Dòng sông tắm máu binh lính Ukraine

New York Times

Tác giả: Carlotta GallOleksandr Chubko

Cù Tuấn, biên dịch

30-11-2024

Ảnh: Lễ tang của Denys Plishchuk, một thành viên của lữ đoàn đã thiệt mạng ở Krynky, bờ đông sông Dnipro, hồi tháng 12 năm ngoái. Nguồn:

Tóm tắt: Các hoạt động đổ bộ qua sông Dnipro tại Kherson cho thấy số thương vong và sức chịu đựng của quân đội Ukraine. Một nhóm nhà báo của New York Times đã được đi theo và làm phóng sự về những hoạt động quân sự nguy hiểm này.

Thừa

Nguyễn Thông

30-10-2024

Rất nhiều người Việt, kể cả những lãnh đạo cấp cao, cả những người làm luật, những người chuyên nghề soạn văn bản của nhà nước, lại là người không rành tiếng Việt, không biết dùng chính xác tiếng mẹ đẻ.

Chia buồn sâu sắc nhất

Nguyễn Thông

17-10-2024

Hồi xưa ở miền Bắc, báo Văn nghệ có mục “Dọn vườn”, ví nơi chữ nghĩa như mảnh vườn, lúc này lúc khác bị cỏ dại, lá khô, rác rưởi… thì dọn dẹp cho nó sạch sẽ. Nhưng cũng chỉ chủ yếu dọn vườn văn nghệ văn gừng, chứ không mấy khi dám thò liềm ra vườn ngoài (báo Nhân Dân chả hạn).

Đối thủ đáng… cười mũi của hàng không

Nguyễn Huy Cường

11-10-2024

Một bài báo lớn về đường sắt cao tốc kéo cái tựa đề làm những người hay đi máy bay thấy … nhột. Đó là dòng chữ lớn: Đường sắt cao tốc Bắc Nam, sức bật cho nền kinh tế Viêt Nam: Đối thủ đáng gờm của hàng không.

Lời hăm dọa mỗi đầu năm học mới

Tuấn Khanh

27-9-2024

Tháng Chín, mùa nhập học ở Việt Nam. Nhiều tờ báo ở Việt Nam – vẫn trung thành với đường lối sợi chỉ đỏ xuyên suốt – lại mở chiến dịch tấn công phương Tây với chủ đề mập mờ là trẻ em ở các nước đó, luôn khốn khổ vì tiền ăn học. Cách trình bày thì khang khác, nhưng nội dung chung vẫn một giọng.

Bài báo oan nghiệt và sự ra đi của cha tôi

Trần Quyết Thắng

9-9-2024

Hơn ba năm trước, trưa ngày 25/3/2021, báo Hà Tĩnh đăng một bài viết sai sự thật về tôi và dự án tái chế xe đạp. Sáng hôm sau, khi tôi bước vào phòng khách, thấy cha ngồi trầm ngâm một góc sofa. Gọi tôi lại, cha nói: “Cha tin con làm điều tốt, nhưng mọi việc con làm đều phải cân nhắc kỹ lưỡng“. Tôi hiểu rằng cha đã đọc bài báo đó, bởi chưa bao giờ ông phải nhắc nhở tôi điều tương tự trong các công việc tôi làm.

Ráng xài tiếng Việt cho đúng, xài bậy, dân họ cười cho

Cù Mai Công

6-9-2024

Siêu bão Yagi đang chuẩn bị tiến vô đất liền, khu vực miền Bắc nước ta, với những dự báo hướng đổ bộ. Ngành chức năng lẫn báo đài, truyền thông liên tục dùng từ “kịch bản” về nơi nó đổ bộ.

Hôm nay 20-8, nhà báo Huy Đức tròn 62 tuổi

Phạm Xuân Nguyên

20-8-2024

Hôm nay (20/8/2024) nhà báo Huy Đức tròn 62 tuổi. Nhà báo Huy Đức bị bắt tạm giam đúng 2 tháng 20 mươi ngày.

Sao lại phải viết hoa?

Nguyễn Thông

19-8-2024

Ảnh chụp màn hình

Gần đây, các báo quốc doanh, không biết theo sự chỉ đạo của ai, cấp nào, khi viết về hoạt động của lãnh đạo cấp cao, nhất là những chuyến đi thăm nước ngoài hoặc đón cấp cao nước ngoài, đã dùng cụm từ “đồng chí XYZ và Phu nhân”, luôn viết hoa chữ phu. Đó là cách viết tùy tiện, theo ý chí riêng, bệnh hình thức, chứ không tôn trọng quy tắc chuẩn chính tả tiếng Việt.

Góp ý với nhà báo (Bài 3)

Nguyễn Thông

10-8-2024

Tiếp theo bài 1bài 2

Góp ý với nhà báo (phóng viên, biên tập viên): Cành, nhánh, nhành

Hôm 9.8, tin thời sự nóng được thiên hạ quan tâm là vụ chết người ở công viên Tao Đàn (TP.HCM), cành cây gẫy từ trên cao rơi xuống làm chết ha người, bị thương ba người khi các nạn nhân đang tập thể dục buổi sáng. Tội nghiệp. Còn hôm trước là vụ gần chục chiếc xe tông nhau lúc xuống cầu Phú Mỹ, tan nát cả, cũng ở TP.HCM.

Chuyện khó tin (Bài 2)

Nguyễn Huy Cường

7-8-2024

Tiếp theo bài 1

Một lần ở tòa soạn báo Gia Đình Việt Nam, tôi hướng dẫn một cậu phóng viên tập sự đi viết về đề tài một xóm thuyền chài trên sông Sài Gòn, đoạn qua Thủ Dầu Một. Anh bạn trẻ này có vẻ rất yêu nghề, được phân công đi là sướng lắm. Khi ấy tòa soạn đang tuyển phóng viên bằng cung cách đánh giá qua thực tế công việc.

Suy tôn

Nguyễn Thông

4-8-2024

Dạo cuối tháng 7 rồi, nhiều lúc nhà cháu ngẩn ngơ không biết mình đang sống ở đâu, “Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, hay bên Triều Tiên tục gọi Bắc Hàn. Có lúc cứ nghĩ hay mình ở Triều Tiên thật, thấy người ta sụt sịt khóc khô khóc ướt quá trời.

Đừng để mình bội thực với loại ma túy ảo tưởng vô địch

Tuấn Khanh

3-8-2024

Ngày nào, khi báo chí đất nước Việt Nam thanh bình, các nhà tâm lý học và tâm thần học nên đi thăm lại những nhà báo đương thời hôm nay, để tìm hiểu thêm về vấn nạn của nạn thủ dâm tư tưởng, công khai và lố bịch ngày càng nhiều. Đặc biệt với thể thao ở kỳ Olympic này.

Sáng suốt lựa chọn (Kỳ 1)

Nguyễn Thông

18-7-2024

Bà Bùi Thị Minh Hoài, tân bí thư thành ủy Hà Nội. Nguồn: Đài PTTH Hà Nội

Hoàng Hải Vân

Nguyễn Huy Cường

12-7-2024

Tôi lấy cái tựa đề ngắn gọn, vừa đủ danh tính của anh để trình bày vài nét liên quan, như những luận điểm chính thức khi trên mạng xã hội đang có những thảo luận khá gay gắt về anh.

Thuận theo thời, bài viết của Hoàng Hải Vân phải xuất hiện!

Tuấn Khanh

10-7-2024

Chắc chắn là ông Hoàng Hải Vân phải lên tiếng. Chiếu theo mục đích và thời điểm tạo dư luận quen thuộc qua những bài viết của ông ta, đến lúc này thì có thể thấy ông Hoàng Hải Vân bắt buộc phải có một bài tấn công ông Thích Minh Tuệ.

Nhà báo Hoàng Hải Vân – “Nghe qua thì thấy ông rất khoan dung, nhưng thực tế không phải vậy”

Thái Hạo

10-7-2024

Lúc khuya, có một bạn Facebook gửi cho tôi một ảnh chụp bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân nói về sư Minh Tuệ, tôi nhờ anh chụp toàn bộ bài viết ấy giúp tôi, vì tôi đã bị tác giả này block cách đây hai năm, sau khi tôi phản biện bài ông ấy viết về nhà văn Nguyên Ngọc. Câu trích ở tiêu đề trên là mượn chính lời nhà báo Hoàng Hải Vân khi ông nói về tu sĩ Minh Tuệ.

“Thầy” Phan Bá Chức

Nguyễn Thông

7-7-2024

Tháng 5.1996, sau kỳ nghỉ lễ trọng 30.4 — 1.5, tôi khăn gói quả mướp gia nhập báo Thanh Niên. Lúc này báo vừa hơn 10 tuổi, còn trẻ, không khí hăng lắm, ai ai cũng rất khí thế. Lúc chân ướt chân ráo, tôi còn nghe phóng viên Hà Đình Nguyên rủ rỉ, trong buổi kỷ niệm 5 năm (1991) thành lập báo, có cậu khách mời người Liên Xô tới dự, tếu táo “chúc báo Thanh Niên có thêm nhiều kẻ thù”, cả hội trường vỗ tay rầm rầm. Ai cũng hỉ hả, tinh thần như hội nghị Diên Hồng, quyết chiến, quyết chiến. Trẻ có khác, chứ không như hai chục năm sau này.

Góp ý cho các nhà báo (Bài 2)

Nguyễn Thông

27-6-2024

Tiếp theo bài 1

Góp ý cho các nhà báo (phóng viên, biên tập viên, kể cả TBT) và các quan to: Liên Xô

Ta thường thấy trên báo chí (in, điện tử), tivi, trong các văn bản của nhà nước, cả trong những phát biểu của ông to bà lớn, họ nói/viết rằng “Liên Xô cũ”, “Liên Xô trước đây”. Đám đông nghe vậy, đọc vậy cứ mặc nhiên chấp nhận, cho là đúng. Thực ra sai toét.

Huy Đức (Kỳ 5)

Nguyễn Thông

25-6-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3kỳ 4

Năm 1996, Huy Đức mới chân ướt chân ráo về tòng sự Thanh Niên chưa được bao lâu thì Sài Gòn xảy ra chuyện động trời. Tại một khách sạn trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, có vụ giết người, nạn nhân bị cắt cổ, chém chết trong thang máy. Khách sạn tên gì thì lâu quá tôi quên mất, giả dụ lúc này lôi “điều tra viên” Huy Đức ra khỏi nhà giam mà hỏi, có khi y cũng chẳng nhớ.

Ngộ nhận về ngày 21 tháng 6

Phạm Đình Trọng

25-6-2024

Đang trong thời nhiễu loạn; thật, giả, mọi giá trị bị đảo lộn. Xã hội ta hôm nay có quá nhiều ngộ nhận, một ngộ nhận ngày càng lan rộng rồi được nhìn nhận như một sự thật lịch sử hiển nhiên: Ngộ nhận ngày 21 tháng sáu là ngày nhà báo Việt Nam. Rực rỡ hoa tươi, thơm thảo quà cáp tưng bừng ở các tòa báo mừng ngày nhà báo Việt Nam. Tràn ngập những lời hoa mỹ trong không gian mạng rộn ràng xưng tụng ngày nhà báo Việt Nam, 21 tháng sáu!

Huy Đức

Đỗ Hoàng Diệu

25-6-2024

Có rất nhiều đồn đoán về con người và công việc của Huy Đức. Lời đồn nào cũng đinh ninh tỏa ra từ khói và suy đoán nào cũng trưng tấm biển rút ra từ cốt lõi sự thật. Anh A. thì thầm với tôi, Huy Đức mang hàm đại tá, chị B. như đinh đóng cột rằng Huy Đức thuộc phe này phe kia, rằng tài sản lên tới vài trăm tỷ. Tôi nghe, nhìn, ngửi, rồi tôi nghĩ. Nghĩ một hồi, mặc cho câu hỏi Huy Đức thực ra là ai vẫn còn lơ lửng giữa hoài nghi, tôi gạt hết các giả định sang một bên, để đôi mắt chỉ còn nhìn thấy nhà báo Huy Đức, ngòi bút “khai dân trí” bằng lý trí số một Việt Nam hiện nay.

Góp ý với các nhà báo (Bài 1)

Nguyễn Thông

24-6-2024

Góp ý với các nhà báo (phóng viên, biên tập viên) và cả những nhà quản lý

Ông hàng xóm nhà tôi có lần bảo, đại loại góp ý cho góp ý, rằng lão ơi, lão tỉ mẩn vạch vòi cho họ làm gì. Thời ni trình độ, kiến thức, hiểu biết của họ chỉ đến thế thôi, nói như nước đổ lá khoai thôi. Ông ấy còn thở dài, chán, chứ người làm báo thời trước, các nhà văn nhà viết thời trước, chỉ cần sai một lỗi chính tả là họ đã không chịu được, chứ đâu có kiểu viết sai, dùng sai tùm lum tà la như bây giờ.

Biếm: Vợ nhà báo cách mạng

Quốc Anh

22-6-2024

Có một cặp vợ chồng sống với nhau có vẻ rất hạnh phúc. Anh chồng làm nhà báo, dĩ nhiên là làm cho báo nhà nước.

Báo chí Đảng, dĩ nhiên là khác báo chí Việt Nam

Tuấn Khanh

22-6-2024

Cũng cần có lúc, các nhà nghiên cứu về lịch sử nên đặt lại câu hỏi, vì sao ngày 21 tháng 6 hàng năm, cứ bị lập lờ gọi là ngày Báo chí Việt Nam, chứ không phải gọi đúng tên là ngày báo chí của đảng CSVN?

Huy Đức (Kỳ 4)

Nguyễn Thông

11-6-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Hôm nay, 21.6, phải kể tiếp ký ức về nhà báo Huy Đức, người đang đón lễ trọng trong nhà giam, người có mấy chục năm là “nhà báo cách mạng”.

Rất khó chịu cách VTV đưa tin về ông Thích Minh Tuệ

Nguyễn Thọ

17-6-2024

Hôm qua nước Đức kỷ niệm ngày 17.06.1953, ngày công nhân Đông Đức nổi dậy nhằm phản đối chính sách tăng giờ làm mà không tăng lương của nhà nước công nông thời đó.

Giấy vụn

Nguyễn Thông

19-6-2024

Nhà cháu có thói quen mỗi lần xé tờ lịch bloc lại lấy mặt giấy trắng phía sau ghi chép thô lại những chuyện xảy ra trong ngày hoặc vài ngày hôm trước nếu hôm ấy chưa kịp ghi. Âu cũng là thứ bệnh nghề nghiệp và thói tiết kiệm của người nghèo. Nghe nói ông cụ ngày xưa cũng lộn cả những cái phong bì (bì thư) ra để viết, bản di chúc cũng viết trên mặt trái bản tin giấy của TTXVN. Chả biết có thật thế không. Mình chả cần học tập và làm theo nữa.

Ghét đào đất đổ đi

Nguyễn Thông

17-6-2024

Đó là câu thành ngữ về sự đời. Khi đã ghét nhau, không ưa nhau, thì đến cái vết chân của đối tượng bị ghét cũng chả chấp nhận được, thấy ngứa mắt, phải xóa sạch, đào khoét nó đem đổ đi chỗ khác. Kinh khiếp cho tình cảm của người đời, đối với nhau còn hơn cả quân thù quân hằn.