Volodymyr Zelensky – nhân vật của năm (Phần 6)

Time

Cù Tuấn, dịch

8-12-2022

Tiếp theo Phần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5

Zelensky vẫy tay chào dân chúng tại Kherson, ngày 14/11. Ảnh: Time

Tôi hỏi: liệu lịch sử này theo một cách nào đó đã củng cố Ukraine như một quốc gia, góp phần vào quyết tâm chống lại cuộc chiến hiện tại với Nga hay không. Zelensky đáp trả tôi với một cái nhìn xuyên thấu. “Một số người có thể nói điều đó làm chúng tôi trở nên cứng rắn hơn. Nhưng tôi nghĩ nó đã lấy đi rất nhiều khả năng phát triển của Ukraine”, Zelensky nói. “Đó là một cú đánh nối tiếp sau một cú đánh khác, loại khó nhất. Chuyện đó đã làm chúng tôi trở nên cứng rắn ra sao? Mọi người hầu như chỉ được gọi là tồn tại. Cái đói đã đánh gục họ. Nạn đói đã đè bẹp tâm lý của người dân, và tất nhiên điều đó còn để lại dấu vết”.

Chuyện kể về cuộc phản công Kharkiv của Ukraine, khiến Putin choáng váng và định hình lại cuộc chiến (Phần 3)

Washington Post

Tác giả: Isabelle Khurshudyan, Paul Sonne, Serhiy MorgunovKamila Hrabchuk

Cù Tuấn, dịch

29-12-2022

Tiếp theo Phần 1 và Phần 2

Kharkiv cho người Ukraine cơ hội để mở ra một cánh cửa. Kherson cho thấy nó là một bức tường khá vững chắc.

Nhân dân không bao giờ quên

Mạc Văn Trang

16-2-2023

Ngày 17-2-1979, Trung cộng đã đưa hơn 60 vạn quân, hơn 400 xe tăng và nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh khác, bất ngờ tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta. Chúng gây nên tội ác tày trời “giết sạch, phá sạch”. Mấy vạn đồng bào và chiến sĩ ta đã hy sinh trong cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược.

Phỏng vấn cựu Trung tướng Hoa Kỳ Ben Hodges: “Tôi không thấy có ánh sáng nào cuối chân trời cho nước Nga”

NTV

Volker Petersen phỏng vấn tướng Ben Hodges

Nguyễn Văn Vui chuyển ngữ

22-2-2023

Cựu Trung tướng Hoa Kỳ Ben Hodges

Nga đang áp sát Bakhmut, với mỗi centimet đất phải trả bằng rất nhiều máu

New York Times

Cù Tuấn, dịch

20-3-2023

Tóm tắt: Với chiến thuật nướng quân, đẩy những “thợ đào chiến hào” không vũ trang ra tiền tuyến, quân đội Nga đang tiến lên rất chậm rãi nhưng rất chắc chắn.

Vẫn còn đó vết thương và nỗi đau của dân tộc!

Lâm Bình Duy Nhiên

30-4-2023

Năm nay, để “kỷ niệm” 48 năm sự kiện 30/4/1975, dường như nhà nước Việt Nam ít ồn ào hơn với những màn ăn mừng, ca nhạc ầm ĩ, duyệt binh rầm rộ như trong quá khứ.

Ukraine cảm thấy áp lực về thời gian và kỳ vọng gia tăng

Financial Times

Cù Tuấn, biên dịch

24-5-2023

Tóm tắt: Hội nghị thượng đỉnh G7 cuối tuần trước không phải là tâm điểm ủng hộ của quốc tế đối với Kyiv.

Cuộc phản công của Ukraine đang diễn ra, nhưng kết quả vẫn chưa rõ ràng

Time

Cù Tuấn, biên dịch

19-6-2023

Những người lính của Lữ đoàn Jaeger 68 “Oleksa Dovbush” đi bộ trong ngôi làng mới được giải phóng vào ngày 10 tháng 6 năm 2023 tại Blahodatne, Ukraine. Ngôi làng Blahodatne này nằm ở biên giới giữa Donetsk Oblast và Zaporizhzhia Oblast. Ảnh: Getty Images

Tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận rằng cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của Ukraine đã bắt đầu. Quân Ukraine đang cố gắng giành lại lãnh thổ bằng cách tấn công tiền tuyến của Nga và tìm kiếm những điểm yếu.

Vladimir Putin nói rằng kẻ thù muốn nước Nga ‘nghẹt thở trong nội chiến’

Guardian

Tác giả: Andrew RothPjotr Sauer

Cù Tuấn, biên dịch

27-6-2023

Tóm tắt: Tổng thống Nga chỉ trích ‘những người tổ chức nổi loạn’ sau khi Yevgeny Prigozhin xuất hiện lần đầu trước công chúng kể từ vụ binh biến.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine nói ‘Chúng tôi không cần Nga’ để có thể nối lại việc vận chuyển các lô hàng ngũ cốc

Time

Tác giả: Simon Shuster Sam Jacobs

Cù Tuấn, biên dịch

20-7-2023

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết, Ukraine sẵn sàng khởi động lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc, bất chấp lệnh phong tỏa hải quân của Nga ở Biển Đen, khi quân Nga phóng một loạt tên lửa mới vào các cảng của Ukraine, nơi xuất phát nhiều lô hàng ngũ cốc.

“Chiến tranh chống Mỹ, miền Bắc khổ như thế nào”?

Mạc Văn Trang

12-10-2023

Sau khi tốt nghiệp lớp Diễn viên điện ảnh đầu tiên, bà xã Kim Chi nhà tôi xung phong đi vào Nam 1964, ở chiến trường 10 năm; năm 1974 thì ra Bắc rồi đi Bulgaria học đạo diễn. Bả kể cho tôi nghe những nỗi khổ, đi xuyên Trường Sơn 4 tháng và ở chiến trường 10 năm ra sao, rồi hỏi: Thời đó ở miền Bắc khổ như thế nào?

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 6-11-2023

Phúc Lai

6-11-2023

1. Trước hết cần phải nói đến vụ tấn công của Nga nhằm vào các binh sĩ của Lữ đoàn sơn cước xung kích 128 ở tỉnh Zaporizhia vừa qua, tôi xin nhường lời cho Tổng thống Ukraine V. Zelensky.

Tình hình Ukraine ngày thứ 689

Phan Châu Thành

13-1-2024

1. Trên chiến trường, các cuộc tấn công của Nga trên mặt trận phía đông xung quanh Kupyansk đều đã giảm hẳn và không có động lực như trước. Cùng với drone và các hệ thống trinh sát đang có, phía Ukraina thường xuyên phát hiện ra các cuộc tấn công của Nga từ khá sớm và có những ứng phó cụ thể. Phim dưới đây cho thấy một cuộc tấn công của Nga bị bẻ gãy ngay từ trong trứng nước với sự hỗ trợ của đạn chùm do Mỹ viện trợ, ngay từ khi quân Nga còn đang cách xa các vị trí của phía Ukraina. Sau khi những xe dẫn đầu trúng đạn, quân lính Nga hoảng hốt, mất phương hướng và mạnh ai nấy chạy.

Phát biểu của Tổng thống Zelensky ngày 19-2-2024

Nataliya Zhynkina, dịch

20-2-2024

Sự đoàn kết phải được thể hiện không chỉ trong suy nghĩ, lời nói mà còn bằng hành động vì mục tiêu chung của đất nước chúng ta – Phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 19/2:

Kỷ niệm 10 năm ngày Nga sáp nhập Crimea (18/3/2014 — 18/3/2024)

Đỗ Kim Thêm

27-3-2024

Bản đồ bán đảo Crimea. Ảnh trên mạng

Bán đảo Crimea nằm ở khu vực Biển Đen, phía bắc nối liền với nội địa Ukraine; diện tích ước khoảng 26.844 km2; dân số khoảng 2,4 triệu người; riêng tại thủ đô Sewastopol hiện có hơn 386.000 sinh sống. Trong vài thế kỷ qua, nhiều đế chế khác nhau đưa ra yêu sách đòi chủ quyền lãnh thổ của bán đảo này.

Cuộc chiến Quốc – Cộng và Hoà giải dân tộc

Dương Quốc Chính

30-4-2024

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc. Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc – Cộng Trung Quốc.

Kế hoạch của Trung Quốc để chiến thắng trong cuộc chiến ở Biển Đông là gì?

National Interest

Tác giả: James Holmes

Dịch giả: Trung Nguyễn

27-8-2017

Tàu chiến Trung Quốc 574. Nguồn: Reuters

Năm ngoái, bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc, tướng Thường Vạn Toàn, khẩn nài cả nước phải sẵn sàng cho một cuộc “chiến tranh nhân dân trên biển”. Mục tiêu của cuộc vận động này? Để “bảo vệ chủ quyền” sau phán quyết bất lợi của Tòa Trọng tài Quốc tế về luật biển. Tòa đã ủng hộ ý nghĩa rõ ràng của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS), phán quyết rằng tuyên bố của Bắc Kinh về “chủ quyền không thể tranh cãi” chiếm 80 tới 90% diện tích biển Đông là vớ vẩn.

Nói cách khác, một quốc gia mạnh có bờ biển dài, không thể đơn giản giành lấy vùng biển quốc tế hoặc vùng biển thuộc về các quốc gia láng giềng yếu hơn và nói rằng đó là của mình.

Vài điều cần phản biện với ‘The Vietnam War’

Blog VOA

Bùi Tín

21-10-2017

Ông Hồ Chí Minh trong một lần tại Bắc Kinh, 1957. Ảnh do Đại tá Đoàn Sự (phải) cung cấp.

Sau khi xem bộ phim dài nhiều tập «The Vietnam War» của 2 nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, tôi thấy có 2 vấn đề cần phản biện vì các tác giả không thể hiểu rõ ràng, đầy đủ về Việt Nam nên đã đưa ra những nhận xét không thích hợp với thực tế.

Trước hết bộ phim tỏ ý tiếc rằng hồi 1945, ông Hồ Chí Minh đã có thiện chí gửi đến 6, hay 8 bức thư và điện cho tổng thống H.S. Truman để kêu gọi sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với cuộc đấu tranh dành độc lập của Việt Nam chống thực dân Pháp. Nhưng đáng tiếc là phía Hoa Kỳ không đáp ứng, sau đó còn giúp vũ khí và tài trợ cho Pháp rồi thay chân Pháp tham chiến ở Việt Nam.

Lại chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường

LTS: Trưa nay, trang Tiếng Dân có đăng bài “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn“, của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, được nhà văn Nguyễn Quang Lập đưa lên Facebook, cũng như lời bàn của ông Lập ở phần cuối bài.

Bài viết có nhiều chi tiết gây tranh cãi. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin được đăng tiếp bài phản biện của ông Võ Thiêm, là người đã từng sống ở miền Nam trong giai đoạn Tết Mậu Thân, hiện đang sống ở Nam California, Hoa Kỳ.

____

Võ Thiêm

10-2-2018

Vừa rồi Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) có viết lá thư nói về vai trò của ông ta trong vụ Mậu Thân và nhờ Nguyễn Quang Lập (NQL) đăng. Đồng thời NQL cũng viết bài biện minh cho HPNT. Tôi có vài góp ý:

Những nỗi buồn lịch sử

FB Luân Lê

17-2-2018

Vào ngày này 39 năm trước, ngày 17/02/1979, Trung Quốc đã phát động cuộc tấn công đánh vào 06 tỉnh phía Bắc Việt Nam chỉ để “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Với lực lượng được huy động một cách nhanh chóng và chỉ được luyện tập ít ngày trước khi lên đường chiến đấu, số quân nhân lên tới khoảng 200.000 đến 300.000 người (20 – 30 sư đoàn), đã được lệnh đánh vào biên giới các tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Quảng Ninh, với phương châm “chiến tranh biển người” nhằm trừng trị Việt Nam sau sự kiện liên quan đến Polpot ở Campuchia năm 1978.

Thảm sát Mỹ Lai, 50 năm nhìn lại

Luật Khoa

Café Luật Khoa

16-3-2018

Vụ thảm sát Mỹ Lai do đại đội Charlie thuộc Tiểu đoàn số 1, Trung đoàn bộ binh số 20, Lữ đoàn bộ binh số 11, Sư đoàn bộ binh số 23, Lục quân Hoa Kỳ gây ra cách đây 50 năm đã để lại vô số những chấn thương tâm lý không thể xóa nhòa, và những bài học lịch sử không được phép quên.

Cuốn sách “Mỹ Lai: Việt Nam, 1968, và cuộc chìm sâu vào bóng tối” vừa được xuất bản năm ngoái có lẽ là một trong những tác phẩm đầy đủ, đa diện, và có cập nhật nhất hiện nay về thảm kịch này.

Giáo sư Howard Jones – Ảnh: history.ua.edu

Tác giả cuốn sách, Howard Jones, là giáo sư sử học thuộc trường Đại học Alabama (Mỹ). Ông có 39 năm kinh nghiệm dạy và nghiên cứu sử học, đồng thời từng làm cố vấn chuyên môn cho một số đạo diễn điện ảnh nổi tiếng như Steven Spielberg.

Có lẽ nhờ có kinh nghiệm với Hollywood như thế nên trong cuốn sách viết về Mỹ Lai, giáo sư Jones có thể dẫn dắt câu chuyện bằng một cấu trúc kịch tính và cách hành văn khá cuốn hút, như thể đã sẵn sàng để được chuyển thể thành kịch bản cho một bộ phim tranh giải Oscar trong tương lai gần.

Song Jones không hy sinh quá nhiều tính chuẩn mực và khắt khe học thuật để làm nên tính hấp dẫn cho cuốn sách. Vừa tổng hợp từ các tài liệu, nghiên cứu sẵn có về thảm kịch Mỹ Lai, giáo sư Jones vừa có các nghiên cứu điền dã của chính mình: ông phỏng vấn cả những người cựu binh Mỹ, lẫn những nạn nhân người Việt may mắn sống sót qua thảm họa.

Sự đa dạng góc nhìn đó vừa góp phần làm cuốn sách thêm lôi cuốn, vừa giúp người đọc phần nào bớt cái cảm giác lo lắng mông lung rằng có khi thông qua cuốn sách này họ đang vô tình nhìn vào lịch sử chỉ bằng lăng kính của những người Mỹ đầy dằn vặt và ưu tư về những thương đau quá khứ.

Tuy có vẻ không quá thể hiện sự đồng cảm một cách rõ rệt và sâu sắc với nỗi đau xót tột cùng của những nạn nhân Mỹ Lai, tác giả cuốn sách đã cho thấy một sự thẳng thắn đáng ngưỡng mộ khi dám nhìn vào những góc khuất của vụ việc. Ông cũng bình thản chỉ ra nhiều khía cạnh cho thấy hệ thống luật pháp và chính trị Mỹ đã bị người Mỹ níu kéo, thao túng đến mức nào để có thể góp phần đưa ra những phán quyết thiên vị cho binh lính Mỹ ra sao.

Chính sự thẳng thắn đấy sẽ giúp người đọc nhìn ra những bài học lịch sử giá trị cho tương lai.

Trích đoạn “Mỹ Lai: Việt Nam, 1968, và cuộc chìm sâu vào bóng tối” (My Lai: Vietnam, 1968, and the Descent into Darkness) – Nhà xuất bản Đại học Oxford 2017 – Tác giả: Howard Jones

Luật Khoa trích đoạn và dịch từ bản tiếng Anh (đầu đề nhỏ và cách dòng do người trích, hình minh họa không thuộc nội dung trong sách).

Trước giờ thảm sát

[…] Các chỉ thị mơ hồ của [Đại úy, chỉ huy Đại đội Charlie – ND] Medina liên quan đến những dân cư sống ở thôn Mỹ Lai số 4 khiến người ta có thể diễn giải chúng theo nhiều cách khác nhau.

Ông ta thú nhận rằng đã bảo lính của mình đốt cháy ngôi làng sau khi lục soát, nhưng ông ta phủ nhận việc ra lệnh cho họ giết người dân.

Trong một lời khai sau này, Medina nhấn mạnh rằng ông ta biết rõ quy trình tác chiến chuẩn mực là kêu bất kỳ người dân nào có mặt lúc đó tìm đường lên trụ sở chính quyền tỉnh, với chỉ dẫn rằng họ phải vào đó khai báo với vị cố vấn khu vực của Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Nếu thật là thế, thì theo nhiều người khác, ông ta đã không làm rõ điều này tại buổi họp phân công nhiệm vụ.

“Tôi không bao giờ có ý nghĩ là sẽ có dân thường ở đó,” Medina sau này nhấn mạnh.

Một người lính đòi xác minh. “Nếu chúng tôi thấy một người đàn bà hay cái gì giống thế thì sao? Chúng tôi có bắn không?” “Không,” Medina sau này khai rằng ông ta đã trả lời như thế. “Chỉ bắn khi họ tấn công các anh hay khi họ có vũ khí. Các anh phải cực kỳ cẩn thận và dùng lương thức (common sense); nếu họ đe dọa các anh hay họ có vũ khí hay là đang lẩn trốn, thì các anh có thể bắn họ.”

Medina sau này nói với báo giới rằng ông ta không đưa ra chỉ thị nào liên quan đến phụ nữ và trẻ con, bởi vì quân đội Mỹ đã không hề cho rằng sẽ có phụ nữ và trẻ con tại đó.

[Thiếu úy, chỉ huy Trung đội 1] Calley và những người khác có mặt tại đó đều có các cách hiểu khác nhau về hồi đáp của Medina.

“Công việc của chúng tôi,” Calley nhớ lại lời mình đã nói khi đó, “là vào đó thật nhanh và vô hiệu hóa mọi thứ. Giết mọi thứ.”

Khi được hỏi rằng mọi thứ này có bao gồm “cả phụ nữ và trẻ con” không, Medina đã trả lời rằng – theo Calley và khoảng 20 sỹ quan binh lính khác – “Ý tôi nói tất cả mọi thứ.”

Các binh sỹ có các hồi ức khác nhau về mệnh lệnh từ Medina, nhưng nhiều người trong số họ sau này, trong nhiều lời khai, đã liên tục đề cập đến một mệnh lệnh hay một lời nói ẩn ý khá rõ rằng họ phải giết tất cả những gì chuyển động.

[…]

Mọi người đều hiểu rằng họ đang tham gia một chiến dịch tìm và diệt. Như thế có nghĩa là, theo trung sỹ Earl Rushim, bất kỳ ai cũng sẽ là kẻ thù. Hạ sĩ nghiệp vụ bậc 4 Lawrence Congleton sau này kể rằng khi rời buổi họp phân công nhiệm vụ, những người lính đều cảm thấy chắc rằng họ sẽ đến đó để hủy diệt ngôi làng.

Hai người khác từ Trung đội 1 tin rằng họ sẽ phải bắn vào tất cả. Một người lính nhớ lại rằng hoặc là viên sỹ quan Michles hoặc là vị trung đội trưởng của người đó đã tuyên bố rằng, “Đây chính là thứ các cậu chờ đợi – ‘tìm và diệt’”.

Đối với những người lính trẻ thiếu kinh nghiệm nhưng đầy sợ hãi và hận thù đó, tìm và diệt có nghĩa là tìm, và diệt

Lính và trực thăng Mỹ tại Mỹ Lai ngày 16/03/1968 – Ảnh: Ronald S. Haeberle/The LIFE Images/Getty Images

[…]

Trong lời cung khai với CID (Phòng điều tra hình sự Quân đội Mỹ) hơn hai năm sau đó, Medina vô ý thú nhận rằng ông ta có biết đến khả năng sẽ có người không tham chiến (non-combatant) tại địa điểm, trong lúc ông ta đang giải thích về việc tại sao không đưa ra chỉ thị liên quan đến người bị tạm giữ và thường dân. Medina cho là bởi vì binh lính trong đại đội đã được huấn luyện trước đó, và trong các tài liệu họp hành cũng đã cung cấp các quy trình rõ ràng rồi.

Trên thực tế, ý Medina là một sỹ quan có thể ngầm cho rằng binh lính dưới quyền đã đủ quen thuộc với các khía cạnh quan trọng trong tác chiến, tới mức họ không cần phải được nhắc lại lần nữa.

Nhưng nếu thật vậy thì đây là một giả định đầy rủi ro. Medina thừa biết rằng ông ta đang chỉ huy một đám thanh niên chủ yếu là người ít kinh nghiệm chưa hề tham chiến bao giờ và thật sự lúc đó còn chưa nhận ra mặt quân thù trông thế nào.

Medina đã tiến hành công việc dựa vào tin tức tình báo từ [đại úy, trưởng bộ phận tình báo] Kotouc, vốn khẳng định rằng một tiểu đoàn Việt Cộng có khoảng hai trăm người sẽ có mặt tại Pinkville [biệt danh khu vực Mỹ Lai – ND] và rằng phụ nữ trẻ em tại thôn Mỹ Lai 4 khi ấy đều đã đi ra chợ từ lúc bảy giờ sáng. Medina không hề nghĩ sẽ có việc phải sơ tán ai trong nhiệm vụ này – và theo đó không đưa ra chỉ thị xử lý thích hợp nào – và ông ta cảm thấy không cần cảnh báo binh lính mình rằng họ không được làm hại thường dân bởi vì sẽ không có thường dân nào có mặt ở đó.

[…]

Phần lớn các nỗi lo sợ của các binh lính đều đã chỉ là tưởng tượng. Họ đã không hề biết rằng Việt Cộng quyết định không đặt mìn và bẫy tại thôn Mỹ Lai 4 bởi vì họ không muốn làm hại chính người dân của mình.

Trong phần lớn các trường hợp, mìn và bẫy ngụy trang được đặt ở bìa ngoài ngôi làng. Thế nên khi họ đã vào trong làng, những người lính Mỹ xông vào đến nơi đều đã an toàn.

Vấn đề tất nhiên là gần bốn trăm người dân trong làng lúc đó đều chưa hề đi ra chợ, hay tuân theo lời loa cảnh báo mà rời làng – vốn được cho là một phần của kế hoạch chiến dịch. Phần lớn bọn họ đang ngồi ăn sáng và không hề mong đợi sẽ có lộn xộn gì, ngay cả với đạn pháo và trực thăng trước đó. Một trong những bí ẩn của vụ việc này chính là vì sao họ đã không rời đi mà ở lại làng.

[…]

Nhưng dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy mọi thứ đang diễn biến cực kỳ tệ hại là khi trung đội của Calley phải dừng hành quân, họ bị vướng vào một đoàn người dân trong làng đông hơn mong đợi rất nhiều – gần 40 người đàn ông, phụ nữ và trẻ con được binh lính của Calley gom lại, cùng với một số người dân khác do Trung đội 2 dẫn vào từ đường đi ra Quốc lộ 521.

Đại úy Ernest Medina (phải), người chỉ huy đại đội lính Mỹ đi vào làng Sơn Mỹ ngày 16/03/1968 – Ảnh: flickr.com/photos/97930879@N02/

Từ trạm chỉ huy bên ngoài làng của mình, Medina kể lại rằng ông ta đã thấy bực dọc rõ ràng với tiến độ chậm chạp của nhiệm vụ. Kịch bản xấu nhất là một cuộc tấn công của Việt Cộng từ phía sau lực lượng quân Mỹ đang tiến sâu vào làng.

Vài phút sau lúc tám giờ, Medina gọi bộ đàm cho Calley, hỏi tại sao trung đội của viên sỹ quan này lại tốn quá nhiều thời gian đi qua ngôi làng để sắp xếp đội hình chờ lúc chạm trán với lực lượng Việt Cộng theo đúng kế hoạch. Cuộc trao đổi này được tường thuật lại trong cuốn sách của [nhà báo] Sack.

“Anh đang ở đâu?”

“Tôi đang ở rìa phía Tây ngôi làng, tôi đang cho người khám mấy cái hầm.”

“Chết tiệt! Tôi không bảo anh khám mấy cái hầm. Đưa người của anh vào vị trí đi.”

“Tôi có rất nhiều người Việt Nam ở đây.”

“Giải quyết bọn họ đi (get rid of ‘em). Đưa người của anh vào vị trí ngay.”

“Rõ.” Calley trả lời.

Calley hiểu tại sao chỉ huy của mình đang giận dữ. Tốc độ là một yếu tố quan trọng của một trận càn, và khâu dọn dẹp của Trung đội 3 sẽ bắt đầu trong nửa tiếng nữa. Họ là các tiểu đội Zippo – gọi vậy vì họ dùng bật lửa Zippo để đốt nhà – vốn sẽ bắt đầu đốt ngôi làng, theo đúng kế hoạch của Trung tá Barker nhằm hủy diệt hang ổ Việt Cộng này, và lúc đó tất cả mọi người phải rời ngôi làng.

Trong buổi phỏng vấn với phóng viên Mike Wallace của chương trình truyền hình 60 Phút, Binh nhất Meadlo kể lại rằng Calley lúc đó bèn tiến lại gần Meadlo khi anh ta đang đứng gần canh chừng đám người đàn ông, phụ nữ, trẻ em Việt Nam – kể cả trẻ sơ sinh – đang run rẩy vì sợ hãi.

“Anh biết phải làm gì với chúng chứ hả?”

“Dạ vâng,” Meadlo trả lời, đinh ninh rằng Calley đang nói đến việc canh chừng đám người.

[…]

Sự phân biệt chủng tộc là thứ làm nền tảng cho cái nhìn của Calley và Medina về người Việt Nam. Nhân tính không phải là một thứ được họ lưu tâm.

Bây giờ dưới áp lực từ Medina, người đang thét chửi rằng Calley đang đe dọa thành công của chiến dịch, Calley đưa ra quyết định mang tính lịch sử nhất trong cuộc đời y.

Mọi thứ y đã được huấn luyện đều ủng hộ cho quyết định đó. Các thượng cấp tại trại tập huấn và khóa huấn luyện sỹ quan lục quân đều đã phi nhân hóa (dehumanized) và ác quỷ hóa (demonized) kẻ thù.

Họ đã dạy cho y việc giết chóc và mong đợi y sẽ áp dụng nó trong tác chiến.

Calley tin rằng y có thể lấy lòng Medina và theo đó là cả đại đội bằng cách giết được nhiều kẻ thù nhất. Và chắc chắn rằng không có gì sai trái về pháp lý hay đạo đức khi tiến hành bất cứ việc gì giúp chiến thắng cuộc chiến này.

Calley đã diễn giải các chỉ thị từ buổi họp với Medina là họ sẽ giết tất cả mọi người dân trong làng để trả thù cho những binh sỹ Mỹ đã hy sinh, giành được một chiến thắng ấn tượng, và sống sót để chiến đấu tiếp – để cuối cùng sẽ được về nhà.

Bởi vì không thể phân biệt được bạn với thù, kết luận duy nhất là cho rằng mọi người Việt Nam là Việt Cộng và ra tay giết chúng.

Nếu lúc đó Calley cần thêm động lực cho quyết định của y, thì động lực đó đến từ cuộc điện đài thứ hai từ Medina, không lâu sau cuộc gọi thứ nhất, và lần này cũng theo lời Calley kể lại với [nhà báo] Sack:

“Anh đang làm gì đó?” Medina hỏi Calley.

“Tôi sẵn sàng để đi đây.”

“Ngay bây giờ, đồ chết tiệt! Tôi bảo anh: Kêu lính anh vào vị trí ngay! Sao anh bất tuân cái mệnh lệnh chó chết của tôi hả?”

“Tôi có mấy cái hầm ở đây.”

“Mặc cha mấy cái hầm!”

“Và mấy người này, họ không di chuyển nhanh lẹ gì cả.”

“Tôi không muốn nghe cái thứ chết bầm đó. Ngay bây giờ, chết tiệt thật, xử đám người chết dẫm ấy đi (waste all those goddamn people)! Và vào vị trí ngay!”

“Rõ.”

Trung úy William Calley, người ra lệnh nổ súng thảm sát tại Mỹ Lai – Ảnh: thesunchronicle.com

Calley chưa bao giờ nghĩ đến việc chất vấn mệnh lệnh, đặc biệt khi tác chiến.

Sau này y nhớ lại, rằng y căm ghét việc bị Medina quở mắng qua tần sóng radio, nhiều người khác nghe được như thế không chỉ một mà đến hai lần.

“Tôi ngán việc nghe chửi lắm rồi. Medina ở ngay sau lưng tôi giật dây. Và ông đại tá thì chắc ngay sau lưng hắn?”

Số lượng quá đông dân làng làm cho việc di chuyển họ ra khỏi làng không thể nhanh gọn đến mức làm hài lòng Medina. Calley không thể dắt họ theo và cũng không thể để họ lại.

“Chúng ta không được để ai đi ra phía sau lưng mình,” Medina đã cung khai rằng ông ta đã liên tục dặn người của mình như thế. “Công việc là xông vào nhanh và vô hiệu hóa mọi thứ. Giết chết mọi thứ.”

Khi Calley quay lại đường làng vào khoảng 15 phút sau đó, y thấy [Binh nhì] Conti đứng cạnh Meadlo, người vẫn đứng nguyên chỗ cũ khi nãy, và đám dân làng thì đang ngồi dưới đất.

Meadlo kể lại rằng Calley quắc mắt nhìn anh ta. “Sao anh chưa giết chúng đi?”

“Tôi không nghĩ rằng sếp muốn giết chúng, tôi tưởng sếp chỉ kêu tôi canh chúng thôi mà.”

“Không,” Calley gằn giọng. “Tôi muốn chúng chết.”

Meadlo và Conti liếc mắt nhìn nhau và đứng tránh ra gần đó với hai hay ba người lính khác.

“Quay lại đây,” Calley ra lệnh, bấy giờ đã giận điên lên vì hai thuộc cấp từ chối thi hành mệnh lệnh.

“Tới đây, đẩy chúng vào hàng, chúng ta sẽ giết chúng.”

[…]

Phanh phui vụ việc khi bị giới lãnh đạo sư đoàn tại Việt Nam che đậy

[…] Những gì xảy ra tại Mỹ Lai 4 và Mỹ Khê 4 có thể đã mãi là bí mật nhà nước nếu như người lính xạ thủ trực thăng Ronald Ridenhour thuộc Lữ đoàn bộ binh số 11 không tình cờ gặp một người quen từ thời huấn luyện ở Hawaii – Binh nhất Charles “Butch” Gruver của Đại đội Charlie.

Vào khoảng gần cuối tháng 04 [năm 1968], Ridenhour và Gruver cùng vừa uống bia vừa nói chuyện cập nhật tình hình với nhau tại sân bay Chu Lai.

[Ridenhour nghe chuyện thảm sát Mỹ Lai một cách không đầy đủ từ Gruver, sau đó Ridenhour điều tra thêm từ một số thành viên khác của Đại đội Charlie]

[…]

Ngày 29 tháng 03 năm 1969, hơn một năm sau vụ Mỹ Lai, Ridenhour gửi bưu điện dạng bảo đảm một lá thư năm trang cho ba mươi lãnh đạo quân đội, hành chính, và Quốc hội. Trong thư đó, Ridenhour vạch trần những gì anh cho là đã diễn ra tại Pinkville, như đã được Gruver và bốn người tham gia thảm sát khác kể lại.

Hình ảnh thảm khốc tại Mỹ Lai – Ảnh: democracynow.org

Trong lá thư của mình, Ridenhour kêu gọi Quốc hội tiến hành một cuộc điều tra “sâu rộng và công khai” các cáo buộc trong thư, và tiến hành “các hoạt động mang tính xây dựng”.

Anh đánh động vào tinh thần ái quốc của những người nhận thư bằng cách trích dẫn một lời nói của vị Thủ tướng Anh Winston Churchill: “Một đất nước không có lương tâm là một đất nước không có tâm hồn, và một đất nước không có tâm hồn không thể sống sót.”

Tổng thống Nixon – người đã lên thay Lyndon Johnson từ tháng 01/1969, cùng Ngoại trưởng William Rogers và Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân tướng Earl Wheeler đều nhận lá thư của Ridenhour. Các bản sao khác được gửi cho một số thành viên Quốc hội, bao gồm Thượng nghị sỹ Everett Dirksen của bang Illinois, J. William Fulbright của bang Arkansas, Edward Kennedy của bang Massachusetts, Eugene McCarthy của bang Minnesota, George McGovern của bang Nam Dakota, và Barry Goldwater từ bang nhà của Ridenhour bang Arizona, cùng với Morris Udall, Hạ nghị sỹ bang Arizona.

[…]

Thanh tra quân đội vào cuộc

[…] Đại tá William Wilson là một cựu sỹ quan Lực lượng đặc biệt, lúc đó vừa mới (theo một cách không vui vẻ lắm) được thuyên chuyển về văn phòng tổng Thanh tra quân đội đóng tại thủ đô Washington, không lâu trước khi lá thư của Ridenhour được gửi tới vào một buổi sáng cuối tháng 03/1969.

Đại tá Wilson đọc đi đọc lại lá thư bốn lần, ông hồi tưởng lại như thế trong một bản cung khai. Rằng ông đọc “với một sự ngỡ ngàng và kinh tởm.” Chi tiết đặc biệt đau xót là chi tiết một đứa bé bị giết.

Wilson là một cựu binh Thế chiến thứ Hai có nhiều thành tích. Ông từng tham gia cuộc đổ bộ trên bờ biển Normandy và đã từng chứng kiến hàng loạt người dân thường bị giết trong chiến trận. Tuy nhiên ông chưa bao giờ nghe đến những tội ác tày trời như đã diễn ra tại Pinkville theo lời cáo buộc. Ông nhớ lại rằng ông đã cố gắng tự thuyết phục bản thân mình rằng các cáo buộc đó vô căn cứ. Nhưng nếu xác minh được chứng cứ, ông tự bảo bản thân rằng sẽ lần cho ra xem những gì xảy ra ở Việt Nam có phải là “giết người máu lạnh” hay không.

[…]

Uẩn khúc pháp lý

[…] Trong cuộc điều tra của Wilson, quân đội đã xác định được người tên “Kalli” (mật danh thứ ba của Calley) bị cáo buộc giết người trong lá thư của Ridenhour chính là Trung úy William Calley. Calley bèn nhận được lệnh phải bay từ Việt Nam về Washington.

Y đến trình diện tại văn phòng Thanh tra quân đội và được Đại tá Norman Stanfield phỏng vấn vào ngày 09 tháng 06 năm 1969, chỉ ba tháng trước khi đến ngày chấm dứt kỳ hạn quân ngũ của y vào ngày 06 tháng 09 năm 1969.

Việc chọn thời điểm như thế rất quan trọng, bởi vì nếu quân đội Mỹ muốn kết tội giết người với Calley thì họ phải làm điều đó trước khi Calley giải ngũ, thể theo một phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ.

Trong vụ Nhà nước Hoa Kỳ (liên quan đến Toth) kiện Quarles (1955), tòa án đã quyết định rằng quân đội không có quyền tài phán với những thường dân đã phạm tội hình sự trong thời gian tại ngũ.

Bị cáo trong vụ này, Robert Toth, bị tố cáo đã giết một người Hàn Quốc trong thời gian Toth còn tại ngũ trong lực lượng không quân Hoa Kỳ. Cho dù đã giải ngũ trong danh dự, Toth vẫn đã bị không quân Hoa Kỳ bắt giữ khoảng năm tháng sau đó tại nhà ông ta ở Pittsburgh. Toth bị áp giải về Hàn Quốc để tòa án binh tại đó xử lý.

Trong ý kiến phe đa số của Tối cao Pháp viện, thẩm phán Hugo Black chỉ ra rằng Bộ trưởng không quân Hoa Kỳ Donald Quarles đã có hành vi xâm phạm hiến pháp Mỹ khi áp dụng Điều 3(a) của Đạo luật về Bộ luật Công lý Quân sự Thống nhất (Uniform Code of Military Justice Act) năm 1950 nhằm đưa một cựu chiến binh ra tòa án quân sự vì một tội phạm diễn ra khi người đó còn tại ngũ.

Điều 3 Hiến pháp Mỹ ngăn chặn “sự xâm phạm khu vực tài phán của các tòa án liên bang” và đồng thời bảo đảm quyền được xử án bằng bồi thẩm đoàn của mọi công dân Mỹ.

Tuy nhiên, tòa án dân sự Hoa Kỳ không có thẩm quyền xử các tội phạm đã gây ra ở nước ngoài. Toth theo đó không thể được xử cho dù là tại tòa án binh hay tòa án dân sự.

Thẩm phán Black lúc đó kêu gọi Quốc hội Mỹ giải quyết khúc mắc này bằng cách xem xét kiến nghị của chỉ huy trưởng quân đoàn quân pháp (judge advocate general) về việc trao thẩm quyền cho các tòa án liên bang xử lý các kiểu tội phạm giống như trường hợp của Toth. Quân đoàn quân pháp không có động thái gì thêm.

Không có bằng chứng cho thấy William Calley nhận thức được về những tội ác của y hay những luận điểm pháp lý liên quan đến chúng. Nếu y giải ngũ thì y sẽ không bao giờ phải ra tòa cả.

[Văn phòng Thanh tra quân đội gấp rút điều tra và truy tố Calley ngay trước khi y hết hạn quân ngũ vào tháng 9/1969. Calley được xử bởi tòa án binh với một bồi thẩm đoàn sáu thành viên, bao gồm năm sỹ quan quân đội cấp cao.]

[…]

Calley bị tòa án binh kết án

Vào chiều muộn ngày 29 tháng 03 năm 1970, hơn bốn tháng sau phiên xử mở màn và 13 ngày sau khi nhận được các hướng dẫn từ thẩm phán, bồi thẩm đoàn đã thảo luận gần 80 tiếng đồng hồ và giờ sẵn sàng trình bày bản tuyên án trong vụ xử tội ác chiến tranh dài nhất trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.

Latimer [luật sư của Calley] hay phàn nàn trong lúc chờ đợi về khoản tiền ông ta bị mất vì không tham gia được một số vụ việc khác. “Cuối cùng cũng có tuyên án rồi”, Calley nói khi được gọi quay lại phòng xử án. Kennedy [thẩm phán tòa án binh] gọi Calley và các luật sư của y lên đứng gần chủ tịch bồi thẩm đoàn, Đại tá Ford.

Sau khi đứng nghiêm chào, Ford bắt đầu đọc quyết định bằng một giọng từ tốn. Bồi thẩm đoàn đã bỏ phiếu kín và hai phần ba số bồi thẩm viên đã bỏ phiếu buộc tội Calley.

Calley bị tuyên có tội sát hại có mưu tính ít nhất 22 người dân thường Việt Nam.

[Calley bị loại ngũ, lĩnh án chung thân. Y kháng án và được giảm xuống 20 năm tù. Tổng thống Nixon sau đó không ân xá hoàn toàn (pardon) mà dùng quyền khoan hồng (clemency) giảm án thêm cho Calley xuống còn 10 năm tù.

Nhiều sỹ quan cấp cao khác bao gồm Medina hoặc được xử trắng án, hoặc bên công tố không truy tố tiếp được, đều vì lý do không có đủ nhân chứng, bằng chứng. Nhiều nhân chứng là cựu binh sỹ từ chối hợp tác với bên công tố quân đội.

Án tù nhẹ cho Calley và việc truy tố thất bại các sỹ quan cao cấp khác có liên quan đến thảm sát Mỹ Lai chính là nguyên nhân khiến cho cách xử lý của chính quyền Mỹ trong vụ việc này bị phê phán là thể hiện họ cố ý giải oan xóa tội (whitewash) một vụ việc tày đình.]

[…]

Di sản 50 năm của thảm sát Mỹ Lai

[…] Tháng 06/2015, sau gần hai thập niên nghiên cứu, Bộ Quốc phòng Mỹ đã hoàn thành phiên bản cập nhật và mở rộng  Cẩm Nang Chiến Trường Quân Lực Hoa Kỳ số 27-10. Tài liệu này được xuất bản dưới tên Cẩm Nang Luật Chiến Tranh Bộ Quốc Phòng.

Dày hơn 1.200 trang, cuốn sách đề cập đến một loạt các vấn đề, bao gồm một số nỗ lực cải thiện các thiếu sót đã khiến dẫn đến những vụ việc ngày 16 tháng 03 năm 1968.

Âm vang từ vụ Mỹ Lai (và cả vụ Abu Ghraib) có thể dễ dàng nhận ra.

Tất cả các thành viên lực lượng vũ trang phải “từ chối tuân theo các mệnh lệnh rõ ràng là trái pháp luật (clearly illegal orders)” vi phạm luật chiến tranh – đặc biệt là những “mệnh lệnh giết người không thể tự vệ” vốn đang “được kiểm soát thể lý hiệu quả”.

Mệnh lệnh, chỉ thị, và diễn văn không bao giờ nên “được hiểu” là những sự cho phép ngấm ngầm việc vi phạm luật chiến tranh. Sỹ quan chỉ huy có trách nhiệm ngăn chặn thuộc cấp vi phạm luật chiến tranh.

Cẩm nang chiến trường mới này nhắc lại “những sai phạm nghiêm trọng” được liệt kê trong Công ước Geneva 1949, các tội ác chiến tranh theo định nghĩa của Quân lệnh MACV số 20-4, và các hình phạt được nêu trong Bộ luật Công lý Quân sự Thống nhất.

Cẩm nang này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo “các vi phạm luật chiến tranh có thể có, bị nghi vấn, hay bị cáo buộc”, tiếp theo sau đó là việc điều tra cẩn thận. Tài liệu này cũng lập lại điểm chính trong Đạo luật Quyền lực chiến tranh (War Powers Act) năm 1996: tuyên bố các tội ác chiến tranh gây ra bên ngoài nước Mỹ có thể được xử án và tuyên phán bằng hệ thống luật pháp liên bang.

Sau vụ Abu Ghraib, quân đội Hoa Kỳ tiếp tục các nỗ lực khác nhằm bảo vệ người không tham chiến (non-combatants) trong thời chiến. Năm 2016, Quốc hội Mỹ ban hành Luật về Đụng Độ Vũ Trang (Law of Armed Conflict). Luật này giới hạn việc giao chiến tác chiến vào các mục tiêu quân sự.

Tuy nhiên việc có nhiều tội ác khủng khiếp diễn ra thời hậu Mỹ Lai đã tỏ rõ một điều rằng vấn đề chính trong công cuộc cải thiện cách quân đội đối xử với thường dân không nằm ở việc viết thêm luật hay quy định mới, mà nằm ở việc buộc các sỹ quan áp dụng những luật đang có.

[…

Tìm đọc thêm:

Xin được nói thẳng với nhau về hòa hợp, hòa giải dân tộc

FB Lê Nguyễn

1-5-2018

Bạn FB Dương Quốc Chính vừa có một status đề cập đến chủ đề này, mình định viết một bình luận trên trang bạn ấy, song rồi ý tình con cà con kê kéo dài, đành biến thành một bài viết riêng vậy. Mọi đóng góp ý kiến xin thể hiện bằng những lập luận có tình, có lý, có lợi cho đại cuộc, những ý kiến nặng về cảm tính và khơi sâu sự mâu thuẫn, thù hận giữa các thành phần dân tộc sẽ không được hoan nghênh.

Ai giết 32 em học sinh tiểu học Cai Lậy ở Định Tường và 10 em thanh niên xung phong ở ngã ba Đồng Lộc?

FB Trần Trung Đạo

25-1-2019

Trong video này, anh chị em sẽ thấy bức hình của một em học sinh Việt Nam nằm gối đầu lên cặp sách, im lìm như đang ngủ trưa. Các nhân viên y tế cứu thương chỉ vì quá thương xót mà tưởng như em còn biết đau nên đặt đầu em cao trên chiếc cặp vậy thôi. Không, em không ngủ trưa, em chết rồi.

AI GIẾT 32 EM HỌC SINH TIỂU HỌC CAI LẬY Ở ĐỊNH TƯỜNG VÀ 10 EM THANH NIÊN XUNG PHONG Ở NGà BA ĐỒNG LỘC?Trong video này, anh chị em sẽ thấy bức hình của một em học sinh Việt Nam nằm gối đầu lên cặp sách, im lìm như đang ngủ trưa. Các nhân viên y tế cứu thương chỉ vì quá thương xót mà tưởng như em còn biết đau nên đặt đầu em cao trên chiếc cặp vậy thôi. Không, em không ngủ trưa, em chết rồi. Em là một trong 32 học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường, bị VC pháo kích chết lúc 2 giờ 55 trưa ngày 9 tháng 3, 1974. Em bị giết chỉ hơn một năm trước ngày chiến tranh chấm dứt để từ đó dân tộc Việt Nam chịu đựng trong độc tài đảng trị đến hôm nay.Ai giết 32 em học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường? Các em chết vì đạn pháo kích của Việt Cộng. Vâng. Nhưng đa số tuổi trẻ VN sinh ra và lớn lên sau 1975 không biết sự thật đó. Học sinh tại Việt Nam chỉ bị nhồi sọ về cái chết của “10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc.”Ai giết 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc? Nếu hỏi 100 em học sinh Việt Nam, thì đúng 100 em sẽ trả lời do bom của “Đế quốc Mỹ.”Nhưng nếu được hỏi tiếp, nếu không có “đế quốc Mỹ” rồi 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc và hàng triệu thanh niên miền Bắc vô tội có chết hay không? Nếu hỏi 100 em học sinh Việt Nam, thì đúng 100 em sẽ trả lời "Không”.Thật ra, không có Mỹ các cô gái thanh niên xung phong đó cũng có thể chết. Nếu không chết tại Ngã Ba Đồng Lộc rồi cũng một ngã ba khác, một con đường khác, một thôn làng Việt Nam khác. Mười phần trăm dân số Việt Nam đã chết để tham vọng CS hóa Việt Nam của lãnh đạo CSVN và Quốc Tế được hoàn thành.Số phận Việt Nam vốn đã nằm trong "sinh tử lệnh" của Mao không chỉ trước Điện Biên Phủ, sau hiệp định Geneve, hiệp định Paris, biến cố Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay từ đầu thập niên 1920 khi đảng CSVN còn đang thai nghén trong nhận thức của Hồ Chí Minh.Đường lối chiến tranh của Mao trong bài phát biểu tại Diên An: “Nhiệm vụ trung tâm và hình thức cao nhất của cách mạng là chiếm lấy quyền lực xuyên qua đấu tranh võ trang và giải quyết xung đột bằng chiến tranh. Đây là nguyên tắc cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, và phải được thực hiện một cách toàn diện tại Trung Quốc và toàn thế thế giới.”Đường lối đó chi phối toàn bộ chính sách của đảng CSVN. Quan hệ giữa hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc có khi nắng khi mưa, khi ấm khi lạnh nhưng đường lối đó chưa hề thay đổi.Người bình thường chỉ biết nhìn một biến cố từ hậu quả nhưng người có ý thức phải hiểu tận nguyên nhân, bởi vì mọi việc xảy ra trên đời, mọi sự vật có mặt trên đời đều có nguyên nhân.Cả 32 em học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường và 10 người chị Việt Nam của các em chết ở Ngã Ba Đồng Lộc chỉ chết vì một nguyên nhân: Tham vọng CS hóa toàn cõi Việt Nam của CSVN và CS Quốc Tế. Không hiểu đúng tại sao chủ nghĩa CS đến Việt Nam sẽ không có một cách thích hợp để đẩy chủ nghĩa CS ra khỏi Việt Nam. Và tương tự, không hiểu đúng quá khứ sẽ không có hành động đúng vì tương lai đất nước. Nỗi đau của dân tộc Việt Nam sẽ không dứt nếu không biết tại sao đau.Mời nghe hết Video Chính Luận 19 “NỖI ĐAU SẼ KHÔNG DỨT NẾU KHÔNG BIẾT TẠI SAO ĐAU” chỉ dài 7 phút do Vinna Media Production Vinna Media Production thực hiện qua giọng đọc của Ngọc Diễm Diem Pham và kỹ thuật của Lâm Vĩnh Tùng Tung V Lam. Trần Trung Đạo

Publiée par Trần Trung Đạo sur Vendredi 25 janvier 2019

Bài học 17/2 trong bối cảnh hiện nay

FB Nguyễn Anh Tuấn

18-2-2019

Bài hát ‘Lời tạm biệt trước lúc lên đường’ bên dưới có một câu thật ám ảnh: ‘Dòng nước mắt, dù thiêng liêng, cũng không làm cho giặc kia lùi bước’

Cũng tương tự vậy, nỗi uất hận của chúng ta với Đặng Tiểu Bình, kẻ hạ lệnh xâm lăng biên cương và thảm sát dân Việt năm 1979, dẫu có nghẹn ngào đẫm lệ ra sao cũng chẳng thể nào thay đổi thực tế là Trung Quốc hiện nay, với sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội đặt nền móng bởi họ Đặng, đang chiếm đóng cương thổ, cản đà thăng tiến quốc gia và phủ bóng bành trướng lên dân tộc chúng ta.

Việt Nam giải phóng Campuchia khỏi Khmer Đỏ: khách quan hay hư cấu?

Nguyễn Lương Hải Khôi

7-6-2019

I) Lịch sử “ta thắng địch thua, ta tốt địch xấu”

Trong câu chuyện lịch sử kiểu này, Khmer Cộng sản (Đỏ) diệt chủng người Campuchia. Việt Nam anh hùng, nhân hậu, dũng cảm… đã mang quân sang tiêu diệt Khmer đỏ, cứu người dân Campuchia.

Bi kịch vùng biên giới Việt – Trung: Khi ánh bình minh chưa tới

Đỗ Cao Cường

17-2-2020

Ảnh cắt từ clip trong bài của tác giả.

Để đến được nơi tưởng niệm 43 phụ nữ, trẻ em (tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng) bị quân xâm lược Trung Quốc dùng cọc tre, búa đập đến chết rồi quăng xuống giếng, tôi phải lội qua những con suối, chặt hạ nhiều cây cối vì từ năm 1979 cho tới nay, có rất ít người đến thăm viếng, tưởng nhớ họ.

Lại mơ

Thái Bá Tân

26-4-2020

Đêm qua, đọc sách muộn,
Rồi ngủ, quên tắt đèn.
Rồi mơ, mơ vớ vẩn.
Lần này về Triều Tiên.

Mặt Trận Ở Sài Gòn – The Battle of Saigon

9-8-2020

LTS: Cuốn sách Mặt Trận Ở Sài Gòn của nhà văn Ngô Thế Vinh, được nhà xuất bản Văn Nghệ xuất bản năm 1996, sẽ được xuất bản bằng song ngữ Việt – Anh trong trong tháng 8/2020: “The Battle of Saigon – Bilingual Short Story Collection” do Văn Học Press & Việt Ecology Press xuất bản, nhằm phục vụ độc giả 2 thế hệ, ưu tiên thế hệ thứ 2 không rành tiếng Việt và cả độc giả thế giới chỉ đọc tiếng Anh.

Đặng Tiểu Bình đã chuẩn bị cho chiến tranh Trung – Việt như thế nào?

Dương Quốc Chính

17-2-2021

Sau khi Trung Quốc (TQ) đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ và trước tình hình VN ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (LX), mà bản chất là đã hình thành liên minh quân sự giữa hai nước, Đặng Tiểu Bình quyết định bình thường hóa quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản, nhằm lôi kéo đồng minh và cô lập VN bằng các chuyến du thuyết.

Những trại tù học tập cải tạo sau ngày 30-4-1975

Trần Gia Phụng

25-4-2021

Hai mươi ngày trước khi Sài Gòn sụp đổ, nhà văn Nga Alexandre Soljenitsyne, giải Nobel văn học năm 1970, tuyên bố trên đài truyền hình Paris rằng “Việt Nam sẽ trở thành một nhà tù khổng lồ.” (Michel Tauriac, Hồ sơ đen Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Văn dịch, California: Văn Mới 2002, tr. 36.)