Dân không phải trẻ con

Đoàn Bảo Châu

28-9-2021

Đã nói thì nói cho thẳng, nói cho rõ, nói cho chân thành và tôn trọng người nghe. Lý do các ông các bà cho di dời lư hương trước tượng của ngài là vì không muốn người dân ra thắp hương, tụ tập đông người và biểu tình. Năm 2019, ông Nguyễn Thiện Nhân đã hứa với Bộ Chính trị, Chính phủ không để biểu tình diễn ra ở TP.HCM.

Phim “có thể” xấu, nhưng kiểm duyệt “chắc chắn” xấu

Lê Nguyễn Duy Hậu

28-9-2021

Từ tháng 6 năm 2019, Việt Nam đã cam kết “xoá bỏ việc kiểm duyệt trước đối với tất cả các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật và các hình thức biểu đạt khác, trên mạng lẫn ngoài đời” (Abolish prior censorship in all fields of cultural creation and other forms of expression, both online and offline).

Một bộ phim tự từ bỏ quốc tịch và tấm hộ chiếu thứ hai của “nghệ sĩ”!

Lê Huyền Ái Mỹ

27-9-2021

Một cảnh trong phim Vị. Ảnh trên mạng

1. Thanh niên đưa thông tin “Phim Vị “từ bỏ quốc tịch Việt Nam”, trở thành phim Singapore“. Theo đó, tháng 7.2021, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành ký quyết định cấm phổ biến phim Vị vì không phù hợp với văn hóa Việt Nam bởi trường đoạn nude trực diện quá dài.

Nhân dân còn sức đâu mà “góp ý”!

Lê Huyền Ái Mỹ

26-9-2021

Tại buổi họp báo chiều 26-9, ông Phạm Đức Hải – Phó trưởng Ban chỉ đạo chống dịch TP.HCM – cho biết, đặt trong kế hoạch công tác tu sửa tôn tạo tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo và cải tạo, chỉnh trang công viên Mê Linh, dự kiến ngày 30-9 tới đây TP sẽ tiếp tục khởi công cải tạo, chỉnh trang khuôn viên bến Bạch Đằng (đoạn từ cột cờ Thủ Ngữ cho đến đoạn đối diện bảo tàng Tôn Đức Thắng).

Chuyện lư hương Đức Thánh Trần: Đi tìm sự chân thành

Tuấn Khanh

20-9-2021

Nước Úc có một ngày lễ gây tranh cãi suốt nhiều thập niên, đó là ngày 26/1, tên gọi của ngày lễ này được cũng được đặt lại với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Nhân giỗ Đức Thánh Trần: Cần đặt lại lư hương và tôn tạo tượng đài Trần Hưng Đạo

Người Đô Thị

Phúc Tiến

17-9-2021

Ngày giỗ Đức Thánh Trần sắp đến – Chủ nhật 26.9 là “cơ hội vàng” sớm nhất để làm ngay nghi lễ tái an vị lư hương kết hợp dâng hương kính lễ Trần Hưng Đạo và cầu nguyện cho Quốc thái Dân an.

Cầu Sông Hồng với chiều cao hầm chui qua đường?

Nguyễn Ngọc Chu

17-9-2021

Phối cảnh cầu Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Ảnh trên mạng

1. LỖI SƠ ĐẲNG

Phát ngôn của tướng Lê Tấn Tới và vấn đề phim ảnh bạo lực

Chu Mộng Long

16-9-2021

Thiếu tướng Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho biết, sau khi VTV1 chiếu bộ phim “Người phán xử”, các băng ổ nhóm tội phạm xã hội đen mọc ra và phát triển rất nhiều. Các báo đồng loạt loan tin như vậy sau cuộc họp ngày 14.9 của UBTV Quốc hội. Ông đề nghị sửa đổi điều luật trong Luật Điện ảnh về chế tài cấm phim ảnh cổ suý bạo lực.

Nụ hồng yêu thương

Nhã Duy

11-9-2021

Nụ hồng ngày sinh trong một lần đến New York và ảnh hai là của bảo tàng. Ảnh trên mạng

Những người từng ghé thăm cụm bảo tàng tưởng niệm nạn nhân 9/11 tại New York chắc thế nào cũng thấy hay từng chụp dăm tấm ảnh những phiến đá đen khắc tên các nạn nhân, mà lác đác đó đây cắm những đóa hồng trắng.

Đội tuyển Úc trên đất Việt, một đoạn vinh quang buồn

Đỗ Hùng

6-9-2021

(Mai đội Việt Nam đá với Úc, mình thấy cái này hay hay bèn lược thuật lại. Ai quan tâm đọc chơi.)

Từ thiện

Nguyễn Tiến Tường

5-9-2021

Từ thiện là từ tâm yêu thương, làm việc tốt lành. Việc tốt lành đầu tiên phải đi cùng lời nói tốt lành. Từ thiện là bạn phải cúi xuống khi trao ai cái gì đó chứ không phải ban phát từ trên cao.

Học cụ Hồ (Phần 3)

Nguyễn Thông

2-9-2021

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Ông Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm cụ Hồ sáng 2.9.2021. Ảnh: TTXVN

Hôm nay 2.9, tính theo lịch tây là ngày mất của cụ Hồ, vào năm 1969. Theo kiểu chọn kỵ nhật (ngày giỗ) lịch ta từ xưa tới giờ xứ mình vẫn dùng, thì cúng vào 21.7 âm lịch. Cũng hơi lạ và hiếm, bởi thường cúng tây luôn đi trước cúng ta, năm nay lại cúng ta trước cúng tây những 6 ngày.

Câu đối khóc bác Hồ Mậu Hòe

Hồ Bạch Thảo

24-8-2021

Ông Hồ Mậu Hòe. Nguồn: Gia đình người quá cố

Bác và tôi lớn lên tại xã Hữu Bằng, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Xã chúng tôi cũng có duyên với văn học. Nghe kể rằng, trước kia trong xã có ông thầy đồ hay chữ, bằng hữu bốn phương thường đến xướng họa văn chương. Có một nhà Nho tại xứ Nghệ đến thăm ông thầy, ông cho học trò đón tiếp tại cầu gỗ đầu làng và trương lên vế câu đối:

Bằng hữu đáo hữu bằng.

朋 友 到 有 朋

Câu xướng khá đơn giản, có nghĩa là “Bằng hữu đến thăm xã Hữu Bằng”; nhưng xét ra khó đối, vì phải tìm ra một cặp có âm tương phản nhau như “ bằng hữu, hữu bằng” để đối. Ngoài ra “hữu bằng” còn liên quan đến điển cố trong thiên Học Nhi, Luận Ngữ:

Tinh thần cộng hòa của Vũ Trọng Phụng

Nghiên cứu Việt – Mỹ

Trùng Dương

7-8-2021

Đọc Vietnamese Colonial Republican – The Political Vision of Vu Trong Phung, tạm dịch là Người Việt Cộng hoà thời Thuộc địa – Viễn kiến Chính trị của Vũ Trọng Phụng, của sử gia Peter Zinoman từ giữa đại dịch Covid hè năm ngoái, với nhiều thích thú, tôi vẫn có ý định viết bài giới thiệu tập biên khảo rất công phu này, nghĩ nhiều người thuộc thế hệ tôi lớn lên ở Nam Việt Nam trước 1975 biết về nhà văn độc đáo này một cách sơ sài nhờ vài cuốn sách của ông dược tái bản ở Miền Nam trước 1975, song bị cấm hoàn toàn ở Miền Bắc từ sau 1955. Đồng thời giới thiệu tới các thể hệ tương lai một đóng góp đáng kể vào kho tàng văn học Việt của một học giả nước ngoài.

Một truyện ngắn cũng không biết bình mà viết cả pho sách dạy phê bình văn học

Phạm Đình Trọng

4-8-2021

Pho sách được khoe trên mạng xã hội Giáo Trình Viết Phê Bình Văn Học nếu của bất kì ai khác là điều bình thường, không làm tôi ngạc nhiên. Nhưng pho sách khổ lớn, dày dặn, dạy viết phê bình văn học lại của người đọc một truyện ngắn cũng không nhận ra thông điệp của truyện, không hiểu truyện, hiểu sai, phê bình sai là điều rất không bình thường và chất lượng pho sách dạy viết phê bình văn học kia là rất đáng ngờ dù người viết sách có học vị tiến sĩ văn chương, học hàm giáo sư cấp phó, dạy khoa viết văn, viết báo trường đại học Văn Hoá Hà Nội.

Dị biệt văn hóa: Quá khó chịu!

Mai Bá Kiếm

21-7-2021

Từ năm 1990, LS Nguyễn Phương Danh và tôi thường đàm đạo về văn hóa ứng xử trong cuộc sống. Anh Danh nói câu khái quát: “Mình có thể sống chung với người dị biệt giàu nghèo hay dị biệt học vấn, chứ không thể sống chung với dị biệt văn hóa”.

Bóng đá và trí tuệ

Nguyễn Thọ

14-7-2021

Trước đây nhân loại được chia thành 3 thế giới: Thế giới thứ nhất gồm các nước tư bản phát triển, thế giới thứ hai gồm Liên Xô và các nước XHCN đông Âu đã công nghiệp hóa. Phần còn lại là thế giới thứ ba, hay còn gọi là các nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong nhóm này và coi mình là ngọn cờ đầu của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Ngây thơ và hiếu thắng, hồi nhỏ tôi chỉ thích nước mình nằm mãi ở nhóm đó để luôn được vác cờ đi đầu.

Lễ kỷ niệm 100 năm có thể là sự kiện trọng thể cuối cùng của đảng Cộng Sản Trung Quốc

Project-Syndicate

Tác giả: Bùi Mẫn Hân

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm 

11-6-2021

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chuẩn bị đánh dấu một trăm năm vào ngày 1 tháng 7, kỷ lục trường thọ còn khiêm nhường hơn trong các đảng độc tài khác trong thời hiện đại, sẽ khiến cho giới lãnh đạo của Đảng lo lắng. Nếu Đảng không đi đúng hướng với sự hồi sinh của tân chủ thuyết Mao, sự kiện trọng thể của Đảng có thể là cuối cùng.

Xin đừng nhân danh quá khứ, tượng đài không che khuất mọi thứ

Nguyễn Ngọc Chu

29-6-2021

Về tượng đài, đã nhiều người lên tiếng, nhưng không thuyên giảm mà còn gia tăng. Gần đây nổi cộm là tượng đài lưu niệm hành trình cứu nước của ông Hun Sen trị giá 300 tỷ đồng ở Bình Phước đã khánh thành, tượng đài Cụ Hồ ở Phú Quốc 353 tỷ đồng dự kiến khởi công ngày 02-9-2021, và tượng đài tập kết ở Thanh Hoá trị giá 255 tỷ đồng vừa được lựa chọn mẫu xây dựng.

Cần có nghị quyết của Chính phủ và Quốc hội tạm đình chỉ tất cả các dự án tượng đài

Lưu Trọng Văn

29-6-2021

Hầu hết các tượng đài mang tính cổ động chính trị chưa cấp thiết và quá ít tác dụng thực tiễn cùng giá trị nghệ thuật kém cỏi, lạc hậu, gây bất bình lớn trong nhân dân.

Có cần không một tượng đài?

Diễn Đàn

Trần Tố Nga

25-6-2021

Đọc trên báo Thanh Hóa tin vào quý ba năm 2021, Thanh Hóa sẽ dựng một tượng đài kỷ niệm người miền Nam tập kết trên bến Sầm Sơn những năm 1954, 1955 với kinh phí xây dựng hơn 350 tỷ đồng*, trên 38ha đất, các học sinh miền Nam tập kết những năm đó, đi từ sửng sốt đến bàng hoàng, bức xúc.

Tản mạn buồn về bài học của lịch sử (Phần 2)

Đông Sa

24-6-2021

Tiếp theo phần 1

Chúng tôi giã từ cụm tháp Dương Long khi mặt trời đã sụp nửa xuống đồi tây. Giữa hoàng hôn của đất trời u tịch có mấy hoàng hôn của kiếp người lặng lẽ bước xuôi con dốc nhỏ, lòng man man bùi ngùi nỗi hưng phế phù trầm…

Thể thao và chính trị

Lâm Bình Duy Nhiên

23-6-2021

UEFA, FIFA hay CIO luôn mở miệng bảo “thể thao, phi chính trị” nhưng thực tế, những gì các tổ chức này quyết định đều ít nhiều bị “chính trị” chi phối.

Ăn mày thời hội nhập

Chu Mộng Long

23-6-2021

Một lần, sau giờ hội thảo, tôi và mấy ông bạn Tây bước vào quán cafe. Vừa ngồi xuống đã có một thằng ăn mày bước đến chìa tay xin tiền. Tôi nhanh nhẹn móc túi đưa nó 10 ngàn, mong nó đi nhanh. Nó bỏ 10 ngàn vào túi, không nói một lời cảm ơn. Tưởng nó đi ngay, không ngờ nó lại chìa tay sang ông bạn Tây bên cạnh. Có ba ông thì nó xin đủ ba ông. Tôi vội vàng rút túi đưa luôn 50 ngàn để mấy ông bạn Tây khỏi phiền. Nhưng thằng ăn mày không chịu, vẫn tiếp tục xin. Vậy là mỗi ông Tây phải móc ví cho nó vài đô…

Xã hội nhân danh

Thái Hạo

23-6-2021

Lãnh đạo 2 nước thực hiện nghi lễ cắt băng khánh thành cụm công trình – Ảnh: N.N

Đọc thấy thông tin 300 tỉ đồng đã chi cho “cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen” vừa khánh thành tại Bình Phước mà đau xót.

Con tàu tập kết và tình cảm thật thà

Thái Hạo

22-6-2021

Khi tôi đăng bài “Thanh Hóa xây tượng đài giữa cơn đại dịch”, bên cạnh nhiều ý kiến thể hiện sự phản ứng gay gắt, ý kiến không đồng tình và cả những lời than thở đối với công trình này thì cũng có những người điềm tĩnh nhìn vào tính thẩm mỹ và ý nghĩa nghệ thuật của nó.

Thanh Hóa xây tượng đài giữa cơn đại dịch

Thái Hạo

22-6-2021

Hình ảnh đã bị gỡ bỏ trên Báo Thanh Hóa

Theo thông tin từ Báo Chính Phủ và Báo Thanh Hoá, quý 3 năm nay, tại Sầm Sơn (Thanh Hóa) sẽ khởi công xây dựng công trình có tên “Con tàu tập kết”. Phó thủ tướng Trương Hòa Bình nói: công trình này “mang nhiều ý nghĩa, không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa mà còn giúp giáo dục các thế hệ sau này về truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, ý chí dân tộc. Đặc biệt, công trình còn nhằm tri ân những đóng góp, sự cưu mang của người dân miền Bắc đối với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết”.

Bệnh thô tục của người Việt: Nhà dột từ nóc, đừng mắng cóc chửi trời

Luật Khoa

Y Chan

18-6-2021

Chửi bới tục tĩu không phải là vấn đề riêng của bóng đá hay thể thao. Nó là hệ thống.

Quốc gia không đọc sách (Phần 1)

Thái Hạo

15-6-2021

Không đọc sách là nói hơi quá, đúng hơn là “gần như không đọc sách”.
Một thống kê trên báo tuổi trẻ công bố năm 2019 cho biết, trung bình mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0.8 quyển sách/năm, nghĩa là chưa tới 1 quyển. Đó là tính tất cả, cả sách giáo khoa, giáo trình.

Quyền riêng tư là quyền riêng tư, và cả phẩm giá nữa

Lương Thế Huy

13-6-2021

Các cầu thủ Đan Mạch đang đứng quây quanh người đồng đội Christian Eriksen bị đột quỵ trong trận đấu với Phần Lan ngày 12/6/2021. Ảnh trên mạng

Khi cầu thủ Đan Mạch, Christian Eriksen ngã xuống và đội ngũ y tế cấp cứu trên sân, đồng đội anh đứng xung quanh để tạo thành “lá chắn” trước hết là để bảo vệ quyền riêng tư cho Eriksen trước ống kính máy quay (không ai muốn hình ảnh lúc mình không mong muốn nhất lại bị mọi người nhìn thấy, hay nói cách khác, hầu như chẳng ai đồng ý việc chia sẻ hình ảnh mình bị tai nạn, nên chĩa máy quay vào lúc một người bất tỉnh là không có sự đồng ý của họ).