong chuyến viếng thăm Hà Nội tháng 11/2017. Ảnh: AP/Na Son Nguyen

Cách đây đúng một năm tôi đã viết và đăng tại đây một bài tên ‘Thư gửi Việt Nam.’ Viết tại Hà Nội ngay lúc tân TTg Hoa Kỳ Donald Trump đặt chân tới Washington.

Một năm trôi qua mà không viết thêm được bài nào … Cho đến nay.

Đúng một năm sau tôi đã về Việt Nam và đang viết bài này ngay tại Sài Gòn. Với bài này, tôi xin rũ bỏ mọi nghiệp xấu của năm qua và lại tiếp tục sự nghiệp.

Trong bài “Thư gửi Việt Nam” tôi đã báo động về hai điều. Một là nguy cơ toàn thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng khủng khiếp. Hai là đoán riêng nước Mỹ sẽ rơi vào một cơn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ thời Nội chiến của Mỹ. Ngoài ra tôi có nêu một số nhận xét về ý nghĩa của thời Trump đối với Việt Nam. Vậy, hiện tại và ngay sau ông Trump đã qua Việt Nam, chúng ta đang thấy gì? Ở đây chỉ nêu những sự khác biệt lớn nhất và để lại những vấn đề cụ thể cho những bài tiếp theo.

Không hòa giải thì làm sao đoàn kết?

FB Trương Nhân Tuấn

21-1-2018

Người Việt tại Đức biểu tình ngày 18/1/2014 phản đối TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa 19/1/1974. Ảnh: internet

Trước những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người VN yêu quốc gia dân tộc, trong cũng như ngoài nước, vài năm trở lại đây việc “tưởng niệm” cuộc hải chiến Hoàng Sa đồng thời vinh danh 74 chiến sĩ VNCH anh hùng vị quốc vong thân, dường như đã trở thành một “thủ tục”. Mặc đầu chỉ mới là “thủ tục không chính thức”, nhưng phải nhìn nhận đó là một sự nhượng bộ rất lớn của lãnh đạo CSVN. Đông đảo tầng lớp trí thức, cán bộ, đảng viên, tướng lãnh… xuất thân từ “bên thắng cuộc” hưởng ứng buổi lễ tưởng niệm đã khiến cho nhà cầm quyền CSVN, dầu thân thiện (hay lệ thuộc) với TQ như thế nào, cũng không thể nghiêm cấm, bắt bớ, phá rối… không cho mọi người tụ tập như vài năm về trước.

Hàng trăm vây cá mập trên nóc tòa nhà Ngoại giao VN tại Chi Lê

Đàn Chim Việt

20-1-2018

Hàng trăm vây cá mập phơi trên nóc tòa nhà DSQ VN tại Chile. Ảnh http://m.elmostrador.cl

Các báo Chile đưa tin, trên mái toàn nhà của cơ quan thương mại thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Chile người ta nhìn thấy có hàng trăm tấm vây cá mập phơi trên đó.

Những cư dân xung quanh cảm thấy khó chịu vị mùi tanh tưởi hôi thối bốc ra từ tòa nhà này và họ đã để ý theo dõi và phát hiện ra sự việc. Việc phơi vây cá mập được cho là bắt đầu từ 13/1/2018, ban đầu chỉ có một ít, nhưng số lượng vây cá mập ngày càng tăng thêm, trong đó có cả những nhát cắt còn tươi mới.

“Nghề gia truyền”

Lò Văn Củi

21-1-2018

Anh Năm Ba gác vốn gốc miền Trung, nên khi nghe nói đã khởi công xây dựng cầu Đà Rằng thì anh mừng lắm. Anh xởi lởi:

– Phải vậy chớ, có cây cầu ngon lành cho bà con cô bác nhờ.

Bà con cô bác tứ xứ vui mừng chung với anh Năm. Vui thì có vui, nhưng ông Thầy giáo cũng kèm thở dài. Ông Hai Xích lô hỏi:

“Khóc cây” và sự nhân bản, rung cảm với thời cuộc

Người Đô Thị

Lê Quỳnh 

19-1-2018

Bằng một trái tim mẫn cảm với thời cuộc của người nghệ sỹ, “Khóc cây” là những dòng thơ đau đớn và bất lực mà Ly Hoàng Ly viết ra trong một đêm đi dọc suốt con đường Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM), ngày 16.1.2018. Thời gian này, con đường này đã trở nên trống hoang hoác, xa lạ với đa phần người dân thành phố; với những gốc cây cổ thụ cụt, và một bông hồng mà người dân nào đã đặt lên nó.

Năm 2016, khi một lần nữa rộ lên thông tin 258 cây xanh trăm tuổi trên đường Tôn Đức Thắng bị đốn hạ, Ly Hoàng Ly cùng nhiều bạn trẻ đã lặng lẽ trình diễn tại đây một buổi nghệ thuật trình diễn “Ôm cây – Ôm người ta yêu thương – Ôm chính mình”. 

Vụ án Hoàng Bình phơi bày một nhà nước làm gì cũng… bí mật

FB Phạm Đoan Trang

21-1-2018

Linh mục Nguyễn Đình Thục. Ảnh: internet

Ngày 25/1 tới đây, Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu (Nghệ An) sẽ xét xử hai anh Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong với tội danh “chống người thi hành công vụ” trong một cuộc tuần hành của người dân Quỳnh Lưu hồi tháng 2 năm ngoái. Điều đáng nói là hàng trăm nhân chứng có mặt trong cuộc tuần hành đều chưa từng “được” công an hỏi đến trong quá trình điều tra. Một trong các nhân vật chính của sự kiện – linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục – đã cố gắng lên tiếng rất nhiều về vụ việc này để làm rõ mọi khuất tất.

Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?

Viet-studies

Tác giả: Paul R. Gregory

Dịch giả: Hiếu Chân

10-1-2018

Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của ông, “Điểm tận cùng của Lịch sử?”. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu châu.

Suy nghĩ vụn cuối năm

Nông dân, công nhân hôm nay bị bóc lột còn tàn tệ hơn trước kia vì sự cấu kết công khai giữa chế độ với tư bản hoang dã. Bản án tử hình nông dân Đặng Văn Hiến ở Đắk Nông mới đây nói lên tất cả! Chống tư bản để phe nhóm kết thành hệ thống tư bản đỏ, càng tàn độc hơn. ‘Cách mạng’ vỡ nhanh như bong bóng xà phòng. Biến một xã hội có nền tảng văn hóa lâu đời thành một xã hội mông muội. Một cái vòng lẩn quẩn oan nghiệt!

____

Hồ Phú Bông

20-1-2018

Cuối năm thường nghĩ về, còn đầu năm không mấy ai muốn nói chuyện ra đi, dù chỉ mới nghĩ đến thì tâm trạng đã rối bời. Đã bâng khuâng, xao xuyến. Ra đi như vậy là sẽ quay về. Quay về vì tình quê hương là sợi dây vô hình ràng buộc đã thấm đẫm trong máu, trong tim. Về, để hồi sinh vùng ký ức nhạt nhòa. Về, để thăm chốn cũ. Cuốn rún vẫn chưa lìa.

Bộ trưởng từng bị… oánh!

FB Trương Châu Hữu Danh

20-1-2018

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh. Nguồn: Zing

Mấy tháng nay, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khá vất vả khi phải xử lý nguyên một núi “rác” do ông Vũ Huy Hoàng để lại. Ngoài rác dự án, doanh nghiệp thuộc bộ, “rác nhân sự” mới là thứ khó dọn dẹp nhất.

Mà bát nháo nhất hiện nay là ở Cục Quản lý thị trường, nơi từng lộ đề thi cho con cháu lãnh đạo trúng tuyển – nhưng ông sai phạm nặng nhất là Cục trưởng Trương Quang Hoài Nam, lại được “bắn bổng” chểm chệ lên ghế Phó Chủ tịch TP trực thuộc trung ương là Cần Thơ. Cần Thơ cũng là nơi phải tiếp nhận “ông Cục phó” 26 tuổi Vũ Minh Hoàng (Hây da, coi bộ bế cán bộ lên ghế dễ quá).

Những nghịch lý ở Việt Nam

Hoàng Thế Nhân

20-1-2018

– Ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái truy cập vào các trang web sex – thứ mà nước này coi là văn hoá phẩm đồi truỵ. Nhưng khi vào các trang web nói về các sự kiện lịch sử theo hướng đa chiều thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, và phải vượt tường lửa để tiếp cận được chúng.