Dân biểu của quý vị là ai và đã hứa những gì?

Blog VOA

Nguyễn Hùng

3-7-2018

Dân biểu Anh và hiện cũng là bộ trưởng ngoại giao, Boris Johnson, vừa phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì một lời hứa mà ông đưa ra trước cử tri ở vùng tây London nhưng lại đang có vẻ ngãng ra.

Tiếp xúc cử tri

Nguyễn Đình Cống

20-6-2018

Mấy hôm nay, sau khi kết thúc kỳ họp quốc hội, các đại biểu tỏa ra 4 phương tiếp xúc cử tri. Đây là dịp để cho những đại biểu hùng hồn chứng minh sự sáng suốt của lãnh đạo, sự tận tụy và một lòng vì dân của cán bộ các ngành, là dịp tốt để cho một số người công khai ca ngợi Đảng và Quốc hội. Họ làm thế với mong ước lấy lại được lòng tin của đại đa số nhân dân.

Thư gởi các đại biểu Quốc hội: Cúi đầu bấm nút, rồi cúi đầu quỳ gối!

Lê Hữu Khóa

19-6-2018

Các đại biểu Quốc hội VN trong số 496 đại biểu QH khóa 14. Ảnh: VNE

Thưa các vị đại biểu Quốc Hội,

Sau gần một nửa thế kỷ thường xuyên được yêu cầu tư vấn cho các dân biểu và các thượng nghị sĩ tại các nghị trường được lập hiến bảo đảm, thuộc các đảng phái khác nhau trong sinh hoạt dân chủ và đa nguyên tại Âu châu, thì trong tháng 6 năm 2018 tôi rất ngạc nhiên về tuyên bố của bà chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân: “Về Đặc khu… Bộ chính trị đã quyết rồi. Bây giờ Quốc Hội phải bàn để ra luật…”.

Cơn mửa

Phạm Đình Trọng

17-6-2018

Nghe bà chủ tịch quốc hội cộng sản lớn giọng phát động chiến dịch vu cáo người dân: “quốc hội lên án việc kích động gây mất trật tự”. Đọc những dòng chữ trên hàng trăm tờ báo lớn nhỏ của hệ thống tuyên giáo nhà nước cộng sản vu cáo người dân, nào là “tụ tập đông người gây rối”, nào là “bị kẻ xấu kích động”, một cảm giác ghê tởm và căm phẫn dâng lên làm tôi như nghẹn thở.

Chủ tịch Quốc hội có tôn trọng lời tuyên thệ?

Đỗ Thành Nhân

16-6-2018

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc hội tháng 4/2016

Lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội. Và cũng lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội tuyên thệ nhậm chức.

Bênh thượng tướng Võ Trọng Việt

FB Nguyễn Minh Thuyết

14-6-2018

Mấy hôm nay, dân mạng cười nghiêng ngả về sáng kiến của Thượng tướng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, cơ quan thẩm tra dự thảo Luật An ninh mạng, đổi tên “facebook” thành “phê-tê-bốc” và buộc Gu-gồ cùng Phê-tê-bốc “kéo đám mây điện tử từ nước ngoài về Việt Nam”.

Tôi xin làm chuyện tưởng như ngược đời là bênh vực Tướng Việt một chút cho công bằng. Có thể Tướng Việt chưa từng sử dụng Interrnet hoặc ít nhất mắt ông cũng chưa từng ngó đến facebook bao giờ. Nhưng lỗi của ông chỉ là phát âm facebook thành phê-tê-bốc thôi.

Cập nhật kết quả công khai phiếu bầu Luật an ninh mạng

FB Đinh Thảo

14-6-2018

Với nỗ lực của các cử tri và báo chí, đến nay chúng ta tạm thời có thể xác nhận được 8 trên 15 ĐBQH không tán thành, 1 trên 28 ĐBQH không biểu quyết luật An ninh mạng, bao gồm:

KHÔNG TÁN THÀNH:

1. Ông Dương Trung Quốc (Đoàn đại biểu Đồng Nai)

Trả lời báo chí, ông nhận là một trong 15 ĐBQH ấn nút không tán thành luật An ninh mạng trong phiên họp Quốc hội ngày 12/6. Ông cho biết thêm: “Với bất cứ nội dung gì dù nhạy cảm hay không, nếu báo chí và cử tri hỏi, tôi luôn sẵn sàng công khai quyết định của mình trên nghị trường.”

Ngu dốt và quyền lực

Lý Trần

13-6-2018

Bản thân nghèo đói và ngu dốt không phải là tội ác, nhưng khi quyền lực được trao cho nghèo đói và ngu dốt sẽ sinh ra tội ác, ai đó đã nói.

Không thể tưởng tượng nổi

FB Luân Lê

12-6-2018

Ông Võ Trọng Việt. Ảnh: internet

Một đại biểu quốc hội là Chủ nhiệm uỷ ban quốc phòng và an ninh đứng trước Quốc hội mà còn dõng dạc nói rằng, khi luật an ninh mạng có hiệu lực thì chúng ta có thể yêu cầu doanh nghiệp này dịch chuyển điện toán đám mây ảo về nước ta để kiểm soát dữ liệu là hoàn toàn khả thi.

Vậy mà ông ta cũng có thể là đại biểu quốc hội, chủ nhiệm uỷ ban quốc phòng và an ninh, trong khi ông ta không hề có bất cứ chút hiểu biết nào về khoa học và công nghệ. Cũng vì thế mà không thể nào hiểu về việc lập pháp đối với đối tượng này. Thế nhưng ông ta cứ cầm giấy đọc như là một người cần mẫn và rất am tường về công việc vậy.

Luật Biểu tình

FB Trần Đăng Tuấn

11-6-2018

Bà Nguyễn Thúy Hạnh và ông Huỳnh Ngọc Chênh cùng một số nhà hoạt động Hà Nội biểu tình hôm 10/6. Ảnh: internet

1- Sẽ tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho người dân:

– Thực hiện quyền hiến định là được tham gia biểu tình như một trong các hình thức biểu lộ quan điểm của mình trước một vấn đề của đời sống đất nước.

– Nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn, bảo vệ của các cơ quan nhà nước để việc tham gia biểu tình không gây trở ngại cho các hoạt động khác của xã hội và an toàn với người tham gia.

– Được quyền yêu cầu từ các cơ quan nhà nước bảo vệ khỏi các hành vi lợi dụng, khiêu khích, xuyên tạc tiêu chí, mục đích của cuộc biểu tình, làm mất uy tín, danh dự, sự an toàn của người biểu tình, xuyên tạc tính chất của cuộc biểu tình.

Công khai hóa phiếu bầu của các Đại biểu quốc hội

Luật Khoa

12-6-2018

Hôm nay, Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua, Luật Khoa chính thức công bố một dự án mới – “Bảo tàng Việt Nam Online” – nhằm lưu giữ thông tin về các sự kiện có ý nghĩa lịch sử, gìn giữ cho các thế hệ sau tra cứu lại.

Sự kiện lịch sử đầu tiên mà chúng tôi tiến hành thu thập thông tin và lưu trữ là việc Quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, sáng ngày 12/6/2018.

Đây là đạo luật có tác động mạnh mẽ và toàn diện đến toàn bộ xã hội, chúng tôi cho rằng đây là một trong những cột mốc lịch sử quan trọng nhất của Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây.

496

FB Nguyễn Tiến Tường

11-6-2018

Tôi sẽ nhớ, hoặc lưu lại danh sách 496 đại biểu Quốc Hội khóa XIV lần này bằng thái độ của một người viết trung dung, ghi lại một thời đoạn buồn bã của đất nước, dân tộc.

Chưa bao giờ, người dân lại chứng kiến một khóa QH nặng nề như hiện tại. Thuế khóa, giao thông, giáo dục, y tế… đè nặng lên cuộc sống người dân. Những tư duy áp đặt một chiều đã khiến dân tình bức xúc. Ra đến nghị trường, sự bức xúc ấy không những không được giải tỏa mà còn khuếch đại thêm.

Quốc hội hãy biểu quyết Luật an ninh mạng bằng “Tư duy 4.0”

FB Huy Đức

9-6-2018

Tuy ảnh hưởng của Dự luật An Ninh Mạng lên sự phát triển của đất nước có thể còn sâu sắc hơn Dự luật Đặc khu. Khả năng rất cao là nó vẫn được đưa ra bỏ phiếu trong ngày 12-6-2018. Nhưng vì nó quá chuyên ngành và mối đe doạ không dễ tạo ra “nhận thức chung” như đất đai, lãnh thổ. Nên Dự luật này đã không nhận được sự phản ứng đông đảo và không được các tổ chức có ảnh hưởng chính trị lớn như Hội Cựu Chiến binh lên tiếng.

Đặc biệt, nhiều nỗ lực góp ý cho Dự luật một cách xây dựng trên báo chí chính thống đều gần như bị dập tắt. Một số chuyên gia, nhà báo phải chịu đựng rất nhiều áp lực, kể cả người viết bài này.

Kiến nghị dừng ngay việc thông qua luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế Đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc

Lời Diễn Giải

Dưới đây là Bản Kiến nghị chúng tôi đã gửi đến Quốc hội ngày 1.6.2018 thông qua 2 đại biểu Trương Trọng Nghĩa và Dương Trung Quốc chuyển trực tiếp đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Chúng tôi cũng đã gửi qua Bưu Điện [từ gợi ý của đại biểu Dương Trung Quốc] ngày 1.6.2018. Cho đến 21h ngày 8.6.2018, chúng tôi vẫn chưa nhận được bất cứ hồi âm nào từ Quốc hội, chúng tôi buộc phải đưa công khai Kiến nghị này lên các phương tiện truyền thông để mọi đại biểu Quốc hội và toàn dân biết được nội dung của Kiến nghị. Đó chính là đáp ứng ý chí sục sôi của công luận trước nguy cơ hiểm nghèo của đất nước nếu Quốc hội thông qua Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.

Đại biểu hay là các quan đại thần

FB Luân Lê

8-6-2018

Khi ông Thủ tướng nói: luật đặc khu đã tạo ra một làn sóng khủng khiếp trong dân. Tức rằng ông ấy nhận ra một điều hiển nhiên là, người dân cả nước đã thực sự bày tỏ một cách công khai và đòng loạt trên diện rộng về sự sôi sục cùng nỗi bất an, lo lắng xen lẫn cả sự phẫn nộ tột độ dành cho dự luật này khi nó được đem ra thảo bàn tại nghị trường.

Thế nhưng cũng trong những ngày này, đối nghịch lại với tình trạng cấp bách ở trên từ phía nhân dân, các đại biểu quốc hội của nước ta đang trong tình trạng như thế nào, khi mà có đoàn đại biểu vắng tới hơn một nửa số người có trách nhiệm đại diện cho dân, dù về mặt hình thức, để tham gia một cách đầy đủ và toàn vẹn nhất trong những kỳ họp như vậy?

Quốc hội, là nơi mà những đại diện cho người dân, được người dân trả lương, nhận uỷ thác quyền lực và vị thế chính trị từ nhân dân để làm việc và đưa ra những quyết sách thay dân. Nhưng trong tình cảnh nhân dân cả nước đang hoang mang và giận dữ về các vấn đề trọng đại nhất của quốc gia, thì có những đại biểu lại thản nhiên vắng mặt như câu chuyện đi chợ hay là cuộc họp cơ quan mà anh ta là người đứng đầu. Những kẻ đó có xứng đáng hay không về vai trò đại biểu thay dân gánh vác trọng trách về những quyết sách lớn của đất nước, những kẻ vô trách nhiệm và tệ hại về nhận thức như vậy, trong khi nhân dân còng lưng đóng thuế nuôi họ và giao cho họ quyền lực của mình?

Chúng ta cũng biết, trước đây còn có chuyện, đại biểu đi họp còn được nhắc nhở là không nói về vấn đề tham nhũng vì sợ bị cắt các dự án đầu tư hoặc bị thanh kiểm tra. Mà thực ra hầu hết đại biểu là đảng viên đảng cộng sản (khoảng 470/496), chịu sự chỉ đạo của đảng, không chỉ về mặt tổ chức đảng phái chính trị mà còn về mặt tổ chức chính quyền được ghi vào ngay phần đầu của Hiến pháp 2013 (Điều 4). Nhân dân thì không quản lý được các đại biểu quốc hội là đảng viên này, nhưng đảng thì chỉ cần nhắc nhở là họ sẽ run sợ và nghe lời răm rắp. Vậy tại sao trong cuộc họp này họ lại vắng mặt nhiều như thế, đảng không quản được họ hay thiếu đi trọng lượng đối với những đại biểu vô tổ chức này hay sao? Và vấn đề đặt ra là, khi họ không tham dự bàn thảo về các vấn đề hệ trọng của đất nước, thế thì đến ngày bấm nút thông qua dự luật chắc họ vẫn “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” của mình?

Đại biểu quốc hội mà còn với nhận thức và tình trạng tệ hại như thế với vị trí chính trị quan trọng hàng đầu đối vói vận mệnh dân tộc và quốc gia, họ bàng quan như thế với công việc đất nước, thì trách sao người dân khó có thể thụ hưởng được những điều tốt đẹp từ những con người với phẩm chất như vậy. Chính quyền sao có thể trở nên mạnh mẽ và tử tế được nếu còn bao gồm những con người mà coi quốc hội như cái chợ nhà, thích thì đến còn không muốn thì sẵn sàng vắng mặt? Họ kiến tạo được điều gì hay giá trị thiết thực và hữu ích nào cho xã tắc với tâm thức và hành xử như vậy?

Đại biểu phải là những người chuyên trách, không nên và chuẩn xác hơn là không được kiêm nhiệm các chức vụ ở các nhánh quyền lực khác, tức mỗi dân biểu không đảm nhận những chức vị ở nhánh hành pháp và tư pháp, mà chỉ gánh vác bổn vụ đại diện cho dân về mặt lập pháp tại quốc hội mà thôi. Và bản thân họ phải không bị chi phối bởi những quyết định và sự quản lý nội bộ của đảng, hoặc phải có sự giám sát ngang bằng bởi một cơ chế quyền lực với vai trò một đảng chính trị khác thì mới có thể kiểm soát được các đại biểu này trong nhiệm kỳ mà lá phiếu của nhiều người dân đã lựa chọn ghi tên họ.

Thư công dân gửi các đại biểu Quốc hội: Ba lý do chính phải hủy bỏ dự luật về đặc khu

Đào Tiến Thi

7-6-2018

Kính gửi các đại biểu Quốc hội

Kỳ họp thứ V Quốc hội khóa XIV sắp thông qua “Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” (dưới đây gọi tắt là Luật Đặc khu, viết tắt: LĐK).

Đây là điều chúng tôi hết sức bất ngờ và lo lắng. Trong thư này chỉ xin nêu khái quát ba điểm chính yếu.

Ông Trần Đĩnh gửi thư cho Quốc hội

LTS: Chúng tôi có nhận được thư của nhà văn, nhà báo Trần Đĩnh, tác giả hồi ký Đèn Cù, gửi tới các vị đại biểu đang tham gia kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14, hiện đang bàn thảo, chuẩn bị bỏ phiếu thông qua dự luật Đặc khu kinh tế: Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Ông Trần Đĩnh cho biết, ông đã gửi thư này tới Quốc hội. Tiếng Dân xin được phổ biến nội dung bức thư của ông tới quý độc giả.

***

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

oOo

Kính gửi: Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2020

Bà Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân và các vị đại biểu,

Tôi là Trần Đĩnh, 88 tuổi, về hưu, ở Thành phố Hồ Chí Minh, xin gửi bà Chủ tịch và các vị đại biểu ý kiến dưới đây: Ngày 12 sắp tới, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua luật ba Đặc khu Kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Đây là việc vô cùng hệ trọng của đất nước, với đất nước, tôi xin Quốc hội hãy cho hoãn để cân nhắc kỹ thêm.

Đại biểu Quốc hội và tương lai nước Việt

FB Lê Xuân Thọ

6-6-2018

Quốc hội Việt Nam đang họp. Ảnh: VTV1

Sáng nay đọc báo, thấy cái tin ông Nguyễn Hạnh Phúc – Tổng thư ký Quốc hội lại phải ra công văn “đôn đốc đại biểu Quốc hội tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội” vì có những đoàn vắng hơn nửa số đại biểu.

Một số phiên họp tại hội trường có số đại biểu vắng mặt nhiều hơn 20% tổng số đại biểu Quốc hội, trong đó có đoàn vắng trên 50% số đại biểu.

Hội KHKT và Kinh tế Biển TPHCM gửi Kiến nghị lên Quốc hội

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4 tháng 6 năm 2018

Kính gửi: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

V/v : Đề nghị tạm đình hoãn chính sách mở các Đặc khu kinh tế trong năm 2018

Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế Biển thành phố Hồ Chí Minh được biết Quốc hội đang thảo luận và sẽ đưa ra chính sách cho các Đặc khu kinh tế Vân đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc vào năm 2018.

Đặc khu kinh tế và Đại biểu Quốc hội

FB Bạch Hoàn

5-6-2018

Tôi đã đọc về cái mà người ta gọi nôm na là dự thảo Luật Đặc khu. Tôi nghiền ngẫm về nó trong nhiều ngày qua. Tôi đã tham khảo góc nhìn của các luật gia, kinh tế gia và cả chính trị gia. Tôi đã dõi theo diễn biến dư luận, đã đứng sang một bên để quan sát phản ứng của người dân, đã thấy hết những âu lo, những sợ hãi, những phẫn nộ đến sục sôi vì quá yêu đất nước mình, quá thương dân tộc mình…

Tiếng dân

FB Phạm Việt Thắng

5-6-2018

Ảnh: internet

1. Những ngày qua, ngập tràn facebook là ý kiến của nhiều tầng lớp nhân dân về dự án luật Đặc khu.

Có người phản đối, có người ủng hộ. Nhưng, tỷ lệ số phản đối dự luật, mà nói đúng hơn là phản đối điều luật về thời hạn cho thuê đất lên đến 99 năm, xem ra nhiều hơn.

Thư ngỏ gửi 496 Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (Khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2020)

FB Trần Đức Anh Sơn

5-6-2018

Danh sách các ĐBQH khóa XIV. Ảnh: Báo VnE

Thưa quý vị đại biểu Quốc hội!

Hôm nay là ngày 5/6/2018, còn đúng 10 ngày nữa, quý vị bấm nút thông qua dự luật có tên Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (gọi nôm na là “dự luật đặc khu”), để dự luật này trở thành luật và có hiệu lực thực thi ở 3 “đặc khu”: Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Quốc hội sai căn bản về quy trình pháp lý, vì vấn đề 3 đặc khu không thể làm thành luật

FB Trần Đình Thu

4-6-2018

Bìa sách của NXB Quân đội nhân dân. Ảnh: internet

Vấn đề 3 đặc khu hiện nay thực ra không phải là đối tượng của pháp luật mà là đối tượng của chính sách. Vì nói đến luật là nói đến những quy tắc xử sự chung cho mọi người, mọi cơ quan tổ chức, chỉ phân biệt lĩnh vực, đối tượng chứ không thể phân biệt vùng miền. Chỉ có chính sách mới có thể phân biệt vùng miền.

Thí dụ chúng ta có chính sách ưu tiên cho một số vùng cụ thể bị thiên tai nhiều trong những năm vừa qua. Hoặc chúng ta có chính sách miễn giảm thuế cho một địa phương nào đó vì mất mùa quá nặng nề… Với 3 vùng mà chính phủ muốn làm đặc khu, thì cũng như vậy. Dù là quan trọng nhưng nó lại mang tính chất vùng miền, nó không phải là vấn đề chung cho mọi vùng miền nên nó vẫn là đối tượng của chính sách mà thôi.

99 năm Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc, một tầm nhìn về tương lai dân tộc

LTS: Tác giả bài viết dưới đây là cựu quân nhân QĐND Việt Nam, đã may mắn sống sót trong trận thảm sát Gạc Ma năm 1988. Còn người trong hình cũng là một chiến sĩ QĐND Việt Nam, anh còn trẻ nhưng đã dũng cảm bày tỏ quan điểm trước nguy cơ “mất nước”, nếu Quốc hội VN thông qua Luật Đặc khu, trong đó có việc cho người nước ngoài thuê đất lên tới 99 năm.

Đặc khu

FB Huy Đức

1-6-2018

Ảnh: internet

Nước có hơn 63 tỉnh thành, dân hơn 90 triệu. Ân huệ thiên nhiên vốn đã không công bằng, nay không lẽ Quốc hội lại chỉ dành đặc quyền cho 3 nơi.

Cái thời Đặng Tiểu Bình làm Thâm Quyến là bởi chính trị Trung Quốc khi đó chưa cho phép “thị trường”. Thành công của Thâm Quyến có vai trò thị phạm cho những bước đi cải cách về chính sách. Nay, thay vì đặc khu, lẽ ra Chính phủ & Quốc hội nên cải thiện môi trường kinh doanh cho cả nước. Cái gì đang cản trở người dân làm ăn, cái gì đang làm cọc cạch cỗ xe kinh tế thị trường… thì nhanh nhanh gỡ bỏ.

Đặc khu và Đại biểu Quốc hội

FB Mai Quốc Ấn

1-5-2018

Đảo Phú Quốc. Ảnh: FB Mai Quốc Ấn

Tôi thấy một số người đưa ra số liệu 400 tỉ USD mà đặc khu Thâm Quyến bên Tàu đóng góp vào nên kinh tế Trung Quốc. Ai phản bác thì bị chửi là ngu, thiển cận, lo sợ vô lý trước việc “thử nghiệp thể chế” theo mô hình đặc khu. Cũng có một số ĐBQH cũng được “mớm” số như vậy để “đả thông tư tưởng” trước khi biểu quyết.

Nhưng thật ra, muốn bẻ gãy luận điểm này không khó!

Dự luật đặc khu

FB Nguyễn Hồng Lam

31-5-2018

Ảnh: internet

“Anh chị đồng ý hay không với chủ trương VN cho nước ngoài thuê đất lên đến 99 năm?”. Sau 24h, đã có hơn 1200 người tham gia trả lời trong một thăm dò bỏ túi trên FB Hoàng Linh. 96% nói không, 4% đồng ý. Tỷ lệ thuận – chống này thể hiện khá rõ tâm lý chung của gần tuyệt đại đa số người Việt trong thời điểm hiện tại đang lo lắng trước nguy cơ đất đai mất dần về tay ngoại bang, cụ thể là Trung Quốc.

Tôi nằm trong số 96% đó. Tìm, đọc xong nhiều lần Dự thảo LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC, mối sợ hãi phải “lưu vong tại chỗ” có dịu đi đôi chút. Chưa nghiêm trọng đến mức phải đánh đồng việc xem xét ra Luật đặc khu (gọi tắt) với chuyện cho nước ngoài thuê đất 99 năm, kéo theo hàng loạt nguy cơ lịch sử có thể làm thay đổi sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Và cũng không nghi ngờ gì, hình thành các đặc khu, nếu quy trình được vận hành hoàn hảo, quản lý tốt, có đủ quyết tâm cùng biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn đầu cơ đất, tránh hình thành nhóm tư bản thân hữu mại bản thu gom tài nguyên đất và bán lại cho nước ngoài để trục lợi thì chắc chắn, các đặc khu sẽ thật sự tạo nên những cú hích để phát triển kinh tế, qua đó ổn định lòng dân, ổn định chính trị, đưa đất nước đi lên.

Thủ Thiêm hy vọng ở ông Đặng Thuần Phong!

FB Trương Châu Hữu Danh

30-5-2018

Đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong (đoàn Bến Tre). Ảnh Vnexpress

Để tìm hiểu vì sao Thanh tra Chính phủ lại có văn bản mật dừng Thanh tra dự án Thủ Thiêm, tôi đã nhiều lần chầu chực (như chó chờ xương) ở trụ sở Thanh tra Chính phủ để có câu trả lời. Thậm chí, tôi phải dùng “chiêu” võ rừng lôi tùm lum sai phạm ở cơ quan này rồi bêu ra chỉ với mục đích cho lãnh đạo phải quan tâm để tôi làm cho rõ nguyên nhân vì sao Thanh tra Chính phủ cố tình nhẹm đi vụ Thủ Thiêm.

Đại biểu Quốc hội đừng hỗn xược và đem vua ra để mị dân

FB Ngọc Bảo Châu

30-5-2018

Ông Bùi Văn Phương. Ảnh: Quang Vinh/TT

Ngày xưa vua Đinh, vua Lê thương dân, lo an dân và quan tâm đến ngân khố quốc gia chứ không như ĐBQH Bùi Văn Phương chỉ biết làm nghèo, làm cạn kiệt ngân sách nhưng lại làm giàu cho Tập đoàn Xuân Thành và chẳng coi dân ra gì.

Vua nằm dưới đất chắc chẳng muốn cái dự án khỉ gió chảy qua, tiêu tốn quá nhiều tiền trong khi người dân nhiều nơi đang đói khổ, thiếu ăn.

Bốn cách & hai giai đoạn Trung Quốc có thể kiểm soát Vân Đồn

FB Võ Trí Hảo

29-5-2018

Bốn cách để Trung Quốc có thể (không nhất thiết phải xảy ra) kiểm soát Vân Đồn, sau khi Luật Đơn Vị Hành Chính – Kinh Tế đặc biệt được thông qua:

Giai đoạn I: