1979

FB Nguyễn Tiến Tường

17-2-2018

Hình ảnh nữ tù binh VN được TQ chuyền cho nhau. Nguồn: báo TQ

Cho đến tận bây giờ, khi người Việt chuyền nhau những bông hoa sim tím nhỏ để nhắc nhớ quá khứ. Tại TQ, họ chuyền nhau hình ảnh được cho là nữ tù binh Việt Nam. Nếu là thật, thì không cần nói thêm sự đê tiện của họ. Không cần kể thêm đòn thù tàn khốc họ dành cho phụ nữ trong cuộc chiến biên giới 1979.

Dù cho tấm ảnh là thật hay không. Khi chúng ta nhắc về chiến tranh với sự uất hận, buồn bã. Bọn họ nhắc về như những thành quả, những thành quả man rợ. Họ phơi bộ mặt cho nhân loại thấy một dân tộc hung bạo, phi nghĩa.

Nhân kỷ niệm cuộc chiến 17 tháng 2

FB Lão Tạ

15-2-2018

Ảnh: internet

Tôi nhập ngũ khi cuộc chiến 1979 đã lùi lại được gần 6 năm, chỉ còn phần cuối của cuộc chiến 1984. Nơi tôi đóng quân là thị xã Lào Cai hoang tàn, đổ nát và dày đặc mìn. Do làm công tác quản lý quân lực, nên tôi có điều kiện la cà nói chuyện với những chỉ huy có mặt trong ngày Lào Cai thất thủ, kết hợp kiểm chứng qua lời kể của một số người dân còn bám trụ ở lại sau khi quân Trung Quốc rút đi và có thể đi đến khẳng định, bên Việt Nam hoàn toàn bất ngờ trước đòn tấn công ồ ạt của phía Trung Quốc. Bất ngờ một trăm phần trăm. Cả những quân nhân có mặt trong ngày 17-2-1979 lẫn người dân (những người tôi hỏi) đều kể lại giống nhau rằng, vào đêm hôm trước, do là ngày nghỉ, nên bộ đội ta và một số bộ đội, dân thường Trung Quốc vẫn cùng nhau xem phim ở thị xã Lào Cai, như mọi kỳ nghỉ cuối tuần khác. Chỉ mãi gần sáng, khi pháo binh Trung Quốc bắn vào sân bay Lào Cai, mọi người mới hốt hoảng hỏi nhau chuyện gì đang xảy ra.

Lãnh đạo CSVN cần thay đổi cách tiếp cận thế giới, các nhà hoạt động Việt Nam cũng vậy

BTV Tiếng Dân

27-11-2020

Ảnh: internet

Quan hệ Việt – Mỹ – Trung gây chú ý dư luận nhiều hơn trong những ngày qua, bắt đầu bằng sự kiện trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam dẫn lời ông David R.Stilwell, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, cho rằng, “Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay có quan điểm thù địch với các nước láng giềng, Hoa Kỳ cũng như phần lớn các nước còn lại. Mục đích của ĐCS Trung Quốc không phải vì sự ổn định hoặc tôn trọng chủ quyền của các quốc gia tôn trọng luật pháp“.

Ông Lưu Vân Sơn: ‘Hai Đảng có chung số phận’

BBC

19-9-2017

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Lưu Vân Sơn rằng VN “hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc, mong muốn quan hệ Việt-Trung luôn phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước”. Ảnh: Tân Hoa Xã

Đảng Cộng sản tại hai nước có “chung số phận”, một quan chức cao cấp của Trung Quốc nói trong chuyến thăm Việt Nam.

Ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong ngày thứ hai chuyến công du hai ngày nói với Thủ tướng nước chủ nhà Nguyễn Xuân Phúc rằng hai đảng “tạo thành một cộng đồng có chung vận mệnh”, Tân Hoa Xã tường thuật.

Với Trung Cộng, hãy cẩn thận!

FB Đỗ Ngà

7-9-2018

MỖI BƯỚC ĐI VỀ KINH TẾ SẼ DẪN TỜI HỆ LỤY VỀ CHÍNH TRỊ

Năm 2016, Hiệp Hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân Hàng Công Thương Trung Quốc đề nghị thanh toán bằng Nhân Dân Tệ(Yuan) trực tiếp tại Việt Nam. Đề nghị này là việc dễ hiểu, vì phía Trung Quốc muốn dễ dàng cho doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và họ muốn đồng tiền Trung Quốc vào lưu thông ở Việt Nam như là một lựa chọn thanh toán.

Người Việt gây quỹ tỏ lòng yêu nước, chống Trung Quốc

VOA

Ha Nguyen

11-10-2017

Vua đồ cổ Hoàng Văn Cường ở thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: VOA

Cùng lúc Việt Nam xoay sở để giữ hòa bình với nước láng giềng Trung Quốc, một trong những công dân Việt tin ông có thể đóng góp cho kho vũ khí của Hà Nội: bộ sưu tập đồ cổ của ông.

Ông Hoàng Văn Cường nói có thể huy động được hàng chục triệu đô la bằng cách bán mọi thứ từ long sàng đến trống đồng cổ 2.500 năm. Ông hứa sẽ hiến số tiền này cho nhà nước để họ có thể hỗ trợ ngư dân ở ngoài Biển Đông, nơi Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền về một số quần đảo. Ông kỳ vọng Hà Nội sẽ sử dụng một phần số tiền của ông để tăng cường quân đội, nếu nổ ra đụng độ giữa hai nước.

Căng thẳng trồi lên bề mặt trong tranh cãi Trung – Việt

AMTI

Tác giả: Murray HiebertGregory Poling

Dịch giả: Song Phan

28-6-2017

Theo kế hoạch, Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc thực hiện một chuyến thăm chính thức Hà Nội kéo dài hai ngày 18-19 tháng 6 trước khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, cho một loạt các cuộc tuần tra quân sự chung dọc theo biên giới đất liền Việt – Trung từ ngày 20 đến 22. Nhưng một cái gì đó rất trầm trọng xảy ra vì tướng Long bất ngờ rời Hà Nội vào ngày 18 sau cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ trưởng Quốc phòng [Ngô Xuân] Lịch.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố hủy bỏ giao lưu biên giới hai ngày sau đó, đổ lỗi cho “lý do liên quan đến bố trí công việc”. Câu chuyện thật dường như là căng thẳng âm ỉ giữa Bắc Kinh và Hà Nội, nước này đã hoài nghi hơn Manila rất nhiều về màn tấn công quyến rũ gần đây của Bắc Kinh, nổ ra do bất đồng về khai thác dầu và khí đốt.

Cựu đại sứ: ‘Việt Nam bị TQ bao vây chiến lược, phải tập hợp lực lượng’

VOA

An Tôn

24-10-2017

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế. Ảnh: VTC

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói trong một cuộc phỏng vấn hôm 24/10 với An Tôn của VOA rằng Trung Quốc đã và đang có những động thái không khác gì bao vây Việt Nam. Và vì vậy, Việt Nam phải có đối sách.

Là người từng nắm các nhiệm kỳ đại sứ Việt Nam ở 5 quốc gia, Tiến sĩ Trường nêu ra nhận định về những điều Việt Nam có thể làm trong bối cảnh đang hình thành “tứ giác kim cương” gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ có mục đích bảo đảm hòa bình, thịnh vượng, tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, còn gọi là vòng cung Ấn-Thái.

Quan hệ Việt – Trung ngày càng nồng ấm, dù chủ quyền VN bị xâm phạm

BTV Tiếng Dân

29-11-2019

Thứ trưởng BNG Lê Hoài Trung dẫn phái đoàn VN sang Bắc Kinh, đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt – Trung và quan hệ song phương hai nước, với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy, từ ngày 26 đến 28/11/2019. Quan điểm hai đoàn Việt Nam – Trung Quốc: Nhất trí xử lý thỏa đáng bất đồng, góp phần vào ổn định trên Biển Đông, trang Thế Giới và Việt Nam đưa tin.

Ông Trọng đưa Việt Nam đến gần Trung Quốc ra sao

Blog VOA

Bùi Tín

20-12-2017

Ảnh: Reuters

Tổng kết tình hình năm 2017, các nhà bình luận quốc tế bàn tán sôi nổi về mối quan hệ Việt – Mỹ và mối quan hệ Việt – Trung trong năm qua.

Nhiều người khen bài diễn văn được chuẩn bị khá kỹ, nội dung xúc tích, thái độ thẳng thắn của tổng thống D. Trump, sự đề cập đến Hai bà Trưng của ông. Nổi bật lên là mối quan tâm của nhân dân và tuổi trẻ Đà nẵng, Hà Nội đổ ra đường đông đảo đón chào nồng nhiệt tổng thống Hoa Kỳ.

Trong khi đó thái độ của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có vẻ khác hẳn.

Hẳn là ông không bằng lòng với ông D. Trump khi ông không coi ông Trọng là nhân vật số 1 của chế độ, chỉ gặp vài phút chào hỏi xã giao, không hội đàm, không quốc yến, không nói chuyện thân mật, không bắt tay chặt chẽ, cũng chẳng mời ông Trọng sang thăm Hoa Kỳ.

Trái lại, ông Trọng dồn tất cả nhiệt tình và sự long trọng cho cuộc đón tiếp ông Tập ở thủ đô Hà Nội. Thảm đỏ trải dài từ cầu thang máy bay xuống, ra đến tận xe lễ tân cắm cờ Trung Quốc. Bỏ hoa tươi cực lớn. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch có 21 phát đại bác và dàn Quân nhạc, duyệt hàng quân danh dự gồm hải, lục, không quân. Không thiếu một điều gì.

Rồi chuyện đặc biệt thân tình là ông Trọng dẫn ông Tập ra ngôi nhà sàn của ông Hồ, lên trên gác, hội kiến trong cuộc trà đàm thân mật, để rồi ông Trọng xum xoe nhún nhường «Trà Việt ngon nhưng không bằng trà Trung Quốc», gây nên sự chê cuời của không ít blogger tự do.

Đáng chú ý là trong hội đàm, hai bên đã nhận định mối quan hệ mật thiết Việt – Trung đã được nâng lên tầm cao mới, toàn diện, bao trùm các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, giáo dục, đào tạo, khoa học kỹ thuật, quan hệ đảng, quan hệ nhân dân… với 50 cơ chế hợp tác và 19 văn kiện mới được ký kết. Chưa bao giờ mối quan hệ 2 bên nồng hậu, bền chặt như thế!

Cung Hữu nghị Việt – Trung hoành tráng được khai mạc giữa thủ đô Hà Nội. Mối quan hệ thương mại lên tới đỉnh cao 98 tỷ đôla / năm. Dân Tàu có mặt khắp mọi nơi, mọi lãnh vực…

Các vụ truy tố tội tham nhũng gần đây đều có dấu hiệu trừng trị nặng những người có hơi hướng chống Trung Cộng bành trướng, có vẻ như theo chỉ lệnh của ông Hoàng Đỏ Tập Cận Bình qua các cận thần của ông vừa sang Hà nội.

Ông Đinh La Thăng không được lòng ông Tập khi định phạt và đuổi nhà thầu Trung Quốc trong vụ xây đường cao tốc Cát Linh – Hà Đông bầy nhầy, tốn kém.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng khó lọt lưới chuyến này, do họ Tập thù dai, để bụng lời chê bai rất nặng của ông Dũng: «Không thể đánh đổi chủ quyền đất nước cho một tình hữu nghị viển vông!».

Trước đây ông Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, bị mất chức, đưa về làm phó cho bà Kim Ngân, coi như bị lột lon, chỉ vì dám tuyên bố «phải cảnh giác với giặc phương Bắc», thêm một cái «tội» từng trực tiếp chỉ huy cuộc chiến chống Trung quốc xâm lược tại chiến trận Vị Xuyên nóng bỏng nhất.

Cho đến ông Thiếu tướng Trương Giang Long ở học viện Công an dám công khai khẳng định «chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ dã tâm thôn tính nước ta» cũng bị cho về hưu sớm…

Với một lọat việc làm theo ý và theo chỉ lệnh của Thiên triều như thế, nhà bình luận Trương Nhân Tuấn ở Pháp cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng rõ ràng đã công khai phản bội Tổ quốc, theo đúng đạo luật Tố tụng hình sự hiện hành ở Việt Nam.

Xem ra ông Nguyễn Phú Trọng không mảy may quan tâm những lời cảnh báo ấy, lời cảnh báo được không ít đảng viên đồng tình, được đông đảo nhân dân tán thưởng.

Ông vừa bước thêm những bước mới cực kỳ nghiêm trọng theo hướng phản quốc, không thể chống chế nổi.

Theo thông báo chung về cuộc hội đàm giữa 2 ông tổng bí thư Trọng – Tập gần đây nhất, 2 bên đã thỏa thuận:

  • Sẽ hợp tác giúp nhau trong đào tạo cán bộ cấp cao ngạch đảng giữa 2 bên; đặc biệt là trong đào tạo cán bộ cấp cao 2 ngành quốc phòng và ngoại giao;
  • Sẽ hợp tác giúp nhau đào tạo cán bộ giữa các tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao bằng, Hà Giang của đảng Cộng sản VN với khu ủy khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây của đảng CS Trung Quốc.

Các điều thỏa thuận trên đây mang ý nghĩa gì?

Tuy gọi là hợp tác giúp nhau song phương, nhưng trên thực tế chỉ là quan hệ 1 chiều. Việt Nam nhỏ bé (90 triệu dân), đảng cộng sản VN ít ỏi (4 triệu đảng viên) so với 1 tỷ 300 triệu dân và 90 triệu đảng viên Trung Quốc – chỉ bằng 1 tỉnh nhỏ của Trung Quốc, thì trên thực tế chỉ là một sự hòa nhập tự nguyện của đảng cộng sản VN vào đảng CS Trung Quốc, sự sáp nhập trên thực tế của 4 tỉnh biên giới vào khu tự trị dân tộc Choang của tỉnh Quảng Tây/Trung Quốc. Cán bộ cao cấp quốc phòng và ngoại giao sẽ do phía Trung Quốc đào tạo và tuyển lựa, áp đặt một chiều cho phía Việt Nam.

Điều trên đây có nghĩa là ông Nguyễn Phú Trọng đã tự mình xóa bỏ biên giới quốc gia Việt Nam thuộc 4 tỉnh Quảng ninh, Cao Bằng , Lạng Sơn, Hà Giang, tự xóa bỏ chủ quyền tuyển lựa tướng lĩnh, cán bộ ngoại giao cấp cao để hiến dâng cho Trung Cộng một mảng chủ quyền sinh tử và cơ bản nhất.

Và việc hệ trọng này không hề có bàn bạc trong Bộ Chính Trị, trong Ban chấp hành Trung Ương cũng như trong Quốc Hội, nhân dân càng không có tiếng nói gì ! Dân 4 tỉnh biên giới nói trên trên đã bị bán đứng cho bọn bành trướng.

Hơn nữa các điều thỏa thuận trên còn có nghĩa là từ nay các chức vụ cấp cao trong đảng nói chung, các cấp Tỉnh ủy viên, Bí thư tỉnh ủy, các Thứ trưởng, Bộ trưởng, Vụ trưởng, Viện trưởng… trong toàn quốc đều phải có ý kiến xét duyệt thẩm định của phía Trung Quốc. Nền độc lập bị hiến dâng tự nguyện.

Như thế là giao cả bộ máy cai trị của đảng và Nhà nước vào tay của lãnh đạo đảng CS Trung Quốc, nước Việt Nam tự nguyện làm chư hầu, không có gì khác hơn.

Rất mong các Ủy viên Bộ chính trị, các Ủy viên Ban chấp hành Trung ương, các đại biểu Quốc hội, các nhà luật học, luật sư, bà con người Việt chúng ta, các tổ chức xã hội dân sự… lên tiếng nói rõ nhận định và thái dộ của mình với vấn đề trọng đại này của đất nước.

Trung- Việt, tương đồng, khác biệt!

FB Nguyễn Đình Bổn

13-8-2018

Nước, không khí, thực phẩm nhiễm độc, thuốc giả… gây ung thư, đó là sự tương đồng của Trung Quốc và Việt Nam.

Theo RFI, mới đây, bộ phim “Tôi không phải là thần dược” của đạo diễn Trung Quốc Văn Mục (Wen Muye), ra rạp hôm 5/7/2018, đã trở thành một hiện tượng xã hội. Sau ba tuần công chiếu, “Tôi không phải là thần dược” đã mang lại cho nhà sản xuất hơn 360 triệu euro. Phim được coi là một trong 10 thành công thương mại lớn nhất của lịch sử điện ảnh Trung Quốc. Phim thu hút rất đông khán giả Trung Quốc, bởi nhằm đúng vào một vấn đề xã hội lớn của quốc gia được coi là nền kinh tế thứ hai thế giới. Đó là tình trạng khốn cùng của những người mắc bệnh ung thu và thân nhân họ!

Một phần Hoàng Sa và sáu năm còn lại

FB Luân Lê

19-1-2018

Sơ đồ tác chiến của Hải quân VNCH tại Hoàng Sa ngày 19-20/1/1974. Ảnh: internet

Theo luật quốc tế, một quốc gia chiếm giữ một thực thể trong vòng 50 năm liên tục mà không có tranh chấp thì thực thể đó thuộc chủ quyền của quốc gia đang thực hiện việc chiếm giữ, quản lý.

Vậy quần đảo Hoàng Sa bị Trung Cộng đánh chiếm thời VNCH vào ngày này 44 năm trước, ngày 19/01/1974 và giết chết 74 người lính quyết tâm giữ đảo nhưng bất thành, có được coi là đang có tranh chấp hay không kể từ năm 1974 đến nay?

Đường biên giới Việt-Trung khu vực Nam Quan theo công ước Pháp-Thanh 1887 (Phần 1)

Trương Nhân Tuấn

16-8-2020

Đường biên giới đoạn từ Nam Quan đến Bình Nhi, được mô tả theo biên bản phân định biên giới Pháp-Thanh ngày 7-4-1886 như sau:

Việt Nam bị kẹt giữa hai cường quốc, cố gắng tìm một con đường giữa Mỹ và Trung Quốc

New York Times

Tác giả: Hannah Beech

Dịch giả: Trung Nguyễn

11-11-2017

Chủ tịch nước Tập Cận Bình đến Đà Nẵng hôm thứ Sáu để tham dự Hội nghị APEC. Ảnh: Ye Aung Thu/ AFP — Getty Images

Hà Nội, Việt Nam – Cuộc chiến tổng lực của Việt Nam với Hoa Kỳ đã diễn ra trong một thập kỷ. Căng thẳng với người láng giềng phương Bắc, Trung Quốc, đã kéo dài hàng ngàn năm – từ một ngàn năm bị đô hộ bởi Trung Quốc và một cuộc chiến biên giới đẫm máu vào năm 1979 cho đến những cuộc đối đầu gần đây trên biển Đông.

‘Muốn giàu thì chơi với Mỹ – muốn làm đĩ thì đi với Tàu’

VNTB

Tâm Don

10-3-2018

Thủy thủ hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và lính hải quân VN. Ảnh: FB USS Carl Vinson

Xung quanh việc Việt Nam đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và thủy thủ đoàn đã diễn ra hai trạng thái hoàn toàn đối chọi nhau: ít quan chức Việt Nam khi đón tiếp và sự đón chào không trọng thị, trong khi đó, rất đông người dân Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đã hân hoan, hồ hởi đón chào. Và nữa, cộng đồng mạng xã hội như dậy sóng khi USS Carl Vinson xuất hiện. Tại sao lại thế?

Hữu nghị Trung Việt, mộng tưởng của những kẻ mị dân

Quan hệ Quốc tế

Huỳnh Tấn Bửu

29-9-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet/ QHQT

Quan hệ Trung – Việt đã có một lịch sử tới 2.000 năm. Trong 1.000 năm đầu, trừ thời gian ngưng chiến ngắn ngủi và những lúc ở Trung Quốc có nội loạn, còn toàn bộ thời gian có thể nói là Trung Quốc đã trực tiếp thống trị Việt Nam. Trong 1.000 năm sau, tuy Việt Nam không bị Trung Quốc trực tiếp thống trị, nhưng họ chịu đủ mọi thứ đối xử không bình đẳng, như là một thuộc quốc, xen vào đó là thời kỳ cách quãng của những cuộc chinh phục bằng quân sự.

Thực dụng hay thực tiễn có tên Donald Trump

“Chế độ đến rồi đi, chỉ có đất nước và dân tộc còn lại. Hợp tác với kẻ thù, tưởng giữ được chế độ, nhưng khi đất nước không còn, dân tộc không còn, thì chế độ bám vào đâu để tồn tại?”

____

Bùi Quang Vơm

11-7-2017

TT Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh: internet

Những gì tổng thống Donald Trump đang làm trong thế giới ngoại giao hiện đại giữa các siêu cường, chính là đặc trưng tính thực tiễn của chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Tính thực tiễn của chủ nghĩa thực dụng đó đã giúp Trump chiếm thế thượng phong áp đảo đối với mọi đối thủ có mặt trong G20 – 7/2017 tại Hamburg.

Nhưng điều đáng nói là việc Trump có thể đã làm thất bại mọi thủ đoạn theo kiểu khôn lỏi, ma mãnh vốn vẫn giúp Trung Quốc vượt mọi thứ rào cản, vượt lên mọi đối thủ. Đó là thủ đoạn tạo ra sự đã rồi nhỏ giọt, dừng lại trước khi gây ra khủng hoảng, và mỗi sự đã rồi là một bước nhảy lên phía trước và để đối thủ lại phía sau.

Vượt trên quan hệ ngoại giao bình thường giữa Trung Quốc và Việt Nam

LTS: Một bài viết đưa ra nhiều quan điểm rất lạ, của một giáo sư Trung Quốc và một nghiên cứu sinh tiến sĩ, người Việt Nam, cô Đỗ Quỳnh Anh, hiện là nghiên cứu sinh ngành Quan hệ Quốc tế, tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc.

Bài viết này, nếu không thấy tên tác giả là người Việt Nam, có thể nói, rất giống những bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu Thời báo hoặc Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc, mà dịch giả Trung Nguyễn nói rằng: “Cô Đỗ Quỳnh Anh này đi khám ADN chắc có gen là người Trung Quốc“.

____

Modern Diplomacy

Tác giả: Wang Li Đỗ Quỳnh Anh

Dịch giả: Trung Nguyễn

17-11- 2017

Người bán hàng rong trên đường phố Hà Nội. Ảnh: internet

Đối với đa số các học giả bị ám ảnh bởi lý thuyết thực dụng, Trung Quốc và Việt Nam không thể duy trì một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau do những ký ức lịch sử và quan ngại địa chính trị. Ngay cả Henry Kissinger đã lập luận rằng, “với sự sụp đổ của Sài Gòn vào năm 1975, sự cạnh tranh mang tính tự nhiên và lịch sử giữa hai nhà nước cộng sản sẽ bắt đầu, dẫn tới một chiến thắng của địa chính trị đối với ý thức hệ”.

Như vậy, Bắc Kinh đã bị bắt buộc phải đối mặt với một cơn ác mộng chiến lược từ biên giới phía Nam. Đúng một phần, nhưng đó không phải là bức tranh toàn cảnh của mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam trong những thập niên vừa qua.

Trung Quốc và Việt Nam vĩnh viễn là “bạn bè và kẻ thù” tốt nhất

Forbes

Tác giả: Ralph Jennings

Dịch giả: Trúc Lam

3-11-20217

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và người đồng nhiệm Việt Nam, Phạm Bình Minh (thứ hai từ trái) đi bộ đến phòng họp ở Hà Nội ngày 2-11-2017. Ông Vương đã có chuyến thăm chính thức hai ngày đến Hà Nội. Ảnh: Hoàng Đình Nam/ AFP / Getty Images

Bạn có biết những mối quan hệ bạn trai và bạn gái đã chia tay, quay trở lại, rồi chia tay nữa không? Có lẽ hai người không thể sống cùng nhau nhưng cần nhau vì một số lý do không thể thiếu. Sự lặp đi lặp lại này, mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam – hai nước láng giềng với những mối quan tâm chia sẻ sâu sắc, đồng thời cũng là mối ngờ vực lẫn nhau sâu đậm.

Việt Nam: Vùng tranh của các đại cường

Lê Minh Nguyên

4-8-2021

Địa chính trị của Việt Nam là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp Việt Nam nhanh chóng hùng cường, nhưng nó cũng có thể cắt Việt Nam một cách thảm thương. Kết quả tốt hay xấu đều tùy thuộc vào sự quyết định của người Việt Nam.

Ông Lưu Vân Sơn thăm VN và Hội nghị TƯ6

BBC

25-9-2017

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp ông Lưu Vân Sơn hôm 18/9/2017 tại Hà Nội. Ảnh: Web ĐCS

Chuyến đi của ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư và Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương của ĐCS Trung Quốc tới Việt Nam (từ 18-19/9/2017) ít liên hệ tới Hội nghị 6 của ĐCSVN hơn là tới Đại hội lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc, một nhà phân tích chính trị từ Việt Nam nói với BBC.

Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Việt – Trung đưa ra giải thích vì Trung Quốc ‘cần một không khí đối ngoại’ thuận lợi trước Đại hội này, trong khi Hội nghị TƯ6 của ĐCSVN đã được điều chỉnh thời gian nhi lần từ trước, một nhà phân tích chính trị từ Việt Nam nói với BBC.

Về chuyện “Trung Quốc đã trở thành siêu cường công nghệ”

Nguyễn Thái Nguyên

19-12-2017

Alibaba là tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc. Ảnh: internet.

Nhân đọc bài báo: Đáng sợ: Trung Quốc đang trên đường thống trị công nghệ toàn cầu” của David Dodwell đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Shouth China Morning Post) do Hồng Thủy dịch đăng trên Giáo dục Việt Nam ngày 29/3/2017. Bài báo này thật ra đã đăng trên rất nhiều tờ báo cả tiếng Trung lẫn tiếng Anh không chỉ ở HK mà cả ở TQ và nhiều nước khác như là một phát kiến mới, một sự kiện gây chấn động…. Cũng đã đăng bằng tiếng Việt trên một vài trang mạng khác ở VN. Gần đây, ngày 14/12, một bạn đọc đã chuyển cho anh Trần Đức Nguyên bài báo này và anh Trần Đức Nguyên đã nêu một gợi ý khó với chủ ý: chúng ta đánh giá thế nào nội dung bài viết này? Đây là một vấn đề không đơn thuần về mặt khoa học công nghệ mà có những nội dung thật giả được pha trộn vào nhau bằng nghệ thuật chữ nghĩa phục vụ cho ý đồ chính trị nên hết sức phức tạp.

Quan hệ Việt – Trung nổi lên tại Quốc hội Mỹ

VOA

Viễn Đông

3-10-2017

Ông Kritenbrink trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2014, khi còn làm việc tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh. Ảnh: AP

Đề cử đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói rằng Hà Nội “duy trì mối quan hệ phức tạp nhưng khá quan trọng với Trung Quốc”, và đã phát “tín hiệu mạnh” tới Mỹ về vai trò của Washington trong vấn đề lãnh hải và Biển Đông.

Ông Kritenbrink đã ra điều trần để được chuẩn thuận trở thành đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ ở Hà Nội trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm 27/9, trong đó ông vạch ra những ưu tiên hàng đầu trong mối bang giao Việt – Mỹ.

Có những “bên thua cuộc” khác

Thế giới là cuộc cờ vĩ đại mà các cường quốc thường là những tay “chơi cờ độn nước”. Kẻ thức thời nên biết chọn loại cờ nào. “Ai cho kén chọn vàng thau tại mình”. Cờ Tàu, tốt muôn đời vẫn là con tốt, kể cả khi nó chiếu được tướng. Cờ Tây, chơi đến tận hàng cuối, tốt có thể về hậu. Nhưng cờ Tây thì phải đi với nhau đến tận cùng mới có kết quả. Phải biết gắn mình vào thế trận chung với các quân cờ khác, dù đó là vua hay hậu, tượng, xe, để đi đến thắng lợi.

“Căn Tính Dân Tộc” và sự “Ăn Mày Dĩ Vãng” của các Thế Hệ Cầm Quyền đã và đang đưa Việt Nam vào Ngõ Cụt

Viet-Studies

Nguyễn Trọng Bình

23-10-2017

Hãng tin Reuters đã nhận xét phần trình bày của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình: “diễn văn dài, rất nhiều trà”. Ảnh: REUTERS

1. Trông người mà ngẫm đến ta

Những ngày này, tràn ngập trên các phương tiện truyền thông là những thông tin và hình ảnh về Đại hội lần thứ 19 của ĐCS Trung Quốc. Tâm điểm của sự kiện này chủ yếu tập trung vào một nhân vật duy nhất là Tập Cận Bình với “giấc mộng Trung Hoa” mà ông ta đã công khai với thần dân mình cũng như toàn thế giới.

Điên nặng vì “Đen người xanh ta”

FB Vũ Kim Hạnh

30-12-2017

Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của VN đang bị Trung Quốc chiếm đóng và mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi (ảnh nhỏ). Ảnh: AFP

Điện năng, có cách gọi vui theo kiểu đánh vần, “Điên nặng” là một câu chuyện dài. Đúng là điên năng vì quá nhiều chuyện nhức đầu xảy ra liên miên. Như tin ngắn này:

Hôm qua, báo Thanh Niên đưa tin: TQ xây nhà máy điện hat nhân nổi ở Trường Sa, đảo họ chiếm của VN. Tháng trước, lò phản ứng hạt nhân di động đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn tất khâu thử nghiệm cuối cùng, được gắn vào chiếc tàu có thiết kế đặc biệt tại xưởng ở Liêu Ninh, trong kế hoạch quân sự hóa những đảo chiếm đóng phi pháp của VN. Những lò phản ứng hạt nhân di động này còn cấp năng lượng cho những giàn khoan TQ khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông. Tin ngắn này kích nổ trong đầu chúng ta câu hỏi dữ dội về mảnh đất máu thịt đang bị chiếm?

Lê Duẩn, người đẩy Việt Nam đến chiến tranh với Trung Quốc và Campuchia

Quan hệ Quốc tế

Huỳnh Tấn Bửu

27-9-2017

Hồ Chí Minh và Lê Duẩn. Ảnh: Internet

Rõ ràng Việt Nam (CS) không thể chấp thuận lời giải thích đó. Trong khi Pol Pot có Ieng Sary, phó bí thư đảng, Nuon Chea và một số viên chức khác tháp tùng tới Hà Nội vào ngày 12 tháng Sáu, trong một cuộc “viếng thăm anh em” thì Việt Nam (CS) đã chiếm đóng doanh trại quân đội Campuchia trên đảo Wai và cắm cờ trên đảo này. Ngày 14 tháng 6, tờ New York Times trích dẫn một nguồn tin tình báo Mỹ cho hay rằng Việt Nam (CS) đã chiếm đảo này. Tuy nhiên việc phái đoàn Campuchia tới Hà Nội vào thời điểm trớ trêu ấy vẫn còn che dấu mãi đến ba năm sau.

Giáo sư Phan Huy Lê – Chuyện bây giờ mới kể

FB Nghiêm Thúy Hằng

24-6-2018

Suốt từ hôm qua đến giờ vẫn thấy bàng hoàng, không muốn tin, không chịu tin rồi thì lẩm cẩm trách lây cả A9 Bạch Mai: giá mà mặt bệnh động mạch vành của thày, bệnh phổi của thày, thày đến với ngoại khoa Việt Đức, 108 sẽ nối dài thêm được sự sống. Biết đâu đấy, trên đời này thiếu gì sự thần kỳ, cũng như vài chục năm nay, va li thuốc thày cắt từ chính gốc Đồng Nhân Đường Bắc Kinh đã giúp thày luôn ổn định, yên bình với mặt bệnh cao huyết áp, lúc nào cũng đỏ da, thắm thịt, khoẻ mạnh và có sức làm việc dẻo dai tuyệt vời, kể cả khi tuổi tác đã cao. Tôi thấy tôi tự dưng bần thần, đau đớn, không khác nào một người thân của tôi vừa rời cõi tạm mà tim tôi thì ngàn lần không muốn, mới đây thôi thầy còn khoẻ mạnh minh mẫn vậy cơ mà.

Tại sao CSVN im lặng về chiến tranh biên giới?

FB Trần Trung Đạo

21-2-2018

Ảnh: internet

Cả CSVN và CSTQ đều im lặng. Với họ, cuộc chiến tranh gây tổn thất hàng trăm ngàn nhân mạng dường như chưa từng xảy ra.

Công tâm mà nói, nhiều người Trung Quốc cũng đau xót khi nhớ lại những người bạn chiến đấu của mình đã bỏ xác ở Lạng Sơn, Lào Cai và mong mỗi năm đến ngày 17 tháng hai được có một phút cúi đầu mặc niệm. Thắng hay bại đều đã qua, chỉ tiếc thương là còn lại.

Stalin và Hoàng sa, Trường Sa

FB Lý Trực Dũng

17-9-2017

Ảnh: internet

Vì Stalin không tin tưởng Hồ Chí Minh, coi Hồ Hồ Chí Minh là người theo dân tộc chủ nghĩa – có tin cho biết Stalin đã giam lỏng Hồ Chí Minh một thời gian ở Maxcova – nên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập từ 2/9/1945, nhưng đến tháng 1/1950 mới được Liên Xô công nhận. Ấy thế mà năm 1953 khi Stalin chết, nhà thơ Tố Hữu từng là Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng Việt Nam đã khóc than: