Lời cam kết thân thiết sau cuộc chiến

Blog VOA

Bùi Tín

1-10-2017

Poster phim tài liệu The Vietnam War. Ảnh: Internet

Tình thế dẫn đến tôi có những người bạn Mỹ. Trong chiến tranh tôi đã kết thân với nhà nghiên cứu Murray Hiebert, nhà báo Nayan Chanda, nhà sử học Stanley Karnow… qua một số cuộc họp ở Bangkok / Thái lan, Kuala Lampur / Malaysia, ở trụ sở Liên Hợp Quốc / New York và Hà Nội.

Sau chiến tranh, tôi lại có thêm nhiều bạn Mỹ nữa, bạn thân và rất thân. Luôn gửi thư cho nhau, gửi thư thiếp chúc Tết đều cho nhau. Trong đó có 2 thượng nghị sỹ John McCain và John Kerry. Đây là 2 chính khách nổi tiếng, ông J. Kerry thuộc đảng Dân chủ, từng chiến đấu bị thương ở miền Nam, về sau là người chống chiến tranh, từng là ngoại trưởng dưới tổng thống Barack Obama. Ông J. McCain vốn là phi công Hoa Kỳ bị bắn rơi và bị bắt làm tù binh ở Hỏa lò Hà Nội một thời gian. Hồi đó tôi có gặp và nhiều lần phỏng vấn ông. Ông McCain từng là ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, nay là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Hoa Kỳ.

Những ca khúc về Mậu Thân 68: Tính nhân bản của người miền Nam

RFA

2-2-2018

Bìa nhạc ca khúc Cơn mê chiều của nhạc sĩ Minh Khôi. Ảnh: internet

Bên cạnh những nhân chứng còn sống, bên cạnh những lời ghi chép để lại trong lịch sử vẫn chưa đầy đủ, thì âm nhạc là nơi lưu giữ, là 1 thực thể hiển hiện rõ nhất sự thật về biến cố Mậu Thân 1968.

Nhìn ở 1 góc độ nào đó, 5 ca khúc: “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy”; “Những con đường trắng” của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng; “Hát Trên Những Xác Người” hay còn gọi “Bài Ca Cho Những Xác Người” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn; Cơn Mê Chiều của nhạc sĩ Minh Khôi là 5 trang sử nhạc ghi lại một cuộc thảm sát dân tộc chưa bao giờ nguôi ngoai trong lòng người dân Việt Nam.

Đôi lời với ông Mai Quốc Ấn về bài viết 50 Năm Mậu Thân

Thạch Đạt Lang

15-2-2018

Tôi đã định không viết gì thêm về Mậu Thân ở Huế nữa, đã có nhiều bài viết nói về cuộc Thảm Sát kinh hoàng này cùng một vài nhân vật liên hệ, trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc thảm sát. 50 năm đã trôi qua, nhân chứng sống trong Thảm Sát Mậu Thân 1968, nhiều người đã chết, chế độ cộng sản VN cũng đã đủ thời gian xóa bỏ hết bằng chứng, dấu vết về tội ác diệt chủng man rợ, độc ác, dơ bẩn của họ, vì thế họ tiếp tục gian manh, trơ trẽn, hèn hạ tổ chức tiệc máu trên những xác người.

50 năm sau trận Mậu thân 1968: những sự thật vẫn chưa được nhìn nhận

FB Trương Nhân Tuấn

25-2-218

Ảnh: internet

VNCH đã sụp đổ sau 30 tháng tư 1975, bây giờ có nói cái gì thì những sự việc đã xảy ra cũng không thể thay đổi. Nhưng sự thật lịch sử vẫn cần phải được tôn trọng. Sự việc đó đã xảy ra như thế nào người viết sử cần viết lại trung thực y như vậy. Thiết lập lại “sự thật lịch sử” là “trách nhiệm đối với lịch sử – devoir de mémoire”. Đó cũng là thái độ biết tôn trọng quá khứ và dám nhận trách nhiệm đối với các thế hệ tương lai.
Ta thấy rằng những gì “phe thắng cuộc” nói về cuộc chiến là không luôn luôn đúng. “Thành kiến” và “lập trường chính trị” đã khiến cho những “sự thật lịch sử” hoặc bị chôn vùi, hoặc bị xuyên tạc. Một số bài viết, ý kiến nhân dịp 50 năm trận Mậu Thân 1968 được đăng tải trên mạng, trên báo chí… cho ta có nhận xét như vậy.

Bi khúc tháng Tư

FB Nguyễn Tiến Tường

29-4-2018

Má Phải quê ở Sóc Trăng, có 4 người con đi lính. Anh Tư là lính cộng hoà. Hôm ấy, anh Năm và anh Bảy nhận lệnh cài mìn đánh bốt. Họ biết chắc trong ấy có anh Tư. Đạn nổ, anh Năm nhìn một phần thi thể, biết anh Tư đã mất, về báo tin với má…

Kế hoạch trục xuất người tị nạn Việt Nam của Trump phản bội một nguyên tắc thiêng liêng của Mỹ

The Washington Post

Tác giả: Max Boot

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

2-1-2019

Trẻ em VN, trong đó có một cậu bé người Mỹ gốc Việt tóc vàng tên là Dũng, nằm trong số những thuyền nhân Việt Nam, chạy trốn khỏi đất nước sau khi Sài Gòn thất thủ. Những đứa trẻ này được chụp ảnh trong một trại ở Thái Lan vào năm 1980. (Mydans / AP)

Sự tham gia của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam là một thiện chí – các nhà lãnh đạo Mỹ đã tìm cách cứu Miền Nam Việt Nam khỏi sự cai trị của cộng sản – nhưng được tiến hành một cách kém cõi và cuối cùng là một thảm họa.

Chiến tranh Việt-Trung 1979: Các bài học (Kỳ 4)

Nghiên cứu quốc tế

Việt Long

16-2-2019

Tiếp theo Kỳ 1 – Kỳ 2 Kỳ 3 

Mục tiêu tuyên bố của cuộc “phản kích tự vệ” là để dạy cho Việt Nam một bài học. Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá của chính mình.[1] Đánh giá về hệ quả cuộc chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979 cần đối chiếu với các mục tiêu của các bên đề ra trước cuộc chiến.

Con phải tự đứng lên

FB Nguyễn Lân Thắng

7-4-2019

Bé Đậu, con gái nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng đã tham gia biểu tình từ khi còn bé. Ảnh: FB Nguyễn Lân Thắng

Hồi mới sinh bé Đậu, gia đình chúng tôi có may mắn khi quyết định sinh cháu ở bệnh viện Việt-Pháp. Không phải chỉ có chuyện lúc sinh, vợ chồng tôi phải đi học một lớp tiền sản. Đây là một khoá học gồm 5 buổi, ở đó bố mẹ được dạy từ đầu, đủ thứ liên quan đến đứa trẻ đang hình thành. Họ dạy từ dinh dưỡng và chăm sóc cho bà bầu ra sao, tạo môi trường chăm sóc bé sau khi sinh thế nào, và nhất là cách giao tiếp đối thoại với trẻ từ khi còn nhỏ.

Hậu Điện Biên Phủ

Dương Quốc Chính

9-5-2019

Bernard Fall đang ăn cùng lính Mỹ trong chiến tranh VN và ông chết trong cuộc chiến này. Ảnh: internet

Đây là những thông tin mà phía VM giấu nhẹm, thậm chí khi dịch sách của sử gia phương Tây thì cũng cắt xén. Toàn bộ thông tin bên dưới là mình copy.

Kiểm duyệt ngay cả địa ngục

Trong bản dịch Điện Biên Phủ – Một góc địa ngục của Vũ Trấn Thủ, Nxb Công An Nhân dân 2004, Hữu Mai, là người ghi lại hồi ức của Võ Nguyên Giáp, viết:

‘‘Nhân dịp kỷ niệm 50 chiến thắng Điện Biên Phủ, “Điện Biên Phủ – Một góc địa ngục của Bernard Fall” đã đến với người đọc Việt Nam. Tôi coi đây là một công trình trung thực, đầy đủ nhất của phương Tây viết về Điện Biên Phủ. Cuốn sách sẽ giúp cho người đọc thấy và hiểu được hầu như mọi diễn biến, con người ở phía bên kia, một sự bổ sung tuyệt vời cho những cuốn sách của chúng ta về Điện Biên Phủ.

Cuộc giải cứu quy mô và tốn kém nhất Chiến tranh Việt Nam – phi vụ “Gene” Hambleton

Việt Lê

13-11-2019

Nguyễn Văn Kiệt và Norris năm 1972. Ảnh: internet

Đúng là nhiều phi công Bắc Việt đạt đẳng cấp “ace” tức bắn rớt từ 5 máy bay đối phương trở lên. Nhưng phần lớn máy bay Mỹ bị bắn rơi bởi hỏa tiễn SAM (Surface to Air Missle – hỏa tiễn đất đối không) của Liên Xô viện trợ. Những phi đội B-52 cho dù bay ở độ cao 10 ngàn mét vẫn không thoát khỏi tầm bắn của SAM.

Một trong những đợt sortie B-52 vào tháng 4 năm 1972, giữa lúc trận “Mùa hè đỏ lửa” đang diễn ra, đã khơi mào cho cuộc tìm và giải cứu đường không quy mô nhất Chiến tranh Việt Nam của Mỹ.

Hiệp định Geneve không quy định tổng tuyển cử

Trần Gia Phụng

9-5-2020

Cuộc tranh luận trên dài BBC hôm thứ Tư, ngày 6-5-2020 thật hào hứng về nhiều đề tài, trong đó có trở lại một chuyện xưa cũ là hiệp định Genève ngày 20-7-1954.

1.- HIỆP ĐỊNH GENÈVE

Danh xưng chính thức đầy đủ của hiệp định Genève về Việt Nam là Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Hiệp định nầy được viết bằng hai thứ tiếng Pháp và Việt, có giá trị như nhau. Hai nhân vật chính ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 là Henri Delteil, thiếu tướng, thay mặt Tổng tư lệnh Quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương và Tạ Quang Bửu, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Đại diện các nước khác cùng ký vào hiệp định Genève còn có Anh, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng), Lào, Cambodia. Hai chính phủ Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ không ký vào bản hiệp định nầy.

Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (gọi tắt là hiệp định Genève) gồm có 6 chương, 47 điều, có tính cách thuần tuý quân sự, và không đưa ra một giải pháp chính trị nào cho tương lai Việt Nam.

Chính phủ Quốc Gia Việt Nam dưới quyền quốc trưởng Bảo Đại và thủ tướng Ngô Đình Diệm lo thi hành hiệp định Genève, tập trung và rút toàn bộ lực lượng của mình về miền Nam vĩ tuyền 17 đúng thời hạn và đúng theo quy định của hiệp định Genève. Điều nầy chẳng những báo chí lúc bấy giờ đã trình bày, mà cho đến nay, không có tài liệu sách vở nào cho thấy là chính phủ Quốc Gia Việt Nam đã vi phạm hiệp định Genève, chỉ trừ lời tố cáo của Bắc Việt Nam là Nam Việt Nam không chịu bàn việc tổng tuyển cử theo quy định của hiệp định Genève để lấy lý do tấn công Nam Việt Nam. Tuy nhiên …

2.- HIỆP ĐỊNH GENÈVE KHÔNG QUY ĐỊNH TỔNG TUYỂN CỬ

Đọc thật kỹ văn bản hiệp định Genève bằng hai thứ tiếng chính thức là tiếng Việt và tiếng Pháp, thì hiệp định nầy chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị, không có điều nào, khoản nào quy định việc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước

Trong khi đó, sau khi hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, ở Lào và ở Cambodia được ký kết ngày 20-7-1954, các phái đoàn tham dự hội nghị Genève họp tiếp vào ngày 21-7-1954, tức họp ngoài lề hội nghị chính thức, nhằm bàn thảo bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương”. Bản tuyên bố gồm 13 điều; quan trọng nhứt là điều 7, ghi rằng:

Hội nghị tuyên bố rằng đối với Việt Nam, việc giải quyết các vấn đề chính trị thực hiện trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, sẽ phải làm cho nhân dân Việt Nam được hưởng những sự tự do căn bản, bảo đảm bởi những tổ chức dân chủ thành lập sau tổng tuyển cử tự do và bỏ phiếu kín. Để cho việc lập lại hòa bình tiến triển đến mức cần thiết cho nhân dân Việt Nam có thể tự do bày tỏ ý nguyện, cuộc Tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát của một Ban Quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong Ban Giám sát và Kiểm soát Quốc tế đã nói trong Hiệp định đình chỉ chiến sự. Kể từ ngày 20-7-1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc gặp gỡ để thương lượng về vấn đề đó.” (Thế Nguyên, Diễm Châu, Đoàn Tường, Đông Dương 1945-1973, Sài Gòn: Trình Bày, 1973, tr. 53. Để xem bản Pháp văn của tuyên ngôn nầy, vào: google.com.fr., chữ khóa: Déclaration finale de la Conférence de Genève en 1954.)

Như vậy, đề nghị chuyện tổng tuyển cử chỉ được đưa ra trong điều 7 của bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954, chứ không phải trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954.

Chủ tịch phiên họp ngày hôm đó (21-7-1954) là Anthony Eden (ngoại trưởng Anh) hỏi từng phái đoàn, thì bảy phái đoàn là Anh, Pháp, Liên Xô, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Lào và Cambodia đều trả lời miệng rằng “đồng ý”. (Hoàng Cơ Thụy, Việt sử khảo luận, cuốn 5, Paris: Nxb. Nam Á 2002, tr. 2642.) Tất cả bảy phái đoàn đều trả lời miệng, chứ không có phái đoàn nào ký tên vào bản tuyên bố, nghĩa là bản tuyên bố không có chữ ký. (Tìm đọc bản bản chính thứ hai là bản Pháp văn cũng hoàn toàn không có chữ ký. Xin vào Google sẽ thấy rõ).

Đây chỉ là lời tuyên bố (déclaration) của những phái đoàn, có tính cách đề nghị hay kêu gọi một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai ở Việt Nam, không có chữ ký, thì chỉ có tính cách gợi ý, dự kiến, đề nghị chứ không có tính cách cưỡng hành tức bắt buộc thi hành, đồng ý hay không đồng ý là tùy từng đơn vị.

Một văn kiện hành chánh hay thương mại dân sự bình thường mà không có chữ ký cũng không có giá trị phap lý để thi hành, huống gì là một văn kiện ngoại giao quốc tế đa quốc gia mà không có chữ ký thì làm sao có thể bắt buộc phải thi hành?

Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và phái đoàn Hoa Kỳ không ký vào hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và cũng không ký bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954 về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương” ngày 21-7-1954. Hai phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã đưa ra tuyên bố riêng của mỗi phái đoàn để minh định lập trường của chính phủ mình.

3.- BẮC VIỆT NAM ĐÒI HỎI ĐIỀU KHÔNG CÓ

Hiệp định Genève chỉ là một hiệp định đình chiến, thuần túy quân sự và không đưa ra một giải pháp chính trị. Thế mà ngày 19-7-1955, thủ tướng BVN là Phạm Văn Đồng gởi thư cho thủ tướng NVN là Ngô Đình Diệm yêu cầu mở hội nghị hiệp thương bắt đầu từ ngày 20-7-1955, mà phía Bắc Việt Nam cho rằng điều nầy đã quy định trong hiệp định Genève ngày 20-7-1954, để bàn về việc tổng tuyển cử nhằm thống nhất đất nước. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: The Maillard Press, 1989, tr. 17.) Ngày 10-8-1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng, vì cho rằng chính phủ QGVN tức Nam Việt Nam không ký các văn kiện Genève nên không bị ràng buộc phải thi hành.

Sau đó chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thay chính phủ Quốc Gia Biệt Nam từ ngày 26-10-1955, cũng nhiều lần từ chối lời đề nghị của Bác Việt Nam. Phạm Văn Đồng vẫn nhắc lại đề nghị nầy hằng năm vào các ngày 11-5-1956, 18-7-1957, và 7-3-1958, để chứng tỏ rằng Bắc Vệt Nam quan tâm đến chuyện thống nhứt đất nước, và nhằm tuyên truyền với các nước trên thế giới. Lần cuối, Ngô Đình Diệm, lúc đó là tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, bác bỏ đề nghị của Phạm Văn Đồng vào ngày 26-4-1958.

Thế là Bắc Việt Nam tố cáo Nam Việt Nam tức Việt Nam Cộng Hòa vi phạm hiệp định Genève vì không chịu thảo luận chuyện tổng tuyển cử để thống nhất đất nước.

4.- AI VI PHẠM HIỆP ĐỊNH GENÈVE?

Sau năm 1975, tự mãn là “bên thắng cuộc”, ‘tài liệu cộng sản đã tiết lộ hai sự kiện đặc biệt cho thấy nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do cộng sản cầm đầu đã không tuân hành quy định trong hiệp định Genève:

Thứ nhứt, trước khi hiệp định Genève được ký kết ngày 20-7-1954, tại Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Kwangsi), Trung Hoa, diễn ra cuộc họp giữa thủ tướng Trung Cộng là Châu Ân Lai và chủ tịch nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là Hồ Chí Minh từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954. Theo lời khuyên của Châu Ân Lai, Hồ Chí Minh đưa ra kế hoạch là sẽ chỉ rút những người làm công tác chính trị bị lộ diện; phần còn lại thì ở lại để chờ đợi thời cơ nổi dậy. Số ở lại có thể đến 10,000 người. (Tiền Giang, Chu Ân Lai dữ Nhật-Nội-Ngõa hội nghị [Chu Ân Lai và hội nghị Genève] Bắc Kinh: Trung Cộng đảng sử xuất bản xã, 2005, bản dịch của Dương Danh Dy, tựa đề là Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954, chương 27 “Hội nghị Liễu Châu then chốt”. Nguồn: Internet). Nói là 10,000 ở lại, nhưng thực tế đông hơn rất nhiều.

Việc nầy vi phạm điều 5 chương I hiệp định Genève nguyên văn như sau: “Để tránh những sự xung đột có thể gây lại chiến sự, tất cả các lực lượng, vật liệu và dụng cụ quân sự đều phải đưa ra khỏi khu phi quân sự trong thời hạn hai mười lăm (25) ngày kể tử ngày hiệp định nầy bắt đầu có hiệu lực.” [Khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở phía bắc. Quốc Gia Việt Nam ở phía nam.]

Thứ hai, cộng sản chẳng những chôn giấu võ khí, lưu 10,000 cán bộ, đảng viên ở lại Nam Việt Nam, mà còn gài cả những cán bộ lãnh đạo cao cấp ở lại Nam Việt Nam như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Cao Đăng Chiếm… (Huy Đức, Bên thắng cuộc, tập I: Giải phóng, New York: Osinbook, 2012, tt. 271-273.) Những nhân vật nầy ở lại để chỉ huy và tổ chức lại Trung ương cục miền Nam trong tình hình mới. Trung ương cục miền Nam được thành lập ngày 20-1-1951, chỉ huy toàn bộ hệ thống cộng sản ở Nam Việt Nam. (Tháng 10-1954, Trung ương cục miền Nam đổi thành Xứ ủy Nam Bộ. Hội nghị ngày 23-1-1961 lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương đảng (khóa III) đảng Lao Động ở Hà Nội, Xứ ủy Nam Bộ trở lại thành Trung ương cục miền Nam.)

Hai tài liệu trên đây do phía CS tiết lộ sau năm 1975, chứ không phải tài liệu tuyên truyền của Nam Việt Nam hay của Tây Phương. Như vậy, rõ ràng trong khi chính phủ Quốc Gia Việt Nam tôn trọng hiệp định Genève, nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã có kế hoạch vi phạm hiệp định, ngay trước khi hiệp định được ký kết.

KẾT LUẬN

Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chỉ là hiệp định đình chỉ chiến sự. Chính thể Quốc Gia Việt Nam, rồi Việt Nam Cộng Hòa tức Nam Việt Nam đã thi hành đúng hiệp định Genève, trong khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam liên tục vi phạm hiệp định nầy.

Do tham vọng quyền lực, do chủ trương bành trướng chủ nghĩa cộng sản và do làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam công khai họp đại hội tuyên bố mở cuộc chiến, xân lăng Việt Nam Cộng Hòa tức Nam Việt Nam dưới chiêu bài thống nhứt đất nước và chống Mỹ cứu nước, trong khi Lê Duẩn chủ trương: “Ta đánh Mỹ là đánh cho cả Trung Quốc, cho Liên Xô”. (Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng nhà nước cộng sản Việt Nam từ 1991-2000, trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 24-1-2013.) Một nhân vật tầm cỡ ngoại trưởng như ông Nguyễn Mạnh Cầm xác nhận công khai như thế thì không sai vào đâu được.

Cuối cùng, ở đây xin cảm ơn cuộc tranh luận sôi nổi trên đài BBC đã đặt lại vấn đề hiệp định Genève để có cơ hội cùng nhau ôn lại rằng hiệp định Genève hoàn toàn không đưa ra một giải pháp chính trị cho Việt Nam, trái với lời tuyên truyền của cộng sản. Mời các bạn trẻ đọc lại thật kỹ văn bản hiệp định Genève để hiểu rõ sự thật lịch sử đất nước, chứ không phải là thứ lịch sử đã bị cộng sản bóp méo với sự tiếp tay của những kẻ có học xu thời. Lịch sử ngày nay thuộc về sự thật và lẽ phải chứ không thuộc về những kẻ nhất thời thắng trận như thời trung cổ.

Địa ngục xanh Việt Nam – Phần 9: Bẫy mìn và những mưu mẹo khác

Tác giả: Helmut P. Müller

Dịch giả: Phan Ba

21-12-2020

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5Phần 6 Phần 7Phần 8

Cây cầu dài ba mươi mét. Nó được canh giữ ở hai đầu bởi tám người lính ngồi ở đằng sau những bao cát. Các khầu súng tiểu liên đã được mở khóa an toàn và lựu đạn lủng lẳng bên dây thắt lưng. “Đêm nào chúng tôi cũng ném vài chục quả xuống sông”, một viên thiếu úy trẻ tuổi người Việt nói. “Có cái gì đó khả nghi trôi nổi tới là cho nổ ngay tức thì.”

“Nước Mắt Trước Cơn Mưa” (Phần 9)

Tác giả: Larry Engelmann

Người dịch: Nguyễn Bá Trạc

15-4-2021

Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6Phần 7Phần 8

“Nhấm nháp sâm-banh, ngắm nhìn cuộc chiến.”

DIANE GUNSUL (Nữ nhân viên văn phòng Tùy viên Quân sự tại Biên Hoà)

Cuối thập niên 60, tôi là một thành viên hoạt động cho phong trào phản chiến tại Hoa Thịnh Đốn. Tôi đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản chiến tại toà nhà quốc hội. Tôi đã tham gia nhiều buổi tuần hành, xuống đường – Tôi không bao giờ nghĩ quân đội Mỹ nên tham chiến ở Việt Nam. Nhiều người như tôi đã tin tưởng rằng chúng ta không nên gửi thanh niên sang bên ấy để rồi bị sát hại chỉ vì một cuộc nội chiến. Tin tưởng như thế không có nghĩa là chúng tôi thiên Cộng.

Ngày 29 tháng Ba năm 1973, có tin từ Việt Nam cho biết quân đội Mỹ đang rời khỏi xứ. Người ta đang cần tuyển nhân viên dân sự sang giúp việc cho các nhóm cố vấn. Vì lẽ tôi đã từng kịch liệt chống chiến tranh, tôi tự nhủ “Ờ, họ thường sỉ vả là mình cóc biết gì, vì mình chưa bao giờ ở đấy. Vậy thây kệ, thử xin đi cho biết.” Tôi nạp đơn. Có hai mươi lăm người xin việc, và tôi được tuyển. Tôi đến Việt Nam ngày 2 tháng Tư, 1973. Quân đội đã triệt thoái ngày 29 tháng Ba. Khi tôi vừa đến sở làm tại Biên Hoà thì một quân nhân Mỹ bật đứng dậy, bước ra khỏi văn phòng, hãy còn để lại trên cái gạt tàn thuốc một điếu xì gà. Mọi sự tưởng chừng như anh ta sẽ còn quay trở lại. Người ta nhặt vội túi hành trang rồi ra đi. Tôi thấy hơi sờ sợ vì có chuyện kỳ cục.

Tôi làm việc tại một nơi gọi là Trung tâm Tiếp vận. Đơn vị chúng tôi gồm từ hai mươi lăm cho đến một trăm nhân viên dân sự. Tướng Richard Baughn là một trong những người chỉ huy của tôi, họ đều ở Sàigòn. Có một đại tá đặc nhiệm tại Biên Hoà. Ông đại tá này rõ rệt chưa bao giờ làm việc chung với các nhân viên dân sự, ông không hiểu nổi đám nhân viên dân sự chúng tôi.

Sáu tháng đầu tiên tôi sống ở Sàigòn, đi xuống Biên Hoà bằng xe buýt. Nhưng Việt Cộng thường hay cắt đường, nếu lỡ hụt xe buýt hay phải đi những chuyến xe muộn thì cũng rợn. Không di chuyển ban đêm được. Phải dùng trực thăng. Cuối cùng tôi chuyển xuống ở hẳn dưới Biên Hoà. Chúng tôi ở khu chung cư Franz Blau, trước đây từng là một nhà chứa gái điếm.

Tại Việt Nam, tôi đã gặp người sau này là chồng thứ hai của tôi, trên một chuyến xe buýt, ngay ngày đầu tiên. Chúng tôi cùng làm việc ở Biên Hoà.

Khi mới đến, tôi làm phụ tá quản trị với cấp bực thấp nhất, bậc7. Tôi leo lên bậc 9 ở đấy, trở thành một cấp chỉ huy hành chánh, nhưng ở Biên Hoà, nhân viên ít, người ta phải phụ trách đủ thứ việc khác nhau.

Vì vậy, tôi phải tự sắp xếp các chương trình dự phòng khẩn cấp. Tự sắp xếp các kế hoạch an ninh – Phải lo đủ thứ giấy tờ hành chánh cho các nhân viên ngắn hạn, các nhân viên tạm thời. Tôi cũng là viên chức phụ trách nghi lễ, vì thế tôi có dịp đi gặp đủ mọi hạng người.

Tôi hiểu được người Việt là một dân tộc đầy nhiệt tình, rất cởi mở. Họ nhiều nhiệt tình và cởi mở hơn cả người Hoa hay người Nhật. Họ khác hẳn người Nhật Bản. Chúng tôi thường nói chuyện về chiến cuộc, về những ảnh hưởng tệ hại của chiến tranh đã đè nặng thế nào lên các gia đình mà tôi quen biết. Tôi lui tới thăm viếng nhiều gia đình. Chính chồng tôi đã nhận làm cha đỡ đầu cho một chú bé mới sinh lúc tôi ở đấy, chú bé con của một trung úy Việt Nam. Suốt đời họ là một cuộc chiến tranh dai dẳng, dai dẳng đến nỗi chiến tranh, đối với họ, chỉ là chuyện thường tình. Đó là một khung cảnh phù du, không thực.

Khi Phước Long thất thủ đầu năm 1975, người ta bối rối, nghi hoặc, nhiều hơn là sợ hãi. Người ta luẩn quẩn với các câu hỏi “Phải chăng đây là khởi đầu của một đoạn cuối thực sự?” Hoặc câu hỏi “Liệu người ta có đủ khả năng chặn đứng chuyện ấy hay chăng?” Rồi đến lúc người miền Nam triệt thoái khỏi Cao Nguyên, dòng người tỵ nạn lũ lượt lê bước kéo đi, đến đây mới là lúc người ta bắt đầu chạm mặt cảm giác sụp đổ hoàn toàn.

Chúng tôi lại còn thường hỏi những chuyện như “Liệu người ta có đủ khả năng phục hồi hay không?” Tôi vẫn không tin tình trạng xấu sẽ kéo dài mãi mãi. Tôi vẫn còn nghĩ như vậy cho đến tháng tư 75 sau khi di tản khỏi Biên Hoà.

Đầu tháng Tư, một điện văn từ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ gửi đến nói: “Di tản ngay tất cả đàn bà Mỹ.” Vỏn vẹn có thế. Tôi đọc tấm điện văn, giận run. Ông đại tá Chỉ huy trưởng liếc nhìn rồi cho gửi một điện văn phúc đáp, nói “Không có đàn bà Mỹ nào ở đây cả! Chỉ có các nhân viên tiếp vận các nhân viên hành chánh. Xin cho biết loại nhân viên nào không còn cần thiết ở đây?” Lúc ấy, dưới quyền đại tá Chỉ huy trưởng, có đến mười phụ nữ làm việc ở Biên Hoà. Họ gửi lại một điện văn khác, nói “Hoan hô!”

Đại tá Chỉ huy trưởng lúc ấy bèn thiết lập một danh sách nhân viên ở Biên Hoà theo thứ tự ưu tiên. Vài phụ nữ được đưa ra khỏi nước, vì xem như không cần thiết. Vài phụ nữ khác được xem là cần thiết, chẳng hạn như tôi, được giữ lại. Chính thức ra, chưa có chương trình di tản.

Để thực hiện chương trình này, đầu tiên người ta tìm người tình nguyện đi kèm đám trẻ con, đây là một cách gián tiếp di tản. Một nữ nhân viên của chúng tôi là Selma Thompson, vì quá sợ pháo kích và đạn súng cối, không chịu xuống Biên Hoà nữa. Lúc ấy cô ở Sàigòn. Bên toà đại sứ cho tin những ai muốn đi thì liên lạc. Họ cho có 24 giờ đồng hồ để sửa soạn.

Các phụ nữ làm việc ở Biên Hoà không được tin tức gì vụ này, cũng không biết về việc có chuyến C-5A chở trẻ con ra đi. Riêng Selma vì ở Sàigòn, biết được, nên đã xin. Cô ta vì sợ pháo kích và súng cối mà đã ở lại Sàigòn, rồi chính vì thế đã leo lên chiếc máy bay này. Cô ấy đi chuyến C-5A vào ngày 4 tháng tư. Khi nhận được tin chiếc C-5A bị rớt, chúng tôi cực kỳ bàng hoàng. Chỉ đường tơ kẽ tóc, biết đâu tôi đã chẳng leo lên chiếc máy bay ấy? Suốt đêm, chúng tôi chờ tin. Cuối cùng điện thoại từ Sàigòn đánh xuống cho biết Selma hãy còn sống sót và đã được di tản ra khỏi xứ. Đấy là cái kinh nghiệm đầu tiên của chúng tôi về cái gọi là di tản.

Tôi rời Biên Hoà ngày 10 tháng Tư. Trước đó, đại tá Chỉ huy trưởng đến, nói: “Được rồi; bây giờ đưa hết mọi người ra đi.” Ông đã có danh sách lập trước, mỗi ngày kiểm lại, cứ thế chỉ định những người đi. Đến lúc chỉ có bốn, năm người còn lại, trong đó có tôi. Chồng tôi còn ở lại lâu hơn nữa.

Tôi đi lúc mười giờ sáng. Chúng tôi di chuyển bằng chiếc xe chuyên chở nhỏ, xe buýt tiêu chuẩn của chính phủ Hoa Kỳ. Bốn năm người chúng tôi ngồi trong xe, chạy qua nhiều nút chặn, rất nhiều trạm kiểm soát suốt từ Biên Hoà lên đến Sàigòn.

Đã nhiều tháng qua tôi không đi lại con đường này vì mỗi lần đi Sàigòn, tôi thường sử dụng trực thăng. Bây giờ đi xe buýt trên đường này, tôi kinh ngạc thấy đầy những vòng kẽm gai kéo loằng ngoằng trên đường, tại các trạm gác. Mãi đến khi ra khỏi xe mới không nhìn thấy kẽm gai và trạm gác nữa.

Trên chuyến xe, đây là lần đầu tiên tôi bắt đầu cảm thấy một nỗi đe dọa từ các bạn đồng minh người Việt. Họ biết chúng tôi đang rời Biên Hoà. Thực quá dễ biết, dù chúng tôi đã bỏ lại tất cả, mỗi người chỉ đem một túi nhỏ xách tay. Đây là lần đầu tiên tôi đâm lo sợ là chính những người bạn đồng minh có thể giết chúng tôi. Người Mỹ đang bỏ họ ra đi. Cho đến phút cuối, vẫn còn có những người Việt hỏi “Khi nào máy bay B-52 trở lại” Họ không thể tin nổi người Mỹ sẽ không còn trở lại với những chiếc oanh tạc cơ nữa.

Một việc chúng tôi đã làm là lo di tản cho các nhân viên cộng tác với chúng tôi. Họ không cần phải đến xin, chúng tôi hỏi họ có muốn đi không, cũng có vài người không muốn đi.

Tôi đến toà Lãnh sự Mỹ với một người đàn ông Việt Nam từng làm việc với tôi. Trước, anh ta ở trong quân đội Việt Nam, đã giải ngũ. Anh ta muốn rời khỏi nước với vợ và hai con. Vợ con anh đã ra đi được với tư cách là vợ và con của chồng tôi. Bây giờ chúng tôi đến toà lãnh sự, tôi sẽ ký một tờ khai xác nhận người đàn ông này là “chồng theo thông luật.” Theo thủ tục này người Mỹ khỏi cần khai vợ chồng theo hôn thú. Họ có thể đến tuyên thệ rằng đây là vợ hay chồng đã sống chung theo thông luật, họ muốn xin cho vợ hay chồng di tản, mặc dầu họ chưa được quy định là nhân viên không cần thiết để sẵn sàng ra đi.

Tôi mang theo một chứng thơ xác nhận tôi là nhân viên không cần thiết, mọi thứ để trống, khi nào cảm thấy muốn đi chỉ việc điền vào ngày tháng rồi đi. Tất cả chúng tôi lúc ấy đều có những chứng thơ này.

Chồng tôi đã theo thủ tục này mà giúp được đến ba phụ nữ đi với tư cách là “vợ” của anh vào ba lần khác nhau! Tất nhiên các nhân viên lãnh sự Mỹ đều biết chúng tôi nói láo. Họ bị ràng buộc bởi các luật lệ của chính phủ Việt Nam, không thể cho người đi nếu những người này không có thông hành xuất ngoại. Nếu những người này không phải là nhân viên cơ quan Mỹ thì vẫn có cách giúp họ là đến toà lãnh sự mà thề là đã lấy nhau.

Tôi xấu hổ phát chết khi đến đấy thề rằng tôi có một anh chồng sống chung. Anh ta tất nhiên vẫn thường gọi tôi là “Cô Diane,” vì đấy là tên tôi. Tôi dặn đi dặn lại rằng: “Đến toà Lãnh sự thì đừng có gọi tôi là cô Diane nữa nhé.” Và tất nhiên mỗi khi Lãnh sự hỏi anh ta câu gì, tôi phải mau miệng trả lời. Tôi bảo “Thưa đây là chồng tôi, tôi cần đưa ông ấy đi di tản.” “Cho xem hôn thú!” Tôi nói “Chúng tôi chưa lập hôn thú, nhưng đã sống chung với nhau.” “Sống chung bao nhiêu lâu rồi?” Tôi bảo “Dạ, dạ…chừng một năm rưỡi… rồi!”

Ông Lãnh sự nheo mắt nhìn. Ông ta thừa biết tôi khai láo. Ông ta quay sang hỏi “ông chồng” của tôi…”ông chồng” vội vàng quay sang tôi lắp bắp “Cô Diane…” Tôi bảo “Khổ quá! Đã dặn là đừng có gọi tôi bằng cô Diane nữa!” Nhộn thật!

Còn về ba gia đình quân nhân làm việc với chồng tôi, cả ba đều đã nhờ chồng tôi giúp đưa vợ con đi, nhưng không ai nhờ giúp cho bản thân họ. Họ không hỏi tôi giúp. Vì tự ái, không ai đến nhờ tôi đưa bằng cách ấy. Nhưng rồi cả ba người cuối cùng trong vòng một tháng đều lần lượt đến được Guam bằng tàu. Lúc ấy, vì chúng tôi làm việc trong trại tỵ nạn ở Guam, chúng tôi đã chứng kiến cảnh đoàn tụ mừng tủi của họ với những bà vợ mà chồng tôi giúp đưa đi.

Còn “ông chồng” mà tôi đưa đi, đã sang được Phi Luật Tân, rồi sang Guam, cuối cùng đoàn tụ được với vợ con, hiện nay họ đang định cư ở San Diego.

Chúng tôi đã thực hiện những việc như thế cho những người đã cộng tác với chúng tôi. Họ đã sợ hãi, sợ hãi như thế cũng đúng thôi. Một trong những người chúng tôi không đưa đi, vì anh ta không yêu cầu ra đi, một trung úy muốn ở lại với gia đình. Vợ anh có con sơ sinh. Anh đã bị đưa vào trại cải tạo hơn bảy năm, bị đánh đập tàn nhẫn. Chúng tôi nhận được một số thư và lời nhắn của vài người cho biết tin tức về anh ấy.

Vào những giờ phút cuối, người ta có cảm giác Cộng sản sẽ tàn sát tất cả những ai có liên hệ với người Mỹ. Nỗi sợ hãi này lan tràn như bệnh dịch.

Tôi không còn biết tin vào đâu. Tôi nghĩ có lẽ họ sẽ giết một số lớn những người trong quân đội. Bất kể ở Đông Phương hay Tây Phương, kẻ chiến thắng nào có cái-gì-gọi-là-danh-dự? Đã nhiều cuộc tắm máu xảy ra! Tôi không biết Cộng sản rồi đây sẽ tàn sát hay sẽ chỉ hành hạ họ. Và sau này điều Cộng sản đã làm, nói chung, chính là đã hành hạ cuộc đời họ với đầy thống khổ.

Thời gian này mọi người đều mang vũ khí. Nhưng là một người theo chủ nghĩa hoà bình, tôi không muốn giữ vũ khí làm gì. Ai nấy đều bỏ súng trong cặp, sau này còn đeo cả vào bao súng. Họ cấp phát vũ khí, hỏi tôi muốn lấy thứ nào. Tôi bảo: “Không, tôi không muốn thứ nào.” Họ hỏi: “Thế lỡ Việt Cộng mở cửa hầm, chĩa súng vào cô thì sao?” Tôi bảo: “Ờ, có lẽ chết thôi.” Họ không tin. Tôi bảo họ: “Khi tình nguyện sang Sàigòn, độc thân (lúc ấy người chồng thứ hai của tôi và tôi chưa lấy nhau) không con cái, không người phải nuôi dưỡng, không nợ nần, không có cái gì cả, tức là tôi đã sẵn sàng để nếu phải chết thì cũng chết thôi. Tất nhiên tôi không mong chết, nhưng có bị bắt cũng chẳng sao.” Một ông đại tá Thủy quân Lục chiến lúc ấy nhìn tôi, nói: “Chuyện cô bị bắt sẽ không bao giờ xảy ra.” Tôi hỏi “Sao thế” Ông ta nói “Vì tôi sẽ giết cô trước!”

Tôi hơi cáu hỏi lại: “À, vậy đại tá đứng ở phía nào?” Ông bảo ông sẽ không bao giờ để cho Việt Cộng cầm tù một phụ nữ Mỹ. Tôi nói: “Đại tá ơi, này nhé: Cứ để Việt Cộng bắt tôi đi. Cứ cho là chúng hành hạ tra tấn tôi vài năm nhé, đủ các thứ trò ngoạn mục ấy mà, rồi đại tá xuất hiện, tung cửa bước vào giải cứu tôi, rồi chúng mình sẽ viết sách nhé, làm phim nhé, kiếm hàng triệu đô la như chơi!” Tôi đùa, nhưng ông đại tá này vẫn không xem đấy là chuyện đùa. Ông ta bảo: “Tôi sẽ không cho phép những bọn người như thế cầm tù phụ nữ Mỹ!” Ông ta là một tay bảnh trai, nhưng khó quên nổi cái kiểu nói chuyện với giọng “nam nhi tay tổ” của ông.

Chồng tương lai của tôi đã được xếp vào loại không cần thiết. Khi anh rời xứ, tôi vẫn còn ở lại. Tôi viết thư cho ba người anh và em tôi để giải thích tại sao tôi còn ở lại, tôi nói tôi cảm thấy điều ấy là cần thiết và nếu lỡ mệnh hệ gì, thì tôi đã sửa soạn sẵn sàng cả rồi. Tôi làm chúc thư, tôi đã làm hết mọi điều có thể làm nhưng tôi cũng hy vọng sẽ ra khỏi xứ này.

Chúng tôi nỗ lực di tản tất cả ngưòi Mỹ ra đi trong khả năng chúng tôi. Cũng cố mang đi càng nhiều thân hữu của người Mỹ càng tốt. Đối với những người đã cộng tác, đã giúp đỡ chúng tôi, mang được họ đi là giúp cho đời sống của họ tốt đẹp hơn. Tôi cảm thấy tôi đang làm một công việc xứng đáng và có giá trị, sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy.

Trước đây đã một lần tôi cũng có cái cảm giác này, là vào lúc Tổng thống Kennedy bị ám sát. Cảm giác ấy là: Nếu họ giết tôi để Kennedy được sống, tôi cũng sẵn sàng chấp nhận cái chết. Cảm giác này xảy ra lần nữa khi chúng tôi xuống đường tuần hành tại toà Bạch ốc lúc người Mỹ xâm phạm Campuchia vào mùa Xuân 1970. Cuộc xuống đường bất hợp pháp, người ta có thể nổ súng vào đám biểu tình tại toà Bạch ốc. Nhưng lúc đó, cảm thấy mãnh liệt tính chất bất công của việc tiến vào vùng Mỏ Vẹt ở Campuchia, chúng tôi vẫn cứ tuôn vào cuộc biểu tình. Như thế đã ba lần trong đời tôi có cảm giác này. Khi tôi tin tưởng mãnh liệt, tôi sẵn sàng chết cho niềm tin của tôi. Tôi không mong chết, tôi không tìm cái chết, nhưng đôi khi nếu cảm thấy phải chết cho niềm tin, thì cái chết ấy cũng chính đáng.

Lúc ở trong căn hầm trú ẩn tại căn cứ văn phòng Tùy viên Quân sự, tôi có một thư ký, người này có vợ hai con. Tôi bảo anh ta hãy ra đi. Nghe thế, đề đốc Owen Oberg nói: “Sao được. Lấy ai phụ trách việc tống thư văn.” Tôi bảo: “Anh này có vợ hai con. Anh ta cần di tản khỏi xứ. Tôi hãy còn độc thân, chẳng có gì ràng buộc. Nếu phải đánh máy giấy tờ, tôi lo lấy cũng được.”

Về việc di tản ra khỏi xứ, gần như bất cứ lúc nào tôi muốn là tôi có thể đi. Người ta chỉ cần giữ một số người tối thiểu. Mọi người Mỹ còn lại đều mang theo mình một chứng thư để trống tên, trống ngày. Chứng thư xác định “Người này tên là… không phải là nhân viên cần thiết kể từ ngày…” Và khi muốn đi, chỉ việc đề tên, đề ngày tháng, rồi đi thẳng ra chỗ người ta đang sắp hàng vào máy bay mà bảo: “Ô kê! Tôi muốn ra đi.”

Tôi rời Việt Nam đêm 28 tháng tư. Bấy giờ là lúc một giờ sáng. Tôi quyết định ra đi vì tôi biết giờ cuối cùng sắp điểm. Chúng tôi có một hệ thống truyền tin chặt chẽ với Hoa Thịnh Đốn bằng mật mã, mặc dầu không phải là nhân viên truyền thông, nhưng trong công việc tôi vẫn phải sử dụng hệ thống này.

Tôi biết hệ thống giải mã, mỗi ngày tôi đều có nhiệm vụ phải thay đổi các mật mã truyền tin. Do đó khi nhận tín hiệu mật đánh vào, giải mã xong tôi biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi tự nhủ: “Ô kê, đã đến lúc phải đi.” Tôi biết tình hình không còn kéo dài hơn nữa.

Tôi đã kiệt quệ, biết rằng chẳng còn làm gì hơn được. Chồng sắp cưới của tôi đã ra đi. Với các mật hiệu đánh vào, tôi hiểu giờ cuối cùng đã điểm, và tôi không muốn phải đi bằng tàu hạm đội. Lúc bấy giờ các đề đốc hải quân vào căn cứ văn phòng Tùy viên làm việc và thường bay ra hạm đội mỗi đêm – Địch quân thắt chặt vòng vây, mỗi lúc một gần căn cứ, người ta có thể nghe rõ tiếng đạn, và nhiều cuộc chạm súng xảy ra. Một hôm, đề đốc Oberg bảo tôi: “Sao cô không theo chúng tôi? Ban đêm chúng tôi có thể đưa cô ra ngủ ngoài hạm đội.”

Tôi bảo: “Thưa đề đốc, ông đã ở ngoài biển bao nhiêu lâu rồi?” Ông nói chừng bảy tháng hay chín tháng gì đấy. Tôi bảo: “Thế đã bao lâu ông chưa lên bờ?” Ông nói lâu lắm rồi, nhiều tháng rồi chưa lên đất liền. Tôi bảo: “Đề đốc ơi, thế thì thà tôi ở lại với Việt Cộng còn hơn!” Trung tâm điều hành di tản lúc nào cũng căng thẳng, người ta luôn luôn cứ phải khôi hài. Hết gọi máy bay, lại đến điều hợp các chuyến đi. Không tán dóc, không tiếu lâm, không còn xả nổi những áp lực trong các công việc căng thẳng.

Giữa bầu không khí như thế, một lần đề đốc Oberg nhờ tôi ra trung tâm thành phố bằng chiếc xe màu đen có cửa kính gương, xe chính phủ Mỹ. Tôi rành về mỹ thuật, lúc làm việc trong hầm trú ẩn, chúng tôi thường nói chuyện về đề tài này nên ông muốn nhờ tôi mua hộ một bức tranh, hoặc một món đồ thủ công nghệ tiêu biểu của Việt Nam để làm quà kỷ niệm cho người bạn ở Mỹ có đứa con trai chết tại Việt Nam. Ông cho tôi biết chừng giá tiền, rồi nhờ tài xế người Việt chở tôi ra phố.

Ra trung tâm Sàigòn, tới đường Tự Do, nơi có nhiều tiệm bán đồ mỹ nghệ, tôi không tin nổi là mọi sự vẫn có vẻ bình thường. Không có gì rối loạn. Chỉ yên tĩnh hơn một chút. Điều ấy có một cái gì kỳ cục, giống như trong những cuốn phim của Fellini.

Từ Tân Sơn Nhứt, người ta đang dốc hết nỗ lực bốc người di tản trong một bầu khí căng thẳng gần phát điên lên được, mà rồi đi xuống Sàigòn… Tất cả vẫn bình thường. Tôi nghĩ: “Nhưng người ta làm gì được bây giờ? Chẳng lẽ điên cuồng chạy vòng quanh hay sao! Chắc chắn là không!” Tôi bước vào một tiệm bán đồ mỹ nghệ, nấn ná xem vài giờ đồng hồ cho đến khi chọn được một món quà tiêu biểu. Rồi tôi lên chiếc xe hơi màu đen của chính phủ Mỹ trở về lại Tân Sơn Nhứt. Thực kỳ cục. Tôi đã sợ khi xuống phố với chiếc xe hơi ấy. Tôi sợ dân chúng nhìn thấy có người Mỹ ngồi trong xe, họ đã biết chúng ta đang rời xứ.

Đêm rời Việt Nam, tôi leo vội lên chiếc xe buýt chạy ra phi trường. Chúng tôi len lấn lên máy bay, tôi nhớ hình như chiếc máy bay vẫn tiếp tục lăn bánh trong lúc chúng tôi dồn vào. Chắc chắn chiếc máy bay đang đậu, nhưng trong tâm trí tôi, hình như chiếc máy bay chỉ rà trên mặt đất hai phút đồng hồ, vì việc bốc người rất điên cuồng, nhưng rất nhanh chóng. Vừa rời khỏi xe buýt, người ta thúc: “Đi tới, nhanh, đi, nhanh!” Họ đẩy chúng tôi thật nhanh vào khoang chứa đồ.

Chúng tôi ngồi bệt trên sàn, bám tay vào những sợi giây ràng hàng hoá. Mọi người im phắc trong một bầu khí sợ sệt, kỳ cục. Tôi còn nhớ những nhân viên phi hành Mỹ đứng ở cửa sổ máy bay, lăm lăm mấy khẩu súng hoả châu. Họ giật mình khi thấy một người đàn bà Mỹ, tôi nhớ thế. Họ nhìn tôi như muốn hỏi “Cô là ai?”

Họ lấy làm lạ vì lúc này tất cả những người di tản đều là người Việt, chỉ còn lại rất ít người Mỹ. Cũng còn một vài người đàn bà Mỹ trong xứ, nhưng rất ít, sau này họ đều được chuyển ra bằng trực thăng.

Tôi mệt bã người, lúc ấy chẳng nghĩ ngợi. Điều duy nhất chỉ còn mong cho máy bay đến được phi trường Clark an toàn, không trúng đạn. Đó là nỗi lo lắng duy nhất bởi vì lúc cất cánh thì máy bay bị bắn, không biết đạn đồng minh hay của Việt Cộng. Người ta đã kể nhiều chuyện về việc bạn đồng minh bắn lên lúc máy bay cất cánh, họ đã cay đắng. Họ đã cay đắng quá nhiều.

Lúc ấy, tôi biết tôi đang rời xa một xứ sở mà tôi đã đem lòng yêu mến. Đất nước ấy thật là một đất nước đẹp đẽ. Tôi lấy làm buồn khi biết dân chúng miền Nam đã thua cuộc và có lẽ họ sẽ tiếc hận việc này. Tôi vẫn nghĩ có thể họ đã thắng cuộc chiến, nếu chúng ta đừng dính đến. Nhưng tôi cũng nghĩ cuối cùng Tự do vẫn sẽ chiến thắng bởi vì họ đã từng được hưởng mùi vị của Tự do. Tôi thành thực tin tưởng ở bất cứ một nơi nào con người bị đàn áp, bất cứ dưới một chế độ cai trị nào chăng nữa, cuối cùng Tự do cũng vẫn thắng thế trở lại thôi.

Tôi bay đi Phi Luật Tân. Chúng tôi hạ cánh, mặc dầu phi trường đã đóng. Chúng tôi được rời khỏi máy bay nhưng không được phép ra khỏi xưởng chứa máy bay. Tôi thiếp một giấc trên ghế, khi tỉnh dậy chỉ còn lại mỗi mình tôi, tất cả người Việt đã đi khỏi. Tôi hỏi họ đâu? Người ta cho biết họ đều đã được đưa sang Guam. Người ta không đánh thức tôi dậy, tôi cũng không nghe thấy tiếng họ rời. Trong xưởng chứa máy bay, ngồi trên mấy cái ghế của câu lạc bộ các bà vợ sĩ quan, tôi nhớ tôi đã đứng bật dậy, hỏi: “Những người Việt của tôi đâu?” Họ trả lời: “Chúng tôi đã đưa họ sang Guam vì Tổng thống Ferdinand Marcos ra lệnh đóng cửa, không cho họ vào Phi.” Tôi mệt nhoài. Tôi kiệt quệ. Khi họ bảo những người Việt của tôi đã đi hết, tôi bật khóc. Mấy người Mỹ lẳng lặng tránh ra, mặc tôi một mình. Họ muốn gửi tôi đi Guam ngay, nhưng tôi bảo tôi có chiếu khán vào Phi Luật Tân. Tôi đã xin chiếu khán này ngay khi mới đến Sàigòn. Tôi đưa cho một viên đại tá xem hai cái thông hành, một thông hành công vụ và một thông hành du lịch. Ông ta không tin nổi. Ông ta nói: “Được rồi, vậy tôi sẽ đích thân đưa cô đến khu vãng lai của sĩ quan, kiếm cho cô một cái phòng.” Tôi ngủ một giấc ở đấy, khi thức giấc, cuộc chiến đã xong.

Thức giấc, tôi xuống dưới cầu thang, thấy ngay cái tựa lớn trên trang nhất của tờ báo quân đội Mỹ: “Sàigòn đã sụp đổ.” Đọc bài báo tôi có cảm giác kỳ lạ, gần như đã giải thoát, thế là xong. Xứ sở ấy đã sụp đổ, thế là hết. Kết thúc. Trong tất cả những cuộc tình đổ vỡ, người ta đều cảm thấy một nhu cầu tâm lý, đó là nhu cầu kết thúc. Đối với tôi, tôi nghĩ tôi cũng có cùng một nhu cầu này, bởi vì tôi cũng đã có một cuộc tình gắn bó với đất nước Việt Nam.

Xong xuôi. Tôi đến gặp các nhân viên Trung tâm Tiếp vận, bảo họ: “Khi liên lạc với Guam, xin nhắn với Roy – Chồng sắp cưới của tôi – là tôi hiện ở đây.” Nhưng họ đã quên không nhắn, nên tôi phải mất ba ngày mới lấy được chuyến bay. Anh ấy tưởng tôi vẫn kẹt ở Sàigòn. Khi đến Guam, người ta loan báo là họ cần những người đã ở Việt Nam tình nguyện ở lại giúp trại tỵ nạn. Mặc dầu không muốn ở lại, chúng tôi muốn tiếp tục đi ngay, nhưng họ đang quá cần các nhân viên thiện chí, vì người tỵ nạn đang dồn dập kéo vào, và họ đang bù đầu để lập thủ tục những người mới tới. Nên chúng tôi tình nguyện.

Chúng tôi ở lại đấy một tháng. Rồi chúng tôi đi nghỉ đổi gió ở Hạ Uy Di hai tuần trước khi về lại Cali.

Ngày nay hỏi chuyện người Mỹ, bạn sẽ thấy nhiều người không biết chiến tranh Việt Nam chấm dứt lúc nào, cũng không biết rằng khi Sàigòn thất thủ, quân đội Mỹ đã không còn hiện diện ở đấy. Nhiều người không biết chuyện quân Mỹ đã rút đi từ hồi 73, rồi nhân viên dân sự kéo vào. “Quân đội Mỹ đã mất mười năm để thua trận. Còn nhân viên dân sự chỉ mất có hai năm.” Thiệt là một chuyện diễu dở, nhưng mà…

Suốt hai năm, tôi không muốn nói năng gì về chuyện Việt Nam. Khi về lại Mỹ, đáng lẽ phải viết ngay một tờ khai các vật dụng mất mát để được chính phủ bồi thường, khoảng đâu mỗi Mỹ kim được nhận lại mười xu. Tôi đã bỏ lại rất nhiều đồ đạc, áo quần, giấy tờ hình ảnh cá nhân, nhưng phải đúng một năm và mười một tháng sau, tôi mới có thể ngồi xuống đặt bút viết tờ khai.

Trở về Mỹ tôi cảm thấy mình như một con ngốc vì mỗi lần nghe tiếng động lớn tôi vẫn chúi mình núp dưới đất. Những chiến binh đều đã trải qua kinh nghiệm này. Phải một hai năm sau mới hết. Rồi lại lan man nghĩ ngợi đến những người bên kia, giờ này họ ra sao. Đấy là một giai đoạn thực quan trọng của đời tôi. Thỉnh thoảng tôi nói những chuyện ấy với người ở bên đây, nhưng đôi khi tôi cảm thấy mình thật lạc lõng như người tự cung trăng. Có người cũng chú ý lắng nghe, nhưng chẳng ai có ý niệm gì về tất cả những điều tôi đã trải qua.

Ngay bây giờ, trong lúc nói chuyện với ông đây, tôi vẫn đang run rẩy. Mỗi lần nói về những chuyện này, tôi không bồn chồn hốt hoảng, nhưng vẫn đầy xúc động. Tất cả những gì trải qua, giờ đây đã là những xúc động in đậm trong lòng tôi.

Tôi cũng có lúc nghĩ rằng ký ức cá nhân tôi và những chuyện của thời đã qua được tô điểm bằng những màu sắc của một chuyện tình, vì Việt Nam là nơi tôi gặp chồng tôi, việc ấy đã làm cho tôi có một cái nhìn khác biệt về xứ sở này chăng. Tôi yêu mến xứ sở này bởi vì đó là nơi tôi đã trải qua những tháng ngày hạnh phúc. Tôi nghĩ những người khác vì không có cái gắn bó như thế, biết chừng đâu họ có thể nhìn mọi việc với một nhãn quan khác chăng. Phần tôi, tôi đã đạt được một cuộc hôn nhân nhiều hạnh phúc.

Cho nên trong trí nhớ, tự nhiên tôi chỉ muốn hồi tưởng lại những gì hạnh phúc. Tôi cũng chỉ còn muốn nói đến những gì hạnh phúc. Những hạnh phúc ấy, như ngồi với chồng tôi trên một bãi biển ở Vũng Tàu năm xưa, nhấm nháp một cốc rượu sâm-banh mà nhìn ngắm chiến tranh, nhìn ngắm một đám khói đen như đám mây khổng lồ bay đến từ những vùng đất đang cầy lên bom đạn, rồi tự bảo “Không thể nào tin nổi. Chúng ta đang ngồi đây, trên một bãi biển đẹp nhất thế giới, nhìn cuộc chiến tranh này mà nhấm nháp một cốc rượu sâm-banh.”

Nguồn: Blog Phan Ba

30/4, quá khứ, hiện tại và tương lai

Jackhammer Nguyễn

2-5-2021

Nhân dịp 30/4, BBC Việt ngữ có bài: “30/4: ‘Đỏ’, ‘Vàng’ và sự phân cực giữa giới trẻ Việt Nam”. Bài viết này dựa trên dư luận mạng xã hội tiếng Việt và nhất là hai cây bút vốn là … cựu nhân viên của BBC, cô Khải Đơn và cô Linh Nguyễn. Bài viết được công chúng khá quan tâm, đến ngày 1/5/2021 được xếp thứ hai trong những bài được đọc nhiều nhất.

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Nghiên cứu Quốc tế

Trần Hùng, biên dịch từ WSJ

29-10-2021

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Định mệnh của Ukraine trong những giờ tới

Nguyễn Đức Thành

26-2-2022

Tính đến giờ này (sáng sớm ngày 26/2/2022 tại Ukraine), quân đội Nga mới chiếm được vùng màu hồng trên bản đồ dưới đây:

Chiến tranh Nga và nền kinh tế toàn cầu

Project- Syndicate

Tác giả: Nouriel Roubini

Đỗ Kim Thêm, dịch

25-2-2022

Lời người dịch: Khác hẳn với các ảnh hưởng của nạn COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu, kể từ cuối năm 2021, giá dầu thô đã tăng, nhưng ngay sau khi Nga xâm lược Ukraine, giá đã tăng khoảng 1/3.

Alexander Solzhenitsyn, Putin và chủ nghĩa dân tộc tại Nga

Trần Trung Đạo

24-3-2022

Aleksandr Solzhenitsyn và putin. Nguồn: Politico

Quá khứ bao giờ cũng là bài học quý giá cho tương lai. Học để tránh hay học để vượt qua. Tuy nhiên, nhiều nhà chính trị không chỉ học mà tai hại hơn còn vận dụng quá khứ như một vũ khí để thực hiện tham vọng bành trướng của riêng họ.

Ukraine đánh thức nhân loại, trừ Cộng sản Việt nam

Trần Trung Đạo

21-4-2022

Cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga đã làm thay đổi vị trí chiến lược của nhiều quốc gia trên chính trường thế giới cũng như buộc nhiều quốc gia phải thay đổi đường lối đối ngoại để thích nghi với xu hướng thời đại.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 69 (3-5-2022)

Phan Châu Thành

4-5-2022

1. Bất chấp tuyên bố của tổng thống Nga Putin: “Ngưng các đợt tấn công vào nhà máy Azovstal ở Mariupol” từ ngày 21-04-2022, 12 ngày qua, quân Nga vẫn không ngừng ném bom bắn phá vào khu vực nhà máy, và hôm nay đã tổng tiến công, xua quân bộ vào các vị trí được tình nghi là cửa hầm nơi quân Ukraina trú ẩn.

Việc Ukraina có lập trường cứng rắn hơn, các cuộc đàm phán hòa bình đã tạm dừng

New York Times

Tác giả: Anton TroianovskiValerie Hopkins

Cù Tuấn, dịch

17-5-2022

Khảo sát thiệt hại ở Malotaranivka, trong vùng Donbas của Ukraine, trong tháng này. Nguồn: Lynsey Addario/The New York Times

Sau nhiều tuần cố gắng đạt được một thỏa thuận hòa bình, các nhà đàm phán Nga và Ukraina dường như còn cách xa nhau hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc chiến kéo dài gần ba tháng nay, với các cuộc đàm phán đã rơi vào bế tắc và hai bên công khai chỉ trích lẫn nhau.

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 109 (12-6-2022)

Phan Châu Thành

13-6-2022

1. Nhà sử học Mỹ Timithy Snyder đưa ra lời giải thích cho kế hoạch của Nga: “phong tỏa cảng Odessa, không cho xuất khẩu hơn 20 triệu tấn ngũ cốc”, cho rằng đó là kế hoạch mà tổng thống Nga Putin đã sắp đặt từ trước, nhằm gây ra khủng khoảng nạn đói ở các vùng đang phát triển như châu Phi và châu Á, tạo nên bất ổn cho thế giới, qua đó khiến các quốc gia phải rút sự ủng hộ đối với Ukraina, hoặc ép nước này phải nhượng bộ lãnh thổ, để chiến tranh có thể kết thúc nhanh chóng.

Diệt chủng: Nga hay Ukraine?

Nguyễn Quốc Tấn Trung

14-7-2022

Khái niệm “Diệt chủng” (Genocide) lần đầu tiên được sử dụng bởi luật sư quốc tế người Ba Lan Raphäel Lemkin vào năm 1944 trong quyển sách của ông có tên gọi Axis Rule in Occupied Europe (Sự thống trị của phe Trục ở Châu Âu bị chiếm đóng).

Tình hình Ukraine ngày thứ 175

Phan Châu Thành

18-8-2022

1. Tên lửa Ukraina phá hủy hoàn toàn căn cứ quân sự của Nga ở Nowa Kakhovka, Kherson. Quân Nga sau đó đã phải bỏ rơi hoàn toàn căn cứ này:

“Dừng hút thuốc ở khắp nơi đi…”

Nataliya Zhynkina

13-9-2022

LGT: Dưới đây là bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy vào ngày 11/9, đúng 200 ngày quân đội Ukraike chiến đấu chống quân Nga xâm lược. Bài dịch được bà Nataliya Zhynkina – Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam đưa lên trang Facebook:

***

Tình hình Ukraine ngày thứ 218

Phan Châu Thành

30-9-2022

1. Ông Wadym Skibicki, người đại diện của tình báo quân đội Ukraina (HUR) cho rằng khả năng Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật là rất cao, tuy nhiên cũng giải thích rõ rằng, khác với bom hạt nhân có thể hủy diệt toàn bộ một thành phố hay một vùng, đầu đạn hạt nhân chiến thuật chỉ có sức công phá mạnh hơn tên lửa thông thường khoảng 100 lần, phóng xạ cũng thấp hơn và không gây ô nhiễm phóng xạ trên diện rộng như bom nguyên tử chiến lược.

‘Những cỗ quan tài đã được đưa về’: Hậu quả của lệnh tổng động viên hỗn loạn tại Nga

The New York Times

Cù Tuấn, dịch

19-10-2022

Tóm tắt: Các tân binh mới được huy động đã ngay lập tức được gửi ra mặt trận ở Ukraine, với hàng loạt báo cáo cho biết, họ chiến đấu và chết chỉ sau vài ngày huấn luyện.

Ở Ba Lan, sự chào đón nồng nhiệt dành cho người tị nạn Ukraine đã giảm đi

New York Times

Cù Tuấn, dịch

16-11-2022

Phố Piotrkowska, ở trung tâm thành phố Lodz, một thành phố thuộc miền trung Ba Lan đã tiếp nhận 110.000 người Ukraine và gần đây chứng kiến sự gia tăng đột biến lượng người nhập cư mới đến. Ảnh trên mạng

Tóm tắt: Ba Lan đã tiếp nhận hàng triệu người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, một nhóm thiểu số có tiếng nói đang cố gắng gây căng thẳng khi các cuộc tấn công của Nga có nguy cơ dẫn đến một đợt bùng phát người tị nạn mới.

Nhân quyền và thị trường quốc tế về vũ khí sát thương

Trương Nhân Tuấn

9-12-2022

Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và lãnh đạo Bộ Quốc phòng thăm quan các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 (Viet Nam Defence 2022). Ảnh: Thông tin Chính phủ

Theo Amnesty International thị trường mua bán vũ khí thế giới có giá trị 400 tỉ đôla (năm 2020). Mỹ và Nga đứng đầu, lần lượt 39% và 19% thị phần. Sau đó là các quốc gia Pháp, TQ, Đức… Các quốc gia này chiếm tổng cộng 75% thị trường thế giới.

Tình hình Ukraine ngày thứ 317

Phan Châu Thành

7-1-2023

1. Hôm này là ngày Chúa Giáng Sinh theo đức tin của đạo Chính Thống mà phần lớn người Ukrain hay Nga tin theo, do đó, là ngày lễ quốc gia của cả hai nước. Cách đây hai hôm, thượng phụ Cyril kêu gọi tổng thống Nga Putin ban lệnh ngừng bắn và ông này hôm qua đã tuyên bố: “sẽ ngừng bắn 36h từ 12:00 ngày 06-01-2023 tới 24:00 ngày 07-01-2023”.