Quan hệ Việt – Trung nổi lên tại Quốc hội Mỹ

VOA

Viễn Đông

3-10-2017

Ông Kritenbrink trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2014, khi còn làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Ảnh: AP

Đề cử đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói rằng Hà Nội “duy trì mối quan hệ phức tạp nhưng khá quan trọng với Trung Quốc”, và đã phát “tín hiệu mạnh” tới Mỹ về vai trò của Washington trong vấn đề lãnh hải và Biển Đông.

Ông Kritenbrink đã ra điều trần để được chuẩn thuận trở thành đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ ở Hà Nội trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 27/9, trong đó ông vạch ra những ưu tiên hàng đầu trong mối bang giao Việt – Mỹ.

Hoàng Sa – nổi trôi vận nước

Luật Khoa

Quỳnh Vi

19-9-2017

Một phần của quần đảo Hoàng Sa – Paracels – từ trên không. Ảnh: STR/AFP/Getty Images

Ngày 19/1/1974, một cuộc hải chiến giữa Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và Trung Quốc nổ ra, và hầu như không được giới truyền thông quốc tế xem là một điều quá to tát. Cuộc chiến Việt Nam khi đó vẫn đang tiếp diễn, và đó mới là mối quan tâm của thế giới ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc hải chiến này lại ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của Trung Quốc trên biển Đông ngày nay.

Hạm đội Nam Hải ‘cực kỳ nguy hiểm’ cho VN

BBC

Nguyễn Xuân Vĩnh

31-10-2017

Biệt kích Trung Quốc ‘sẵn sàng chiến đấu’ trong sứ vụ của chiến hạm tại vùng biển Đông Phi. Ảnh: VCG

Sau những diễn biến sôi nổi trong năm 2015, sự căng thẳng ở Biển Đông có vẻ giảm đi từ 2016 đến nay.

Trung Quốc có vẻ bớt những hành động khiêu khích mới cũng như không xây thêm đảo nhân tạo.

Chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam, không gọi ngụy quân, ngụy quyền!

Tuổi Trẻ

18-8-2017

TTO – Nhìn nhận công lao nhà Mạc cùng chúa Nguyễn và các vương triều nhà Nguyễn, không gọi chính quyền Việt Nam cộng hoà là ngụy quân, ngụy quyền như trước, chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam… Đó là những điểm mới của bộ sách Lịch sử VN.

Bộ Lịch sử VN tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới – Ảnh: V.V.TUÂN

Có những “bên thua cuộc” khác

Thế giới là cuộc cờ vĩ đại mà các cường quốc thường là những tay “chơi cờ độn nước”. Kẻ thức thời nên biết chọn loại cờ nào. “Ai cho kén chọn vàng thau tại mình”. Cờ Tàu, tốt muôn đời vẫn là con tốt, kể cả khi nó chiếu được tướng. Cờ Tây, chơi đến tận hàng cuối, tốt có thể về hậu. Nhưng cờ Tây thì phải đi với nhau đến tận cùng mới có kết quả. Phải biết gắn mình vào thế trận chung với các quân cờ khác, dù đó là vua hay hậu, tượng, xe, để đi đến thắng lợi.

Học giả Việt Nam trấn an Trung Quốc về quan hệ với Mỹ

VOA

Ngọc Lễ

15-11-2017

Việt Nam đã bắn 21 phát đại bác hôm 12/11/2017 để chào đón ông Tập Cận Bình. Ảnh: AP

Việt Nam không ngả về phía Mỹ để làm khó cho Trung Quốc, một học giả về quan hệ Việt-Trung nói với tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc, trong khi tờ báo này cảnh báo phương Tây rằng họ không thể nào chia rẽ quan hệ Trung-Việt.

Chuyến ‘ngự du’ của Tổng thống Hoa Kỳ

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Dịch giả: Song Phan

15-11-2017

TT Mỹ Donald Trump.

Ngày xưa, khi việc làm Vua nước Anh vẫn là một công việc đáng kể, năm nào hoàng gia cũng đi theo chuyến ngự hành rình rang – đi một vòng tới các thành phố lớn trong vương quốc – đó là dịp để phô bày sự hào nhoáng ngày càng xa hoa và tuyên truyền.

Cảm ơn Facebook!

FB Mạc Văn Trang

18-2-2018

Ảnh: internet

Xem VTV4, có tên là “Truyền hình đối ngoại” suốt mấy ngày Tết, thấy dân ta trong nước và “Người Việt bốn phương” đón Tết thật tưng bừng muôn màu sắc rực rỡ; rượu chè, cỗ bàn ê hề; nhảy múa, ca hát, vui chơi thỏa thích; tình người dạt dào, thăm hỏi, tặng quà, chúc tụng hả hê; đất nước thanh bình, đẹp tươi vô hạn… Cứ trong phòng ấm áp, coi VTV4, rung đùi xài rượu ngoại và các món nhắm thỏa thuê… tưởng mình đang sống giữa Thiên đường rồi còn gì!

Việt Nam: Vùng tranh của các đại cường

Lê Minh Nguyên

4-8-2021

Địa chính trị của Việt Nam là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp Việt Nam nhanh chóng hùng cường, nhưng nó cũng có thể cắt Việt Nam một cách thảm thương. Kết quả tốt hay xấu đều tùy thuộc vào sự quyết định của người Việt Nam.

Bắt đầu giao lưu quốc phòng biên giới Việt-Trung

LTS: Phạm Trường Long là tướng Trung Quốc sang thăm Việt Nam hôm 18/6, dự định sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng VN Ngô Xuân Lịch “chủ trì các hoạt động giao lưu hữu nghị tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam ngày 20/6“, nhưng tối 18/6, ông ta đột ngột bỏ về nước, cũng như hủy bỏ luôn cuộc giao lưu “hữu nghị” giữa quân đội hai nước như kế hoạch.

Sau đó, Bộ Quốc phòng TQ thông báo rằng vị tướng TQ này phải hủy sự kiện giao lưu biên giới kể trên vì lý do “sắp xếp lịch làm việc” và bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam nói hôm 29/6, rằng lý do ông Phạm Trường Long, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam “vì công việc đột xuất trong nước“.

Tăng Tuyết Minh, người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh

Nghiên cứu Lịch sử

Nguyên tác: Từ Song Minh

Dịch và giới thiệu: Nguyễn Duy Chính

6-9-2017

Lời nói đầu: Theo điện thư của một bằng hữu, chúng tôi đọc được một bài báo trong Võ Hán Văn Sử Tư Liệu (武漢文史資料) [số 99 ra tháng 1 năm 2001], nguyên tác của Từ Song Minh (徐雙明) do Khổng Khả Lập (孔可立trích lại trên http://viet.com.cn/zeng_xueming.htm  viết về cuộc đời bà Tăng Tuyết Minh (曾雪明), người vợ Trung Hoa của Hồ Chí Minh.

Tác giả của bài báo này có liên hệ gia tộc, vợ ông ta gọi bà Tăng Tuyết Minh là bà cô. Tăng Tuyết Minh là em út (cùng cha khác mẹ) của Tăng Cẩm Tương, ông nội của vợ Từ Song Minh. Để có thêm một số chi tiết về cuộc đời bí mật của người lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam, chúng tôi lược dịch những điểm chính. Bài viết nguyên thủy có chỗ không được minh bạch lắm, chúng tôi cố gắng sắp xếp lại cho rõ ràng hơn. Nguyên tác vốn từ Võ Hán nên quan điểm chính trị rập theo đường lối Hoa lục. Phần viết về tiểu sử và văn thơ của Hồ Chí Minh chúng tôi cắt bỏ vì thấy không cần thiết. Những chữ trong ngoặc vuông là của người dịch phụ thêm.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận tiền nước ngoài như thế nào

Luật Khoa

Phan Bảo Ân

3-2-2018

Nguyễn Ái Quốc và một số đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, tháng 7/1924. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Giống như nhiều đảng phái khác, đảng Cộng sản Việt Nam cũng phải chật vật xoay xở tiền nong trong những ngày đầu hoạt động. Và nguồn tiền của họ đến từ nước ngoài.

Trong giai đoạn trước 1945, các báo cáo liên lạc giữa đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi của đảng CSVN thời kỳ đó) và Quốc tế Cộng sản thường xuyên đề cập đến việc tiền nong. Trong khoảng thời gian hoạt động của mình trước khi bị giải thể vào năm 1943, Quốc tế Cộng sản đã tài trợ nhiều khoản tiền cho hoạt động của đảng.

Bản tin ngày 26-4-2021

BTV Tiếng Dân

Quan hệ Việt – Trung: Ngụy Phương Hòa thăm VN

Trong lúc tình hình căng thẳng ở Biển Đông, sáng 24/4, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang dẫn cả đoàn đại biểu cấp cao của VN, vác mặt qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái sang Đông Hưng, TQ để tham dự hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng TQ Ngụy Phượng Hòa.

Việt Nam bị kẹt giữa hai cường quốc, cố gắng tìm một con đường giữa Mỹ và Trung Quốc

New York Times

Tác giả: Hannah Beech

Dịch giả: Trung Nguyễn

11-11-2017

Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Đà Nẵng hôm thứ Sáu để tham dự Hội nghị APEC. Ảnh: Ye Aung Thu/ AFP — Getty Images

Hà Nội, Việt Nam – Cuộc chiến tổng lực của Việt Nam với Hoa Kỳ đã diễn ra trong một thập kỷ. Căng thẳng với người láng giềng phương Bắc, Trung Quốc, đã kéo dài hàng ngàn năm – từ một ngàn năm bị đô hộ bởi Trung Quốc và một cuộc chiến biên giới đẫm máu vào năm 1979 cho đến những cuộc đối đầu gần đây trên biển Đông.

Lãnh đạo CSVN cần thay đổi cách tiếp cận thế giới, các nhà hoạt động Việt Nam cũng vậy

BTV Tiếng Dân

27-11-2020

Ảnh: internet

Quan hệ Việt – Mỹ – Trung gây chú ý dư luận nhiều hơn trong những ngày qua, bắt đầu bằng sự kiện trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam dẫn lời ông David R.Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng, “Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay có quan điểm thù địch với các nước láng giềng, Hoa Kỳ cũng như phần lớn các nước còn lại. Mục đích của ĐCS Trung Quốc không phải vì sự ổn định hoặc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia tôn trọng luật pháp“.

Sự phản bội và giọt nước mắt muộn màng

FB Đặng Chí Hùng

17-2-2017

Người lính khóc cho đồng đội tại nghĩa trang Vị Xuyên. Ảnh: internet

Khi những người lính CSVN ngã xuống, họ đã nghĩ rằng họ chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Nhưng họ đâu có ngờ được rằng, họ chỉ là thứ công cụ của đảng CSVN để đảng ăn cướp Miền Nam.

Khi những người bộ đội lao mình lên tuyến đầu ngăn xe tăng Tàu cộng, họ nghĩ rằng các lãnh đạo của họ cũng như họ chiến đấu vì đất nước. Nhưng họ đã sai lầm vì những tên lãnh đạo CSVN lại là những tên điếm thối đẩy chính những người lính của mình đi vào chỗ chết.

Đừng để Trung Cộng có cớ động binh trước

FB Trần Trung Đạo

13-8-2018

Một điều mà gần như tuyệt đại đa số người Việt đều ước mà chắc chắn làm không được là dời cái bản đồ Việt Nam ra khỏi nơi đang ở hiện nay. Đi đâu cũng được miễn là tránh khỏi Tàu, dù Tàu Cộng hôm nay hay có thể Tàu không Cộng trong tương lai. Tham vọng Đại Hán, dù Đông Hán hai ngàn năm trước hay Cộng Hán này nay cũng chẳng khác nhau nhiều.

Lãnh đạo CSVN ở đâu trong ngày 17 tháng 2, 1979?

FB Trần Trung Đạo

19-2-2018

Ảnh: TTXVN

Bức hình Phạm Văn Đồng và chụp với chủ tịch CS Campuchia Heng Samrin ngày 17 tháng 2, 1979 tại Nam Vang trong dịp Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội CS Văn Tiến Dũng cùng phái đoàn đông đảo viên chức và tướng lãnh CS thăm Campuchia.

Trong khi Đặng Tiểu Bình chuẩn bị một cách chi tiết từ đối nội đến đối ngoại cho cuộc tấn công vào Việt Nam, các lãnh đạo CSVN vẫn tin rằng người Cộng Sản đàn anh dù có giận cỡ nào cũng không nỡ lòng đem quân đánh đàn em CSVN.

Ông Tập được gì ở Hà Nội?

Jackhammer Nguyễn

15-12-2023

Ông Tập nhận được sự đồng ý của các nhà lãnh đạo Hà Nội rằng, hai bên sẽ “Nhất trí xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc”.

Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc và lời ru của ông Tập Cận Bình

FB Nguyễn Ngọc Chu

25-10-2017

Từ trái qua: Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình, Giang Trạch Dân. Ảnh: internet

Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc đã bế mạc với việc xác lập tư tưởng của Tập Cận Bình cùng mục tiêu đưa Trung Quốc thành siêu cường số 1 thế giới vào năm 2050.

Vấn đề Trung Quốc có thể trở thành siêu cường số 1 thế giới hay không còn là “ Giấc mộng Trung Hoa” đầy tranh cãi của người Trung Hoa. Nhưng việc lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc là một thực tế hiển hiện.

Thư gửi nhân dân Trung Quốc lần thứ 2

FB Lương Ngọc Huỳnh

3-9-2017

Trung Quốc tập trận hồi tháng 8 tại Vịnh Bắc Bộ, sát bờ biển Móng Cái. Nguồn: Google Earth/ East Pendulum.

Kính gửi nhân dân yêu chuộng hoà bình Trung Quốc!

Việt Nam và Trung Quốc là hai đất nước, hai dân tộc, hai tiếng nói, hai nền văn hoá, hoàn toàn độc lập, tự chủ và tự do. Chúng ta cùng sống trên một dải đất chạy dài, cùng uống chung những giọt mưa đầu mùa, cùng tắm trên Biển Đông rộng lớn. Hai nước cũng có những điểm tương đồng về văn hoá và tôn giáo, tuy nhiên mỗi quốc gia đều có những bản sắc riêng biệt. Chưa có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới lại có những thăng trầm trong quan hệ như Việt Nam và Trung Quốc!

‘Muốn giàu thì chơi với Mỹ – muốn làm đĩ thì đi với Tàu’

VNTB

Tâm Don

10-3-2018

Thủy thủ hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và lính hải quân VN. Ảnh: FB USS Carl Vinson

Xung quanh việc Việt Nam đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và thủy thủ đoàn đã diễn ra hai trạng thái hoàn toàn đối chọi nhau: ít quan chức Việt Nam khi đón tiếp và sự đón chào không trọng thị, trong khi đó, rất đông người dân Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đã hân hoan, hồ hởi đón chào. Và nữa, cộng đồng mạng xã hội như dậy sóng khi USS Carl Vinson xuất hiện. Tại sao lại thế?

Chuyện bắn 21 phát đại bác

FB Trần Trung Đạo

18-11-2017

VN bắn 21 phát đại bác chào đón Tập Cận Bình. Ảnh: internet

Trong thời gian hội nghị APEC, một số đại diện quốc gia nhân cơ hội để viếng thăm chính thức Việt Nam, trong đó có TT Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình.

CSVN, ngoài việc trải thảm đỏ tận cầu thang máy bay còn bắn 21 phát đại bác từ hoàng thành Thăng Long để chào mừng họ Tập.

Thủ tục cao nhất và trịnh trọng nhất mà CSVN dành cho Tập là một biệt lệ đối xử bởi vì trước đó vài giờ TT Hoa Kỳ Donald Trump bước xuống thảm đỏ nhưng không có 21 phát đại bác chào mừng.

Vì sao CSVN có thể thân thiện với Mỹ hơn Trung Quốc?

SCMP

Tác giả: Cary Huang

Dịch giả: Trúc Lam

18-11-2017

Có một điều khôi hài trong quan hệ Việt – Trung, đó là Trump chen vào giữa “môi với răng”

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean ở Manila. Ảnh: Reuters

Có vài điều buồn cười trong chính trị quốc tế hơn, khi một cựu thù lại đề nghị hòa giải các tranh chấp giữa hai đồng minh cũ. Nhưng nó đã xảy ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với người đồng nhiệm Trần Đại Quang rằng, ông có thể giúp giải quyết những tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông. Hơn 40 năm trước, hai nước cộng sản này đã từng là đồng chí chống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Trung Quốc đã sử dụng trường học để thắng Hà Nội như thế nào

New York Times

Tác giả: Olga Dror

Dịch giả: Trúc Lam

26-1-2018

Các thành viên quân đội Trung Quốc đã cam kết ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ năm 1966. Ảnh: Bettmann/ Getty Images

Tháng 12 năm 1966, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay Bắc Việt, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ký một thỏa thuận thành lập trường học cho trẻ em Bắc Việt ở Trung Quốc, qua việc Trung Quốc cung cấp cơ sở vật chất, ngân quỹ và trang thiết bị. Chiến dịch ném bom của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam lên cao điểm và Hà Nội muốn chuyển sinh viên của mình đến một nơi an toàn.

Giáo sư Phan Huy Lê – Chuyện bây giờ mới kể

FB Nghiêm Thúy Hằng

24-6-2018

Suốt từ hôm qua đến giờ vẫn thấy bàng hoàng, không muốn tin, không chịu tin rồi thì lẩm cẩm trách lây cả A9 Bạch Mai: giá mà mặt bệnh động mạch vành của thày, bệnh phổi của thày, thày đến với ngoại khoa Việt Đức, 108 sẽ nối dài thêm được sự sống. Biết đâu đấy, trên đời này thiếu gì sự thần kỳ, cũng như vài chục năm nay, va li thuốc thày cắt từ chính gốc Đồng Nhân Đường Bắc Kinh đã giúp thày luôn ổn định, yên bình với mặt bệnh cao huyết áp, lúc nào cũng đỏ da, thắm thịt, khoẻ mạnh và có sức làm việc dẻo dai tuyệt vời, kể cả khi tuổi tác đã cao. Tôi thấy tôi tự dưng bần thần, đau đớn, không khác nào một người thân của tôi vừa rời cõi tạm mà tim tôi thì ngàn lần không muốn, mới đây thôi thầy còn khoẻ mạnh minh mẫn vậy cơ mà.

Chuyện ở Lũng Làn

FB Mai Thanh Hải

31-10-2017

Bia ghi tên 16 bộ đội của đồn Lũng Làn hy sinh trong những năm bảo vệ biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược. Ảnh: FB Mai Thanh Hải

3 năm trước, nguyên tháng trời đi dọc biên giới Lai Châu – Lào Cai – Cao Bằng – Hà Giang viết loạt bài “Tháng 2 giữ đất cha ông”, dựng lại ký ức bảo vệ biên giới phía Bắc, đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tháng 2/1979.

Dọc hành trình đó, dừng lại ở Đồn BP Lũng Làn.

Đồn nằm ngay trung tâm xã Sơn Vĩ (Mèo Vạc, Hà Giang) hiền lành giữa rừng hoa đào đá đỏ chót, mỏng mảnh và thơm nức mùi nhựa trắng lá xanh. Từ đồn nhìn lên triền núi, thấy mốc 504 cứng cáp đứng trấn ải lối mở sang bên kia biên giới.

Xử lý thế nào đối với khách Trung Quốc có hành vi thách thức chủ quyền quốc gia Việt Nam?

FB Trần Đức Anh Sơn

17-5-2018

Du khách TQ ngang nhiên mặc áo có đường lưỡi bò tại sân bay Cam Ranh – Khánh Hòa. Ảnh: internet

1. Ngày 16/5/2018, báo điện tử vnexpress.net đưa tin “Khánh Hòa lúng túng xử lý vụ khách Trung Quốc mặc áo ‘đường lưỡi bò’”. Theo báo này, trước việc có 1 nhóm du khách Trung Quốc, gồm 14 người, mặc áo T-shirt in hình in bản đồ Trung Quốc có gắn thêm ‘đường lưỡi bò’ phi pháp, nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay Cam Ranh vào ngày 13/5/2018, ông Trần Sơn Hải, phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng: việc khách mặc áo in hình “đường lưỡi bò” nhập cảnh vào Việt Nam là phi pháp, nhưng do “không có quy định rõ về vấn đề này, nên khá lúng túng trong xử lý, bởi đây đặc thù có câu chuyện về chủ quyền”.

Thời báo Hoàn Cầu viết về tình cảm yêu–ghét của VN với TQ

Nghiên cứu Quốc tế

Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

4-12-2017

Người dân Hà Nội tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa. Ảnh: internet

Ngày 28/11/2017, thời báo Hoàn Cầu đăng bài của nhà báo Bạch Vân Dy viết về quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc với tựa đề “Thật khó tin! Tình cảm yêu ghét Trung Quốc của ‘Quốc gia anh em’ này lại lộ liễu đến thế”. Nội dung bài báo như sau:

Phòng bị – khi mở bản đồ vùng này, tôi bỗng phát hiện…

Trong lịch sử, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Hán [nguyên văn Hán phong] từng một thời có danh hiệu đẹp là “Trung Hoa nhỏ”, và ở thời nay, việc xây dựng và cải cách chính trị, kinh tế và chế độ xã hội Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của Trung Quốc, thể hiện ở tính chất giống nhau về mô hình. Thế nhưng đất nước núi liền núi sông liền sông với Trung Quốc này lại có tình cảm cực kỳ phức tạp với Trung Quốc: có phòng bị nhưng không thể không ở gần; có ấm ức [ủy khúc] nhưng từ đáy lòng lại có sự hâm mộ và hướng tới [Trung Quốc].

Học giả TQ đề xuất Việt – Trung ‘quản lý tốt dư luận’

Pháp luật TP

Viết Thịnh

25-8-2017

Các đại biểu phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Báo PLTP

Ông Lăng Đức Quyền, Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề thế giới, Tân Hoa Xã cho rằng báo chí hai nước có rất nhiều “tạp âm”. Hai bên phải quản lý tốt dư luận của mình. 

Sáng nay, 25-8, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán nước CHND Trung Hoa tổ chức cuộc Toạ đàm với chủ đề “Sáng kiến Vành đai và Con đường: Cơ hội mới cho hợp tác Việt – Trung”.