Tác giả: Larry Engelmann
Người dịch: Nguyễn Bá Trạc
13-4-2021
Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 và Phần 6
“Hầu hết đã hy sinh”
Tác giả: David Brown
Song Phan, chuyển ngữ
12-4-2021
Khi chiến tranh có vẻ sắp kết thúc, một dòng người đổ xô tìm kiếm nơi tị nạn ở phương Tây
Tác giả: Larry Engelmann
Người dịch: Nguyễn Bá Trạc
12-4-2021
Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 và Phần 5
Dương Quang Sơn
Đêm nào tôi cũng khóc cho Việt Nam. Tôi nhớ và tôi khóc. Trong bóng đêm đen, trí nhớ biến thành nước mắt. Những giọt nước mắt cho bố, cho mẹ, cho các anh chị em tôi, cho tất cả những người đã bỏ đất nước ra đi, cho cả những người không ra đi được. Tôi không muốn ký ức của tôi mất đi như nước mắt trong mưa. Nên tôi xin kể cho ông nghe câu chuyện của tôi để ông kể lại cho những người khác, nhờ thế có thể có nhiều người sẽ biết đến những gì xảy ra ở Việt Nam.
Tác giả: Larry Engelmann
Người dịch: Nguyễn Bá Trạc
12-4-2021
Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 – Phần 3 và Phần 4
Tôi tập hợp sĩ quan, binh sĩ vào năm cái xe jeep. Làm gì được bây giờ? Ai nấy đều đã bỏ đi. Người ta bảo có người thấy tướng Phú ngoài phi trường. Chúng tôi lái ra phi trường. Đầu tiên, quân cảnh không chịu cho tôi vào. Sau, họ mở cổng. Khắp chung quanh tôi là lính không quân, tôi gặp cả ông tướng không quân cũng đang dáo dác tìm tướng Phú. Ông ta bảo: “Ông Phú đã đi, rồi ông Lý cũng đi thì tại sao chúng tôi còn ở lại đây. Đi thôi!” Nhưng lúc ấy tôi nào có đi đâu. Tôi chỉ đi tìm người chỉ huy của tôi thôi!
Tác giả: Larry Engelmann
Người dịch: Nguyễn Bá Trạc
12-4-2021
Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 và Phần 3
Lúc ấy tôi tin thượng cấp đã có một kế hoạch mật mà chúng tôi không được rõ. Họ không thể ngu xuẩn đến như thế. Có lẽ đã có một sách lược mà vì không ở cấp chỉ huy tối cao, nên chúng tôi không được biết.
Tác giả: Larry Engelmann
Người dịch: Nguyễn Bá Trạc
12-4-2021
Sau khi gặp tổng thống, đêm ấy ông Phú trở về triệu tập một buổi họp tại Pleiku. Hiện diện trong buổi họp gồm có: Tướng Phú, tướng Cẩm, tướng Phạm Ngọc Sang Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, ông Tất và tôi. Vừa bước vào phòng họp, điều đầu tiên ông Phú nói là ông đã được ông Thiệu chấp thuận thăng chức cho ông Tất. Ông gắn sao cho ông Tất. Chúng tôi vỗ tay.
Tác giả: Larry Engelmann
Người dịch: Nguyễn Bá Trạc
12-4-2021
NƯỚC MẮT TRƯỚC CƠN MƯA, nguyên tác Anh Ngữ “Tears Before The Rain” là một tập sử liệu về sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, do Larry Engelmann, Giáo Sư Đại Học San Jose State thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn nhiều thành phần: người Mỹ, người Việt, kẻ thắng người bại… Những cuộc phỏng vấn này khởi sự từ 1985, sách xuất bản năm 1990. Bản dịch Việt Ngữ do nhà văn Nguyễn Bá Trạc thực hiện năm 1993, xuất bản năm 1995 tại California.
Jackhammer Nguyễn
14-3-2021
Báo Lao Động của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin, cho biết, vào ngày 14/3/2021, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn tùy tùng đến thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ thời chiến tranh chống Mỹ ở di tích lịch sử Truông Bồn, miền Tây tỉnh Nghệ An.
Phan Thành Đạt
14-3-2021
Pháp và Liên minh châu Âu đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh bằng cách đẩy mạnh chương trình tiêm vaccine. Có 3 loại vaccine được sử dụng ở 27 nước thành viên là Pfizer-BioNtech, Moderna và AstraZeneca. Liên minh châu Âu đã đặt mua hàng tỉ liều vaccine để cung cấp cho gần 400 triệu dân.
13-3-2021
Mấy hôm rồi dư luận xôn xao về stt của nhà văn Bình Ca viết về quyền tác giả bộ hồi ký của tướng Giáp do Hữu Mai (cha ông) thể hiện, khi cả ông Mai và ông Giáp đều đã chết.
9-3-3021
Em học sinh Việt Nam nằm gối đầu lên cặp sách, im lìm như đang ngủ trưa trong một bức hình đăng trên một tờ báo Mỹ. Các nhân viên y tế cứu thương chỉ vì quá thương xót mà tưởng như em còn biết đau nên đặt đầu em cao trên chiếc cặp vậy thôi. Không, em không ngủ trưa, em chết rồi. Em là một trong 32 học sinh (báo Hòa Bình đăng con số là 23), trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường, bị Việt Cộng pháo kích chết lúc 2:55 trưa ngày 9 tháng 3, 1974.
22-2-2021
Năm 1966, anh lính bị thương trong một trận đụng độ với quân đội Mỹ ở Tây Nguyên, anh bị bắt, đưa về sư đoàn 23 Bộ binh VNCH. Tại đây người sỹ quan tên là Hùng đã hỏi cung anh lính cũng tên Hùng. Sau hai ngày trò chuyện, người lính không thể nào hiểu được, từ lúc đó trở đi anh được hưởng một chế độ quan tâm đặc biệt, suốt 7 năm bị bắt làm tù binh, từ Tây Nguyên về trại Lê Văn Duyệt rồi nhà tù Biên Hoà và cuối cùng là đảo Phú Quốc. (Câu chuyện phải được kể ra bằng một bài viết dài chứ không chi tiết logic được qua một đoạn stt).
23-2-2021
1. CÁCH TRUNG QUỐC DẠY MÔN LỊCH SỬ. TỶ LỆ 8:1 VÀ PHÉP BIẾN HÌNH THÀNH TỶ LỆ 2:1
Không biết hiệp ước Thành Đô hạn chế những điều gì, nhưng riêng về ca ngợi chiến thắng của quân giải phóng Trung Quốc trong chiến tranh với Việt Nam thì phía Trung Quốc không có “lằn ranh đỏ”.
Trương Nhân Tuấn
23-2-2021
Phía TQ đưa nhiều lý do để biện hộ cho cuộc chiến biên giới tháng Hai năm 1979.
Tác giả: Hoàng Minh Vũ
Dịch giả: Trần Ngọc Cư
17-2-2021
Ngày 17 tháng 2 đánh dấu 42 năm kể từ khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam, khi Bắc Kinh trả đũa việc Hà Nội lật đổ chế độ Khmer Đỏ. Là một cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhưng đẫm máu, nó chứng tỏ là thời điểm quan trọng trong một năm có lẽ đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại – đó là năm 1979.
18-2-2021
“Khi đó bị thương mình cứ bò đi , chung quanh toàn mỏm đá, mình chỉ mong tìm được một vạt đất bằng phẳng để nằm chết cho thoải mái. Khi tìm được chỗ bằng phẳng rồi mình lại ước có đồng đội bên cạnh, để mình chết thì có hơi ấm của đồng đội bên mình, có đồng đội vuốt mắt cho mình…”
17-2-2021
Chiều muộn, mở máy ra thấy nhiều bài viết về cuộc chiến biên giới Việt- Trung vào tháng 2/1979. Chuyện này không mới, nhưng gã cũng xin có vài lời để bà con suy ngẫm. Nghiên cứu lịch sử, thường thì chiến tranh chỉ được phát động bởi một nhà nước độc tài, với các nước dân chủ, muốn phát động chiến tranh không dễ.
17-2-2021
Sau khi Trung Quốc (TQ) đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ và trước tình hình VN ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (LX), mà bản chất là đã hình thành liên minh quân sự giữa hai nước, Đặng Tiểu Bình quyết định bình thường hóa quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản, nhằm lôi kéo đồng minh và cô lập VN bằng các chuyến du thuyết.
17-2-2021
“Không được sợ Trung Quốc!” (Cố Tổng bí thư Lê Duẩn).
Sáng 17-2-1979, 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi, Trung Quốc đưa 600.000 quân và 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối mở cuộc tấn công xâm lược nước ta dọc theo biên giới phía Bắc – từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu) hơn ngàn cây số.
17-2-2021
Những thước phim về giếng chôn người ở Cao Bằng được khai thác từ kho phim tư liệu của AP News:
Hôm nay nhân viết chuyện Tổng Chúp, một người bạn gửi cho mình cái clip và nói là chưa chắc chắn có phải Tổng Chúp không.
Tác giả: Helmut P. Müller
Dịch giả: Phan Ba
03-2-2021
Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7 — Phần 8 — Phần 9 — Phần 10 — Phần 11 và Phần 12
“Allright, Sir – được rồi!” Đại úy Hải quân Blaisdell thuộc “Naval Support Activity” [“Hoạt động Hỗ trợ Hải quân”] ở Đà Nẵng đặt ống nghe của chiếc điện thoại bàn xuống giá và hài lòng gật đầu. Trên nguyên tắc, ông không tiến hành những cuộc trao đổi như vậy qua mạng điện thoại địa phương mà dùng chiếc điện thoại thứ hai. Được nối kết vào máy đó chỉ là các cơ sở quân đội.
Tác giả: Helmut P. Müller
Dịch giả: Phan Ba
30-1-2021
Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7 — Phần 8 — Phần 9 — Phần 10 và Phần 11
“Đất nước này đau ốm vì hoàn cảnh sống, không chỉ vì chiến tranh.” Người bác sĩ 38 tuổi, Tiến sĩ Gerhard Freilinger từ Wien, buồn bã nói. Từ khi ông ở Việt Nam – hai tháng nay – như là bác sĩ, ông đã “nhìn và trải nghiệm nhiều hơn là với công việc nhiều năm trời tại Bệnh viện Phẫu thuật Đại học II ở Wien”.
Tác giả: Helmut P. Müller
Dịch giả: Phan Ba
19-1-2021
Tiếp theo Phần 1 — Phần 2 — Phần 3 — Phần 4 — Phần 5 — Phần 6 — Phần 7 — Phần 8 — Phần 9 và Phần 10
Chuyến đi đến Sứ quán Đức đầy chướng ngại: Tài xế taxi ở Sài Gòn – một sự pha trộn lôi cuốn từ lợi dụng lấy giá cắt cổ và lái xe liều mạng – về cơ bản là hiểu hết tất cả và không hiểu gì hết. Họ luôn gật đầu tỏ vẻ hiểu biết, trông như thế – nhưng rồi không biết gì cả. “German Embassy”, người ta nói thật rõ ràng, rồi còn thêm vào “l’ambassade d’Allemagne”. Một cái gật đầu và một nụ cười tươi sáng – anh ấy đã hiểu, chàng nghệ sĩ đằng sau tay lái.
19-1-2021
Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.
19-1-2021
Không thể đặt vào lịch sử những chữ “Nếu”. Người Pháp có câu “Với những chữ “nếu” có thể bỏ cả Paris vào trong chiếc lọ”.
Cũng như thế, bây giờ không thể nói “Nếu” vào tháng 1-1974, cuộc không kích của 5 phi đoàn tiêm kích F.5 của không lực VNCH với hơn 100 máy bay nhằm tái chiếm Hoàng Sa thành công thì cục diện biển Đông bây giờ đã khác! Tất nhiên là không có “nếu”! Nhưng cũng không vì chữ “nếu” ấy mà không nhắc lại những câu chuyện bi tráng mà vì nhiều lý do, đã bị chìm lấp giữa chồng chất tháng năm.
Ngày 19-1-1974, Hoàng Sa thất thủ, rơi vào tay Trung Quốc. (toàn bộ cuộc hải chiến đó các bạn có thể Google với từ khóa “Hải chiến Hoàng Sa” để đọc).
Ngày 19-1-1974 nhằm vào ngày 27 tháng Chạp năm Quý Sửu, còn ba ngày nữa là Tết Giáp Dần. Đất nước buổi loạn ly với những gương mặt buồn nhưng ngày Tết không thể thiếu tiếng pháo.
Tiếng pháo đì đùng mừng xuân với muôn mảnh xác hồng trước sân nhà lẫn trong tiếng pháo chiến tranh cũng ì ầm vọng về từ phía núi. Đã là ngày 27 Tết. Tin thất thủ Hoàng Sa dội về đã khiến Nam Việt Nam như sốc hơn.
Tiếng súng của Quân Giải phóng lúc này đã áp sát vào nhiều khu vực suốt từ sông Mỹ Chánh đến núi rừng cao nguyên và dội về tận Bình Long, Phước Long, đến tít tắp Cà Mau. Nay lại thêm Hoàng Sa thất thủ!
Nhiều chiến hạm của VNCH nhận lệnh huy động tổng lực tái chiếm Hoàng Sa. Từ các quân cảng, tàu nào cũng sẵn sàng trực chỉ Hoàng Sa, bất chấp tiếng pháo cúng tất niên đang vọng về làm nao lòng người lính. Nao lòng hơn khi trên radio vẫn vang lên giọng ca của Duy Khánh “Con biết bây giờ mẹ chờ tin con/Khi thấy mai đào nở tràn trên nương…”
Tin tình báo đưa về: Nếu tung hết chiến hạm sống mái với hải quân Trung Quốc trận này chưa chắc đã thắng được. Hàng trăm chiến hạm của Trung Quốc cũng phục sẵn, với lực lượng đông gấp bội sẵn sàng nghênh chiến, và không chừng chúng sẽ kéo về chiếm luôn Trường Sa. Hải chiến xảy ra sẽ là một trận gió tanh mưa máu nhưng kết quả chưa thể nói trước.
Chỉ còn phương án sử dụng lực lượng không quân tái chiếm. Không quân VNCH khi đó có số lượng máy bay chiến đấu đông vào bậc nhất châu Á.
Chỉ riêng phi cơ tiêm kích F.5 đã có 6 phi đoàn, mỗi phi đoàn từ 20-25 chiếc. Máy bay cường kích A.37 có hơn 300 chiếc. Chưa kể các máy bay trinh sát và trực thăng lên đến hàng ngàn chiếc. Kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bằng các phi đoàn khu trục F.5 là phương án khả thi và gần như chắc thắng vì không quân Trung Quốc lúc đó chưa mạnh, nếu không nói là còn yếu.
Ngày 21-1-1974 chỉ huy các phi đoàn F5 được lệnh tập kết về Đà Nẵng.
Bầu trời Đà Nẵng cả ngày 29 Tết náo động bởi tiếng gầm rú hạ cánh của các máy bay thuộc Không đoàn chiến thuật 63 (thuộc sư đoàn 3 không quân VNCH) dưới sự chỉ huy của đại tá Vũ Văn Sĩ, không đoàn trưởng.
Bộ đàm vang lên những tiếng chào nhau rộn rã: “Thần Ưng” gọi “Thiên Ưng”, “Hắc Ưng” gọi “Hải Ưng”…
Chỉ có Kim Ưng (phi đoàn khu trục 542) được cử lại ở nhà giữ Sài Gòn, và phi đoàn F.5 Hồng Tiễn (538) vốn túc trực sẵn tại Đà Nẵng, còn các phi đoàn F5 Thần Ưng (522) F5 Thiên Ưng (536) F5 Hắc Ưng (540) và F5 Hải Ưng (544)… đều tập kết đông đủ dù Tết Giáp Dần đang ở ngay trước mặt…
(Còn tiếp)