Tháo chạy

Lâm Bình Duy Nhiên

2-10-2021

Ngày đầu tháng mười, đây là lần thứ ba, người dân Sài Gòn đã tìm đường tháo chạy khỏi thành phố này.

Những hình ảnh tạo nên nhiều cảm xúc mạnh, thống thiết, lo lắng. Một nỗi buồn xâm chiếm tâm hồn. Sau vài tháng “chống chọi” đại dịch, với sự thật bị bưng bít, che giấu, người dân Sài Gòn vẫn còn chưa thoát khỏi cơn ác mộng nghiệt ngã…

Dòng người tìm cách vượt những chốt kiểm soát, đạp đổ những vòng kẽm gai được dựng lên để ngăn chặn người dân là những hình ảnh sống động, tượng trưng cho nỗi sợ hãi về một kịch bản xã hội bị phong tỏa một lần nữa.

Có cả những người dân đớn đau, quỳ lạy lực lượng an ninh. Họ van xin như để được “thoát khỏi” một thành phố bị cô lập, tang thương và chết chóc.

Trong cái thành phố sầm uất và phồn thịnh này, vẫn có rất nhiều mảnh đời cơ cực của những người dân lao động, làm thuê. Chính họ đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển và giàu có của Sài Gòn. Họ đến từ những tỉnh thành lân cận. Họ để lại tất cả, từ gia đình đến kỷ niệm để tìm đường mưu sinh tại đây.

Những người làm lụng cực lực và đứng bên lề của sự hào nhoáng. Từ khi chỉ thị 16 được ban ra nhằm đối phó với đại dịch, họ cùng với hàng triệu người dân Sài Gòn bị rơi vào sự phong tỏa nghiêm ngặt, phi lý và phi khoa học. Họ bị “trói chân” tại đây, không việc làm, không tiền bạc, không lương bổng, sống trong túng quẫn, đói khát và nỗi nhớ nhà tha thiết.

Họ, những người nghèo khổ, đến từ tứ xứ, chính là những kẻ dễ dàng bị bỏ quên nhất trong bối cảnh khó khăn chung của thành phố. Họ bị chính quyền buông xui, bỏ mặc trong các chỉ thị chạy đua theo thành tích “chống giặc” Covid.

Chính vì thế, họ chỉ mong được tháo chạy khỏi cái thành phố trống vắng và bị giãn cách này. Ít ra, dẫu có bị thiếu thốn, cơ cực, nhưng ít nhiều cũng còn có người thân, vợ chồng, cha mẹ, con cái bên cạnh.

Tiếc thay, nhà cầm quyền lại luôn độc quyền quyết đoán: chống dịch như chống giặc. Giặc chưa xong nhưng dân tình lại khổ sở, hoang mang và nghèo khổ trăm bề. Những người lãnh đạo lại chỉ hô hào những khẩu hiệu sáo rỗng, kêu gọi người dân hãy ở lại để tiếp tục “đóng góp” cho thành phố!

Đóng góp gì nữa? Những đồng tiền sau cùng hay tiếp tục bào mòn sức lực, gồng mình chịu đói để làm đẹp hình ảnh một thành phố đã “đập tan kẻ thù” dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của lãnh đạo?

Sức chịu đựng của đồng bào quả thật kinh khủng. Từ mấy chục năm qua, người cộng sản đã thành công khi áp đặt nỗi sợ hãi bao trùm toàn xã hội. Trấn áp, đàn áp và đe dọa luôn là những thứ vũ khí vô hình nhưng hiệu quả vô cùng để làm câm bặt sự phản kháng, dẫu thưa thớt và yếu ớt!

Và ngay cả khi sự đói khát cận kề, sự túng quẫn không lối thoát đe dọa toàn xã hội thì bộ máy cầm quyền vẫn an tâm tồn tại.

Cho đến bao giờ? Chỉ có người dân mới có thể có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi thương tâm và cấp bách trên!

***

Đào Tuấn: Vì sao họ bỏ mà đi

Khu hộp tôn này là một dãy trọ ở Thủ Đức. Thứ trưởng Bộ Lao động Nguyễn Văn Hồi kể trong đợt khảo sát vừa rồi, ông gặp trường hợp có gia đình 5-6 người sống trong căn phòng chỉ 7m2.

Ảnh trên mạng

5-6 người và 7m2. Không hiểu họ ăn ở sinh sống thế nào khi mà chỉ thở thôi đã vật vã rồi. Nhưng đó chưa phải là sự tồi tệ nhất. Ông Trần Việt Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM nói: Nhiều phòng trọ chỉ 10m2, mà có tới 10 người chen nhau chung sống.

Trước phong tỏa, họ chia ca ngày đêm đi làm cũng đỡ. Bốn tháng hơn 120 ngày lockdown tất cả chui một chỗ 24/24. Không gian kín mít ở những nhà trọ ổ chuột như này chính là lý do vì sao số F0 dựng đứng suốt mấy tháng giời.

Ông Việt Anh nói một câu kinh khủng: Hàng ngày họ chứng kiến những F0 ở khu trọ đi rồi không thấy quay về nữa…

Người phụ nữ áo vàng là Huỳnh Thị Mỹ Vân (quê Trà Vinh) hôm qua đã quyết về quê bằng được.

Ảnh trên mạng

Bốn tháng, hai vợ công nhân may không một xu thu nhập, không có nguồn trợ cấp ngoài chút lương thực được các mạnh thường quân cứu giúp. Tài sản là “3 tháng tiền trọ còn nợ”, và gia đình 4 người “không còn nổi 1.000 đồng”.

“1.000 đồng, sao trụ nổi. Đợt trước, chúng tôi đã ra về nhưng bị chặn lại, giờ cỡ nào cũng phải về, phòng trọ đã trả rồi mà cũng không còn gì để ăn cả”- lời Vân.

Hai bức ảnh, đủ trả lời cho câu hỏi vì sao những đoàn người tháo chạy khỏi SG, quỳ lạy, phá rào, ném đá… làm mọi cách để được về quê.

Không biết khi ban hành một chính sách những người dấu đè chữ ký có bao giờ hình dung nổi những thân phận mà họ vẫn gọi là đồng bào như này!!!

Bình Luận từ Facebook

3 BÌNH LUẬN


  1. Cuộc di tản tháo chạy lần Ba thoát khỏi Thành Hồ có lắm siêu vi Mao mà đại diện là chú thoòng hàn xì LÃ (Lê) Thanh Hải
    ***************************

    https://www.youtube.com/watch?v=NeQIljrpbzA
    Làn sóng người dân rời SÀI GÒN quê vẫn chưa dừng lại

    Dòng người di dân về Thôn cũ :
    Ly hương ngay giữa Quê Hương mịt mù
    Hàng ngàn từ Hồ thành tháo lui bỏ chạy
    Côn an chốt chặn rào chắn hét lu bù
    Toàn lao động nghèo không chịu nổi
    Bốn tháng phong thành phong tỏa khắp khu
    Đói khổ trong vòng kẽm gai sợ hãi
    Tự tìm về Làng cũ Bến xưa chớm Thu
    Rồ ga về quê về làng tràn Quốc lộ :
    Con đường Cái quan giải phóng ngục tù !
    Sài Gòn Bình Dương người lao động cư nhập
    Phố trọ phòng ngủ tồi tàn đói khát trầm luân âm u
    Đợi chờ từng bữa ăn từ thiện đạm bạc
    Chịu đựng hết nổi đành về Quê xa sa mù
    Gia đình dấu yêu khắc khoải trông đợi
    Đời ly hương ly nông chiu chắt từng đồng xu
    Giam lỏng “pháo dài chiến lũy chống Đại dịch”
    Không khéo mồi ngon cho bầy sói đỏ tru
    Siêu vi trun..g c..uốc Tử thần rình rập

    https://www.youtube.com/watch?v=SlBPGXy9Aao
    Hàng ngàn người ở SÀI GÒN tự phát muốn về miền Tây gây ùn ứ

    “Thành đồng Đất thép” bi bài Thành Hù !
    Ai lo đời sống cho hàng triệu Lao động ?
    Thằng LÃ (Lê) Thanh Hải + con Trương Mỹ Lan ư ??? !!!
    Chú thoòng thợ hàn xì + cô xẩm bán thúng mẹt :
    Bỗng bí th..ơ thành quỷ + bỗng Đại Thịnh Phát lắm xu !
    Nhìn dòng người nay ngược dòng về Bến xưa Làng cũ
    Tiến thoái lưỡng nan giữa bầy côn an hét hò tru
    Tiến thoái lưỡng nan hết quay đầu xe được nữa
    Cả gia đình cả gia tài vợ con dại trên xe máy lu bu
    Thơ tôi đứt ruột nhìn kiếp lưu sinh tha quê cảnh ngộ
    Lao động nghèo khổ cháu trẻ chịu đựng khổ sở mịt mù
    Chưa kể nào chó nào gà nào vịt nào lợn nào võng
    Còn ‘thiên tài’ hơn ‘nhân tai’ chiến dịch đèn cù
    Tiến về Sài Gòn nay Giã từ Sài Gòn về Quê cũ

    https://www.youtube.com/watch?v=W2LVMqg1bCQ
    Không Trụ Nổi Sau Giãn Cách Xã Hội, Người Dân SÀI GÒN ùn ùn Về Quê

    Tiến thoái lưỡng nan giữa bầy côn an hét hò tru
    Tiến thoái lưỡng nan hết quay đầu xe được nữa
    Tiến thoái lưỡng nan vừa trả nhà trọ phòng thu…ê
    Bà con ly nông quỳ lạy xin thoát chết về Thôn cũ
    Chờ đợi vạ vật cả đêm đành phá rào vượt thoát tù
    Đời ly nông ly hương ngay giữa Quê hương = Đất khách
    Rồi Bến cũ Làng xưa mang theo U khí Thành Hù
    Mang theo siêu vi Vũ Hán bác Mao Xếnh Xáng
    Chắc Tây đô Cần Thơ Miền Tây sẽ bùng dịch âm u
    Chắc hết phương tiện gom vào khu cách ly, hết chọt mũi
    Kít Tàu ô hết trả tiền mua là hết ngoáy mũi hết sưng u
    Kền kền nối dáo thương lái chệt tha hồ hốt vàng hốt bạc
    Bọn bán Nước hại Dân làm giỏi nhất từ đầu dịch nơi Thành Hù !

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg
    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

  2. Bây giờ bỏ giải tỏa nhưng dân các tỉnh sợ quá chạy tán loạn, xí nghiệp mở cửa nhưng không có người làm thì họ phải dọn đi, còn 4 tháng nữa là Tết âm lịch và lại nghỉ Tết, công ty nước ngoài đã ngán đến tận cổ. Đảng vc vì quá cực đoan trong vấn đề chống dịch nên bây giờ tao ra muôn vàn khó khăn, lãnh đạo thì toàn ngu dốt khiến dân bị vạ lây, bọn gian thương nhân cơ hội làm giàu nhưng chỉ một số nhỏ thu lợi còn toàn dân trắng tay, đầu tư nước ngoài bỏ chạy. Phải bứng Trọng lú và bầy đàn của nó thôi.

  3. Xem những kẻ cầm quyền cùng lũ sai nha đối xử với những người dân thất nghiệp vì đại dịch thì thấy thật khó khi thốt lên hai tiếng “đồng bào”.

    Khi còn bị cộng sản cai trị, dân ta có lẽ nên bỏ tạm không dùng hai tiếng đó nữa thì hơn.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây