Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Thủ tướng lại chuyển bại thành… ‘thắng’!

Blog VOA

Trân Văn

4-10-2021

Hôm 2/10/2021, báo điện tử của chính phủ Việt Nam khởi đăng loạt bài COVID-19: Những quyết định mang tầm chiến lược vì tính mạng và sức khỏe nhân dân (1) để ca ngợi Thủ tướng nói riêng và chính phủ nói chung đã… đáp ứng một cách linh hoạt với đợt dịch COVID-thứ tư, xoay chuyển được tình thế! Chưa rõ loạt bài này sẽ có bao nhiêu… kỳ vì hôm nay (4/10/2021), mới chỉ thấy… kỳ 2!

Nhìn thẳng vào sự thật: Không thể đi theo đường cũ

Nguyễn Ngọc Chu

4-10-2021

1. PHÉP TOÁN XÁC SUẤT CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ

Không bỏ lại ai phía sau?

Đoàn Bảo Châu

4-10-2021

Thật ư, vậy tại sao người lao động lại khổ đến mức này? Đánh giá một đất nước phát triển thế nào, hãy nhìn một cách toàn diện: Về kinh tế hãy nhìn vào mức sống của những người lao động, về môi trường hãy đo không khí, nguồn nước, thực phẩm có sạch không, về bộ máy cầm quyền thì nhìn vào mức độ tham nhũng, sự minh bạch về tài chính đến đâu, quan chức có lý tưởng phục vụ đất nước thực sự hay không, hay chỉ làm quan để kiếm lợi? Về tư tưởng hãy nhìn vào chỉ số quyền con người, nền giáo dục có khai phóng con người không, có cho học sinh một khát vọng tự do, thực sự là người chủ tương lai của đất nước trong tương lai hay không.

Hàng loạt tướng tá CSB bị phế truất: Cuộc thanh trừng chưa có điểm dừng

Blog VOA

Trần Đông A

3-10-2021

Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông. (Ảnh Cảnh sát biển Việt Nam chụp từ màn hình Dân Việt)

Phải kể đúng tội trạng của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển (CSB)! Ngoài chuyện làm đổ một đoạn phên dậu, còn có thể khép họ vào tội gì nữa, nếu không phải là tội phản quốc? Trong bao nhiêu năm trời, họ đã đồng lõa và bảo kê cho bọn “cát tặc”, tiếp tay cho Trung Quốc bồi đắp trên quy mô lớn các hòn đảo cưỡng chiếm từ Việt Nam?
Trách nhiệm thuộc về ai?

Sống chung với chủng virus Delta là điều chắc chắn

Saigon Times

Nguyễn Đăng Anh Thi

2-10-2021

(KTSG) – Sống và làm việc tại tỉnh/bang British Columbia (BC), Canada, chuyên gia năng lượng và môi trường Nguyễn Đăng Anh Thi chia sẻ, ngay bản thân ông cho đến tháng 5 vừa rồi mới tiêm mũi vaccine đầu tiên và đến tháng 7 là tiêm mũi thứ 2. Tuy vậy, việc sống chung an toàn với virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 đã được áp dụng từ tháng 5 năm ngoái tại BC.

Phải sống chung với chủng virus Delta vì sẽ không có miễn dịch cộng đồng

Với biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, mọi tính toán trước đây về “miễn dịch cộng đồng” dựa trên tỷ lệ phủ vaccine của dân số nay đã trở nên lạc hậu. Miễn dịch cộng đồng phụ thuộc vào ba yếu tố: chủng virus (thể hiện qua hệ số lây lan gốc, Ro), tỷ lệ phần trăm dân số tiêm đủ vaccine (T) và hiệu quả vaccine (Ve).

Giáo sư, bác sỹ Ellie Murray của Đại học Boston (Mỹ) đưa ra công thức tính hệ số lây nhiễm thực (Rt) trong cộng đồng như sau: Rt = Ro x (1 – T x Ve).

Miễn dịch cộng đồng đạt được khi hệ số lây nhiễm thực nhỏ hơn hoặc bằng 1, nghĩa là một người bị nhiễm virus sẽ lây cho tối đa một người khác. Lúc đó, tỷ lệ phần trăm dân số tiêm đủ vaccine kỳ vọng để đạt miễn dịch cộng đồng là T = (1 – 1/Ro)/Ve (quy ra từ công thức trên với Rt = 1).

Theo số liệu của CDC Mỹ, với chủng virus corona gốc (SARS-CoV-2), hệ số lây lan gốc “chỉ” trong khoảng từ 2-3, tức một người nhiễm virus có khả năng lây cho 2-3 người, lấy trung bình Ro = 2,5. Hiệu quả vaccine lấy trung bình Ve = 85%. Từ công thức T = (1 – 1/Ro)/Ve ta có T = 71%. Nghĩa là, với chủng virus corona gốc, ước tính khoảng 70% dân số tiêm đầy đủ vaccine là đạt miễn dịch cộng đồng. Mục tiêu tiêm 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng mà Bộ Y tế Việt Nam đưa ra theo cách tính này.

Nhưng cách ước tính trên không còn giá trị với biến thể Delta. Cũng số liệu của CDC Mỹ cho thấy hệ số lây lan gốc của chủng Delta hiện nay trong khoảng 6-9, lấy trung bình Ro = 7,5. Giả sử 70% dân số tiêm đầy đủ vaccine (T = 70%) và cho rằng hiệu quả vaccine lên đến 95%, lúc đó hệ số lây nhiễm thực trong cộng đồng là Rt = Ro x (1 – T x Ve) = 7,5 x (1 – 70% x 95%) = 2,5!

Kết quả cho thấy rằng với chủng virus Delta, hệ số lây nhiễm thực trong cộng đồng là Rt = 2,5 ngay cả khi 70% dân số tiêm đầy đủ vaccine và hiệu quả vaccine lên đến 95%. Nghĩa là một người bị nhiễm vẫn sẽ lây cho 2,5 người khác dù cộng đồng đã được phủ vaccine và hiệu quả vaccine đạt mức tối đa.

Trong thực tế, vì Việt Nam sử dụng nhiều loại vaccine khác nhau và chỉ có Moderna hay Pfizer đạt hiệu quả tối đa 95%, trong khi hiệu quả của AstraZeneca chỉ khoảng 70% và của Sinopharm (Vero Cell) thậm chí còn thấp hơn nên hiệu quả bảo vệ của vaccine trung bình trên toàn dân số được tiêm không thể nào đạt mức 90%, thậm chí thấp hơn 85%.

Mà ngay cả khi tiêm 100% dân số (điều không thể đạt được trong thực tế) và hiệu quả bảo vệ của vaccine trung bình trên toàn dân là 85% (mức cực kỳ lạc quan) thì hệ số lây nhiễm thực trong cộng đồng là Rt = Ro x (1 – T x Ve) = 7,5 x (1 – 100% x 85%) = 1,125!

Vì hệ số lây nhiễm thực trong cộng đồng vẫn lớn hơn 1, nên miễn dịch cộng đồng không thể đạt được chỉ nhờ phủ vaccine. Để đưa giá trị hệ số lây nhiễm thực trong cộng đồng càng thấp càng tốt và tối ưu nhất là thấp hơn 1, ngoài vaccine phải áp dụng thêm các giải pháp thuộc nhóm can thiệp không dùng thuốc (NPI) để ngăn ngừa sự lây lan của virus, ví dụ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Nói cách khác, đó là cách mà loài người sống chung với virus ngay cả khi được tiêm đủ vaccine.

Sự khác biệt của hệ số lây lan gốc giữa hai chủng virus corona gốc và Delta là vô cùng lớn. Ví dụ, với chủng virus corona gốc, một người bị nhiễm sẽ lây cho tối thiểu hai người. Đến chu kỳ lây thứ hai, số ca nhiễm tăng lên 4 (bằng 2 x 2). Đến chu kỳ lây thứ ba, số ca nhiễm tăng lên 8 (bằng 2 x 2 x 2). Với chủng Delta, một người bị nhiễm sẽ lây cho tối thiểu 6 người. Đến chu kỳ lây thứ hai, số ca nhiễm tăng lên 36 (bằng 6 x 6). Đến chu kỳ lây thứ ba, số ca nhiễm tăng lên 216 (bằng 6 x 6 x 6). Nghĩa là chỉ qua ba chu kỳ, số ca nhiễm do biến thể Delta đã cao gấp 27 lần chủng corona gốc! Điều đó giải thích cho những trận “cuồng phong” lây nhiễm do biến thể Delta tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… và nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Canada vẫn phải sống chung với virus dù đã tiêm đủ 70% dân số

Phép tính hệ số lây nhiễm thực thể hiện khá rõ tại Canada, khi 69,9% dân số nước này đã tiêm đủ vaccine tính đến ngày 24-9-2021, nhưng miễn dịch cộng đồng vẫn chưa từng đạt được. Cần biết, Canada đang sử dụng những loại vaccine có hiệu quả nhất, với Pfizer chiếm đến 67%, Moderna 28% và AstraZeneca chỉ 5%.

Bảng dưới là thông tin tỷ lệ ca nhiễm mới trung bình hai tuần trên 100.000 dân tại Canada và tại ba tỉnh/bang có dân số đông nhất là Ontario, Quebec và British Columbia.

Để so sánh, tỷ lệ ca nhiễm mới trung bình hai tuần trên 100.000 dân tại Việt Nam tính đến ngày 23-9-2021 là 155 ca. Con số này thấp hơn tại Canada một phần vì vaccine, nhưng chủ yếu vì những chính sách phong tỏa nghiêm ngặt tại Việt Nam suốt nhiều tháng qua.

Trường hợp nhiều quốc gia khác đã phủ vaccine với tỷ lệ rất cao như Israel, Anh, Mỹ… nhưng cũng vẫn tiếp tục chứng kiến các làn sóng lây nhiễm mới củng cố nhận định rằng miễn dịch cộng đồng là một mục tiêu khá xa vời, dù vaccine đã được chứng minh là giải pháp tối quan trọng để giảm số ca nhiễm, nhập viện và tử vong.

Trong tình hình như vậy, phong tỏa lâu dài đã không còn được xem là giải pháp tại các nước phương Tây vì thiệt hại xã hội quá lớn. Các nước phương Tây đã xác định sống chung với virus bằng các biện pháp y tế công cộng như giữ khoảng cách vật lý, đeo khẩu trang trong không gian kín, khử khuẩn các bề mặt và rửa tay thường xuyên… ngay cả khi đã tiêm vaccine. Thậm chí trước khi được tiêm vaccine, xã hội Canada vẫn phải vận hành theo cách “bình thường mới” chứ không “đông cứng” hoàn toàn như tại TPHCM, Bình Dương và nhiều tỉnh thành khác của Việt Nam.

Từ đầu năm ngoái, cơ quan y tế tỉnh/bang British Columbia đã phối hợp với cơ quan an toàn lao động biên soạn các hướng dẫn về an toàn Covid-19 cho khối bệnh viện, trường học, siêu thị, nhà xưởng, văn phòng, nhà hàng, cơ sở lưu trú… để đảm bảo xã hội vẫn vận hành theo cách bình thường mới.

Hiểu rõ ba cơ chế lây nhiễm của virus là qua tiếp xúc gần, gián tiếp qua bề mặt và trong không gian kín với điều kiện thông gió kém, các hướng dẫn này dựa trên nguyên tắc 3C cần tránh để được an toàn: Close contact – tiếp xúc gần, Crowded – nơi đông đúc và Closed spaces – không gian kín. Kèm theo đó là khuyến cáo đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên và khử khuẩn các bề mặt. Đó là các giải pháp mà Canada đã chung sống với virus ngay cả khi chưa có vaccine.

Đầu năm học mới, tuyệt đại đa số sinh viên, học sinh tại Canada đã trở lại học toàn thời gian trên lớp, nhưng vẫn phải bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng và được khuyến cáo giữ khoảng cách vật lý an toàn. Dù đã tiêm vaccine đến 70%, Canada tuy mở cửa nhưng không hề thả cửa vì mối nguy của chủng virus Delta vẫn còn hiện hữu.

Hỗ trợ an sinh bằng ngân hàng thực phẩm

Để giải bài toán an sinh, mô hình Food Bank (ngân hàng thực phẩm) có thể là một giải pháp cho Việt Nam. Trong bất cứ xã hội nào, luôn có những người ăn không hết và những người thiếu đói. Ngân hàng thực phẩm là tổ chức phi lợi nhuận đóng vai trò trung gian, nhận thực phẩm từ các nhà hảo tâm để phân phối lại cho những người đang cần.

Quản lý các ngân hàng thực phẩm là những người tình nguyện, và hoạt động của chúng dựa trên sự minh bạch. Đóng góp cho ngân hàng thực phẩm có thể được thực hiện trực tiếp qua các thùng gom thực phẩm tại các siêu thị, khu mua sắm hoặc đem đến tận nơi tiếp nhận. Bất kỳ ai có nhu cầu được hỗ trợ thực phẩm đều có thể liên hệ trực tiếp ngân hàng thực phẩm để đến lấy mang về sử dụng.

Khi nguồn thực phẩm của ngân hàng giảm xuống thấp vì nhu cầu cứu trợ tăng lên, ngân hàng thực phẩm sẽ tăng cường kêu gọi đóng góp của xã hội. Tại Canada, ngay cả chính quyền liên bang và tỉnh/bang cũng thường xuyên đóng góp ngân sách cho các ngân hàng thực phẩm.

Việt Nam có thể áp dụng mô hình ngân hàng thực phẩm ở quy mô phường, quận dựa trên sự tổ chức, điều phối của các tổ chức thiện nguyện đang có. Bằng cách được tiếp cận thực phẩm thường xuyên từ ngân hàng thực phẩm, những người nghèo, những người thất nghiệp giảm thiểu nỗi lo cơm gạo, từ đó giúp họ bớt “đánh liều” ra đường trong mùa dịch khi chưa được tiêm vaccine.

Chơi zậy hông ngon!

Lê Huyền Ái Mỹ

3-10-2021

Ảnh chụp màn hình

Tuổi Trẻ ngày 3.10 đưa tin ông Trần Văn Lâu – chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng – cho biết ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đề nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê.

Bức tường Berlin (Phần 5): Sụp đổ

Nguyễn Thọ

3-10-2021

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2Phần 3Phần 4

Ngày 09.11.1989, bức tường Berlin bị chính người dân Đông Đức phá bỏ một cách ôn hòa, mở đầu cho công cuộc thống nhất nước Đức. Ảnh tư liệu

Hôm nay 03.10 quốc khánh Đức, cũng chính là ngày thống nhất đất nước. Người Đức không thích đao to búa lớn, không bao giờ khoe ai giải phóng ai, không dùng từ “Cách mạng”. Họ chỉ gọi sự kiện đó là “Thay đổi” (die Wende).

Hội chứng về quê và khủng hoảng lòng tin

Đỗ Duy Ngọc

3-10-2021

Ảnh: VNE

Sau đợt người dân lũ lượt theo nhau về quê đêm 30.9 rạng sáng 1.10.2021 gây tắc nghẽn ở cửa ngõ Long An. Dù chính quyền tìm mọi cách ngăn cản và thuyết phục, làn sóng người vẫn không đồng tình.

Những chị Dậu thời nay (Phần 2)

Nguyễn Thông

3-10-2021

Tiếp theo Phần 1

Phải nói thẳng rằng những cuộc trở về quê, hồi hương của hàng vạn lao động, chủ yếu là người trẻ, và gia đình họ hồi đầu tháng 7, rồi giữa tháng 8, rồi cuối tháng 9 đầu tháng 10 vừa xảy ra là những cuộc chạy trốn. Không có từ nào chính xác hơn.

Sài Gòn: Từ cách chống dịch kiểu Tàu, sang sống chung như Tây

Cù Mai Công

3-10-2021

“Miễn dịch cộng đồng” là bất khả?

Hôm nay 3-10 là ngày thứ ba, TP.HCM nới lỏng giãn cách hết sức khắc nghiệt theo chỉ thị 16+ với sự nhập cuộc của quân đội, rào chắn, chốt chặn nơi, dân tuyệt đối trong nhà, “đi chợ hộ” – không khác gì cách Vũ Hán chống dịch năm trước.

Những chị Dậu thời nay (Phần 1)

Nguyễn Thông

3-10-2021

Sáng 15.8, coi hình ảnh từng đoàn mấy trăm người cần lao, chủ yếu là bạn trẻ, gia đình vợ chồng trẻ cùng con nhỏ, đùm đúm trên chiếc xe máy, cả gia tài đem theo, thậm chí con chó nhỏ cũng chất lên xe, nghĩa là tài sản sau nhiều năm mưu sinh chỉ có bấy nhiêu, không còn gì để lại, kéo nhau về quê để trốn dịch trốn đói, ai cũng phải động lòng thương xót.

Một nỗi buồn và một câu hỏi?

Nguyễn Như Phong

3-10-2021

Trụ sở Bộ tư lện Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh trên mạng

Tôi thực sự choáng khi đọc danh sách những tướng lĩnh của Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển bị kỷ luật. Thực sự là tôi không hiểu tại sao lại có chuyện đáng buồn này?

Đừng cười trước “Chiếc bẫy dân tộc”

Trần Trung Đạo

2-10-2021

Hôm 8 tháng 6, 2021 báo chí trong nước đồng loạt trích đăng lời ca ngợi của Thủ tướng CS Phạm Minh Chính dành cho đội tuyển Việt Nam sau khi đá bại đội tuyển Indonesia: “…được hun đúc từ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và là ý chí vươn lên mạnh mẽ qua các thời kỳ của con người Việt Nam ở từng lĩnh vực.

Tháo chạy

Lâm Bình Duy Nhiên

2-10-2021

Ngày đầu tháng mười, đây là lần thứ ba, người dân Sài Gòn đã tìm đường tháo chạy khỏi thành phố này.

Văn hóa… xin lỗi

Hiệu Minh

2-10-2021

Theo TTO, chiều 29-9, đoàn công tác của Thành ủy Thuận An, tỉnh Bình Dương và phường Vĩnh Phú đã có buổi làm việc với bà Hoàng Thị Phương Lan, ngụ chung cư Ehome 4, người bị phá khóa cửa và bị cưỡng chế đi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Sài Gòn ngày thứ hai giảm giãn cách

Đỗ Duy Ngọc

2-10-2021

Tiếp theo Bài trước

Cuối cùng, những người lao động nghèo muốn trở về quê ở những tỉnh miền Tây cũng đã được giải quyết. Điều đó cho thấy chẳng qua chính quyền không muốn làm hay không dám làm thôi. Nếu muốn quyết tâm làm rồi cũng sẽ được sắp xếp êm đẹp. Chính quyền thành phố đã phối hợp các tỉnh thành dùng xe buýt, ô tô tải đưa hàng nghìn người chạy xe máy từ thành phố về miền Tây.

Sống mà nhớ lấy!

Lê Huyền Ái Mỹ

2-10-2021

Chín ông tướng, nhiều ông đương chức, đủ mặt từ đảng ủy, chính ủy, tư lệnh, đủ cặp từ phó đến trưởng; người bị cách tất cả chức vụ trong đảng, kẻ bị khai trừ, khởi tố, bắt giam.

Cấp Thứ trưởng trở lên không phải là người thường

Huy Đức

2-10-2021

Hôm trước tôi viết, “Ông Vũ Đức Đam cũng là người thường, ông Đam làm thế nào cứ để người dân làm thế ấy”. Hóa ra tôi sai. Không chỉ ông Đam không phải là người thường mà cấp thứ trưởng trở lên cũng không phải là người thường.

Nỗi thất vọng chính đáng

Nguyễn Đắc Kiên

2-10-2021

Bây giờ muốn biết người dân tín nhiệm mình như thế nào, lãnh đạo TP.HCM chỉ cần ra mấy cửa ngõ về miền Tây là có thể thấy ngay tận mắt.

Tại sao lại có “thảm cảnh” thế này?

Nguyễn Như Phong

2-10-2021

Hai ngày nay, trên tất cả các phương tiện thông tin đạị chúng, trong đó “chủ lực” là MXH đã đưa nhiều Clip hình ảnh ùn tắc tại các chốt chặn người về quê tại TP.HCM, Bình Dương… Cộng vào đó là clip quay cảnh người dân đốt hương, quỳ vái cảnh sát, rồi những cảnh dân tấn công cảnh sát cơ động bằng gạch đá.

Bi bô về ‘bình thường mới’ và sự kinh hoàng mới!

Blog VOA

Trân Văn

2-10-2021

Hôm qua (30/9/2021) nhiều người Việt lại nẫu lòng khi chứng kiến đồng bào của mình – những người từ nhiều vùng khác nhau đến TP.HCM kiếm sống – lũ lượt dắt díu nhau rời TP.HCM thêm một đợt nữa (1).

Ghi chép thời sự dịch 2021 (Phần 6)

Nguyễn Thông

2-10-2021

Tiếp theo Phần 1 − Phần 2 − Phần 3Phần 4Phần 5

Ngày 4.9.2021

Ngày đầu “Mở cửa”: Nhớ những ngày buồn, người già ồ ạt ra đi

Vũ Kim Hạnh

2-10-2021

Hôm nay là ngày quốc tế người cao tuổi (ngày 1/10), nói về người già cũng là hợp nhưng tôi lại phân vân. Nếu nói về người già thì chuyện đáng nói nhất lại là về một món nợ không nhỏ với họ. Nhưng hôm nay là ngày vui mà, nên không? Nghĩ đi nghĩ lại, cho tới 11 giờ đêm, tôi mới bắt đầu viết. Vì dù hôm nay là… mùng 1 Tết (Tết No Zero Covid), có những tia nắng le lói vui, xen trong màn mưa nhưng buổi chiều chừng như chẳng khác mấy những ngày qua.

Covid-19 và màn chống dịch như lũ giặc

Blog VOA

Nguyễn Hùng

1-10-2021

Một chốt kiểm soát ở quận Long Biên. Ảnh: AFP

Tại một đất nước mà nhiều người vẫn tin vào những sự ưu việt và huy hoàng trên TV, Covid-19 đã lột mặt nạ của những quan tham dốt nát.

Tôi bị “F0”

Mạc Văn Trang

2-10-2021

GS Mạc Văn Trang trong phòng tự cách ly tại nhà. Ảnh: FB tác giả

“Người dưới vực sâu vẫn cứu kẻ trên bờ/ Nếu dưới vực sâu còn dũng khí“. (Chế Lan Viên)

Việt – Miên – Lào: Thần thiêng nhờ bộ hạ

Blog VOA

Hoàng Trường

1-10-2021

“Mini cấp cao” Việt – Miên – Lào diễn ra hôm Chủ nhật 26/9, theo yêu cầu của Hà Nội. Sự kiện này rất đáng được phân tích, tuy nó bị nhấn chìm bởi cao trào “chọc ngoáy mũi dân” đang lan rộng và do sự ra đời của liên minh AUKUS gần đây.

CPTPP và mối tình tay ba Việt – Đài – Trung

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

1-10-2021

Việt Nam chọn ai?

Quà tặng Trung Quốc: Nhà máy điện Ninh Bình

Hiệu Minh

1-10-2021

Hôm nay 1-10 Quốc khánh Trung Quốc. Xin chúc mừng.

Ăn xin

Đỗ Hùng

1-10-2021

Ảnh: Chi Phi/ Getty Images

Một ngày gần cuối của năm phong tỏa, mình đứng trên sân ở trụ sở cơ quan dùng vòi nước xịt xe vì nhiều ngày không đi, bụi dính bẩn trông ghê quá. Một lúc chợt có anh đi xe máy chở theo vợ, bên giữa kẹp đứa con tầm ba tuổi.

“Điều xấu nhất vẫn ở thì tương lai…”

Mai Quốc Ấn

1-10-2021

Câu nói trên là của Tiến sĩ Lê Xuân Thuyên khi ông cảnh báo về việc lấp lấn sông Đồng Nai làm dự án. Nhưng có lẽ nó đúng ở nhiều mặt khác nữa.