Bộ trưởng Pháp từ chức vì tiệc tôm hùm

Từ Thức

25-7-2019

François de Rugy, Quốc vụ khanh, bộ trưởng số 1 trong chính phủ Pháp vừa phải từ chức, vì tờ báo online thiên tả Mediapart tố cáo đã dùng công quỹ để sửa nhà, và tổ chức nhiều bữa ăn đãi khách, kể cả khách riêng, trong thời gian ông ta là Chủ tịch Quốc hội, trước khi trở thành bộ trưởng.

Chúng ta trưng cứ liệu về Hoàng Sa, Trường Sa để làm gì?

Nguyễn Trung Dân

25-7-2019

Câu trả lời thật dễ hiểu, ai cũng biết là để chứng minh HS, TS có nguồn gốc, lịch sử lâu đời là của Viêt Nam. Quan trọng hơn, nhiều tài liệu, nhiều ghi chép trong thư tịch cổ, trong các sắc phong, các gia phả, và cả trong những bài văn viết… nói lên sự cư trú của người Việt xưa trên các đảo mình đã xác định chủ quyền từ lâu.

Tư Chính là bộ phận không thể tách rời của thềm lục địa Việt Nam

Nguyễn Quang Bô

25-7-2019

Các mặt cắt địa chấn chứng minh ranh giới ngoài của thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: internet

Tạp ghi: Từ Mekong ra Biển Đông, bao giờ cho tới tháng Mười?

Nhà văn Nhật Tuấn (*)

Tuần báo Việt Tide số tháng 4-2007 có bài Tạp Ghi về các vấn đề thời sự trong tháng của Hà Đa Sự, là một bút hiệu khác của nhà văn Nhật Tuấn, dùng cho các bài viết ở hải ngoại, khi ấy ông vẫn còn sống ở trong nước. Sau đây là trích đoạn phần có liên quan tới Sông Mekong và Biển Đông,  trong mối tương quan lịch sử “môi hở răng lạnh” giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng của Ngô Thế Vinh và bộ phim Mekong Ký Sự của đạo diễn Phạm Khắc cũng được nhắc tới trong bài viết…

Nay nhân hai sự kiện: (1) Trận “hạn hán thế kỷ” đang diễn ra trong lưu vực Sông Mekong do chuỗi các con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam của Trung Quốc, và rồi (2) Bắc Kinh mới đây lại ngang nhiên đưa tàu Hải Dương 8 đến Bãi Tư Chính của Việt Nam đầu tháng 07-2019 để thăm dò dầu khí, cùng đi với hai chiến hạm có cả trực thăng và pháo để hộ tống; Trung Quốc một lần nữa đã lại trắng trợn vi phạm vùng lãnh hải trên thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Chúng tôi cho đăng lại bài viết của nhà văn Nhật Tuấn, tuy đã được phổ biến cách đây 12 năm, nhưng vẫn còn nguyên vẹn tính thời sự. Như một “ôn cố tri tân”, để thấy rằng chính sách bành trướng của Bắc Kinh xâm lấn Việt Nam trước sau vẫn không hề thay đổi. Bài viết với tiêu đề và lời dẫn do nhà văn Ngô Thế Vinh gửi. 

Hình do nhà văn Nhật Tiến cung cấp, chụp tháng 8. 2015 hai tháng trước ngày nhà văn Nhật Tuấn qua đời.

***

Ngày 11 tháng Tư năm 2007, tường thuật chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn Quốc hội Việt Nam, báo chí trong nước vui mừng chạy tít lớn: “Chưa bao giờ quan hệ hợp tác hữu nghị Việt – Trung tốt như hiện nay”. Nào là góp phần tích cực, thúc đẩy quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới… tiếp tục vun đắp cho tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước theo phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Ngoài mặt hân hoan vậy, nhưng mỉa mai thay, đúng vào ngày này, Trung Quốc phản đối Việt Nam phân lô, gọi thầu và hợp tác với Tập đoàn dầu khí BP của Anh xây dựng đường ống khí đốt ở Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cảnh cáo “Việt Nam áp dụng hàng loạt hành động mới trên quần đảo Nam Sa đã đi ngược với nhận thức chung quan trọng về các vấn đề trên biển mà hai bên đã đạt được và đây là hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ cũng như chủ quyền và quyền cai quản của Trung Quốc. Trung Quốc bày tỏ hết sức quan tâm việc này và đã giao thiệp nghiêm khắc với Việt Nam”.

Hòn đá ném đi, hòn chì ném lại, lập tức người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đáp lời: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của Việt Nam tiến hành trên các quần đảo và vùng biển của Việt Nam, kể cả việc phân lô, thăm dò và khai thác dầu khí là hoàn toàn bình thường, phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002“.

Phải thừa nhận từ sau Hội nghị APEC tại Hà Nội, được Hoa Kỳ chuyển hướng chiến lược trong quan hệ ngoại giao, “tiểu bá” Việt Nam bắt đầu lộ máu “anh hùng”, dám xấc xược với “thiên triều”. Chỉ hơn một tháng sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bush, tạp chí Quân Sự Hoàn Cầu của Trung Quốc ra số tháng 12-2006 cho biết từ ngày 1-11-2005 Trung Quốc đã tiến hành xây dựng bia chủ quyền tại một số điểm cơ sở trên quần đảo Hoàng Sa, lập tức ngày 28 tháng 12 năm 2006, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: “Việt Nam một lần nữa khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này… Việc Trung Quốc dựng bia chủ quyền tại một số điểm cơ sở trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, do vậy hoàn toàn không có giá trị...”

Nếu mới chỉ một năm trước đây, cho dù tàu Trung Quốc ngang ngược bắn giết ngư dân Thanh Hóa trong vịnh Bắc Bộ, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt, vẫn phải vào đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nâng ly mừng quốc khánh của bọn sát nhân thì nay họ đã “mạnh miệng” lên nhiều.

Ngay từ năm 2000, nhà văn Ngô Thế Vinh trong cuốn “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng” đã cảnh báo nguy cơ có tính thảm họa đối với Đồng Bằng Sông Cửu Long khi Trung Quốc xây dựng hàng loạt đập chắn trên thượng nguồn và khu kinh tế Hoa Nam xả chất thải kỹ nghệ biến Mekong thành dòng sông chết.

Năm 2004, cuốn sách này đã được trao vào tay ông Phạm Khắc, nguyên Giám đốc Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh khi ông bắt tay làm bộ phim truyền hình nhiều tập “Mekong Ký Sự”. Tiếc thay những cảnh báo của ông Ngô Thế Vinh không hề được ông Phạm Khắc nhắc tới trong bộ phim kể cuộc hành trình đi từ thượng nguồn sông Mekong tới 9 dòng Cửu Long đổ ra biển của ông, bởi lòng e sợ cố hữu đối với nhà cầm quyền Trung Quốc.

Thế nhưng sự thể đã khác khi vào ngày 24 tháng Tư mới rồi VietNamNet và báo Bình Dương của Nhà nước dám đăng toàn văn bài viết của ông Richard P. Cronin, Giám đốc Chương trình Kinh tế Chính trị châu Á chỉ mặt đích danh Trung Quốc đang tàn phá hạ lưu sông Mekong:

Trung Quốc đang xây dựng một loạt 8 đập thủy điện ở thượng nguồn của Mekong, chảy qua những hẻm núi cao ở tỉnh Vân Nam. Dự án này là mối đe dọa lớn nhất đối với Mekong và an ninh của hơn 60 triệu người sống dưới hạ nguồn, với họ, nước Mekong có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn. Sự khai thác ồ ạt tiềm năng thủy điện khổng lồ của Mekong đã gây ra mối đe dọa lớn đối với chu kỳ lũ lụt và đa dạng sinh học cực kỳ phong phú của hệ thống sông này. Khi được hoàn thành trong một thập kỷ nữa, hệ thống các đập thủy điện này sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với vùng Hồ lớn và sông Tonle Sap dài 100 km của Campuchia cũng như Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam…”

Bệnh “nhát sợ phương Bắc” của Việt Nam xem ra phần nào giảm bớt khi vào cuối tháng Tư, ông Thủ Tướng Việt Nam ký nghị định số 65 thành lập thị trấn Trường Sa trên cơ sở đảo Trường Sa lớn và các đảo, đá, bãi phụ cận, xã Song Tử Tây trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, đá, bãi phụ cận và xã Sinh Tồn trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, đá, bãi phụ cận.

Như thế, bất chấp sự hậm hực của Trung Quốc, huyện Trường Sa đã chính thức thành lập gồm 3 đơn vị hành chính trực thuộc là xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn và thị trấn Trường Sa. Các hoạt động của Việt Nam trên quần đảo đang tranh chấp này cũng được công khai hóa như ngày 20 tháng Tư báo chí Việt Nam loan tin Trạm tìm kiếm cứu nạn Trường Sa có cơ sở hậu cần đặt tại đảo Trường Sa Lớn, đã khai trương văn phòng đại diện thường trực tại Thành Phố Nha Trang.

Liệu người ta có thể hy vọng với sự mở rộng hợp tác với hải quân Hoa Kỳ, với chiến lược phát triển biển, nhà nước Việt Nam sẽ ngăn bớt được sự hung hăng của các hạm tàu Trung Quốc ngạo mạn coi Biển Đông “như là ao nhà của chúng nó” như lời một bài hát thời chiến tranh với Mỹ?

Hà Đa Sự

Việt Tide 27-4-2007

* Nhà văn Nhật Tuấn, tên thật Bùi Nhật Tuấn (em trai nhà văn Nhật Tiến), sinh nặm 1942 tại Hà Nội. Năm 1954 không di cư vào Nam, tốt nghiệp đại học khoa Văn, nguyên bộ đội Trinh Sát Công Binh. Nhà văn miền Bắc với nhiều tác phẩm xuất bản, Đi Về Nơi Hoang Dã (1988) là một tiểu thuyết rất nổi tiếng của ông. Nhật Tuấn mất tháng 10 năm 2015 tại Sài Gòn.

Tranh cãi tư bản và xã hội chủ nghĩa ở Mỹ là vô ích thôi

Bloomberg

Tác giả: Noah Smith

Dịch giả: Jackhammer Nguyễn

23-7-2019

Lời dịch giả: Trong các cuộc tranh luận chính trị ở Mỹ suốt hai năm qua, người ta lại nghe nói đến chủ nghĩa xã hội, và đó thường là cái nhãn mà các chính trị gia đảng Cộng hòa dán cho đối thủ của mình thuộc đảng Dân chủ, nhất là đối với các nghị sĩ trẻ tuổi, có những ý tưởng cấp tiến.

Hong Kong: Bà La Sát nuốt Tôn Hành Giả

Lê Minh Nguyên

25-7-2019

Biển người xuống đường biểu tình ở Hong Kong cuối tuần qua. Ảnh: Getty Images

GS Nguyễn Ngọc Huy khi còn sinh tiền ông thường ví việc Trung Quốc sáp nhập Hong Kong giống như việc bà La Sát nuốt Tôn Hành Giả, khi Hong Kong đã vào trong bụng Trung Quốc thì sẽ không bao giờ để TQ yên trong độc tài và cuối cùng TQ phải chịu thua Hong Kong khi phong trào dân chủ, không phải xuống đường ở Hong Kong, mà là ở Bắc Kinh bởi sinh viên và quần chúng, nhận được nguồn cảm hứng từ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.

Hệ thống “thế giới tội phạm ngầm” của Đảng CSTQ thể hiện qua “Những đàn ông mặc áo trắng” ở Hồng Kông

Đài Á châu Tự do

Wang Yun, thực hiện

Dịch giả: Lê Minh Nguyên

22-7-2019

Xã hội đen tấn công người biểu tình ở nhà ga Hong Kong. Photo Courtesy

Trong cuộc biểu tình ngày 21/7 tại Hồng Kông, một nhóm “Đàn ông mặc áo trắng” đã tấn công và làm bị thương nhiều người biểu tình tại ga tàu điện ngầm Yuen Long.

Hạn hán hoành hành khắp nơi

BTV Tiếng Dân

25-7-2019

Báo Tiền Phong có bài: Miền Trung quay quắt trong nắng hạn lịch sử: Sinh tồn trong ‘chảo lửa’. Chủ tịch xã Quảng Lưu, ông Hồ Thăng Long cho biết, tình hình hạn hán ở huyện Quảng Trạch, Quảng Bình, như sau: “Anh biết không, xã tui có 295ha lúa nước, nhưng giờ chỉ còn 51 ha, nắng hạn kiểu này không biết còn trụ lại được mấy ha đây?”

Mekong: Trận ‘hạn hán thế kỷ’ nhìn từ quan điểm hạ lưu

LTS: Hạ lưu Mekong đang rơi vào hạn hán kỷ lục 100 năm. Dân Thái và dư luận báo chí cáo buộc trách nhiệm cho thủy điện của TQ và Lào. TQ và Lào gạt bỏ chối trách nhiệm viện lẽ chỉ vì ít mưa.

Tuổi thơ và cái đầu chính trị

Courrier International

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

Số tháng 5-7/2019

Tư tưởng chính trị của Tập Cận Bình sẽ trở thành một phần của chương trình học sau khi được đưa vào Hiến pháp của ĐCSTQ. Nguồn: Bloomberg

Tập Cận Bình trong thời gian gần đây kêu gọi các khóa học chính trị phải được tăng cường ở mọi lứa tuổi.

Tận cùng của “báo ân”!

Nguyễn Thùy Dương

24-7-2019

Bờ Đông Sài Gòn ngoài Thủ Thiêm – Bình Trưng đi về hướng Đông băng qua cầu Sụp (cầu Xây Dựng nối liền quận 2- quận 9 bây giờ) là vùng cứ điểm của Việt Cộng, của những người dân mặc bà ba đen, khăn rằn vắt ngang vai, đầu đội nón tai bèo hay nón lá. Mỗi trận càn quét của quân đội VNCH chỉ khiến họ mạnh lên hơn, khôn ngoan hơn trong chiến đấu.

5 rủi ro khi dùng mạng xã hội Việt Nam

Luật Khoa

Trịnh Hữu Long

24-7-2019

Năm nay sẽ có năm mạng xã hội Việt Nam ra đời, do doanh nghiệp tư nhân làm.

Đó là tuyên bố của Bộ Thông tin – Truyền thông do ICT News đưa tin ngày 23/7/2019.

Cùng ngày, mạng xã hội Gapo ra mắt (dù không lâu sau đã phải đóng cửa để xử lý sự cố kỹ thuật). Còn trước đó vài hôm thì trưởng ngành thông tin – truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi xây dựng mạng xã hội và công cụ tìm kiếm thay Facebook, Google với một “triết học khác”.

Ông Trọng – Ông là ai?

Phạm Minh Vũ

24-7-2019

Năm 2011, khi mới lên nắm chức tổng bí thư đầu năm, thì giữa năm xảy ra sự kiện tàu Bình Minh 02 của VN bị cắt cáp ngay vùng đặc quyền kinh tế VN. Ông không có một thái độ nào để thể hiện là một đất nước có chủ quyền.

Triết lý của mạng xã hội là gì?

Huỳnh Ngọc Chênh

24-7-2019

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng bộ 4T. Photo Courtesy

Vào năm 2006, tổng biên tập báo Thanh Niên hồi đó là ông Nguyễn Công Khế giao tôi sáng lập và phụ trách tờ báo mạng Thanh Niên Online (TNO).

Mực nước trên sông Mekong đang thấp nhất lịch sử, giờ Việt Nam làm gì?

Vũ Kim Hạnh

24-7-2019

Cách đây 2 tuần, tôi share lại bài “Hạ nguồn Mekong trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh” đăng trên vnexpress.net, phân tích chuỗi thảm họa của ĐBSCL khi nước cạn không về. Nay thảm họa đã hiển hiện.

Theo stt mới nhất của Lê Nguyễn Hương Trà: Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission) vừa phát đi thông báo cho biết, mực nước trên sông Mekong đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Theo báo cáo Cục khí tượng và thủy văn Lào, ngày 18.7 mực nước sông Mekong tại khu vực Km4, Viêng Chăn chỉ đạt 70cm, thấp nhất trong vòng 50 năm qua, để lộ cả chân trụ cầu Hữu nghị số I Nongkhai.

Ảnh hưởng sẽ là khủng khiếp trước nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn. Sông cạn, ruộng khô, cây chết, đất đai sạt lỡ…

Tờ Bangkok Post 16.7 đưa tin, mực nước sông Mekong ở Thái Lan đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua – hiện tại là 2,6 m thấp hơn 10m so với điểm tràn nước trên bờ sông.

ĐBSCL Việt Nam, vùng hạ lưu Mekong đang đối diện nguy cơ thiếu nước và xâm mặn gia tăng, ảnh hưởng sẽ là khủng khiếp khi mực nước đang xuống quá thấp.

Ba nguyên nhân chính được đề cập làm suy giảm nguồn nước là: Hạn hán, lượng mưa quá ít; Việc giảm lượng nước xả ra từ đập thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam, Trung Quốc); Kế hoạch tích nước để chạy thử máy phát điện ở đập Xayaburi, Lào.

P/s: Sau Xayaburi, Don Sahong và Pak Beng, vào tháng 4.2019 Lào triển khai tiếp dự án thủy điện thứ tư là Pak Lay trên dòng chính sông Mekong, bất chấp phản ứng từ những quốc gia nằm trên dòng chảy và các tổ chức NGO. Theo kế hoạch, 7 máy phát điện của Xayaburi sẽ hoạt động chính thức từ tháng 10.2019.

Đối với Việt Nam, sông Mekong nuôi dưỡng hai vùng kinh tế trọng điểm là ĐBSCL và Tây Nguyên, với gần 60% tổng lượng dòng chảy hàng năm của Việt Nam và khoảng 23% tổng dân số cả nước. Các tác động tiêu cực xuyên biên giới của các dự án thủy điện Lào sẽ gây nhiều tác động nặng nề cho hạ lưu, đặc biệt là ĐBSCL.

Biển Đông, tàu Trung Quốc vẫn quậy. Đồng bằng SCL và Tây Nguyên gặp nạn. Sao nhà nước còn chưa đưa ra kế hoạch khẩn cấp giải quyết? Sao còn có những ông trời vạch đám mây, kéo về cái kế hoạch trời sợ: Làm đường sắt cao tốc Bắc Nam 58,7 tỷ đô la trong khi quá bức bách chuyện đồng bằng miền Tây đang có nguy cơ tan rã?

Những kết luận rút ra từ đề thi kiểm tra năng lực của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Nguyễn Ngọc Chu

24-7-2019

Hãy buông quyền lực ra để tạo điều kiện cho mọi cá nhân, mọi tập thể được tự do tỏa sáng.

Việc bỏ thi kỳ Tốt nghiệp THPT và giao công việc tuyển sinh cho các đại học là tiến trình tất yếu.

Điều này đáng ra phải thực hiện từ lâu. Nhưng đến nay Bộ GD & ĐT vẫn trì cố tình hoãn. Lý do trì hoãn thì không khó để nhận biết. Cuối cùng cũng chỉ là quyền lực.

Vấn đề “thoát Trung” và “thân Mỹ”

Trương Nhân Tuấn

24-7-2019

Như thông lệ, hễ mỗi lần TQ có những hành vi xâm phạm chủ quyền (hay các quyền phụ thuộc chủ quyền) biển đảo của VN, Biển Đông trở nên căng thẳng. Thì trong nội bộ VN, tầng lớp gọi là “trí thức” (trong hay ngoài đảng) hô hào việc “thoát Trung” (song song với việc kết thân với Mỹ). Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến các việc “thoát Trung” và “thân Mỹ” được xem như là một giải pháp để VN thoát ra khỏi sự ràng buộc (và hiếp đáp) của TQ. Vậy thế nào là “thoát Trung” và thế nào mới gọi là “thân Mỹ” ? Không (hay ít) thấy ai có lời giải thích nội hàm của hai việc này một cách thấu đáo.

Cô Khả, người hàng xóm của tôi ngày xưa

Dương Tự Lập

24-7-2019

Một năm sau ngày xuất ngũ, năm 1982, tôi được nhận vào làm bảo vệ ở Cửa hàng ăn uống Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Khi tôi vào thì cô Khả làm bên tổ bánh đã xin nghỉ hưu non trước đó hai năm. Về hưu cô làm đôi quang gánh hàng khô ngồi bán ngay trước cổng cửa hàng.

Tuyên bố về Biển Đông (Lần thứ ba)

24-7-2019

Từ ngày 3 đến 21 tháng 7 năm 2019, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 với sự hộ tống của nhiều tàu cảnh sát biển và dân quân biển xâm nhập Vùng Đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa Việt Nam tại khu vực bãi Tư Chính, Vũng Mây, nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí của mình theo đúng Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS). Đây là một hành động rất nguy hiểm đối với an ninh, hoà bình của khu vực; tiếp tục leo thang trong quá trình nhất quán thực hiện tham vọng bá quyền biển Đông của Trung Quốc.

Những đau thương tức tưởi của ngư dân miền Trung

Nguyễn Duy Vinh

24-7-2019

Thảm họa Formosa là một thảm họa môi trường kinh hoàng: cá chết la liệt trên 250 km đường biển, trên 10.000 (mười ngàn) người dân mất phương tiện sinh sống. Thêm vào đó, với tình trạng ô nhiễm tiếp tục, số người dân sống dọc ven 250 km bờ biển đó đã và sẽ còn phải đương đầu với bệnh tật gây ra bởi các độc tố trong các chất xả thải lỏng tuôn ra ngày đêm vào lòng biển từ nhà máy Formosa.

Phía sau cái chết của Trần Bắc Hà (Kỳ 3)

Hồng Hà

24-7-2019

Đây là loạt bài tác giả Hồng Hà viết độc quyền cho Tiếng Dân. Các trang khác đăng lại, xin ghi rõ nguồn.

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Phải công nhận Trần Bắc Hà tuy tạo nên một “đế chế tài chính”, song là người rất nặng lòng với quê nội Hoài Ân, Bình Định. Đó cũng là lý do dễ hiểu vì sao dàn nhân sự chủ chốt của BIDV có nhiều người quê Bình Định.

Từ Formosa đến EVFTA

Thục Quyên

24-7-2019

Thảm họa môi trường Formosa và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Âu châu đều có quan hệ nghiêm trọng tới đời sống người dân Việt, và điểm đặc biệt là có dính líu trực tiếp đến một hay nhiều nước khác. Vì không còn là một vấn đề hoàn toàn Việt Nam nên trên lý thuyết, nhà cầm quyền Việt Nam không thể nại cớ quốc tế không được can thiệp vào việc nội bộ quốc gia để thoải mái hoành hành, áp bức người dân.

Khi nào Trịnh Xuân Thanh sẽ được trả về Đức?

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)

24-7-2019

Hai năm trước, đúng ngày 23/7, tại Berlin Tiergarten, Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc bởi mật vụ Việt Nam. Cho đến nay ông ta vẫn còn bị nhốt trong nhà tù ở Việt Nam.

Trại tạm giam B14 tại Hà Nội, nơi Trịnh Xuân Thanh hiện đang bị giam giữ. Photo Courtesy

Tô Lịch, ‘hồng phúc dân tộc’ và mafia…

Blog VOA

Trân Văn

24-7-2019

Ảnh trích xuất từ website báo Tuổi Trẻ

Trang web của báo điện tử có tên Doanh nhân và Xã hội đã bất khả dụng (1). Người ta chú ý đến trang web này sau khi Tòa soạn đăng bài: “Con ông Chung khởi nghiệp” (2). Không rõ bài viết này có phải là nguyên nhân khiến Doanh nhân và Xã hội trở thành bất khả dụng hay không nhưng hai ngày sau khi Con ông Chung “khởi nghiệp” được nhiều người dùng mạng xã hội dẫn lại. Doanh nhân và Xã hội đột nhiên… trắng xóa!

Có phải tài nguyên năng lượng ở Biển Đông thúc đẩy Trung Quốc hiếu chiến?

Jackhammer Nguyễn, gửi cho Tiếng Dân từ San Francisco

24-7-2019

Sau những tin tức về căng thẳng tại bãi Tư Chính, giữa tàu võ trang Việt Nam và Trung Quốc, báo Tiếng Dân có đăng bài nhan đề: Băng cháy và sự điên cuồng của Trung Quốc trên Biển Đông, của tác giả Mạnh Quân.

Mục tiêu thương chiến hay địa chính trị? Trump cần làm sáng tỏ chính sách đối với Trung Quốc

Project Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

22-7-2019

Trong một nền dân chủ, một chính phủ không thể theo đuổi một cuộc đấu tranh lâu dài với một kẻ thù địa chính trị đầy quyền lực mà không có sự hỗ trợ chính trị bền vững từ công chúng có hiểu biết. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ cần khẩn trương khởi động một cuộc tranh luận công khai khả tín về chính sách đối đầu với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bãi Tư Chính, thêm một vết chàm trên mặt đảng

Kông Kông

24-7-2019

Võ Văn Thưởng sang yết kiến Tàu, hôm 21/7 bắt tay ông Hoàng Khôn Minh, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương ĐCS Trung Quốc. Ảnh: TTXVN.

Từ ngày 3/7/2019 tàu Trung Quốc đã trắng trợn thăm dò dầu khí trong khu vực bãi Tư Chính của VN. Ngày 8/7/2019, tức 5 ngày sau, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và tùy tùng sang “thăm hữu nghị” TQ, tươi cười, bắt tay với “đại cục” của Tập Cận Bình. Bà Ngân vừa về thì ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo và đoàn tùy tùng khác qua ngay. Cứ như giữa 2 nước không hề xảy ra chuyện gì!

‘Nhân văn’ đến thế là… cùng!

Blog VOA

Trân Văn

23-7-2019

Quan chức Bộ GD-ĐT họp báo về gian lận thi tốt nghiệp ở Hà Giang hồi tháng 7/2018. Nguồn: ANTĐ

Cách thức xử lý hai vụ gian lận thi cử, một ở Sơn La, một ở Hà Giang, vừa cho thấy tư pháp xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hết sức nghiêm minh, vừa chứng tỏ nỗ lực… tự chỉnh đốn của đảng ta quả là phi phàm và… “nhân văn” đã vượt qua mọi giới hạn để dẫn dắt chúng ta đi từ ngạc nhiên đến sửng sốt!

Chuyến đi chưa hẹn ngày về

Quân Nguyễn

23-7-2019

Tôi vừa trở về Mỹ sau một chuyến đi dài khá mệt mỏi, mang nỗi buồn của thân phận lưu vong, chẳng hẹn ngày về nơi quê cha đất tổ. Cái cảm giác bị những người đồng bào cùng màu da, tiếng nói, chối bỏ trên chính quê hương mình, thật xót xa dường nào.

‘Cơ chế đặc thù’ tạo ra quyền… bóp cổ!

Blog VOA

Trân Văn

23-7-2019

Dân tự tổ chức đếm xe qua trạm BOT Ninh Lộc. BOT cũng là một phương tiện để bóp cổ vặt lông? Hình minh họa. Nguồn: Dân Việt

Dư luận đang sôi sùng sục sau khi Sở GTVT TP.HCM công bố ý tưởng thiết lập 34 “cổng thu phí” trước những lối vào khu vực trung tâm thành phố này để thu từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng/lượt đối với các loại xe bốn bánh, đồng thời nâng phí đậu xe với những loại xe này lên ít nhất là năm lần so với hiện nay để chống ùn tắc… trong nội ô.