Hiệp ước an ninh Úc-Anh-Mỹ, tức AUKUS, lập tức nhận được những phản ứng thịnh nộ từ Trung Quốc và Pháp. Song, đối nghịch với những giận dữ bùng phát từ Bắc Kinh và Paris, là những âm thầm hoan nghênh hiệp định này của nhiều quốc gia khác.
Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (AUKUS) có phiên âm khá thú vị (ô kis) – “Hôn nhau cái nào” – đến mức Tổng thống Biden cũng cảm thấy thích thú khi phát âm tên liên minh mới trong bài diễn văn đánh dấu sự ra đời của AUKUS.
Hôm thứ Năm 16/9, Trung Quốc chính thức nộp đơn đến Tân Tây Lan vì Tân Tây Lan đóng vai trung tâm hành chánh, để xin gia nhập CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) mà 11 nước đã tham gia, không có Mỹ.
Cuộc đua giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ nhằm giành giật ảnh hưởng ở Đông Nam Á và trên toàn cầu đang vào hồi quyết liệt. Cuộc đua này được quy định bởi mục tiêu, phương thức tiến hành chiến lược của mỗi nước và phần quan trọng nữa là ở sự xoay chuyển ứng xử của Việt Nam. Nếu các quốc gia tự do/dân chủ vượt trội lên được so với các nhà nước độc tài/toàn trị thì “mẫu số chung” của hoà bình, an ninh và thịnh vượng trên thế giới, trong đó có Việt Nam, mới được bảo đảm và bền vững.
Người họ Mai vốn quê ở Thuận Hóa, ra lập nghiệp ở Thăng Long gần trọn đời người. Tự hào đã làm nhà ở góc thành nam, Ô Đồng Lầm, Hà Nội. Vẫn có thơ tự trào:
Tàu Hải Dương Địa Chất 10 đang di chuyển trong vùng biển Việt Nam trong khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 nhiều khả năng đang tiến hành khảo sát trong vùng biển Philippines.
1. Tàu Hải Dương Địa Chất 10
Tín hiệu AIS trên trang Vessel Finder cho thấy tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi 10) của Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam từ sáng 29.8, sau khi rời Quảng Châu từ ngày 27.8.
Khi đi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam, con tàu di chuyển với tốc độ 12,4 hải lý/giờ. Đây là tốc độ hành trình bình thường của con tàu và việc di chuyển như thế chưa có nghĩa là nó xâm phạm vùng biển Việt Nam.
Vào 15 giờ, giờ Việt Nam, tàu này ở cách bờ biển Phú Yên khoảng 135 hải lý. Vị trí đích đến được báo báo trên trang Vessel Finder chỉ ghi là Nanhai (tức Biển Đông), với thời gian ước tính là 8 giờ ngày 31.8 (giờ UTC).
Dựa vào tốc độ hiện nay, con tàu có thể đến vùng biển Natuna của Indonesia vào thời điểm ước tính. Hướng di chuyển của con tàu cũng gợi ý nó nhiều khả năng sẽ không ghé vào quần đảo Trường Sa.
Tàu Hải Dương Địa Chất 10 là tàu khảo sát địa chất tổng hợp, được biên chế cho Cục Khảo sát Địa Chất Quảng Châu vào cuối năm 2017. Nó dài 75,8 mét, có lượng giãn nước 3.400 tấn, có thể hoạt động liên tục 8.000 hải lý, chở theo 58 thủy thủ.
Cùng với Hải Dương Địa Chất 8 và Hải Dương Địa Chất 9, Hải Dương Địa Chất 10 là một trong ba con tàu khảo sát địa chất thế hệ mới của Cục Khảo sát Địa Chất Quảng Châu.
Trong khi đó, tàu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) vẫn tiếp tục hoạt động trong EEZ Việt Nam nhiều ngày qua.
2. Tàu Hải Dương Địa Chất 8
Tín hiệu AIS cho thấy tàu Hải Dương Địa Chất 8 bắt đầu di chuyển vào EEZ 200 hải lý mà Philippines yêu sách ở Biển Đông từ ngày 28.8.
Đến chiều ngày 29.8, con tàu này vẫn tiếp tục di chuyển sâu vào EEZ Philippines theo hướng đông nam. Hộ tống tàu này chỉ có một tàu cá Yuemaoyugang92777, theo tín hiệu AIS.
Tốc độ di chuyển của tàu Hải Dương Địa Chất 8 là 4 hải lý/giờ. Đây là tốc độ di chuyển thường thấy của tàu này mỗi khi nó tiến hành hoạt động khảo sát, như thường thấy trong các đợt xâm nhập vùng biển Việt Nam vào năm 2019. Hiện Philippines vẫn chưa có phản ứng với động thái mới này.
Tôi sẽ tiếp tục cập nhật những di chuyển của hai con tàu này trong những ngày tới!
Những tuyên bố của phó TT Mỹ Kamala Harris tại Hà Nội cùng tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho nhà lãnh đạo Mỹ đã làm cho lãnh đạo Cộng sản TQ khó chịu và nổi nóng.
Không lực số 2 của Mỹ chở bà Kamala Harris đêm qua đã lăn bánh đáp xuống sân bân bay quốc tế Nội Bài lúc 22h35’. Cho đến trưa nay 25/8 (giờ Hà Nội), có biết bao chuyện “lạ mà quen” xung quanh chuyến công du đầu tiên của Phó Tổng thống Hoa Kỳ tại Việt Nam. Có lẽ khi về đến Washington, bà Kalama Harris và người Mỹ vẫn đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, mà không hiểu nổi cái văn hoá chính trị của xứ sở này: “Văn hoá” của sự không minh bạch hay sự không minh bạch của văn hoá?
Một chiến dịch thông tin sai lệch, tuyên bố rằng, Covid-19 có nguồn gốc từ một căn cứ quân sự Mỹ ở Maryland, đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc, trước khi tình báo Mỹ công bố một báo cáo về nguồn gốc virus.
Qua màn đấu khẩu của hai Ngoại trưởng Trung Quốc và Hoa Kỳ, việc Trung Quốc gây xung đột trên Biển Đông để giảm bớt các mâu thuẫn về nội trị là chuyện có thể xảy ra. Chỉ những ai quên bài học lịch sử cũng như chưa giải mã thấu đáo các thông điệp của Bắc Kinh lâu nay mới mơ hồ về việc Trung Quốc sẽ “ra tay” ở Biển Đông.
Tác giả: Sandra Ratzow, văn phòng đài ARD ở Singapore
Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ
1-8-2021
Các biện pháp trừng phạt chống lại Úc
Trong nhiều năm, những lời chỉ trích về nhân quyền từ Úc là một cái gai ghim trong mắt đối với Trung Quốc. Nhưng khi nước này kêu gọi điều tra về nguồn gốc của coronavirus vào năm 2020, Bắc Kinh bắt đầu một chiến dịch trả thù kinh tế.
Lời người dịch: Tập Cận Bình đang trong tình trạng thù bên trong và bao vây bên ngoài, rơi vào hoàn cảnh xấu của những chế độ độc tài là các phản ứng đều không thích hợp. Cứng lên thì leo thang vỡ đảng, mềm xuống thì bị coi là yếu kém. Mà yếu kém trong chế độ dân chủ thì không gây biến động chính trị vì có nhiệm kỳ, còn yếu kém trong chế độ độc tài thì rất dễ bị giựt chân ghế. Với việc phá bỏ định chế chuyển quyền sau khi ngồi hai nhiệm kỳ, Tập sẽ gặp sóng gió từ đây cho đến Đại hội thứ 20 vào mùa thu năm 2022.
Trong stt “HÀ NỘI – BẮC KINH & VIỆC GỌI ĐÚNG TÊN CUỘC CHIẾN” mới đây nhân ngày TBLS, Huy Đức có nhắc đến việc Tàu+ sau khi rút quân khỏi các tỉnh phía biên giới phía Bắc trong cuộc chiến tranh xâm lược VN chớp nhoáng năm 1979 vẫn tiếp tục quấy phá liên tục trên quy mô nhỏ hơn cho đến năm 1989, và đặc biệt năm 1984 chúng đã dùng lực lượng lớn tấn công, chiếm giữ được 29 điểm dọc biên giới, trong đó có điểm cao 1509 ở Hà Giang. Hàng ngàn thanh niên VN đã hi sinh để cố lấy lại các vị trí bị mất.
Ngày 21-7-2021, thượng tướng Đỗ Căn đã lên Hà Giang viếng các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh Biên giới (1979 – 1989). Đặc biệt, Thượng tướng đã thay mặt Đại tướng Phan Văn Giang, trao số tiền 50 tỷ đồng (do các doanh nghiệp Quân đội đóng góp) để nâng cấp Nghĩa Trang Liệt Sĩ Quốc Gia Vị Xuyên. Thượng tướng Đỗ Căn cũng đã thăm, tặng quà Đội Tìm kiếm, Quy tập hài cốt liệt sĩ, Bộ CHQS tỉnh.
Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối.
Hai sự kiện tương tự nhau nhưng phản ứng của người dân lại hoàn toàn khác nhau. Ngày 7/7, Việt Nam tiến hành tiếp nhận 97.000 liều vắc-xin Pfizer được chuyển về nước. Thứ trưởng Y tế Việt Nam và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ đã chủ trì buổi lễ chuyển giao. Số lượng khiêm tốn này là lô đầu tiên trong số 31 triệu liều vắc-xin mà chính phủ Việt Nam đặt hàng từ Pfizer-BioNTech, một công ty liên kết giữa Mỹ và Đức.
Trong trận đánh mở đầu chiến dịch mang mật danh MB84, nhằm lấy lại các điểm cao gần cửa khẩu Thanh Thủy từ tay quân xâm lược Trung Quốc, gần 600 bộ đội Việt Nam đã hy sinh chỉ trong một ngày, ngày 12-7-1984. Trong khoảng thời gian từ 1984 -1987, bộ đội ta chưa bao giờ để cho quân Trung Quốc vào sâu quá 5km nhưng cũng phải trả giá vô cùng to lớn. Hàng ngàn người lính đã hy sinh.
Theo tin được xác minh về sau, thì Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc (TQ) diễn ra từ 23 – 31/7/1921. Nhưng không biết từ đâu, lại lấy ngày 1/7/1921 làm ngày thành lập?
Đó là tai họa bạo hành trong quân đội và công an trên đất nước Việt nam. Trong quân đội thì sĩ quan bạo hành với chiến sĩ, cựu binh bạo hành với tân binh. Trong công an thì chiến sĩ công an bạo hành với người dân bị bắt về đồn do bị nghi ngờ hoặc bị vu oan việc gì đó. Gần đây, rộ lên nhiều vụ thảm thương, mới nhất là tân binh Trần Đức Đô, 19 tuổi bị đánh chết.
Lý Lập Tam, Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu và một số ít trí thức yêu nước theo đường lối Mác xít đã thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào ngày 31 tháng 7 năm 1921 tại Thượng Hải. Lúc đầu, chỉ có một vài ngàn đảng viên hoạt động yếu kém và rời rạc, nên Liên Xô không quan tâm. Về sau, Mao Trạch Đông mới xuất hiện trong một chi bộ thuộc tỉnh Quảng Đông và đến năm 1945 trở thành Chủ tịch Đảng. Hiện nay, tổng số đảng viên hơn 95 triệu.
Vào ngày 1 tháng 7 tới, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của chế độ luôn luôn tự cho mình là “tuyệt vời, vinh quang, và đúng đắn”. Khi ngự trị bắt đầu bước sang thế kỷ thứ hai, Đảng có lý do chính đáng để khoe khoang. Chế độ CSTQ không những đã tồn tại lâu hơn nhiều so với những dự đoán của học giả, mà dường như uy thế lại đang lên.
Sau khi Mao Trạch Đông (1893-1976) trở thành nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), năm 1936, ông bắt đầu thanh trừng toàn diện thế hệ trí thức có tư tưởng tự do từ sớm trong đảng ngay trụ sở tạm thời của đảng ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây.
‘Bị nhốt trong quan tài bằng bê tông’: Một ngày trong trại tập trung
Từ 7-9 giờ sáng: Dạy học cho những tử thi biết đi
Tôi vừa đặt chân vào phòng thì 56 học viên của tôi đứng lên, những xiềng chân ở mắt cá chân họ kêu chói tai và họ hô to: “Chúng tôi sẵn sàng!” Tất cả họ đều mặc áo quần màu xanh. Đầu họ bị cạo trọc, da họ trắng bệch như da xác chết.
Tháng 11/2017, chị bị trùm bao lên đầu rồi đưa đến trại và được bảo rằng, chị phải dạy tiếng Trung cho những người tù ở trại. Hợp đồng làm việc của chị ghi rằng vi phạm luật lệ sẽ bị phạt tử hình. Chị cũng bị cấm nói chuyện với những tù nhân, và cấm cười, cấm khóc hay trả lời các câu hỏi nếu không được cho phép.
Lần đầu tiên Sayragul Sauytbay nghe những tiếng kêu thét lên sau hai hay ba ngày ở trại giam. Chị bị đưa đến làm giáo viên ở một trong những trung tâm nơi Trung Quốc “cải tạo” những người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm sắc tộc khác ở tỉnh tây bắc, thuộc Tân Cương.