“Nâng đỡ trong sáng”!

Lò Văn Củi

11-4-2018

Ông Hai Xích lô hỏi Củi tui:

– Ê Củi, qua nay đi đâu, hổng thấy uống cà phê cà pháo vậy?

Dạ, bữa qua mấy thằng bạn già rủ họp mặt, ông Hai.

– Bây có mí tuổi đầu mà già bắt hờn, đúng là già thiệt, già như khỉ, vậy họp mặt ở cái “động” nào ha, động thiên thai, động hoa vàng hoa đỏ nào ha?

Về một bài báo bị gỡ

Thạch Đạt Lang

11-4-2018

Tối ngày 09.04.2018, báo Vietnamnet có đăng một bài với tựa đề: Con gái cô giáo làm thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” giành học bổng lớn. Bài báo này không may chết yểu, chẳng biết bị bệnh hoạn gi nên chỉ trong một thời gian vài tiếng đồng hồ, không còn thấy trên trang Vietnamnet.

Một dân tộc tội tình

Phạm Đình Trọng

11-4-2018

Cô giáo bắt học trò quì
Cha học trò bắt cô giáo quì
Đảng cầm quyền bắt người dân quì
Cả dân tộc mọp gối quì
Trong thời đại Stephen Hawking, loài người đã bay lên khám phá vũ trụ.

Nóng: Người phụ nữ tự sát tại ĐSQ VN ở Malaysia có ‘quan hệ’ với cán bộ lãnh sự?

VOA

Khánh An

11-4-2018

Ngay buổi sáng ngày xảy ra vụ “tự sát”, bà Mai gọi điện thoại về gia đình nói nhớ các con và muốn về Việt Nam thăm con. Ảnh: FB nhạn nhân

Trần Thị Mai, người phụ nữ 37 tuổi, mà tin nói là dùng dao tự sát ngay bên trong Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam ở Malaysia ngày 3/4, có “quan hệ” với một cán bộ làm việc tại đây và có con với người này. Trước khi xảy ra vụ việc, bà Mai từng bị “đe dọa” và chèn ép “đến mức sắp điên”, nhiều nguồn tin thân cận khác nhau tiết lộ với VOA-Tiếng Việt.

Đôi dòng với ông Phó Chủ tịch Hội nhà văn Thành phố

FB Đỗ Duy Ngọc

10-4-2018

Có một ông gọi là nhà thơ, là phó chủ tịch hội nhà văn thành phố tuyên bố một câu xanh rờn như thế này: “Thơ trên facebook là rác rưởi”. Xin cũng có đôi lời cùng ông.

Tui chỉ là thằng dân bình thường, không phải nhà thơ cũng chẳng nhà văn, cũng chẳng có chức quyền như ông. Thế nhưng, cũng như những người Việt Nam bình thường khác, tui đóng thuế đẩy đủ và tui yêu thơ. Và đối với tui, không có thơ hay, thơ dở mà chỉ là thơ tui thích hay không thích mà thôi.

Tới hay lui cũng vẫn… anh minh!

Blog VOA

Trân Văn

10-4-2018

Trên bình diện xã hội, quyết định cải tổ Bộ Công an của Bộ Chính trị Đảng CSVN khiến nhiều người phấn khích, thậm chí hả hê. Ảnh: Reuters

Không phải tự nhiên mà quyết định cải tổ Bộ Công an của Bộ Chính trị Đảng CSVN trở thành sự kiện đáng chú ý nhất trong tuần này.

Theo quyết định vừa kể thì Bộ Công an sẽ giải thể sáu tổng cục (An ninh, Cảnh sát, Tình báo, Chính trị, Hậu cần – Kỹ thuật, Thi hành án hình sự – Hỗ trợ tư pháp) và giảm tầm vóc của các bộ tư lệnh cảnh sát cơ động, cảnh sát bảo vệ từ tương đương tổng cục xuống mức thấp hơn.

“Đa phần dân đồng tình”, một kiểu nói vừa xấc láo, vừa khinh khi nhân dân

LTS: Liên quan tới chuyện tăng thuế bảo vệ môi trường đánh lên xăng dầu, mà Bộ Tài chính nói, đa số ý kiến đồng tình, đã làm cho nhiều người dân phẫn nộ và họ đã lên tiếng trên mạng xã hội gần hai tuần qua. Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch Hội Sinh thái Việt, cho biết ý kiến về sự kiện này như sau:

Bài báo đã bị gỡ: Con gái cô giáo làm thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh?” giành học bổng lớn

LTS: Bài báo “Con gái cô giáo làm thơ ‘Đất nước mình ngộ quá phải không anh?’ giành học bổng lớn” đăng trên báo VietNamNet tối 9/4/2018, được nhiều người chia sẻ, nhưng bài báo lên mạng chẳng được bao lâu thì bị gỡ bỏ. Xin được đăng lại để hầu quý độc giả chưa kịp đọc.

____

VietNamNet

09/04/2018 21:03 GMT+7

Nữ sinh Phan Thị Minh Phương (lớp 12 Anh 1 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh), cũng là con gái của cô giáo từng được nhiều người biết đến Trần Thị Lam, vừa  xuất sắc giành được học bổng trị giá 6,2 tỷ đồng từ Trường ĐH Smith College (Hoa Kỳ).

Chia sẻ với PV, cô nữ sinh chuyên Anh cho biết em cảm thấy rất vui với kết quả vừa đạt được cho những nỗ lực của bản thân mình.

Tướng

FB Trương Duy Nhất

10-4-2018

Ảnh: internet

Vụ tướng Vĩnh (Phan Văn Vĩnh) khiến nhớ chuyện tướng Ca (Đỗ Hữu Ca, Hải Phòng) trước đây.

Huy động một đội quân tinh nhuệ với áp giáp, súng đạn dùi cui và… chó nghiệp vụ để tấn công, dập nát một căn lều của người dân. Và họ gọi đấy là “một trận đánh đẹp có thể viết thành sách”, “đưa vào giáo trình giảng dạy nghiệp vụ cho ngành công an”. Khi đó, ông Ca mới đại tá. Sau “chiến công” này, ông được phong tướng.

Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Đức nhận bảo trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyển

Hiếu Bá Linh

10-4-2018

Với tư cách Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội CHLB Đức, bà Gyde Jensen đã liên lạc với Đại sứ CHXHCN Việt Nam tại Đức Đoàn Xuân Hưng và một cuộc họp vào tuần tới đã được thỏa thuận. Trễ nhất trong năm tới bà sẽ đi Việt Nam. Bà sẽ nỗ lực để được cho vào thăm ông Nguyễn Bắc Truyển trong nhà tù và thăm viếng các thành viên trong gia đình, để ông sẽ không bị lãng quên.

13 năm tù cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Túc

BBC

10-4-2018

Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc nhiều lần tham gia biểu tình đòi đất đai, ‘đòi’ tự do dân chủ. Ảnh: FB Nguyễn Văn Túc

Nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Túc nhận án tù 13 năm, năm năm quản chế với tội danh ‘âm mưu lật đổ chính quyền’ trong phiên xử ngày 10/4.

Phiên tòa xét xử ông Nguyễn Văn Túc diễn ra tại Thái Bình, kết thúc chóng vánh chỉ trong một buổi sáng.

Thế tất thắng của Hội Anh Em Dân Chủ

Kông Kông

910-4-2018

Lại thêm một vụ xử án tù phi lý và man rợ vừa xảy ra với 6 người trong Hội Anh Em Dân Chủ (HAEDC) vì họ không những vô tội mà còn là người yêu nước. Vì, nếu gọi là Tòa án, thì ở đó phải là nơi được tôn nghiêm. Công lý phải được sáng tỏ. Phía công tố, nhân danh chính phủ, có bổn phận bảo vệ việc thực thi pháp luật, tối cao là Hiến pháp. Phía bị cáo bào chữa cũng trên căn bản luật pháp. Hai bên đều dùng luật để tranh cãi quyết liệt rồi chánh án cùng bồi thẩm đoàn sẽ thảo luận để đưa ra bản án. Như thế thì việc xử vừa rồi không phải là phiên Tòa, không phải là xét/xử. Họ chỉ xử theo lệnh với bản án có sẵn. Xử phi pháp!

Bài học câm và nền giáo dục cam chịu

FB Tâm Chánh

9-4-2018

Chúng ta có cả một hệ thống chính trị hùng mạnh, nhưng hệ thống ấy ở đâu khi cô giáo im lặng suốt 4 tháng ở một lớp học thuộc trường THPT Long Thới, Nhà Bè, TPHCM?

Cũng hệ thống ấy đã bất lực để phải “di dời” cô học sinh đã tố cáo hành động của giáo viên nói trên khỏi ngôi trường mà cô ấy làm bí thư đoàn trường.

Chết cũng bị xử lý

FB Trương Duy Nhất

10-4-2018

Hướng dẫn được ông Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương ký ban hành ngày 22-3-2018. Ảnh: T.L/TT

“Đảng viên vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, qua đời vẫn kiểm tra xử lý”. Đó là tít bài trên báo Tuổi Trẻ, và hầu như tất thảy các báo, khi nói về văn bản hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW.

Trích nguyên văn: “Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương Trần Quốc Vượng vừa ký ban hành văn bản số 04-HD/UBKTTW hướng dẫn thực hiện một số điều trong quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Lịch sử lá cờ vàng

Trần Gia Phụng

9-4-2018

Chiều thứ Ba 27-3-2018, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall Toronto ngày thứ Bảy 28-4-2018 nhân dịp Tưởng niệm Quốc hận 30-04 từ năm nay.

Sắp có những kỷ lục mới (!)

Lò Văn Củi

9-4-2018

Anh Bảy Thọt gục gật:

– Đã nha, đã nha, nông dân ta sắp lên hương, lên đời rồi nha.

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Được mùa hả, giá cao ngất luôn hả bây? Mừng cho nông dân mình nghen.

An ninh quận Hà Đông muốn vận động tôi và em trai dừng đấu tranh và tìm hướng tháo gỡ vụ việc xảy ra tại Dương Nội

FB Trịnh Bá Phương

9-4-2018

Hai anh em Trịnh Bá Phương (trái) và Trịnh Bá Tư. Ảnh: FB Trịnh Bá Phương

– 9h sáng.

– Alo.

– Phương có nhà không?

– Ai vậy?

Dân ghét cán bộ – Bi kịch từ đâu?

Hoàng Dân

9-4-2018

Nhà báo Lê Thanh Phong viết trên trang cá nhân của mình rằng, bi kịch lớn nhất của quan chức thời nay là không được dân yêu. Không làm thì bị chửi vô tích sự, làm thì bảo mị dân hoặc làm để kiếm ăn. Không có bằng cấp thì bảo ngu dốt, có bằng cấp thì bảo lãnh đạo không cần giáo sư tiến sĩ.

‘Tuyên bố chủ quyền TQ ở Trường Sa đến từ lỗi dịch thuật’

BBC

Bill Hayton

9-4-2018

Trung Quốc ngày nay vẽ bản đồ và tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông dựa theo ‘đường chữ U’ được dựng từ cách diễn giải, dịch thuật sai lầm, theo tác giả Bill Hayton. STR/AFP/Getty Images

Biển Đông là nơi nguy hiểm, bởi nơi đây có những tranh giành, tranh cãi chồng chéo giữa các nước.

Tình trạng tranh giành xảy ra đối với các nguồn tài nguyên biển. Tình trạng tranh giành xảy ra trong việc giữ thế cân bằng quyền lực trong khu vực.

Dự án của DonaCoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – Kỳ 7: Những kẻ chủ mưu giấu mặt trong đêm 680 nông dân bị bắt

PLVN

Nhóm PV

9-4-2018

Tiếp theo Kỳ 1: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xã  —  Kỳ 2: Túp lều dập dềnh bên dự án tỷ đô  —  Kỳ 3: “Mưu hèn, kế bẩn” ức hiếp cả người chết  —  Kỳ 4: “Kỷ lục” thu 562m2 đất, bồi thường… 327 ngàn đồng  —  Kỳ 5: Bước đường cùng của bà lão đẩy lùi ba cuộc cưỡng chế  —  Kỳ 6: “Giọt nước tràn ly” khi mộ phần tiên tổ bị xâm hại

Phiên tòa kết tội 46 nông dân. Ảnh: PLVN

(PLO) – Kể từ buổi chiều 18/2/2009 xuất hiện nhóm người lạ xuất hiện ném đá vào trụ sở xã, kích động đám đông đang phản đối “Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng” (tại xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, do Liên hiệp HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai – Dona.Coop làm chủ đầu tư), điểm nóng đất đai tại Long Hưng đã bị lái đi sang một hướng khác: Từ bản chất việc nông dân phản đối dự án trái luật, đền bù rẻ mạt; chủ đầu tư xâm hại mồ mả; đòi chính quyền địa phương bảo vệ quyền lợi chính đáng của dân; lại chuyển thành vụ nông dân “đối đầu” chính quyền.

Hồ sơ vụ án không nhắc đến mâu thuẫn giữa nông dân với chủ đầu tư lấy đất giá rẻ mạt, mà đẩy sự việc sang hướng cáo buộc nông dân “làm tê liệt hoạt động toàn bộ hệ thống chính trị xã” từ 13h – 23h ngày 18/2/2009, làm số tài sản trị giá hơn 650 triệu bị thiệt hại. Hồ sơ vụ án không nhắc đến những bức xúc chính đáng của nông dân mất đất, mà chỉ thấy mô tả những nông dân “manh động, hung hăng”. Cái đêm kinh hoàng ấy, công an từ khắp nơi đổ về đông nghẹt lùng bắt người.

Xã có khoảng 1.000 hộ dân, nhưng có tới hơn 600 người bị bắt. 46 người sau đó bị tuyên tổng mức án tù gần 140 năm. Những dự định khiếu nại phản đối của dân với dự án Dona.Coop lúc đó bị nỗi sợ bắt bớ tù đày làm tê liệt. Đó cũng là lúc Dona.Coop “thôn tính” nơi hàng ngàn người chết yên nghỉ mà gần như không vấp phải một sự phản đối đáng kể nào nữa. Dự án từ chỗ chỉ hơn 300ha, mở rộng thành hơn 1.000ha, xóa trắng xã Long Hưng.

Thế nhưng sự thật dù chín năm đã trôi qua, nỗi uất ức trước bất công vẫn chưa bao giờ nguôi. Long Hưng vẫn là điểm nóng bậc nhất cả nước về đất đai, lòng dân vẫn phẫn nộ như ngọn lửa âm ỉ. Như lời anh Trần Văn Tám (SN 1974, ngụ ấp An Xuân), người cho rằng bị ngồi tù oan 18 tháng, thẳng thắn: “Xin các anh cứ cho lên báo. Tôi ngồi tù oan không được giảm ngày nào. Trước khi hết hạn tù, họ còn buộc tôi cam kết về “phải nói dự án Khu đô thị Long Hưng tốt”. “Tốt” mà đẩy chúng tôi vào tù như vậy sao”.

Những kẻ giấu mặt kích động đám đông

Bản kết luận điều tra (KLĐT) về vụ việc của Công an Đồng Nai miêu tả lại vụ án như sau: “Khoảng 19h15, 24 cảnh sát cơ động đến giải tán giải vây đưa Bí thư, Chủ tịch và số cán bộ xã ra ngoài trụ sở. Các đối tượng sau khi dạt ra khỏi cổng trụ sở xã khoảng 20m đã quay lại tấn công. Cảnh sát dùng lá chắn để chống đỡ. Bị can Lường bị đám đông phía sau ném gạch đá trúng bị thương nhẹ và ngã xuống. Trong đám đông có tên hô lên vu là công an đánh chết người… Trước áp lực tấn công của quá đông đối tượng gây rối, sau khoảng 30 phút chống đỡ, cảnh sát rút vào UBND xã…

Đến khoảng 21h, sau khi cảnh sát và cán bộ địa phương rút khỏi trụ sở, các đối tượng gây rối làm chủ toàn bộ trụ sở và tiếp tục la hét, reo hò cổ vũ nhau thực hiện các hành vi quá khích. Khoảng 23h phần lớn các đối tượng giải tán. Đến 23h20 các lực lượng chức năng mới giải tán được hoàn toàn đám đông và vãn hồi trật tự”.

Trái ngược với cáo buộc đó, ông Lý Văn Hiệp (SN 1958), một nông dân bị chín tháng tù vì “tham gia gây rối” cho rằng: “Người dân từ một ngày trước đó đã đến trụ sở, yêu cầu xã xử lý nhóm người Dona.Coop xâm hại mồ mả. Lãnh đạo xã không ra đối thoại trò chuyện nên dân mới bức xúc kéo đến ngày càng đông”.

“Đám đông la ó thì có nhưng quậy phá, rượt đuổi cán bộ thì không. Chiều 18/2/2009, sự việc diễn ra đỉnh điểm là do có một nhóm người lạ mặt, không phải người địa phương, đến kích động người dân. Đây chính là tử huyệt khi người dân không kiềm chế được cảm xúc của mình đã hùa theo mà vi phạm pháp luật. Những người đó là ai, không thấy công an tìm kiếm”.

Ông Nguyễn Thanh Long (SN 1944), một người chứng kiến sự việc, chung quan điểm: “Cuối giờ chiều, bất ngờ xuất hiện một chiếc xe chở một nhóm đối tượng lạ ập đến, hòa vào đám đông, kích động bằng cách ném gạch đá vào trụ sở xã. Việc này ngay khi đó tôi đã báo lại cảnh sát”.

Ông Lê Đình Hạnh, một người khi đó thuộc lực lượng dân phòng xã xác nhận: “Trong đám đông có một số người lạ. Tôi thấy một phụ nữ mặc áo đỏ không rõ là ai xông vào trụ sở ném một máy tính từ trên lầu xuống và rất nhiều hồ sơ giấy tờ khác”.

Bản KLĐT cũng xác nhận những nông dân Long Hưng không có dự tính, bàn mưu trong vụ án này: “Các bị can, đối tượng không bàn bạc, phân công, mà bộc phát từng bị can tự thực hiện hành vi…”; “Một số bị can đối tượng trước khi tham gia gây rối đã hoặc đang uống rượu, nhưng không phải do tổ chức uống rượu để đi gây rối mà là như thường vẫn diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày, khi nghe tin về vụ việc đã tự động đến xem”…

Rất nhiều “đối tượng bí ẩn” nắm vai trò xúi giục, đưa hung khí cho các bị can cũng được nêu trong KLĐT: Như đối tượng đưa cây sắt cho bị can Đỗ Phước Hậu, đối tượng la lớn “công an đánh chết người”, đối tượng ném chai xăng gây bỏng một người dân, đối tượng “một người con gái không biết tên” lấy hồ sơ trong phòng công an xã… Bản KLĐT không kết luận những “đối tượng” đó là ai.

Đám đông “manh động, hung hăng” là thế nhưng số hung khí tang vật công an thu được chỉ là: 3 cây gỗ tròn; 2 ống sắt; 2 vỏ chai màu xanh; 1 vỏ bình kim loại nghi bình ga mini; 5kg xà bần gạch đá, mảnh vỡ, giấy tờ…

Cuộc “gây rối” tận nửa đêm mới chấm dứt, khi lực lượng công an từ khắp nơi kéo đến. “Lúc đó khoảng 23h30, khi thấy đông công an, người dân kéo nhau ra về. Nhưng thời khắc đó, người dân xã Long Hưng chứng kiến cảnh bắt bớ chưa từng có từ thuở khai thiên lập địa”, anh Tám kể lại.

Một số nhân chứng cho hay có nhóm người lạ kích động nông dân xã Long Hưng gây ra vụ gây rối. Ảnh: PLVN

Lọt vào ống kính thu hình là bị bắt

Trước đó, tất cả những người dân tụ tập tại UBND xã đều đã bị quay phim. Người quay phim này được KLĐT xác định là “cán bộ công an tên Châu”. Những người lọt vào ống kính thu hình được chỉ điểm tên họ, nơi ở. Ông Hiệp kể: “Nửa đêm cho đến sáng, cuộc bắt bớ diễn ra trong sự hoang mang tột cùng của người dân. Lực lượng công an, chó nghiệp vụ đi đến từng nhà. Từng người lần lượt cúi đầu, hai tay còng sau lưng, bị giải ra xe rồi chạy thẳng về trại giam B5 Biên Hòa”.

Đêm ấy và những ngày sau đó, có tới 680 người bị bắt, trong khi cả xã chỉ có hơn 1.000 hộ dân. Đêm ấy xã Long Hưng sống trong tột cùng hoảng loạn, người người không ngủ. Chó nhà gặp chó nghiệp vụ sủa váng từ đầu ấp đến cuối ấp. Tiếng bước chân lùng sục  rầm rập khắp các đường quê. Công an rảo khắp xóm làng, tìm bắt người.

Đêm ấy người ta nơm nớp lo sợ tiếng gõ cửa. Người đóng cửa thật chặt, nín thở ở trong nhà. Người hoảng loạn bơi sang sông qua xã khác. Người sợ hãi lật đật tự tìm đến công an xã. “Thời bình mà bị “bố ráp” quá thời Mỹ – Ngụy bắt dân. Nông dân bị bắt nhiều không kể xiết. Tất cả là do cái dự án Khu đô thị Long Hưng. Nó lái mâu thuẫn giữa người dân và Dona.Coop thành mâu thuẫn người dân với chính quyền. Nó tích tụ uất ức khiến nông dân thiếu hiểu biết không còn giữ mình được trong một phút chốc và có hành vi trái pháp luật”, ông Hiệp trầm ngâm.

Nhiều ngày sau đó, cuộc bắt người vẫn chưa dừng lại. “Hễ ai có mặt đều bị quay phim, chụp hình, đều bị cho là có tội, bị phạt tù hoặc phạt tiền”, ông Hiệp nói. Chín tháng sau, tòa Đồng Nai đưa ra xét xử 12 ngày, kết án 46 nông dân, tuyên phạt gần 140 năm tù. 27 bị cáo kháng án, cấp phúc thẩm y án. Gông cùm đã đeo vào tay, án tích đã đeo bám cuộc đời những nông dân lương thiện.

Donacoop không thấy bị nhắc tên. Chỉ Doãn Văn Hợp, tổ trưởng tổ đo vẽ Trung tâm kỹ thuật địa chính nhà đất tỉnh Đồng Nai, người được Dona.Coop thuê đo vẽ hiện trạng nghĩa địa, bị… xử lý kỷ luật cảnh cáo.

Bà lão mẹ của bị cáo Đỗ Phước Hậu (SN 1981, ngụ ấp Phước Hội), người bị tuyên án hơn sáu năm tù, sau này bị cho là “thắt cổ chết trong trại giam” kể lại: “Đêm ấy công an ập đến khi con tôi đang ôm đứa con trai nằm ngủ. Thằng nhỏ mới hơn hai tuổi bị gỡ khỏi tay cha, khóc lặng người. Công an còng tay con tôi đi không giải thích gì. Ngày tòa xử, chúng tôi có lên nhưng không được vào, có biết gì đâu”.

Vụ án không được công luận biết nhiều, chỉ một vài tờ báo đưa tin ngắn “xét xử 46 bị cáo gây rối đốt trụ sở xã”. Vụ án đã không trả lời được nguyên cớ sâu xa nhất: Ai là những kẻ chủ mưu kích động nông dân “gây rối”? Tại sao những nông dân hiền lành, chân chất, quanh năm “chân lấm tay bùn” với đồng ruộng, ao cá lại hành động như vậy? Tại sao dự án được mỹ miều gọi là “mang lại lợi ích về kinh tế, chính trị cho người dân xã Long Hưng” lại bị chính người dân xã này phản đối như vậy. Ai đã đẩy những nông dân lương thiện vào tù?

Vụ án không chỉ có những khúc mắc trên mà còn có dấu hiệu rất nhiều nông dân chịu án tù oan. Như trường hợp ông Trương Văn Công (SN 1962, ngụ ấp An Xuân). Bản KLĐT nêu nguyên văn hành vi của ông: “Tụ tập hô hào và đuổi đánh nhau tại UBND xã trong thời gian vụ án xảy ra”. Ông Công cho hay sự thật thì chỉ hiếu kỳ đến xem, thấy ngạc nhiên nên la “ớ ớ…” khi thấy bà chủ tịch xã bị người dân khiêng từ phòng làm việc ra ngoài do được dân yêu cầu ra ngoài đối thoại nhưng bà không chịu.

“Hôm 18/2/2009, tôi đang nằm ngủ thì nghe ầm ĩ mọi người đang tập trung ở trụ sở xã phản đối quẹt sơn lên mộ. Tôi chạy ra, đứng ngoài cổng, thấy bà chủ tịch bị khiêng ra. Nghe người la “ớ ớ” quá trời, lại thấy lạ quá, tôi cũng “ớ ớ” la lên. Đến rạng sáng 19/2/2009, tôi bị bắt giam. Người ta đổ tôi đuổi đánh cán bộ, công an, tuyên tôi một năm tù. Tôi không đánh ai cả, tôi chỉ la theo người dân”.

Thế nhưng nỗi oan như của ông Công vẫn chỉ là chuyện nhỏ so với bi kịch oan trái của một số khác trong 46 nông dân bị kết tội.

Những tấm lòng bè bạn

Tương Lai

8-4-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 37

Nhấp chén trà tôi đưa mời, Giles tấm tắc “trà của ông lúc nào cũng rất ngon, vị trà này thơm lắm”. Tôi cười cám ơn lời khen chân tình của ông Đại sứ Vương quốc Anh “chỉ tiếc là e còn lâu lắm tôi lại mới được mời ông uống trà nếu trong một dịp tình cờ nào đó ông trở lại Việt Nam”.  Giles Lever trả lời “Tháng 6 tôi mới kết thúc nhiệm kỳ và rời Hà Nội, hy vọng từ nay đến đó sẽ có dịp lại ngồi với nhau ở Hà Nôi uống trà hoặc uống cà phê trong bữa ăn sáng, bất cứ lúc nào ông ra Hà Nôi thì gọi cho tôi. Lần này có quá ít thì giờ, vào Sài Gòn là tôi đến thăm ông. Tháng trước đã định đến vì biết ông đã xuất viện, nhưng cô TH khuyên nên để dịp khác vì chắc ông đang mệt nên lần này tôi đến thăm để có thể ngồi trao đổi khi sức khỏe của ông đã hồi phục”.

Thấy gì sau hai năm thảm họa Formosa xảy ra ở VN’?

BBC

8-4-2018

Nhà xã hội học Paul Jobin từng nghiên cứu các thảm họa sinh thái, môi trường và công nghiệp tại Nhật Bản (Fukushima, Minimata), tại Đài Loan (Formosa Plastic) và nhiều vụ khác (ảnh do Paul Jobin cung cấp)

Tin xấu là nhiều ngư dân đánh được ‘rất ít cá so với trước đây’ khiến đời sống của nhiều ngư dân và gia đình của họ còn rất khó khăn, nhưng tin tốt là ở một số nơi ‘một lượng cá nhỏ đã trở lại biển’, một nhà nghiên cứu độc người Pháp từ Viện Xã hội học, Academia Sinica, Đài Loan, nói với BBC Tiếng Việt từ Paris về kết quả khảo sát về hậu thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra ở miền Trung Việt Nam sau hai năm.

Nền giáo dục và những ung nhọt phá từ não trạng

Nguyễn Thế Yên

8-4-2018

Tôi vẫn thường xuyên theo dõi những vụ việc tiêu cực xảy ra trong ngành giáo dục, đặc biệt là khu vực mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tôi cũng định không viết gì về vấn đề này vì còn hạn chế thông tin và cũng bởi rõ ràng rằng đó là hệ lụy tất yếu của nền tảng xã hội Việt Nam hiện nay.

Bắt, bắt nữa, bàn tay không phút nghỉ (!)

Lò Văn Củi

8-4-2018

Anh Bảy Thọt cảm thán:

– Lại bắt bớ, lại đặt bản án ra mà xử, lại bỏ tù!

Anh Năm Ba gác đồng tình:

– Ừ, cứ bắt mãi. Ý chú Bảy là vừa đưa ra xử án ‘Hội Anh em dân chủ’ chứ gì, một bản án vô nhơn đạo, vô nhơn tính.

Luật sư nhân quyền, và cách hành xử của nhà nước độc tài

Blog RFA

Tuấn Khanh

8-4-2018

Mới đây, vợ của một người luật sư nhân quyền tại Trung Quốc đã đi bộ trên con đường dài 100 km đòi câu trả lời về việc chồng bà bị mất tích. Sự kiện này lại dấy lên mối quan tâm về câu chuyện nhân quyền, và thảm trạng của cả những người bảo vệ nhân quyền ở các nước độc tài.

Vợ của luật sư nhân quyền Wang Quanzhang, đang bị giam giữ và Lin Ermin, vợ của nhà hoạt động nhân quyền Zhai Yanmin, người đã bị kết án 3 năm tù vào tháng 8 năm 2016, ở Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 4 năm 2018. Li đang đi bộ 100 km từ Bắc kinh đến Thiên Tân, nơi cô tin rằng chồng cô đang bị giam giữ, đòi hỏi những câu trả lời về số phận của ông. Greg Baker / AFP

Từ “công cộng” nghĩ đến “công cuộc”

Blog RFA

VietTuSaiGon

7-4-2018

Sởi dĩ tôi phải nhắc đến hai từ “công cộng” để rồi bàn về “công cuộc” bởi vì ở hầu hết các quốc gia dân chủ cũng như phi dân chủ trên thế giới này, có những thứ, những tiêu chí không thể bỏ qua khi xét về công cuộc chung của quốc gia đó. Trong đó, đáng nói nhất vẫn là công cuộc xây dựng đất nước thông qua ý thức hệ, giáo dục, giao thông, y tế, kinh tế, cơ sở hạ tầng… Và, cả cái chợ! Nghĩa là tất cả các đối tượng có tính công cộng sẽ phát biểu cho công cuộc xây dựng quốc gia.

CSVN Đang Dần Chuyển Giao Quyền Lực

Quốc Phùng

8-4-2018

CSVN đang dần dần chuyển giao quyền lực. Chuyển giao cho ai? Sao lại có chuyện ly kỳ hấp dẫn như vậy? Xin nói nhanh kẻo mọi người sốt ruột. Có hai sự kiện hoàn toàn thực tế và có thể minh chứng được.

Anh hùng gian trá

FB Luân Lê

8-4-2018

Một trong những câu nói nổi tiếng của ông Phan Văn Vĩnh. Ảnh: Zing

Bất cứ ai khi nghe được những câu phát ngôn vừa cương quyết nhưng vừa nhân văn với tội phạm như dưới dây từ một vị anh hùng lực lượng vũ trang, chúng ta chắc hẳn cũng sẽ thấy đồng cảm và chia sẻ cũng như đặt rất nhiều niềm tin vào vị tướng tướng công an ở ấp cao nhất trong lực lượng chống tội phạm này.

Nhưng có ai ngờ rằng, ông ấy lấy lòng dân để lừa mị dân, để che đậy hành vi phạm tội của mình. Ông ta đã trở thành tội phạm nhờ vào chức vụ và quyền bính có được trong tay. Và với những thủ đoạn vừa có tính nghiệp vụ do được đào tạo bài bản, vừa với tâm lý của kẻ phạm tội đặc biệt nguy hiểm, nó sẽ trở thành một tay tội phạm khét tiếng và tinh vi đến mức khó lòng có thể phát hiện được.