Nên dành 5% ghế Quốc hội cho ứng viên độc lập

Ngô Ngọc Trai

1-3-2020

Đang có đề xuất tổ chức Quốc hội dành 5% ghế cho các chuyên gia, nhà khoa học và nhà quản lý đã đến tuổi hưu nhưng vẫn còn đủ khả năng công tác làm Đại biểu QH.

Nỗi buồn quyết sách và nhu cầu lưỡng viện

Nguyễn Ngọc Chu

18-12-2019

1. Kỳ họp thứ 7 Quốc Hội (QH) khóa 14 diễn ra từ 20/5 -14/6/2019 (26 ngày). Thông báo làm việc chính thức là 20 ngày. Kỳ họp thứ 8 diễn ra từ 22/10 – 27/11/2019 (37 ngày). Thông báo làm việc chính thức là 28 ngày. Như vậy trong năm 2019, QH khóa 14 họp tổng thể kéo dài 63 ngày với 48 ngày làm việc chính thức.

Nếu giả thiết mỗi ngày QH họp chính thức mất 1 tỷ đồng (2 triệu đồng/ĐBQH), thì chỉ riêng cho 2 kỳ họp 7 và 8, năm 2019 QH khóa 14 đã tiêu mất 48 tỷ đồng.

2. Những quyết sách nào đã được QH khóa 14 thông qua trong năm 2019 tại 2 kỳ họp 7 và 8? Theo Vnexpress ngày 18/12/2019 thì các quyết sách đó là:

– Đã uống rượu bia thì không lái xe;

– Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa;

– Nâng tuổi nghỉ hưu;

– Miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển;

– Ba hình thức kỷ luật cán bộ về hưu bị phát hiện vi phạm;

– Giao Chính phủ chọn nhà đầu tư sân bay Long Thành;

– Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị.

3. Nhớ lại tích Bàng Thống bị bổ nhiệm chức tri huyện ở một huyện nhỏ Lỗi Dương.

Thống đến Lỗi Dương ba tháng “uống rượu say khướt suốt ngày, bao việc xếp cả vào một xó”. Lưu Bị nghe tin phái Trương Phi đến thanh tra, hỏi tội.

Phi đến Thống không ra đón. Phi triệu Thống đến. Bấy giò Thống mới ra, áo mũ xốc xếch, bước chân nghiêng ngả, miệng sặc mùi rượu.

Phi nói: “Ngươi đến huyện 3 tháng, chỉ rượu chè, bỏ bê công việc”. Thống bảo: “Cái thứ huyện nhỏ này được mấy nỗi công việc, có gì mà coi xét”! Rồi lệnh sai nha đem hết công việc 3 tháng ra. Thống miệng nói, tai nghe, mắt đọc, tay phê, chưa đầy nửa buổi đã hết việc. Thống quẳng bút mà nói: “Bỏ bê việc gì nào”?

4. Soi xét lại quyết sách của QH trong năm 2019 thì không nhìn thấy quyết sách nào ở tầm quốc sách – làm đổi đời người dân và nâng tầm vị thế đất nước. Ngược lại có những quyết sách như ‘Miễn thị thực cho người nước ngoà vào khu kinh tế ven biểni’ đang làm cho người dân lo lắng.

7 quyết sách đã liệt kê ra ở trên, những người như Bàng Thống, hay ông Donald Trump có lẽ cũng chỉ bút phê trong nửa buổi!

5. Nêu ra những điều trên để mong QH trong năm tới phải cách mạng lề lối làm việc – sao cho thực sự hiệu quả, thực sự trí truệ, thực sự quyền lực. QH phải quyết những sách lược xứng tầm QH. Xứng với chi phí mà nhân dân đã bỏ ra để duy trì QH.

Những điều gì Đảng đã quyết rồi thì thôi. Không họp hình thức mất thời gian và tốn phí. QH chỉ quyết những điều Đảng không quyết, không thể quyết.

Nếu QH thấy trùng lặp, hay không còn gì để quyết, thì nên nghĩ đến hình thức lưỡng viện.

Đó cũng là một gợi ý cho giải pháp quá độ.

Đặc khu không mang tên đặc khu dành cho người Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

26-11-2019

1. Chiều ngày 25/11/2019 trong khi hàng triệu người hâm mộ bóng đá Việt Nam đang dán mắt vào màn hình TV, say sưa với những bàn thắng của các tuyển thủ Việt Nam ghi vào lưới thủ môn Brunei, thì trong phòng lạnh Diên Hồng 404 trên tổng số 446 ĐBQH đã bỏ phiếu thông qua Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài tới các khu kinh tế đặc biệt trên biển.

Quốc Hội: Còn bao nhiêu bằng giả chưa bị lộ?

Chu Mộng Long

23-11-2019

Đại biểu Quốc hội cho biết, càng ngày càng lộ ra nhiều đồng chí sử dụng bằng giả, trong đó có cán bộ cao cấp. Cần phải kiểm tra toàn diện bằng cấp của công chức, viên chức. Còn bao nhiêu đồng chí chưa bị lộ?

Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng: Cần xóa bỏ cơ chế đảng cử dân bầu

Nguyễn Ngọc Chu

10-11-2019

Ảnh: TTXVN

1. Đất Đà Nẵng – Quảng Nam đã sinh ra bao nhiêu anh hùng hào kiệt cho Đất Nước từ thế kỷ này qua thế kỷ khác. Khí phách người Đà Nẵng – Quảng Nam vang danh đời nối đời. Quật cường sáng lòa không chỉ khi chống giặc ngoại xâm mà trong những thời khắc “trở dạ” của Đất Nước.

Ngày 26/6/2019 trong phiên tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng (QH khóa XIV), các cử tri Đà Nẵng đã kiến nghị yêu cầu một loạt các bộ trưởng phải từ chức.

Quốc hội

Nguyễn Tiến Tường

1-11-2019

Ông Nguyễn Sinh Hùng, cựu Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Ảnh: internet

Có người đặt tôi viết về Quốc hội, tôi cảm thấy mịt mùng. Tôi viết quá nhiều về QH, ngọt lạt đều có, chân thành xây dựng cũng có mà gay gắt chỉ trích cũng có. Nhưng trong suy nghĩ của tôi cũng như đa phần nhân dân tiến bộ, một khi còn thể chế “trăm sông về với đảng”, QH vĩnh viễn không thể là QH!

QH ta kỳ lạ! Đảng cử dựa trên cơ cấu đại biểu ban nghành, địa phương, tổ chức chính trị. Đa mang nên phải đèo bồng, họ không có kỹ năng lập pháp. Thậm chí nhiều vị không hiểu biết pháp luật. Nhiều thể chế tây phương, muốn vào thượng hạ viện, phải học đại học luật. Muốn học đại học luật, thậm chí phải có một bằng đại học khác.

Quyết Tâm khóc lóc

Dương Quốc Chính

25-10-2019

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm. Ảnh: QH

Mấy hôm nay người ta chửi bà Quyết Tâm quá, vì đã khóc ở Quốc hội. Mình thì không đánh giá hành vi khóc lóc này, vì dù sao chị ấy cũng là đàn bà, vụ này làm mình nhớ chị Lê Bình VTV! Vấn đề ở đây là suy nghĩ của chị ấy lệch lạc, thiếu hiểu biết. Nhưng cách suy nghĩ của chị Tâm không đơn độc, đa số người bình chọn cũng nghĩ giống chị ấy. Nếu đây không phải do báo TT cài cắm thì nó thể hiện phần nào về dân trí.

Người của đoàn Quốc hội bỏ trốn: Nói thẳng cho hết nhẽ

Trần Quang Vũ

27-9-2019

Vào lúc ĐCS VN đang làm nhân sự cho ĐH13 và có những đồn đoán bà Ngân sẽ ở chức vụ cao hơn thì, đùng một phát, các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đồng loạt đưa tin về Đoàn QH do bà Ngân đứng đầu đến 162 người sang thăm Hàn và hội đàm và có 9 người bỏ trốn, xâm phạm Luật pháp Hàn Quốc. Mà bỏ trốn gần năn nay, VN không có động thái công khai ngoại giao và quôc nội.

Chuyên cơ hay tầu chợ?

Mai Bá Kiếm

25-9-2019

Ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký kiêm người phát ngôn của Quốc hội, trả lời Tuổi Trẻ: “9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc chỉ đi nhờ máy bay chở chủ tịch Quốc hội”.

Làm thế nào để có một Quốc hội mạnh?

Nguyễn Ngọc Chu

15-9-2019

1. Đề xuất của Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định (Lao Động 10/9/2019) về nâng độ tuổi thanh niên lên 35 hay 40 thêm một lần khẳng định hàm lượng trí tuệ của các “nghị sĩ” đang ở mức báo động tai họa.

Bữa ăn sáng của ông đại biểu Quốc hội

Võ Xuân Sơn

15-6-2019

Có ông đại biểu Quốc hội đề xuất thu “phí chia tay” trị giá 3-5 USD khi ai đó xuất cảnh. Đến lúc dư luận phản ứng mạnh, ông chống chế rằng, đó chỉ đáng giá một bữa ăn sáng.

Tôi thử làm phép tính. GDP đầu người của Việt nam năm 2018 là 2.306 USD. Như vậy, trung bình, mỗi người dân Việt nam, nếu ăn sáng theo chuẩn của ông đại biểu Quốc hội kia, thì sau khi ăn sáng, còn dư được 481 USD. Và, nếu mỗi bữa ăn trưa cũng tương tự như bữa ăn sáng, thì họ sẽ có thêm 96 ngày có ăn trưa. Có nghĩa là, mỗi năm, họ có 269 ngày chỉ ăn mỗi bữa sáng.

Bế mạc Quốc hội: Phóng viên báo chí bức xúc vì bị coi thường

Chất Lượng Sống

14-6-2019

Chiều nay 14/6, kỳ họp thứ 7, khó XIV chính thức bế mạc. Nhiều phóng viên vô cùng bức xúc vì cách thức, thái độ và chất lượng phục vụ báo chí của Quốc hội kỳ này (kỳ họp thứ 7, khóa XIV).

Quốc hội và rượu bia: Ngứa một nơi gãi một chốn

Nguyễn Ngọc Chu

9-6-2019

Vấn đề rượu bia sẽ còn lơ mơ say trong Quốc Hội. Nhưng với dân thì rõ. Dân cần một Quốc Hội mới – thực sự là của dân trong nhiệm kỳ tới. Rất khó nhưng không phải không thể. Chí ít thì cũng khá hơn Quốc Hội hiện hành.

Người Việt tiếp tục giết người Việt

Tạ Duy Anh

4-6-2019

Chính quyền vừa tổ chức rầm rộ ngày sinh lần thứ 130 cụ Nguyễn Văn Tố, với sự có mặt của đủ loại văn võ bá quan, cả đương chức và về hưu. Theo bài diễn văn bà Nguyễn Thị Kim Ngân đọc, thì cụ Tố được bầu làm Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chức tương đương với chủ tịch Quốc hội của bà Ngân hiện nay.

Đừng đắm chìm vào rượu bia!

Nguyễn Ngọc Chu

27-5-2019

Bà Võ Thị Dung. Ảnh: internet

Sao lại là phụ nữ mà không phải là đàn ông?

Hôm nay, ngày 27/5/2019, báo Công an thành phố Hồ Chí Minh đăng lại lời phát biểu của Đại biểu Quốc hội Võ Thị Dung tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa 13 ngày 28/3/2016 về “7 điều lo, 3 điều ước”.

Bao giờ Việt Nam giải tán Chính phủ và giải tán Quốc hội?

Nguyễn Ngọc Chu

22-5-2019

Các thành viên Chính phủ và các Đại biểu Quốc hội Việt Nam nghĩ gì khi đọc bài phát biểu nhận chức của tổng thống Ukraina Zelenski?

Thêm một lần khẳng định, rằng lựa chọn của đa số cử tri mới là phương thức duy nhất để chọn ra một lãnh đạo tài năng, chứ không phải là quy hoạch cán bộ của một nhóm người.

Tiếng nói cai trị tung hoành ở Quốc hội

VNTB

Nguyễn Đình Ấm

21-11-2018

Đã đành, quốc hội cũng là một tổ chức của đảng CS được hình thành có chức năng hợp pháp hóa ý chí của cấp trên nhằm làm cho dân chúng, quốc tế cảm thấy có sự dân chủ. Thế nhưng, trên nghị trường nhiều “đại biểu” đã không cưỡng nổi một thứ “quán tính tư tưởng” phơi bày bản chất cai trị của nhà cầm quyền, nơi được gọi là “đại diện cho nhân dân”. Họ tỏ ra khó chịu, chận họng, áp chế những tiếng nói lẻ loi phản ánh chút tâm tư của người dân trước thực tại xã hội và bênh vực quan chức, nhà cầm quyền ra mặt.

Âm thanh hổ lốn của trại súc vật

Lò Văn Củi

12-11-2018

Anh Năm Ba gác bức xúc:

– Thiệt tình, ở cái xứ này không chửi rủa không được. Chửi riết cũng mệt rồi. ‘Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng’, càng ngày càng có nhiều chuyện quái đản xảy ra.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam thực chất là cán bộ hành pháp, không đại diện cho dân theo nghĩa nghị sĩ

FB Trần Đình Thu

11-11-2018

Vụ lùm xùm đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tôi không đứng về phía ông Nhưỡng cũng như phía bên kia. Cũng như mọi vụ tương tự tôi không coi một đại biểu quốc hội đang nói tiếng nói của nhân dân theo nghĩa một nghị sĩ. Tôi coi họ là cán bộ hành pháp.

Quốc hội Việt Nam thật ra bản chất là một cơ quan thuộc hành pháp, là một “chính phủ mở rộng”. Việt Nam không có cơ quan lập pháp đúng nghĩa. Các văn bản luật được soạn thảo bởi các bộ ngành liên quan, bộ nào biên soạn của bộ đó, thí dụ Bộ lao động thương binh xã hội biên soạn Luật phòng chống mại dâm, Bộ công an biên soạn Luật an ninh mạng… Sau đó trình ra quốc hội thì cũng chính những cán bộ đang nằm trong hành pháp kiêm nhiệm đại biểu thảo luận và bấm nút.

Họp Quốc hội

FB Đỗ Duy Ngọc

8-11-2018

Mỗi buổi họp quốc hội nghe tin vỉa hè tốn tiền tỷ. Mỗi kỳ họp đương nhiên tốn nhiều tỷ. Tiền máy bay, tiền ăn, tiền ở, tiền xe cộ đi lại, tiền hoa hoét sắc màu v.v… Túm lại là rất tốn. Mà toàn là tiền thuế của dân.

Tâm sự với anh Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam

Hoàng Tự Minh

8-11-2018

Thưa anh Lưu bình Nhưỡng,

Ts Luật học, ĐBQH, phó ban và thành viên ủy ban QH

Tôi là Hoàng tự Minh, công dân chưa có mã số định danh, thường dân, không tham gia mạng xã hội, có mạng gia đình để thỉnh thoảng mở mang thời sự nên không thuộc về lớp tiên phong trong thế hệ 4.0. Tôi còn rất mơ hồ về cái gọi là 4.0, nên có nhiều lần tự hỏi là một đất nước ngập ngụa tràn lan rác, khí thải, phố phường lụt lội, rừng tàn núi lở… phải chăng đó là bốn không?

Đại biểu của đảng và đại diện cho dân

FB Tâm Chánh

7-11-2018

Ai có thẩm quyền phân định nội dung phát ngôn của đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng đúng hay sai, lợi hay hại?

Có cần chi cả ngàn tỉ/năm để… nuôi ‘Quốc hội’?

Blog VOA

Trân Văn

6-11-2018

Về lý thuyết, Quốc hội là cơ quan đại diện cho “nguyện vọng và ý chí” của 95 triệu người Việt, thay mặt họ quyết định tất cả những vấn đề liên quan tới vận mệnh quốc gia, tương lai dân tộc: Lập hiến. Lập pháp. Xác lập chính sách cả về đối nội (Qui định cách thức tổ chức – hoạt động của Nhà nước, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, bỏ phiếu lựa chọn và bãi nhiệm những cá nhân đứng đầu Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát,… Chỉ Quốc hội mới có quyền thành lập, tách – nhập hay xóa bỏ các cơ quan công quyền, các đơn vị hành chính. Chỉ Quốc hội mới có quyền đặt định mục tiêu, phê duyệt các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Tăng – giảm thuế. Thu – chi – sử dụng ngân sách,… Quốc hội cũng là cơ quan giám sát hoạt động của Nhà nước, Chính phủ, đưa ra các khuyến cáo, yêu cầu điều chỉnh hoạt động), lẫn về đối ngoại (Phê chuẩn các công ước, hiệp định. Quyết định chính sách đối ngoại. Tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên bình diện quốc gia. Tuyên chiến) (1).

Ngồi giữa Diên Hồng, đừng mặc nhầm áo

FB Nguyễn Tiến Tường

6-11-2018

Tình thật với Quốc Hội, tôi thoảng biết vừa có một cán bộ nhận được quà từ nhân dân. Cũng rau trái vườn nhà, quà quê lấy thảo. Tôi xúc động. Bởi vì giữa buổi thời nhiễu nhương này, vẫn le lói đâu đó tình quan-dân vô tư lý tưởng. Dân họ tặng vì đã nói hộ lòng họ, có vậy thôi, không xin xỏ chạy chọt.

Con nợ của luật pháp

Hoàng Tự Minh

4-11-2018

Chiều 30-10-2018 Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam không công nhận đứa con mình đẻ ra, luật Ngân Hàng 2010, Quốc Hội khóa 12 thông qua ngày 16-6-2010, chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã ký. Căn cứ luật này TT Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành nghị định 96- 17/10/2014 nhằm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, gửi đi khắp các cơ quan đoàn thể, có cả ban bí thư Trung ương đảng, đương nhiên có Văn phòng Quốc Hội. 

Bộ trưởng Văn Hóa mù mờ về văn hóa

Lê Thiếu Nhơn

3-11-2018

Mỗi năm ngân sách đã chi bao nhiêu nghìn tỷ đồng cho các công trình văn hóa và các dự án văn hóa, nhưng giá trị cũ cứ lụi tàn mà giá trị mới chưa xuất hiện. Nhiều năm qua, những hoạt động văn hoá chỉ chạy theo bề nổi khoa trương và ồn ào. Nào là sân khấu lễ hội rình rang, nào là xây dựng tượng đài tốn kém, nào là phong tặng danh hiệu bát nháo… Ngay cả phong trào Gia đình Văn hoá và Khu phố Văn hoá cũng triển khai rầm rộ nhưng không đi sâu vào thực chất nâng cao phẩm vị văn hóa cho mỗi người, mỗi nhà. Lẽ ra, văn hóa phải chống lại căn bệnh hình thức, thì văn hoá lại chìm nổi theo căn bệnh hình thức.

Con tàu vận hành quyền lực

FB Luân Lê

14-7-2018

Ông Thủ tướng nói về việc tham khảo ý kiến nhân dân và các nhà khoa học về dự thảo luật đặc khu. Điều đó có nghĩa là từ trước khi xây dựng dự thảo cho đến khi được đưa ra Quốc hội thảo luận vào tháng 6/0218 vừa qua thì dự thảo này không được tham khảo ý kiến từ nhân dân cũng như các chuyên gia. Và vì thế mà nó mới gặp phải phản ứng dữ dội và quyết liệt đến thế từ nhân dân trên cả nước khi hay tin Quốc hội sẽ bấm nút thông qua một dự luật đặc biệt quan trọng đến an ninh quốc gia.

Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách

Thất phu

12-7-2018

Bài của Thất phu – Một nhóm của con cháu Lạc Hồng. Xin được gửi tới những ai là con cháu Lạc Hồng

Gửi quý vị Đại biểu Quốc hội

Luật Các Đặc Khu: Sai Phạm Và Giải Pháp (Phần 2)

Đỗ Kim Thêm

4-7-2018

Tiếp theo phần 1

Kỹ năng lập pháp của Quốc hội

Hình thức

Dự luật gồm 6 Chương, 88 Điều khoản và 4 Phụ lục; với nội dung quy định cơ cấu tổ chức, điều hành, các điều kiện ưu đãi, thủ tục tiến hành đầu tư kinh doanh ở ba Đặc Khu Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Luật Các Đặc Khu: Sai Phạm Và Giải Pháp (Phần 1)

Đỗ Kim Thêm

4-7-2018

Bối cảnh

Ngày 10 tháng Sáu năm 2018 là khởi điểm cho một trang sử đấu tranh của toàn dân tộc. Lần đầu tiên, kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, dân chúng cả nước đã đồng loạt xuống đường biểu tình để phản đối việc Quốc hội thông qua dự luật An ninh Mạng và Các Đặc khu. Có nhiều lý giải về các tác hại của hai dự luật này, mà lời tuyên bố của Bà Nguyễn Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội: “Bộ Chính trị đã quyết rồi. Bây giờ Quốc Hội phải bàn để ra luật”.