Chiến lược của Việt Nam ở biển Đông

East Asia Forum

Tác giả: Carlyle A. Thayer, UNSW Canberra

Dịch giả: Song Phan

28-7-2017

Những người tham gia vào một cuộc biểu tình chống Trung Quốc, đánh dấu 43 năm ngày Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 19-1-2017. Ảnh: Reuters / Kham

Cách nay một năm, vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài đã đưa ra phán quyết cho những khiếu kiện của Philippines chống lại Trung Quốc về các tranh chấp trên biển của họ ở quần đảo Trường Sa. Tòa án đã phán quyết thống nhất đối với hầu hết các khiếu kiện của Philippines.

Nếu như Trung Quốc và Philippines tuân theo những kết luận của phán quyết này như yêu cầu của luật pháp quốc tế thì Việt Nam sẽ là người hưởng lợi chính vì bốn lý do.

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler về việc kết án bà Trần Thị Nga 9 năm tù

German Embassy Hanoi

28-7-2017

Hình ảnh phiên tòa xử bà Trần Thị Nga. Ảnh chụp màn hình clip TTXVN

Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền Bärbel Kofler về việc kết án 9 năm tù đối với nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga

Về bản án dành cho nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam Trần Thị Nga, hôm qua ngày 27.7, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:

‘‘Tôi thấy bàng hoàng trước việc bà Trần Thị Nga bị một tòa án tại Việt Nam tuyên phạt mức án rất nặng là 9 năm tù giam. Bà Nga đã sử dụng các biện pháp ôn hòa để đấu tranh chống tham nhũng và sự tùy tiện cũng như tranh đấu cho dân oan, quyền của người lao động và bảo vệ môi trường. Sự cống hiến của bà đã được tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên dương nhân ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay.

Sắp có biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam?

28-7-2017

Facebooker JB Nguyễn Hữu Vinh có đăng Thông báo của Ban Chỉ huy Quân sự phường 13, quận Bình Thạnh, “về việc trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đơn vị theo lệnh của Ban CHQS quận Bình Thạnh“, do ông Hoàng Nhật Nhân, chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự phường 1, ký tên.

Thông báo có đoạn: “Tình hình trên cả nước cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng, trong thời gian tới sẽ diễn ra nhiều tình hướng phức tạp khi giàn khoan Hải Dương – 760 của Trung Quốc đặt tại biển Đông.

Khi báo Văn Nghệ làm ‘thiên chức công an’

Người Việt

Phạm Chí Dũng

27-7-2017

Báo Văn Nghệ số 459

Trong toàn cõi Việt Nam, Văn Nghệ TP.HCM – một tuần báo trực thuộc Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật TP.HCM – có lẽ là trang văn nghệ duy nhất hiện thời không chỉ tự diễn biến tính đảng một cách giáo điều nhất, mà còn “công an tính” sắt máu không kém.

Thô tục tận cùng

Trong tâm thức và tâm lý của giới sáng tạo nghệ thuật thường chẳng ưa gì thói công an trị nhưng ít dám công khai nói ra, Văn Nghệ TP.HCM là một trường hợp đặc biệt kỳ dị khi từ nhiều tháng qua, tờ báo này đã dung nạp một đội ngũ tác giả với đẳng cấp từ ngữ tha hóa đến mức “máu trên máu dưới.”

Ðinh Thế Huynh sang Nhật chữa bệnh, ‘an dưỡng’ ở Phú Quốc

Người Việt

26-7-2017

Ông Ðinh Thế Huynh. Ảnh: Getty Images.

HÀ NỘI (NV) – Ông Ðinh Thế Huynh, thường trực Ban Bí Thư của đảng CSVN, nhân vật được cho là đứng hàng thứ 5 trong danh sách các lãnh đạo chóp bu, đã phải sang Nhật chữa bệnh và hiện đang “an dưỡng’ ở Phú Quốc, theo tiết lộ của Facebooker Truong Huy San, tức nhà báo Huy Ðức.

Vì lý do này, ông Ðinh Thế Huynh vắng bóng trên các diễn đàn chính trị ở Việt Nam kể từ sau Hội Nghị Trung Ương 5, được tổ chức vào Tháng Năm, 2017.

Vì lịch sử và công lý, chúng tôi lên tiếng

FB Vũ Thư Hiên

27-7-2017

Hàng ngồi từ trái sang: Ông Võ Chí Công, Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười. Ảnh: internet

Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.

Bối cảnh lịch sử

Năm 1956, tại Đại hội 20 Đảng cộng sản Liên Xô, Tổng bí thư Nikita Khrushev đã đọc báo cáo quan trọng về chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và chủ trương “cùng tồn tại trong hoà bình” giữa hai hệ thống cộng sản và tư bản. Đường lối mới đã được hầu hết các đoàn đại biểu tán đồng tại Đại hội các đảng cộng sản và công nhân quốc tế họp tại Moskva với 81 thành viên tham dự năm 1960.

Những “Tấm Cám” thời cộng sản

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh

27-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Gia đình trong tâm thức và cuộc sống người Việt

Trong tất cả tình cảm con người Việt Nam, nặng nhất vẫn là tình cảm gia đình rồi đến quê hương xứ sở. Sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong gia đình người Việt là một nét văn hóa riêng có của đất nước, dân tộc này.

Có lẽ, trong kho tàng ngôn ngữ dân gian Việt Nam đúc kết tự ngàn đời, vẫn dành những câu, những từ đẹp nhất để ca ngợi tình cảm gia đình. Truyền thống đó được đúc kết tự ngàn năm, qua ngàn đời người dân Việt đã cùng chung sống dưới một mái nhà, no đói có nhau và gom góp xây dựng cuộc sống.

Freedom House đo chỉ số tự do của Việt Nam từ năm 1972. Đây là kết quả

Luật khoa Tạp chí

Tô Di

27-7-2017

Ảnh: Luật khoa TC

Báo cáo Tự do Thế giới (Freedom in the World) năm 2017 của Freedom House đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước không tự do (not free), đạt 20/100 điểm và xếp thứ 181 trên 209 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Báo cáo này được công bố lần đầu vào năm 1972. Lúc đó, Việt Nam được phân định thành hai miền. Miền Nam được đánh giá là tự do hơn miền Bắc và hầu hết các nước Đông Nam Á, chỉ kém Malaysia.

Đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy như thế nào?

Carnegie-Tsinghua Center for Global Policy

Tác giả: Yan Xuetong

Dịch giả: Hoàng Việt

08-06-2017

Ảnh: Getty

Trường phái tư tưởng được biết đến là chủ nghĩa hiện thực đạo đức giải quyết câu hỏi làm thế nào một cường quốc đang trỗi dậy có thể tham gia cạnh tranh hiệu quả với nước thống trị trong một hệ thống quốc tế. Nó cũng tập trung vào việc cường quốc đang trỗi dậy này có thể một ngày nào đó vượt qua nước thống trị như thế nào.

“Kỳ nghỉ dài ngày và đầy thách thức” của 3 nhà hoạt động nữ Việt Nam

“Kỳ nghỉ dài ngày và đầy thách thức” của 3 nhà hoạt động nữ Việt Nam sau hành trình tranh đấu gian khổ

Hate Change

Trần Khả Minh

27-7-2017

Các nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ, chống tham nhũng, đòi các quyền tự do và trách nhiệm giải trình minh bạch của chính quyền tại Việt Nam thường xuyên bị sách nhiễu, câu lưu và đối mặt với việc bị bỏ tù. Nhưng họ vẫn can đảm tiếp tục con đường mình đã chọn. Trong rất nhiều tấm gương về những nhà hoạt động ở Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc 3 nhà hoạt động nữ đã đánh đổi sự an toàn, cuộc sống yên ổn và giờ đây là tự do cho những hoạt động đấu tranh ôn hòa với cái xấu, các ác của họ. Mỗi người trong họ đang có những “thời điểm tạm nghỉ ngơi” dài ngắn khác nhau, nhưng điểm chung là những kỳ nghỉ ấy đang diễn ra lúc này.

1. Trần Thị Nga: Hành trình từ công nhân xuất khẩu lao động tới Người tranh đấu vì dân chủ, nhân quyền, và môi trường ở Việt Nam.

Báo Văn Nghệ đánh GS Ngô Bảo Châu

LTS: Tuần báo Văn Nghệ, thuộc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật TP.HCM, số 459 ra ngày 26-7-2017, có bài: “Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình“, của tác giả An Chiến. Bài viết nói rằng GS Ngô Bảo Châu hành xử như “một kẻ vô lại, không có học thức…” Không rõ GS Ngô Bảo Châu sẽ phản ứng thế nào sau khi đọc bài báo này?

Hiện có nhiều lời đề nghị của cư dân mạng, rằng GS Ngô Bảo Châu nên mời các luật sư trong và ngoài nước, khởi kiện tác giả và tờ báo này ra toà về tội lăng nhục ông. Facebooker Ky Mai bình luận: “Hôm nay họ có thể dùng ngôn từ bẩn thỉu hạ nhục một người như ông thì một ngày đẹp trời nào đó… bất cứ ai cũng có thể thành nạn nhân của họ“.

___

Tuần báo Văn nghệ TPHCM

Ngô Bảo Châu trên con đường trở thành ngụy dân chủ phản bội Dân tộc mình

An Chiến

26-7-2017

Sau khi giải được cái bài toán về Bổ đề gì đó mà đa số dân Việt Nam có khi không mấy ai biết là để dùng vào việc gì, Ngô Bảo Châu đạt giải Toán học Fields. Sau đó, với tinh thần ưu đãi người tài, Ngô Bảo Châu được Chính phủ mời về nước, được tôn vinh, được cấp một căn hộ trị giá 12 tỉ VNĐ ở tòa nhà Vincom, là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về toán… Tuy nhiên, từ khi đạt giải thưởng danh giá trên, đến nay hầu như bản thân GS. Ngô Bảo Châu chưa có những thành tích gì thêm góp sức cho nền toán học nước nhà. Chỉ thấy, thời gian của một GS Toán dường như không dành cho nghiên cứu về Toán học mà lại dành cho việc chõ mồm để đá xéo chế độ – một chế độ đã cho bản thân Ngô Bảo Châu và gia đình những ưu đãi tốt nhất. Cái này, người ta thường gọi là Ngô Bảo Châu đang phản bội người nuôi dưỡng mình, dân tộc mình.

Hoa Kỳ có thể đặt một chân ở cánh cửa của Việt Nam?

Sephard

Tác giả: Wendell Minnick

Dịch giả: Song Phan

25-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Sephard/ internet

Quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể ít phức tạp hơn Washington mong muốn, bất chấp việc Bắc Kinh đe dọa sử dụng vũ lực buộc Hà Nội ngưng khoan trên biển Đông mới đây.

Điều thú vị là trong tuyên bố chung ngày 31 tháng 5 của Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng Hoa Kỳ sẽ không cam kết giúp đỡ Hà Nội trong việc đối phó với các đe dọa của Trung Quốc.

Đối tác chiến lược Tây Ban Nha đâu rồi?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017

Ông Pedro Argüelles Salaverria, Ngoại trưởng Tây Ban Nha, chịu trách nhiệm về QP, gặp Thứ trưởng BQP Nguyễn Chí Vịnh năm 2013. Nguồn: internet

Vụ Bãi Tư Chính tháng Bảy năm 2017 đã khiến lộ ra một sự thật quá cay đắng: trên trường quốc tế, chính thể Việt Nam chưa bao giờ cô độc đến thế. Một lần nữa, cần nhìn lại toàn cục khung cảnh “đối tác chiến lược” của Việt Nam và liệu chính thể này có tiếp tục kiếm được tiền ở Biển Đông hay không…

Tây Ban Nha đâu rồi?

“Đồng minh Việt Nam nên sớm cắt đứt quan hệ với Ấn Độ”

LTS: Bài báo này đưa những thông tin quan trọng nhưng không thấy nó xuất hiện trên những tờ báo “lề phải” lớn như Tuổi Trẻ, Thanh niên, VnExpress…, chỉ thấy báo Pháp Luật đăng bài này. Cứ tưởng đây là báo của “thế lực thù địch”, tung tin thất thiệt, nhưng thấy tờ báo có ghi, “cơ quan chủ quản: Sở Tư Pháp Thành phố Hà Nội“. Tiếng Dân xin được giới thiệu bài này để quý độc giả có thêm thông tin.

____

Pháp Luật

Huy Nam

25-7-2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đồng nhiệm Ấn Độ Narendra Modi duyệt đội quân danh dự trong lễ đón tiếp tại Hà Nội, ngày 03/09/2016. Ảnh: báo PL

Trong khi căng thẳng biên giới giữa Trung- Ấn kéo dài từ tháng 6 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, báo chí Trung Quốc như thường lệ, liên tục xuất hiện các luận điệu đe dọa dùng vũ lực với Ấn Độ. Đồng thời có những lời lẽ kích động gây chia rẽ mối quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã, ngày 24/7 xuất hiện bài viết: “Đồng minh Việt Nam nên cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ấn Độ trước khi Trung Quốc tiến hành chiến tranh”.

Khi nào phiên tòa thất bại?

FB Luân Lê

26-7-2017

Phiên tòa xử bà Trần Thị Nga ngày 25/7/2017 tại tỉnh Hà Nam. Ảnh chụp từ clip của TTXVN

Với bất kỳ một lý lẽ nào, trong các phiên toà xét xử các tội danh liên quan đến an ninh quốc gia, không có chuyện thắng thua trước tình cảnh bị cáo bị cáo buộc chống lại một nhà nước với đầy đủ mọi thứ trong tay. Ở đó chỉ có việc, tồn tại hay không tồn tại một bản án đúng luật, mà việc chứng minh tội phảm phải trở thành hợp pháp.

Luật sư trong những vụ án ấy, bảo vệ những gì luật pháp cho phép và tạo nên. Và khi một chu trình kết tội một con người trở nên bất hợp pháp, thì nhà nước đó thua, vì Hiến pháp và pháp luật đều khẳng định giá trị của việc kết tội chỉ có hiệu lực khi bản án của toà có hiệu lực và thông qua việc chứng minh bằng một trình tự hợp pháp.

Sức khỏe của ông Đinh Thế Huynh

Huy Đức

26-7-2017

Ông Đinh Thế Huynh, Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: internet

Từ sau Hội nghị Trung ương 5, tháng 5-2017, ông Đinh Thế Huynh chưa một lần xuất hiện trước công chúng cũng như trước các hoạt động của Đảng.

Ông cũng không tiếp xúc cử tri hay tham gia kỳ họp thứ 3 của Quốc hội. Chưa ai thấy ông trở lại làm việc sau một thời gian khá dài chữa bệnh ở Nhật và an dưỡng ở Phú Quốc.

Xã luận: Đồng Tâm, dân chủ và những ông bà nghị

Luật khoa Tạp chí

Vi Yên

26-7-2017

Các đại biểu Quốc hội được cử tri Đồng Tâm bầu ra. Ảnh: Tổng hợp.

Quan sát vụ việc ở Đồng Tâm, có lẽ không ít người cảm thấy lạ kỳ khi chẳng thấy đâu bóng dáng của những ông bà nghị. Rốt cuộc thì, những người mà dân Đồng Tâm đã bầu lên từ đợt bầu cử năm ngoái, họ đã ở đâu và đã làm gì trong suốt ba tháng vừa qua?

Hèn với giặc, ác với dân

FB Huỳnh Ngọc Chênh

26-7-2017

Không biết nhà cầm quyền sử dụng lực lượng như thế nào để đối đầu với Tàu cộng ở ngoài khơi Vũng Tàu mà chỉ nghe chúng nó hù một tiếng đã cụp đuôi ngưng hết các hoạt động thăm dò dầu khí đã ký kết với công ty nước ngoài ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Biểu tình lớn bất thường ở Bắc Kinh trước Đại hội 19

Trí thức Việt Nam

Hồng Ngọc

26-7-2017

Gần đây, tại Bắc Kinh đã diễn ra một cuộc biểu tình quy mô lớn nhất trong nhiều năm qua. Hàng chục ngàn “nhà đầu tư” lo lắng tiền vốn của mình không lấy lại được, đã đổ về Bắc Kinh tiến hành kháng nghị trước trụ sở các cơ quan nòng cốt của chính quyền ngay trước Đại hội 19.

Ngày 24/7/2017, hàng chục ngàn người người đã đổ về biểu tình tại khu vực Trung tâm Triển lãm Quốc tế Đại Hồng Môn ở Bắc Kinh. Ảnh internet

Thiện Tâm Hối là một chương trình đầu tư với tiêu chí “giàu nghèo cộng sinh”, đã kêu gọi được hơn 6 triệu hội viên tham gia trên toàn quốc. Thiện Tâm Hối bị Bộ Công an Trung Quốc gán cho là tổ chức đa cấp theo mô hình kim tự tháp (Pyramid scheme) bất hợp pháp. Họ cho rằng đây là một vụ lừa đảo nguy hiểm, lợi dụng sự cả tin và hào phóng của những người yêu thích ý tưởng vừa kiếm tiền vừa giúp đỡ người khác.

Tân Hoa xã ngày 21/7 đã đăng bài viết nói rằng đại diện Công ty TNHH Thiện Tâm Hối là ông Trương Thiên Minh bị nghi ngờ có liên quan đến hoạt động phạm tội cùng lãnh đạo một số tổ chức khác, những người bị tình nghi đã bị tiến hành các biện pháp cưỡng chế hình sự. Bộ Công an đã kết luận Thiện Tâm Hối là phi pháp và bắt giữ ông Trương Thiên Minh, đại diện hợp pháp của công ty, đồng thời đóng băng tài khoản ngân quỹ của Thiện Tâm Hối. Lo lắng về việc ông Trương bị bắt giữ cũng như cảm thấy vô vọng trước việc thu hồi lại vốn, từ ngày 21/7, hàng loạt thành viên của Thiện Tâm Hối đã bắt đầu đến Bắc Kinh để biểu tình. Đến ngày 24/7, ước đoán có hơn 60.000 người tham gia biểu tình trước Trung tâm Triển lãm Quốc tế Đại Hồng Môn Bắc Kinh, Viện Kiểm sát tối cao và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương yêu cầu trả tự do cho ông Trương.

Rất nhiều người tham gia biểu tình đã vẫy cờ Trung Quốc, một số thì cầm các tấm băng rôn thỉnh cầu chủ tịch Tập Cận Bình lật lại lệnh xử phạt chương trình đầu tư của họ, đồng thời trả tự do cho ông Trương Thiên Minh.

Theo lời của hội viên Thiện Tâm Hối có mặt tại hiện trường, có khoảng 60.000 người đã tham gia biểu tình, yêu cầu cảnh sát ở Vĩnh Châu, Hồ Nam trả tự do cho những thành viên cốt cán của Thiện Tâm Hối. Một phụ nữ 31 tuổi sống tại Hà Bắc đến Bắc Kinh biểu tình đã phát biểu:“Họ gọi chúng tôi là mô hình đa cấp, nhưng thực tế hoàn toàn không phải. Chúng tôi hôm nay đến đây biểu tình một là để cứu bản thân mình và chương trình này, thứ nữa là yêu cầu trả tự do cho ông Trương. Ông ấy là một người tốt.”

Bà Lý, một nhà đầu tư đã giải thích cho mục đích thành lập Thiện Tâm Hối: “Nhiều người không hiểu chúng tôi và gọi chúng tôi là đa cấp, nhưng những gì chúng tôi bán chính là ‘sự từ bi’. Khi lần đầu tiên tham gia chương trình, mục đích chính của bạn có thể là để kiếm tiền, nhưng sau khi tìm hiểu thêm về Thiện Tâm Hối, trọng tâm chính của bạn có thể sẽ trở thành mong muốn giúp đỡ người khác. Tôi đã giúp cho 17 thành viên trong nhóm bằng chính số tiền tôi kiếm được từ chương trình này.”

Ông Triệu, một thành viên khác tham gia biểu tình cũng cho hay:“Chúng tôi đến Đại Hồng Môn hôm nay là muốn gây áp lực cho chính phủ, để họ thả lãnh đạo của Thiện Tâm Hối và để công ty này được vận hành bình thường.”

Sau một vài giờ biểu tình vào ngày 24/7, cảnh sát đã điều hàng loạt xe buýt đến và đưa những người biểu tình đi, giải tán đám đông.

Trong bối cảnh hiện nay ở Trung Quốc, sự kiện này quả thực đã gây chấn động Trung Nam Hải. Tờ New York Times cùng ngày cũng đưa tin và nhấn mạnh: “Quy mô và thời điểm phát sinh cuộc biểu tình này hết sức bất thường”. Cuộc biểu tình diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Đại Hồng Môn Bắc Kinh, chỉ cách Quảng trường Thiên An Môn vài dặm, nơi mà trong vòng vài tháng tới, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng sẽ tổ chức Đại hội 19. Cuộc biểu tình dường như cố ý khiến chính quyền rơi vào thế khó.

Hàng vạn người đã đến biểu tình ở Trung tâm Triển lãm Quốc tế Đại Hồng Môn ở Bắc Kinh ngày 24/7:

Người biểu tình rất đông. Ảnh: internet
Hàng vạn người đã biểu tình ở Bắc Kinh ngày 24/7. Ảnh: internet

Bản tuyên cáo về việc ông Lê Đình Lượng bị đánh đập, bắt giam trái pháp luật tại Nghệ An

Thanh niên Công giáo

26-7-2017

Nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng. Ảnh: Facebooker Lỗ Ngọc

Hôm nay, ngày 25 tháng 7 năm 2017, Hội cựu Tù Nhân Lương Tâm Thanh Niên Công Giáo công bố bản tuyên cáo này để bày tỏ quan điểm về việc nhà hoạt động dân quyền Lê Đình Lượng đã bị đánh đập và bị bắt giam trái pháp luật tại Nghệ An.

Tiếm danh ‘xã hội dân sự’, chính quyền đang toan tính gì?

Blog VOA

Phạm Chí Dũng

26-7-2017


Một tổ chức xã hội dân sự độc lập.
Một tổ chức xã hội dân sự độc lập. Ảnh: VOA/ internet

Đang có những dấu hiệu khá rõ cho thấy sau một thời gian “lúng túng như gà mắc tóc”, giới lãnh đạo chóp bu Việt Nam có thể đã phát ra chủ trương thừa nhận không chỉ khái niệm mà cả thực thể hoạt động của “xã hội dân sự” (XHDS).

Nhưng chưa có gì đáng vui cho giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, bởi thái độ thừa nhận trên mới chỉ áp dụng cho đối tượng “XHDS quốc doanh”.

Phỏng vấn LS Hà Huy Sơn về bản án của bà Trần Thị Nga

Trần Quang Thành

26-7-2017

Bà Trần Thị Nga tại phiên tòa hôm 25/7/2017. Ảnh: Báo Nhân Dân

Sau gần một ngày xét xử, lúc 16 giờ 30 chiều nay 25/7/2017 phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử nhà hoạt đông nhân quyền Trần Thị Nga, do tòa án tỉnh Hà Nam tiến hành, đã kết thúc.

Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bà Trần Thị Nga 9 năm tù giam, 5 năm quản chế về cái gọi là tôi “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Cchủ nghĩa Việt Nam”, theo khoản 1, điều 88 BLHS.

Luận cứ bào chữa cho bà Trần Thị Nga của LS Hà Huy Sơn

25-7-2017

LS Hà Huy Sơn. Ảnh: internet

Luận cứ Ls Hà Huy Sơn trình bày tại phiên tòa hình sự sơ thẩm ngày 25/07/2017, TAND tỉnh Hà Nam.

Kính thưa Hội đồng xét xử,

Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn, Công ty Luật TNHH Hà Sơn là người bào chữa cho bị cáo Trần Thị Nga xin trình bày luận cứ bào chữa như sau:

I. Tóm tắt vụ việc:

Ngày 21/11/2016, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Hà Nam tiếp nhận 01 DVD gồm 11 video clip do Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Hà Nam chuyển đến thu được từ FB “Thuy Nga”, “Tran Thi Nga” và Youtube “Trần Thúy Nga”.

Việt Nam rút dự án khoan dầu Repsol: ‘hành động bất lực, hèn nhát’

VOA

25-7-2017

Bản đồ Biển Đông. Ảnh: VOA

Các nhà bình luận và phân tích nhận định rằng nếu thực sự Việt Nam đã yêu cầu công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận lời đe dọa từ Bắc Kinh, thì điều này vô cùng bất lợi đối với Việt Nam, cho thấy Việt Nam đã ‘lùi bước’ và tỏ thái độ ‘hèn nhát’ trong vụ tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.

Trách nhiệm của học giả Việt Nam về thất bại ở biển Đông

Trương Nhân Tuấn

25-7-2017

Một hội thảo quốc tế về biển Đông. Ảnh: internet

Khoảng 10, 15 năm trước, tôi đã đưa lý thuyết rằng rằng muốn xóa đường chữ U chín đoạn của TQ, còn gọi là đường lưỡi bò, VN phải khẳng định chủ quyền của mình ở HS và TS. Bây giờ 10, 15 năm sau, những người tranh cãi với tôi ngày trước, bây giờ có thấy là tôi đúng hay chưa?

Đất nước còn gì?

FB Bạch Hoàn

25-7-2017

Người Việt bỏ nước ra đi không chỉ trong chiến tranh, mà cả khi đất nước hòa bình. Ảnh: internet

Mấy hôm nay, có rất nhiều vấn đề ồn ào dư luận. Trong số đó, tôi thực sự quan tâm đến con số 3,06 tỉ USD. Đó là số tiền người Việt Nam bỏ ra để mua nhà tại Mỹ, xin nhấn mạnh là chỉ tại Mỹ, chưa kể đến Úc, Canada… Và xin nhấn mạnh rằng, đó là số ngoại tệ chỉ dùng để mua nhà và chỉ trong một năm thôi.

Đừng nhìn câu chuyện này chỉ là vấn đề tiền bạc. Bởi đây là tổn thất nguồn lực quốc gia, là vấn đề liên quan đến sự phát triển của đất nước.

Leo thang đáng báo động ở biển Đông: Trung Quốc dọa vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở Trường Sa

The Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

24-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Flickr/ Loi Nguyen Duc

Kiểu cách hiếu chiến mới của Trung Quốc?

Ngày 15 tháng 7, các nguồn thông tin am tường ở Hà Nội cho biết, Việt Nam đã yêu cầu Repsol, một công ty con của Tây Ban Nha, ngừng hoạt động khoan dầu tại lô 136-03 ở biển Đông. Chín ngày sau đó, một bài báo trên BBC của Bill Hayton cuối cùng đã xác nhận điều này.

Theo BBC, Việt Nam thông báo cho các giám đốc điều hành của Repsol tuần trước rằng “Trung Quốc đã đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nếu không ngừng việc khoan thăm dò“. Các quan chức chính phủ Việt Nam đã chỉ thị cho Repsol rời khỏi khu vực.

Về sự kiện GS Ngô Bảo Châu: Chớ tin tâm mình

Hạ Đình Nguyên

24-7-2017

GS Ngô Bảo Châu

Dư luận đang sôi nổi trên diện rộng về vụ GS Ngô Bảo Châu. Trên truyền thông lề phải, báo chí nhà nước và một số youtube đã lên án GS Châu, rầm rộ như vào “chiến dịch”, là kẻ phản quốc, đã chống lại “đảng và nhà nước ta’. Dù không nhân danh chính thức là cơ quan tuyên huấn hay đơn vị nào, nhưng cách lên án, đồng thời là phỉ báng, rất gay gắt với khí lực hứa hẹn đầy quyền cước, hẳn là phái chính thống.

Rùm beng trên dư luận, vì GS Châu là nhà khoa học có uy tín lớn trong giới học thuật quốc tế, được sự ngưỡng mộ rộng rãi của người dân trong nước, đặc biệt là giới trí thức, sinh viên học sinh. Một thời, ông được nhà nước trải thảm khi đón về, với sự vinh danh hoành tráng ít có, và cả sự ưu đãi nhiều mặt, cả về cơ sở vật chất cho ông hoạt động.

Việt Nam phải ‘bồi thường lớn’ khi đề nghị Repsol ngừng khoan?

VOA

24-7-2017

Một dàn khoan của tập đoàn Repsol Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters

Việt Nam đề nghị công ty Talisman-Vietnam ngừng thăm dò dầu khí ở vùng tranh chấp trên Biển Đông sau khi nhận những lời đe dọa từ Bắc Kinh, theo một bài viết do BBC đăng tải vào sáng 24/7.

Talisman-Vietnam là công ty con trong tập đoàn năng lượng Repsol của Tây Ban Nha. Trước đây trong tháng này, công ty đã bắt đầu khoan thăm dò ở một vị trí cách bờ biển Việt Nam khoảng 400 kilomet. Nhưng BBC dẫn một nguồn giấu tên nói rằng Hà Nội mới đây đã ‘ra lệnh’ cho công ty rời khỏi khu vực đó.

Thế tiến thoái lưỡng nan của CSVN

FB Nguyễn Anh Tuấn

24-7-2017

Trong bối cảnh hội nhập hôm nay, bất luận lực lượng nào nắm quyền thì hướng phát triển của Việt Nam vẫn là hướng biển, tức hướng Đông. Ngay cả Chiến lược Kinh tế Biển của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã xác định tới năm 2020 kinh tế biển sẽ góp hơn 50% GDP cả nước, và con số này còn tăng lên nữa theo thời gian.

Trong khi đó, hướng bành trướng chính của Trung Quốc, ngày nào nó còn là một đế chế như hiện nay, vẫn luôn là hướng Nam, nhằm khống chế tuyến giao thương hàng hải quan trọng bậc nhất đi qua nơi đây.