Luật Biểu tình: Nợ dân đến bao giờ?

BTV Tiếng Dân

12-4-2019

Luật Biểu tình: Món nợ khó đòi!

Hơn 70 năm sau khi ra đời, trải qua 14 nhiệm kỳ, Quốc hội Việt Nam vẫn tiếp tục nợ dân Luật Biểu tình. Báo Một Thế Giới có bài: Luật Biểu tình vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Những luật lệ, quy định trời ơi như cấm ngực lép lái xe, thông tư sinh viên bán dâm 4 lần bị đuổi học… thì nhanh nhảu mang ra bàn thảo, nhưng luật cần thiết như Luật Biểu tình thì cứ mãi nợ dân.

Quyền biểu tình đã được Hiến pháp quy định và trong sắc lệnh số 31, do Chủ tịch nước lúc đó là ông Hồ Chí Minh ký ngày 13/9/1945, cũng đã công nhận quyền biểu tình của người dân. Sắc lệnh nêu rõ tại điều thứ 1: “Những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này“.

Thế nhưng, sau hơn 70 năm, Quốc hội Việt Nam vẫn cố tình trì hoãn hết kỳ họp này đến kỳ họp khác, hết khóa này đến khóa khác. Một đại biểu QH đã từng cho rằng, đất nước chưa cần Luật biểu tình vì dân trí thấp.

Mọi người vẫn chưa quên lời phát biểu của ông “nghị khùng” Hoàng Hữu Phước trong phiên họp Quốc hội năm 2011, rằng: “Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình“. Nghị Phước còn nói rằng, Quốc hội cần loại bỏ Luật Biểu tình và Luật Lập hội ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, vì đa số công dân sẽ không ủng hộ dự luật này!

Người dân Sài Gòn biểu tình, phản đối Dự luật Đặc khu và Dự luật An ninh mạng mà không cần Luật Biểu tình. Ảnh trên mạng

Mặc dù Quốc hội cố tình không ra Luật Biểu tình, nhưng quyền biểu tình của người dân không phụ thuộc vào việc có luật này hay không. Dù không có luật, nhưng người dân vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình, như họ đã xuống đường cả trăm năm qua, trong các phong trào như: Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ năm 1908; Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930-1931…

Cho tới gần đây là các cuộc biểu tình chống Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 năm 2011, phản đối Formosa xả thải, hủy hoại môi trường biển ở các tỉnh miền Trung năm 2016, hay gần đây nhất là người dân đồng loạt xuống đường hồi tháng 6/2018 chống Luật An Ninh mạng và Luật Đặc khu… cũng không cần phải chờ Luật Biểu tình.

Lùi sửa đổi Luật Đất đai

Bên cạnh đó, trong phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc hôm qua, Chính phủ xin lùi sửa đổi Luật đất đai đến 2020 vì nhiều vấn đề phức tạp, báo Tuổi Trẻ đưa tin.

Đại diện Bộ TN&MT cho biết, “đây là dự luật quan trọng, phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt tác động đến chính trị, quốc phòng, an ninh xã hội của đất nước, do đó cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá một số nội dung”, như đất của các cơ sở tôn giáo, vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng, người nước ngoài mua đất, tích lũy đất.

Nếu lãnh đạo CSVN thật sự lo nghĩ cho dân, thì họ đã tìm cách thông qua chuyện sửa đổi luật này từ sớm, chứ không tìm cách lùi thời hạn nhiều lần như luật biểu tình. Lãnh đạo không dám thông qua vụ sửa đổi luật đất đai có lẽ do họ lo sợ phải bỏ tiền ra giải quyết vấn đề bồi thường cho hàng chục vạn dân oan mất nhà, mất đất trên khắp lãnh thổ Việt Nam.

Thứ luật rừng “đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý” đã được quan chức CSVN tận dụng triệt để, nhằm thu tóm đất đai của dân. Suốt hơn bốn thập niên cộng sản nắm quyền cai trị đất nước từ Nam tới Bắc, đã có biết bao nhiêu vụ cướp đất của dân, lấy cớ xây bệnh viện, trường học, công trình dân sinh, nhưng thật ra là xây nhà, biệt thự cho quan chức.

Giới trẻ thường so sánh các vụ cướp đất xảy ra dưới chế độ CSVN với vụ án đồng Nọc Nạn, cho thấy rằng, dưới thời thực dân, phong kiến “ác độc”, hóa ra luật pháp về đất đai còn công bằng, minh bạch hơn bây giờ! Chánh án người Pháp sau khi nghe chuyện những người dân nông dân xã Phong Thạnh, tỉnh Bạc Liêu, do bảo vệ đất đai, đã giết chết một sĩ quan cảnh sát Pháp tên là Tournier, đã tuyên bố xử trắng án và trả tự do ngay lập tức cho những người nông dân.

Báo Người Việt có bài: Luật Đất Đai bị lùi đến 2020, nhiều phận người sẽ ‘màn trời chiếu đất’. Theo đó, sẽ có nhiều người dân tiếp tục trở thành dân oan mất nhà, mất đất chỉ sau một đêm, bởi hàng loạt bất cập trong các quy định hiện hành về đất đai ở Việt Nam hiện nay. Các quan chức được hỗ trợ bởi “luật rừng” lại có thể tiếp tục bày ra các kế hoạch, dự án để hợp thức hóa chuyện giải tỏa trắng, cướp đất của dân bằng vũ lực.

Tuy nhiên, quan chức CSVN càng muốn cướp đất thì các vụ phản kháng ngày càng đẫm máu. Người dân không ngại dùng đến vũ khí tự chế để bảo vệ đất đai như Đặng Văn Hiến, Đoàn Văn Vươn… nhất là khi ngày càng nhiều người nhận ra rằng, những cán bộ “đầy tớ” của dân thật ra còn tàn nhẫn, ác độc hơn cả địa chủ, thực dân phong kiến trước năm 1945.

_____

Mời đọc thêm: Luật Đặc khu, Luật Biểu tình đang ở đâu trong chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ? (VNF). – Dự án Luật biểu tình hiện đang thế nào? (DV). Mời đọc lại: “Số phận” Luật về Hội, Luật Biểu tình sau nhiều lần hoãn giờ ra sao? (GT).

Chính phủ đề nghị rút 2 dự án Luật ra khỏi chương trình năm 2019 (VOV). – Chính phủ xin lùi thời hạn sửa Luật Đất đai (VnEconomy). Lùi sửa Luật Đất đai qua hết năm 2019 (PLTP). – TPHCM đề nghị Trung ương “gỡ vướng” quy định về đất đai (VOV). – ‘Cứ có khó khăn, vướng mắc cái gì là đổ thừa cho luật Đất đai’ (TN). – Vi phạm trong quản lý đất đai, Chủ tịch HĐND xã bị cách chức (SGGP).

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Không phải là Quốc hội Việt Nam vẫn tiếp tục nợ dân Luật Biểu tình mà chính là tà Đảng csvn nợ dân từ đời Phú cho đén đời Trọng lú là 11 ông. Thế cho nên Đảng nhà nước ta về thể chế thật là rối…rắm, không biết thằng nào chịu trách nhiệm để mà quy tội.
    Ngày nào có luật biểu tình thì chính ngày đó là ngày bể hụi của đảng tà.

Leave a Reply to hoàng tự minh Hủy trả lời

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây