Những củi lửa khác

FB Trương Duy Nhất

27-5-2018

Ảnh: internet

Là “củi lửa” trên những mặt trận khác, tuần qua.

– Bóng đá:

Bóng đá Việt, vốn dĩ nhiều gươm đao. Nhưng chưa bao giờ, chứng kiến một trận “đá” hung tàn thế. Quan chức liên đoàn bóng đá quốc gia lôi mẹ nhau ra… đ*t! Bản ghi âm 5 phút “đ*t đ*o”, và cú “việt vị” cùng gái trong khách sạn của Phó chủ tịch liên đoàn. Những giây phút “đ*t đ*o” ngẫu hứng, hay miếng đánh tàn độc nhuốc nhơ của các ứng viên trước mỗi kỳ đại hội?

VN: Quốc hội mất nhiều quyền vào tay Chính phủ?

BBC

8-2-2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Quốc hội tháng 4/2016. Ảnh: Getty Images

Dư luận trong nước đang ồn ào về dự án nghĩa trang dành cho cán bộ cấp cao được xây dựng tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

Nguồn kinh phí được lấy từ ngân sách nhà nước dự kiến khoảng 1400 tỷ đồng.

Qua theo dõi thì thấy dường như Quốc hội không hề có bất cứ vai trò nào trong dự án này. Tức là dự án được quyết định hoàn toàn bởi Chính phủ mà không thông qua Quốc hội.

Để Quốc Hội không là ‘Cuốc Hội’

Blog VOA

Trân Văn

17-11-2017

Quốc hội biểu quyết thông qua một dự luật. Ảnh: Hương Giang/ Thanh Tra

Kỳ họp thứ tư (từ 23 tháng 10 đến 24 tháng 11) của Quốc hội khóa 14 sắp kết thúc và nhiều đại biểu của dân ở Quốc hội khóa này cho thấy họ không khác gì lắm so với nhiều đại biểu của dân ở Quốc hội các khóa trước!

***

Theo tường thuật của báo chí Việt Nam, khi cùng các đồng viện thảo luận về dự luật cải sửa Luật Thể dục – Thể thao hiện hành, ông Nguyễn Bắc Việt – Phó Đoàn Đại biểu của tỉnh Ninh Thuận tại Quốc hội, đòi luật mới phải minh định “rèn luyện thân thể” là nhân quyền, không phân biệt đối xử giữa công dân lẫn cán bộ. Ông Việt tỏ ra hết sức bất bình khi dân có thể tham gia thể dục, thể thao nhưng “cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt mà tham gia thể dục, thể thao thì sẽ có ý kiến tại sao không lo làm việc”. Ông Việt yêu cầu nội dung luật mới về thể dục – thể thao phải giúp “cán bộ lãnh đạo yên tâm khi chơi golf, chơi tennis vì đó là ‘quyền’ của họ”.

Thư ngỏ gửi Đại biểu Quốc hội

Nguyễn Đình Cống

29-10-2017

Trước đây nhiều lần tôi gửi thư góp ý cho Quốc hội về một số việc. Có lần ý kiến được đăng trên báo Người Đại biểu Nhân dân, được nhận tiền nhuận bút, còn phần lớn không có phản hồi. Lần này tôi gửi thư ngỏ, hy vọng có một số đại biểu (ĐB), đọc được, ngoài ra để những ai quan tâm có thể bình luận.

Quốc hội (QH) mang danh là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, nhưng thực chất cơ bản là bù nhìn. Những vấn đề lớn của Quốc gia đã được thảo luận và thông qua tại Bộ Chính trị của ĐCS, đem ra QH để bỏ phiếu. Việc như vậy chỉ là hình thức, không những lãng phí công sức, thời gian và tiền của, tạo ra tâm lý coi thường QH, mà còn làm lộ rõ tính chất nô lệ, làm mất lòng tin của nhân dân.

Chế độ trách nhiệm trước cử tri

FB Nguyễn Sĩ Dũng

26-10-2017

Mỗi người một kiểu. Ảnh: internet

Chế độ trách nhiệm trước cử tri là điều kiện tiên quyết để Quốc hội vận hành vì lợi ích của nhân dân.

Khác với chế độ trách nhiệm pháp lý, chế độ trách nhiệm trước cử tri là chế độ trách nhiệm chính trị. Cử tri không phạt tiền và không bỏ tù ai cả. Nhưng cử tri có thể áp đặt chế độ trách nhiệm bằng 2 cách:

Đinh La Thăng chễm chệ trong Quốc Hội: Sự bỡn cợt với công lý

FB Huy Đức

25-10-2017

Ảnh: internet

Vẫn biết, truy cứu trách nhiệm hình sự bất cứ ai cũng phải được tiến hành thận trọng, nhưng sau khi Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình; Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Thắng… đã bị bắt, mà thấy Đinh La Thăng vẫn mũ cao áo dài đường hoàng bước vào phòng họp Quốc hội thì không khỏi có cảm giác như công lý đang bị bỡn cợt. Các bị can, bị cáo trên đây bị đưa vào vòng tố tụng vì liên quan đến các sai phạm ở OceanBank (OJB), một trong hàng loạt vụ phạm pháp xảy ra tại tập đoàn Dầu Khí (PVN) trong thời gian Đinh La Thăng làm Chủ tịch. Bàn tay của Đinh La Thăng “nhúng chàm” ở tất cả mọi vụ việc, nhưng chỉ với những gì được làm rõ ở phiên tòa OJB đã thấy đủ cơ sở để còng tay “kẻ chủ mưu” này.

Làm thế nào để các kỳ họp Quốc hội không hình thức và rút ngắn thời gian?

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-10-2017

Ông Trương Trọng Nghĩa (trái) và ông Phan Văn Sáu. Ảnh: internet

Cáo không mượn oai hổ. Hãy trả lại đúng chức năng cho phòng họp mang tên Diên Hồng.

Hôm nay 23/10/2017 tại Hội trường Diên Hồng đã khai mạc Kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khóa 14 với gần 500 đại biểu, và kéo dài trong suốt 26 ngày.

Những con số lớn về người, lớn về thời gian, và đương nhiên sẽ lớn về chi phí. Nhưng hiệu quả thì rất nhỏ như mọi người đã biết ngay từ khi còn chưa khai mạc.

Cử tri Đồng Nai đòi bãi nhiệm đại biểu quốc hội

BBC

8-10-2017

Dù đã bị kết luận là vi phạm Luật tham nhũng nhưng bà Phan Thị Mỹ Thanh vẫn là trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ.

Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, bà Phan Thị Mỹ Thanh, đang phải đối mặt với sức ép từ cử tri, khi nhiều người lên tiếng đòi bãi nhiệm tư cách đại biểu của bà, theo báo Tuổi Trẻ.

Trước đó Ủy ban Kiểm tra trung ương đã kết luận bà Thanh đã vi phạm Luật phòng chống tham nhũng và các quy định đảng viên không được làm.

Họ đã “lẻn” vào Quốc hội?

FB Nguyễn Tiến Tường

6-10-2017

Bà Châu Thị Thu Nga. Ảnh: Báo PLTP.

“Chúng tôi tin Châu Thị Thu Nga vì danh Đại biểu Quốc hội”- một câu nói gói gọn vụ lừa đảo 384 tỷ đồng liên quan đến bà nghị Nga.

Không tin thế nào được khi chưa đầy 500 con người đại diện cho hơn 90 triệu con người để lập pháp, để duy trì mạch sống cho một quốc gia. Đó là những người đương nhiên phải có năng lực cao hơn thường dân và có tâm huyết vì đất nước hơn người dân.

BOT và Quốc hội

FB Nguyễn Huy Cường

25-7-2017

Ảnh: Internet

Có thể nói, nhiệm kỳ hiện tại của QH mới được một nửa thời gian, nhưng đã đi qua rất nhiều sự kiện, biến cố cho thấy có gì đó bất ổn của cái “Quy trình” bầu cử đang vận hành.

Những đại biểu như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Châu Thị Nga, Nguyễn Đức Kiên v.v… và hàng chục người khác đang minh chứng rõ điều này.

Xã luận: Đồng Tâm, dân chủ và những ông bà nghị

Luật khoa Tạp chí

Vi Yên

26-7-2017

Các đại biểu Quốc hội được cử tri Đồng Tâm bầu ra. Ảnh: Tổng hợp.

Quan sát vụ việc ở Đồng Tâm, có lẽ không ít người cảm thấy lạ kỳ khi chẳng thấy đâu bóng dáng của những ông bà nghị. Rốt cuộc thì, những người mà dân Đồng Tâm đã bầu lên từ đợt bầu cử năm ngoái, họ đã ở đâu và đã làm gì trong suốt ba tháng vừa qua?

Vì sao cấm báo dự họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội?

Phạm Trần

14-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong khi đảng và nhà nước liên tục tuyên truyền các phóng viên báo chí ở Việt Nam được pháp luật bảo vệ để tác nghiệp tự do thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hành động ngược lại để xác nhận báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) kết luận tình hình tự do ngôn luận của người dân càng ngày càng tồi tệ.

Báo cáo năm 2016 của RSF xếp Việt Nam đứng hàng thứ 175/180 nước trên thế giới cũng cho thấy Việt Nam chỉ đứng trên Trung Quốc, Syria, Turkmenistan, Bắc Triều Tiên, và Eritrea.

UBTV Quốc hội Việt Nam không thể là hội kín

FB Trần Đăng Tuấn

12-7-2017

Quốc hội VN không thể là hội kín. Ảnh minh họa. Nguồn VOV

Tôi là người đưa ra đề xuất lập kênh Truyền hình Quốc hội trong hệ thống kênh của VTV, và tôi biết có nhiều gian nan nên phải nhiều năm sau và do đơn vị khác xin mở thì kênh này mới được xuất hiện ở VOV (Gần đây, sắp xếp giá sách, tôi tình cờ thấy lại bản sao văn bản cá nhân tôi gửi về việc xây dựng kênh này. Văn bản có bút phê của CTQH khi đó (TBT hiện nay) chỉ đạo Văn phòng QH làm việc về nội dung đề xuất).

Khi đó tôi nghĩ rằng cần có một kênh để đủ thời lượng tường thuật hàng ngày mọi hoạt động lớn nhỏ không chỉ của toàn Quốc hội, mà của từng uỷ ban. Để người dân chứng kiến, để khuôn mặt Quốc hội và từng nghị sỹ thật rõ ràng, cụ thể, chứ không là khái niệm trừu tượng trong mắt người dân.

Ấn tượng Nguyễn Thị Kim Ngân

Đỗ Thành Nhân

21-6-2017

Hồi học phổ thông trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, tôi ấn tượng bởi hình ảnh chị Út Tịch “trèo lên ngọn dừa cao đái xuống”. Cô giáo dạy văn phân tích chị Út Tịch là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Những thằng học trò nghịch ngợm đến mấy cũng không thể nào hình dung nổi cảnh chị ấy từ trên ngọn dừa cao đái xuống như thế nào? Thậm chí có đứa muốn bắt chước chị Út Tịch để lấy tiếng; nhưng nó mới trèo lên ngọn dừa tuột quần ra, loay hoay thế nào bị mất thế rớt xuống, may mà còn tay kia chụp được tàu dừa, nếu không thì tiêu đời rồi.

Ấn tượng tuổi học trò, tưởng rằng sẽ trôi qua dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ngày ấy. Nhưng mấy năm gần đây, một người phụ nữ miền Nam cũng đã tạo ra sự ấn tượng mạnh không kém như hình ảnh chị Út Tịch “trèo lên ngọn dừa cao đái xuống” năm nào, đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đương nhiệm Chủ tịch Quốc hội.

Do ai khiến dân bất an?

Paulus Lê Sơn

9-6-2017

Đại biểu Đặng Thuần Phong. Ảnh: Võ Hải

Sáng 09.6.2017, trong thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong đã nêu ra 6 nội dung cần quan tâm trong đó có những việc mà ông gọi là “nỗi bất an của người Việt Nam”. Một tiếng nói lẻ loi tại nghị trường nói đúng thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay. Điều đó rất đáng hoan nghênh trong tư duy của những người suy nghĩ về đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề lớn ở đây là giải pháp làm sao thì chưa làm được và nguyên nhân do ai gây ra thì thật sự vẫn chưa thẳng thắng chỉ tên. Theo dòng lịch sử của Quốc hội đã không ít nghị viên trước đây cũng có nhiều người nói. Nhưng nói xong, chẳng thấy thay đổi bất cứ điều gì. Từ suy nghĩ trăn trở cho hiện tình đất nước biến thành tinh thần hành động dứt khoát thì còn là một hố sâu ngăn cách.

LUẬT DU LỊCH & THẤT BẠI CỦA THỦ TƯỚNG

HUY ĐỨC

1-6-2017

Du khách quốc tế đến thăm Việt Nam. Nguồn: Báo Công Thương.

Dự luật Du Lịch do Bộ Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch (VHTT & DL) soạn thảo và sắp được Quốc Hội thông qua cho thấy chủ trương có ý nghĩa nhất mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra kể từ đầu nhiệm kỳ, “gỡ bỏ các rào cản kinh doanh”, đã thất bại. Nếu Thủ tướng chỉ đánh trống bỏ dùi, để cho các bộ qua mặt, tiếp tục củng cố các điều kiện kinh doanh (ĐKKD) như thế này thì chính phủ của ông sẽ không có gì mới, nó không những không thể nào đóng vai trò “kiến tạo” mà còn tiếp tục kềm hãm người dân thực hiện quyền tự do kinh doanh.

Không những không giảm được thủ tục nào, Dự Luật Du Lịch còn đưa lữ hành nội địa thành ngành kinh doanh có điều kiện. bắt buộc DN phải ký quỹ tại ngân hàng – một bước lùi so với Luật 2005. Quy định này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp (vốn bị chôn trong ngân hàng – chưa rõ ai được hưởng lợi về lãi suất) mà còn cho thấy Bộ không hiểu gì về vai trò của mình, sử dụng một công cụ hành chính can thiệp vào một quan hệ dân sự (tour là hợp đồng dân sự – nếu có vấn đề về dịch vụ: thì có thể kiện; tòa phân xử chứ không phải cơ quan hành chính).