Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Trump và Dân Luận Viên Cộng Sản Giống Nhau ở Điểm Nào?

Mai V. Phạm

16-7-2019

“Không thích ở Việt Nam thì ra nước ngoài mà sống”. Đây là phát ngôn thường thấy của lực lượng dân luận viên, là những người được Ban Tuyên giáo “nuôi báo cô” từ tiền thuế của dân. Nhiệm vụ chính của lực lượng khổng lồ này là tuyên truyền dối trá và mạt sát thậm tệ những ai dám phản đối đường lối và chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam. Câu nói này của dân luận viên là sự ngụy biện, thể hiện sự thất bại trong lý luận để hăm dọa, nhằm bịt miệng giới bất đồng chính kiến.

LS Võ An Đôn: Tôi đã khiếu nại lên Liên đoàn Luật sư

6-12-2017

(Tiếng Dân) — Ngày 26/11/2017, LS Võ An Đôn đã bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên ra quyết định xóa tên khỏi danh sách đoàn luật sư tỉnh này.

Mới đây, trong một status trên Facebook, LS Võ An Đôn cho biết, sáng 06/12/2017, ông đã gửi đơn đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam, khiếu nại về việc Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên loại ông ra khỏi danh sách Đoàn luật sư “một cách tùy tiện, tiến tới việc thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư” của ông.

Nói thêm về “chuyện xứ Lào”

Nguyễn Đình Cống

6-5-2021

Đọc bài “Chuyện xứ Lào” của tác giả Hồng Hải trên Tiếng Dân, tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm đẹp về ba lần được Đại học Viêng Chăn mời sang giảng bài cho các lớp Kỹ sư Xây dựng Pháp ngữ, (vào thời gian 1999 đến 2002). Thầy Việt hướng dẫn sinh viên Lào học bằng tiếng Pháp.

“Bàn tay trái” của Nguyễn Hữu Linh thoát tội

BTV Tiếng Dân

23-7-2019

Ngày 22/7, Phòng kỹ thuật hình sự Công an TP HCM đã có kết luận về bàn tay trái của Nguyễn Hữu Linh, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Về hành vi ấu dâm của Cựu viện phó VKSND TP Đà Nẵng, phía công an cho rằng, “do hình ảnh khuất khỏi tầm quan sát của camera nên không rõ bàn tay trái của Nguyễn Hữu Linh có chạm vào phần cơ thể phía trước thân người của cháu bé hay không”.

Hậu thanh tra đất Đồng Tâm: Đôi điều nhắn gửi ông Nguyễn Đức Chung (bài 2)

Nguyễn Đăng Quang

15-12-2017

Tiếp theo bài 1: Có ai tin vào thanh tra Hà Nội

Thưa ông Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung,

1/. Ngày 22/4/2017, nhận lệnh của Bộ Chính trị và Thường trực Thành ủy Hà Nội, ông về Đồng Tâm để đối thoại trực tiếp với người dân nhằm thực thi một nhiệm vụ hy hữu, vô tiền khoáng hậu, chưa từng xảy ra trong lịch sử chính thể Nhà nước ta. Thật may mắn, ông đã hoàn thành nhiệm vụ, dù cho đến nay sự việc chưa được giải quyết tận gốc, còn tiềm ẩn không ít nguy cơ.

Hiệp định “Abraham” do Jared Kushner dàn dựng đã tạo ra xung đột bạo lực giữa Israel và Palestine như thế nào?

US News

Tác giả: Paul D. Shinkman

Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, chuyển ngữ

13-4-2021

Lời Người dịch: Những người miền Nam Việt Nam hẳn chia sẻ được nỗi bất bình với người Palestine khi những thoả thuận ký với quân thù đang xâm chiếm lãnh thổ của họ mà không hề có sự tham gia của chính họ. Ít ra, lúc này chính sự hung bạo của Israel đã khiến Liên Hiệp quốc và cả thế giới phải lên tiếng, cho thấy sự “giả dối” của Hiệp định Abraham mà Jared Kushner đã dàn dựng cho Israel ký với các nước Ả Rập, không có sự đồng tình của Palestine.

Không Thể Không Nghe “Thì Đi Với Niềm Tin Làm Người”

Nguyễn Thị Thanh Bình

29-7-2019

Giữa lúc chúng ta vừa có bản Tuyên Bố Biển Đông, dưới sự kiện căng thẳng nóng bỏng ở Bãi Tư Chính của 10 tổ chức và gần 600 chữ ký cá nhân, ca khúc của một Khuyết Danh nào đó bỗng nổi lên như một niềm thôi thúc mãnh liệt, hùng tráng.

An Giang: Phạt tù 5 bị cáo về tội tuyên truyền chống Nhà nước

LTS: Thêm năm người dân ở An Giang bị kết án tù bởi điều 88 BLHS, tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam“: Nguyễn Tấn An, Huỳnh Thị Kim Quyên, Nguyễn Ngọc Quí, Phạm Văn Trọng, Nguyễn Thanh Bình.

Bài viết không nói rõ năm người này đã tuyên truyền chống nhà nước bằng cách nào, ngoại trừ dẫn thông tin từ cáo trạng nói rằng, công an phát hiện một số lá cờ vàng ba sọc đỏ được treo ở một cây cầu sắt và bến xe, thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, nên đã điều tra và bắt khẩn cấp anh Nguyễn Tấn An, sinh năm 1992, cùng một số đồng phạm.

Vào Facebook Câu Chimbồ của anh An, thấy có nhiều thông tin liên quan tới Phật Giáo Hòa Hảo, không rõ anh có có phải là người của Phật Giáo Hòa Hảo hay không. Facebook của anh còn có logo ghi dòng chữ: “Tôi hãnh diện là người ‘phản động’.”

___

TTXVN

21-12-2017

Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Công Mạo/TTXVN

Ngày 21/12, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 5 bị cáo lợi dụng tự do, dân chủ hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Konrad Bercovici: Cái lò

Trần Quốc Việt dịch

27-5-2021

Ngày trước có một người rất giàu và lại có lòng thương người. Khi ông mất, ông để lại nhiều vàng cho người em để người em tùy ý sử dụng và ủy thác cho người em thêm một số vàng nữa để giúp đỡ người nghèo khó. Ông dặn dò trong di chúc:

Bãi Tư Chính bộc lộ rõ sai lầm chiến lược của Cộng sản Việt Nam

Trung Nguyễn

4-8-2019

Có lẽ không một người Việt Nam yêu nước nào lại không hồi hộp ngóng đợi tin tức về bãi Tư Chính, nơi đang diễn ra cuộc đụng độ giữa hai người anh em cộng sản Trung Quốc – Việt Nam, để giành quyền kiểm soát bãi cạn này.

Điều ước đầu năm

Lò Văn Củi

1-1-2018

Anh Bảy Thọt uống gần hết ly cà phê mà người còn lơ mơ, cứ ngáp vắn ngáp dài. Ông Hai Xích lô bắt mạch:

– Chắc mẫm hồi tối đi chơi Giao thừa đây. Đi suốt đêm chớ gì. Có bắt chước Tây u gì hông, có đếm ngược thời gian 10 giây cuối cùng rồi ước một điều cho năm mới hông?

Pháp nạn – Ma chướng trong chế độ Cộng sản (Phần 2)

Chu Sơn

7-6-2021

Tiếp theo phần 1

Trong chiến tranh, cửa chùa rộng mở cho những thanh niên trốn quân dịch, những binh lính đào ngũ, những tu sĩ và phật tử đấu tranh trốn thoát khỏi các cuộc truy lùng của bạo lực Việt Nam Cộng Hòa, kể cả những “anh em Cộng sản” giả dạng nạn nhân chiến tranh vào chùa đội lốt thầy tu.

Tin Biển Đông: Trung Quốc sẽ cướp Bãi Tư Chính như đã từng cướp bãi cạn Scarborough?

BTV Tiếng Dân

15-8-2019

Bài đầu trong loạt bài viết trên trang Viet Times, nói về âm mưu và thủ đoạn của Trung Quốc tại bãi Tư Chính bộc lộ qua truyền thông: Biến không tranh chấp thành tranh chấp và mưu đồ “chẹn họng” Việt Nam. Bài báo lưu ý, truyền thông Trung Quốc bắt đầu ngụy biện cho hành động xâm phạm vùng biển Việt Nam ở bãi Tư Chính, thậm chí là vu khống cho Việt Nam.

Thế sự cong queo

Tương Lai

8-1-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 28

Đang mệt vì vừa từ bệnh viện về, cần thư dãn, thì ông bạn thân đến chơi tặng tập thơ “Cõi riêng tư” vừa mới in còn thơm mùi mực. Quả là buồn ngủ gặp chiếu manh. Bạn ra về, tôi ngả lưng ra ghế đọc thơ của bạn. Dừng lâu ở bài “Trang lão đi câu”, nhắm mắt nhấm nháp mấy dòng thơ:

Tự Do Nhé Chuột Ơi!

Nguyệt Quỳnh

14-6-2021

Tôi tin vào những điều không thể. Tưởng tượng bạn đang rất căm ghét một con người hay một con vật nào đó. Rồi bỗng dưng một ngày bạn thấy họ là chính mình. Bạn có cảm giác mình biết về họ rõ như biết về những đường chỉ trên bàn tay của mình. Thậm chí, bạn cảm được cái khát khao và thương nó như thương nỗi khát khao của mình ngày nào – đó là cái tình cảm lạ lùng mà tôi dành cho con chuột của con trai tôi.

Nó là con chuột nhỏ xíu, nhưng nó cho tôi nhiều xúc cảm chỉ trong vòng bốn tuần sống chung với nó. Thật ra, buổi đầu gặp nó tôi đã sợ chết khiếp! Nó nhắc tôi về những kỷ niệm xa xưa, những ngày còn làm việc ở một cửa hàng bách hoá ở Sài Gòn. Ngày ấy, chúng tôi vừa trải qua những ngày đói kém của năm 1977. Tội nghiệp giấc mơ hoà bình no ấm của người dân nước tôi! Sau chiến thắng là bắt đầu… “đói”.

Mà cứ hễ đói, cứ hễ nghèo là gần gũi với chuột, là phải sống chung với chuột. Khi ấy, đang làm việc tại một cửa hàng ở Chợ Bến Thành, bữa ăn trưa nào của chúng tôi cũng bị chuột làm phiền. Bởi khi người đói thì chuột cũng đói. Nhưng khi chuột đói, nó táo tợn, nó chẳng sợ ai, nó chẳng coi con người ra cái thể thống gì. Nó núp đâu đó dưới gầm những tủ kính, chỉ chờ cơ hội là nó vụt chạy ra, chớp nhanh lấy miếng bún hoặc cơm ngay lúc chúng tôi đang ngồi ăn với nhau trên sàn.

Cô bạn làm chung là con nhà cán bộ nhưng lại yêu thơ Phùng Quán. Cứ mỗi lần như thế, sau những tiếng la rú thất thanh vì sợ hãi của chúng tôi, cô lại đọc câu thơ của Phùng Quán “những con chuột mặc áo quần bộ đội / đục cơm khoé áo chúng ta”. Ngẫm lại, tôi thấy tuy ngày ấy Phùng Quán ta thán là thế, nhưng đa số người VN vẫn muốn ôm ấp, vun vén cho mảnh đất nghèo khó này. Nay, mọi chuyện đã khác, lòng người cũng đã đổi thay. Mấy cái vụ “đục cơm khoét áo” xưa rồi. Ngày nay, người ta còn thẳng tay cướp đất, đục khoét cả tài nguyên đất nước rồi thản nhiên ôm của cải ra đi. Mặc cho lũ lụt, mặc cho xác dân trôi, mặc cho đất nước tan hoang, người ta có thể bỏ ra hàng triệu đô để mua quốc tịch ở đảo Sip, một đảo quốc xa xôi tận bên trời Âu!

Trở lại cái nhân duyên tôi gặp con chuột. Một hôm con trai tôi nảy ra ý định muốn nuôi một cặp chuột làm thú cưng. Cháu đang sống ở một nhà tập thể nên điều này là không thể và biết rõ luật ở đó cấm, thế là cháu đành nuôi lén. Mọi chuyện vỡ lỡ khi một con chuột thoát ra ngoài. Nó bị vây bắt và bị giết chết. Đau lòng quá, con trai tôi nhất quyết bảo vệ con chuột còn lại. Và dĩ nhiên cháu và con chuột phải ra khỏi nhà. Suốt hai đêm cháu ở ngoài vườn sau của khu nhà tập thể, và phải thức trắng để canh gác cho sự an toàn của con chuột còn lại.

Khi tôi được gọi tới, cháu đã mệt mỏi lắm rồi, khẩn khoản xin mẹ đem con chuột về nhà để được ngủ. Không đành lòng, tôi nhận lời. Nhưng đến khi tôi trông thấy nó, đến khi con chuột ló đầu ra từ cái hộp giấy thì… không kềm chế kịp, tôi kêu thét lên vì sợ hãi. Trời ơi! Nó không phải là con chuột bạch như tôi nghĩ, nó chính là cái giống chuột tôi vô cùng ghê sợ. Cái giống chuột vẫn ám ảnh tôi về những ngày vô định – những ngày của đói, lạnh và sợ hãi.

Ngày ấy, nhiều gia đình trong xóm tôi bị lùa đi kinh tế mới đã lục đục trở về. Họ dựng lại chỗ ở trên cái nền nhà cũ đã bị phá tan hoang. Họ lợp tranh hay treo những tấm poncho cũ để che mưa chắn gió. Ở những ngôi nhà “ổ chuột” ấy, chuột nhiều vô kể. Tôi còn nhớ những ngày mù mưa, cơn đói, những hạt cơm, tiếng chuột rúc và bóng những con chuột chạy qua chạy lại trên cái nền nhà dựng tạm – đó là Sài Gòn trong ký ức tôi những ngày sau giải phóng:

Em theo mẹ về kết tranh lợp mái

Những ổ chuột những mặt người xanh tái

Những con chuột to sống lẫn với người

Ăn ngủ trên một nền nhà

Rúc buồn những ngày mưa gió

Em sống mà vẫn âu lo hoài chuyện đó

Cơm, gạo, bánh mì, bột bắp, bo bo, …

             (Những ngày mưa – Hương Giang)

Thầm trách con, nhưng tôi vẫn đón lấy mảnh giấy ghi rõ cách chăm sóc con chuột từ tay cháu. Suốt hai ngày đầu tôi không dám nhìn đến nó. Đến ngày thứ ba, phải bỏ thức ăn cho nó tôi mới theo lời cháu, gọi nó bằng giọng nói khe khẽ, nhẹ nhàng. Thật lạ lùng, khi đã nghe quen giọng, mỗi lần tôi gọi, nó đều chạy đến. Chưa hết ghê sợ, bàn tay tôi vẫn để cách xa chiếc lồng một quãng ngắn. Tuy thế, tôi vẫn cảm nhận rằng nó tha thiết muốn để cái mỏ nhỏ xíu của nó lên những ngón tay tôi.

Cứ ba ngày, tôi lại dọn dẹp làm sạch chuồng cho nó. Lần nào cũng vậy, hễ thấy hộp thức ăn mới là nó lại cắn giấy báo tôi lót đáy chuồng, rồi phủ che lên trên thức ăn như sợ kẻ khác chia miếng ăn của nó; hễ thấy chuồng sạch là nó lại chạy vòng quanh, phóng uế khắp nơi như để xác định quyền làm chủ giang sơn của nó; sau cùng, nó loay hoay tha rơm phủ đầy lên chỗ ngủ của nó trước khi biến mất dưới đống rơm ấy. Trông nó lặp đi lặp lại mọi việc một cách thảnh thơi, vui tươi và an phận làm sao! Cho đến một ngày tôi lơ đãng để nó xổng chuồng.

Suốt một tuần, tôi không biết nó ở đâu? Nó có đói không? Có khát không? Tôi để đồ ăn và nước uống ở một vài góc khuất nhưng vẫn không nhìn thấy tăm hơi của nó. Rồi tôi quyết định mua những cái “bẫy an toàn” – loại bẫy dùng để bắt giữ nhưng không giết chết – để ở mỗi góc nhà hầu mong dụ dỗ được nó. Mãi cho đến tuần thứ hai tôi mới tìm thấy nó trong phòng ngủ của mình vào lúc 3 giờ sáng. Nó vẫn thế, nhưng mạnh mẽ và linh hoạt hơn nhiều. Tôi ngẩn ngơ nhìn nó vượt qua những chiếc bẫy một cách tài tình. Bắt được nó là cả một công trình, nhưng những gì xảy ra sau đó mới làm tôi mất ngủ.

Khi bỏ nó lại vào chuồng, tôi mới nhận thấy nó không còn là con chuột cũ. Vẫn chiếc chuồng ấy, nhưng nó chẳng còn màng đến giang sơn, đồ ăn hay thức uống của nó nữa. Nó khác hoàn toàn. Suốt từ nửa đêm cho đến sáng, nó không ngừng vùng vẫy để tìm cách thoát thân. Tôi nằm nghe tiếng quẫy đạp dữ dội không ngừng của nó mà thương cảm.

Sao nó giống chúng ta thế! Nó cũng khao khát được vượt thoát. Nó làm tôi nhớ đến biến cố sụp đổ của hàng loạt các quốc gia theo chủ nghĩa xã hội ở Đông âu. Trước ngày 9/11/1989 không ai nghĩ rằng bức tường Bá Linh sẽ đổ. Ngay trong cái đêm đầy biến động đó, vượt qua cánh cửa vừa được mở, không phải hàng ngàn mà là hàng chục ngàn người đã tuần hành, đã đi bộ giữa mưa phùn tiến về Tây Bá Linh. Đó là những dòng sông người cuồn cuộn chảy về với tự do.

Con chuột của tôi đã vô tình nếm được mùi vị của tự do. Nó không còn yên tâm, an phận với nồi cơm, với tổ ấm của nó nữa, và con chuột nhỏ xíu mà khôn ngoan ấy đã không dễ gì mắc bẫy. Chúng ta cũng ngỡ mình như thế. Vậy mà, có những cái bẫy chết người, ta vẫn cứ lao đầu vào!

Từ lúc ấy cho tới sáng, tôi không chợp mắt được vì thương cái vật vã của con chuột trong lồng. Tôi chạnh nghĩ đến nỗi trăn trở của Robert Burns (nhà thơ lớn của dân tộc Tô Cách Lan) khi ông vô tình phá vỡ một ổ chuột trong lúc đang cày ruộng. Nhìn lũ chuột xôn xao chạy trốn, Burns thương cảm cho thân phận và thương cho căn nhà chung của chúng. Ông viết: “Ngôi nhà nhỏ của bạn cũng đang đổ nát! / Những bức tường yếu ớt của nó, gió đang tán loạn!”.

Tuy hoàn cảnh lũ chuột của Burns khác xa con chuột của tôi, nhưng hai câu thơ của ông thì lại gần gũi với chúng ta đến ngậm ngùi. Người VN cũng đang chạy tán loạn ra khỏi ngôi nhà đổ nát của mình và họ ra đi bất chấp hiểm nguy, bất kể mạng sống. Hình ảnh chiếc xuồng cao su gặp nạn ngoài khơi vùng tây Flanders trên trang nhà của toà Đại Sứ Bỉ lại ám ảnh tôi. Nếu không nhờ tuần duyên Bỉ giải cứu, có lẽ chúng ta lại thấy xác người Việt trôi nơi eo biển, trên con đường nhập lậu vào nước Anh.

Khao khát tự do, khao khát sống, khao khát thể hiện chính mình là điều con người luôn luôn hướng tới. Tôi yêu cái cách người mẹ đơn thân, Đinh Thị Thu Thuỷ giải thích trước toà về những phản biện của chị đối với các chính sách của nhà nước. Nó thật đơn giản nhưng mạnh mẽ:Tôi làm điều đó vì tôi yêu con mình” Bạn có yêu chính cuộc đời mình và các con mình không? Tôi tin người phụ nữ đó đang hành động cho mình, cho con trai mình và cho tự do.

Ngày nào quê hương không phải là nơi an toàn để sống, ngày nào người dân VN còn thờ ơ, ngày nào chúng ta không quan tâm, chúng ta chưa góp tay vào những thay đổi cần thiết cho xã hội –  ngày ấy, những người trẻ sẽ còn tiếp tục ra đi. Tôi nghĩ về cái chết thương tâm của 39 người trẻ trên chiếc xe tải đông lạnh; tôi nghĩ đến đoạn đường bầm dập của cướp bóc, bạo hành, cưỡng hiếp và một tương lai vô định của họ nơi những vườn trồng cần sa.

Những câu thơ của Robert Burns dành cho con chuột của ông chợt kéo về ray rứt. Nó ray rứt, nhức nhối  như hình ảnh đơn độc của chiếc xuồng cao su, như giấc mơ mong manh vụt tắt khi chiếc xe tải dừng lại ở cổng thiên đường.

Nhưng chuột nhỏ ơi, mày không đơn độc,  

Khi cho thấy lo xa có thể hão huyền

Bởi những toan tính hoàn hảo của chuột và người

Thường không đi đúng kế hoạch

và chúng ta không còn gì ngoài sầu muộn đớn đau

cho một niềm vui từng hứa hẹn …

(To A Mouse – Robert Burns)

Tôi yêu quý “tự do” của chính mình và không dám bóp nát “tự do” của con chuột bé nhỏ ấy. Sợ bàn tay mình rướm máu vì Tự Do mãi mãi là đóa hồng đầy gai nhọn.

Trời sáng hẳn, tôi chuẩn bị một ít đồ ăn và nước uống rồi ôm cái lồng con chuột theo mình đến một công viên. Tôi cẩn thận tìm một gốc dừa an toàn nhất, nơi những tán lá dưới gốc đã khô cứng tạo thành một chỗ trú ẩn lý tưởng cho nó. Tôi đặt một ít thức ăn vào đó rồi mở cửa chuồng. Ngần ngừ một thoáng rồi con chuột của tôi cũng nhẹ nhàng leo ra. Chờ một lúc, tôi gọi nó khe khẽ. Nó ló đầu ra khỏi tán lá dừa nhìn tôi, rồi lại thụt đầu vào.

Tôi nghĩ đến khuôn mặt son trẻ của Trà Mi, của Nhung, của Hà, của Lượng, … Tôi đã thương quý con chuột ấy lúc nào không biết, nhưng tôi tôn trọng chọn lựa của nó. Tôi nói thầm với nó lần cuối như một lời chia tay:

– Tự do nhé chuột ơi!

Một lần bay ra giàn khoan

Lê Phú Khải

21-8-2019

Trong cuộc đời hơn 40 năm làm báo “lề phải”, “lề trái”, tôi có may mắn một lần được bay ra giàn khoan và đấy là một chuyến đi nhiều thu hoạch không thể nào quên.

Nước Mỹ chao đảo sau một năm Donald Trump

Phạm Trần

16-1-2018

Bức ảnh mô tả ông Trump 10 năm sau. Nguồn: Express

Sau một năm cầm quyền, Tổng thống Cộng hòa Donald Trump đã phạm nhiều lỗi lầm ngoại giao khiến nước Mỹ mất vai trò lãnh đạo trên thế giới.

Ông Trump cũng hành động bất nhất, ăn nói văng mạng, gây chia rẽ, bị lên án là “kỳ thị chủng tộc” mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao. Ông cũng là Tổng thống đầu tiên sử dụng điện thọai để gửi đi các thông điệp chứa đựng nhiều ngôn từ khinh miệt, khích bác và bịa đặt để hạ uy tín đối phương, kể cả đối với các nghị sỹ và dân biểu Dân chủ và Cộng hòa. Ông Trump cũng đã làm mất lòng lãnh tụ một số nước đồng minh qua những lời nói mất thân thiện và thiếu ngọai giao khiến cho uy tín của chức vị Tổng thống được kính trọng nhất thế giới bị tụt xuống hạng chót so với các đời Tổng thống Mỹ tiền nhiệm.

Nhìn lại 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc – những khoảnh khắc tự do

The Jamestown Foundation

Tác giả: Willy Wo-Lap Lam

Lê Minh Nguyên, dịch

18-6-2021

Giới thiệu 

Sau khi Mao Trạch Đông (1893-1976) trở thành nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), năm 1936, ông bắt đầu thanh trừng toàn diện thế hệ trí thức có tư tưởng tự do từ sớm trong đảng ngay trụ sở tạm thời của đảng ở Diên An, tỉnh Thiểm Tây.

Có đúng là “nửa triệu người Đức vô gia cư sống lang thang trên các đường phố” như TTX Việt Nam đưa tin?

Hiếu Bá Linh

29-8-2019

Những người không có nơi trú ẩn ngủ dưới gầm cầu tại Berlin. Photo Courtesy

Mới đây ngày 25/8/2019 có một video clip của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tường thuật về chuyện “nửa triệu người Đức vô gia cư sống lang thang trên các đường phố” ở nước Đức, hằng ngày phải “ngủ trên các ghế đá ở công viên và vỉa hè”. Mời xem clip:

Sự thật như thế nào? Có phải là nước Đức có tới nửa triệu người “không cửa không nhà” phải sống lang thang và “ngủ bờ ngủ bụi” ngoài đường phố hay không?

Từ trước đến nay, không có một thống kê nào về con số người vô gia cư (không có nhà ở) trên nước Đức. Tuy nhiên theo ước lượng của tổ chức thiện nguyện BAGW chuyên giúp đỡ những người không có nhà ở, năm 2018 nước Đức có khoảng hơn nửa triệu người vô gia cư.

Nhưng không phải người vô gia cư nào cũng phải sống lang thang ngoài đường phố và ngủ trong cảnh “màn trời chiếu đất”, chỉ có khoảng 10% (tức là độ 50 nghìn người) như thế mà thôi:

Con số ước lượng người vô gia cư năm 2018: Nước Đức có khoảng 536 nghìn người vô gia cư, trong đó chỉ độ một phần mười là sống lang thang, “ngủ bờ ngủ bụi” ngoài đường phố.

Tuyệt đại đa số còn lại (khoảng hơn 450 ngàn người), tuy không có nhà ở, nhưng họ trú ngụ tạm thời ở nhà người thân, người quen, bạn bè hoặc ở các nơi tạm trú của các tổ chức từ thiện v.v… Đó là thành phần thứ nhất.

 

Thành phần thứ hai là những người cư ngụ trong các trại tạm trú khẩn cấp của nhà nước Đức. Những người này, mặc dù họ có chỗ cư ngụ, nhưng cũng được xem là người vô gia cư.

Thành phần thứ ba là người xin tị nạn. Họ là người nước ngoài đến Đức nộp đơn xin tị nạn và được nhà nước Đức lo cho họ cư ngụ trong các trại tị nạn. Hàng trăm ngàn người xin tỵ nạn này, mặc dù đã có chỗ cư ngụ trong trại tị nạn, nhưng cũng được xem là người vô gia cư. Họ chiếm con số rất lớn:

Con số ước lượng người vô gia cư năm 2017: Đức có khoảng 650 ngàn người vô gia cư, trong đó có 375 nghìn người xin tị nạn (họ không phải là người Đức).

Nói tóm lại, con số “nửa triệu người Đức vô gia cư sống lang thang trên các đường phố” ở nước Đức, hằng ngày phải “ngủ trên các ghế đá ở công viên và vỉa hè” mà Thông Tấn xã VN đưa tin là con số hoàn toàn sai sự thật, đã được phóng đại ít nhất gấp 10 lần.

Điểm đặc biệt, ông Bodo Bürger (nhân vật chính trong clip phóng sự của TTXVN) là người “vô gia cư sống lang thang ngoài đường phố” nhận được trợ cấp của nhà nước Đức khoảng 1.000 Đô-la Mỹ (890 Euro) mỗi tháng, thậm chí trợ cấp hàng tháng này đã kéo dài “suốt 15 năm qua“:

Ảnh chụp màn hình bài phóng sự của TTXVN

Đặc biệt nhất là vì ai đang sinh sống ở Đức đều biết rõ, chỉ cần có hơn phân nửa số tiền trợ cấp này (khoảng 500 – 600 Euro) là thừa sức thuê được căn hộ một phòng thông thường, kể cả ở các thành phố lớn. Đây chính là một điều vô cùng phi lý khi nói rằng “số tiền này (890 Euro) không đủ để thuê một căn hộ tại Berlin”.

Ngoài ra, nếu chú ý đến góc trái của clip tường thuật của TTXVN, sẽ thấy logo “TRT WORLD”, đó là logo của đài tin tức Thổ Nhĩ Kỳ (nước Turkey) nói tiếng Anh. Đây là kênh tuyên truyền đối ngoại của Tổng thống Erdoğan (nhà độc tài Thổ Nhĩ Kỳ) và chính phủ thuộc đảng AKP – tương tự như đài RT của Putin.

 

Wikipedia tiếng Đức viết về đài TRT World

Như vậy, TTXVN đã lấy clip của đài TRT WORLD và dịch sang tiếng Việt. Như đã nêu trên, TRT WORLD là kênh tuyên truyền đối ngoại của Tổng thống Erdoğan. Quan hệ giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ từ vài năm qua trở nên căng thẳng. Nhà độc tài Erdogan từng cáo buộc Thủ tướng Đức Angela Merkel “có cách hành xử kiểu Đức quốc xã” (ám chỉ Hitler).

Hàng loạt các mâu thuẫn liên quan đến căn cứ không quân tại Thổ Nhĩ Kỳ, việc bắt giữ công dân Đức… tiếp tục đẩy mối quan hệ hai nước Đức – Thổ vào những căng thẳng, đe dọa thỏa thuận di cư đạt được giữa Liên minh châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như khiến con đường gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ khó khăn hơn.

Clip gốc bằng tiếng Anh của đài TRT WORLD, Thổ Nhĩ Kỳ, mà TTXVN đã lấy dịch ra tiếng Việt:

Không hiểu lý do tại sao trong thời điểm hiện nay, dù đang rất cần các nước EU, trong đó nước Đức giữ vai trò đầu tàu quan trọng, ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông – Bãi Tư Chính, thì TTXVN lại tiếp tay phát tán một clip tuyên truyền bôi nhọ nước Đức của kênh truyền hình TRT WORLD, Thổ Nhĩ Kỳ?

Quan điểm và thái độ của Bộ Ngoại giao Đức về phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh, biên dịch

24-1-2018

“Chúng tôi sẽ sẽ nỗ lực để trong thời gian tới luật sư Đức có thể tiếp cận tốt với thân chủ [ở Việt Nam] và các phương tiện truyền thông quốc tế có thể vào tham dự quan sát phiên tòa. Chúng tôi đang đối thoại rất tường tận với phía Việt Nam. Đây là một quá trình đối thoại với phía Việt Nam và vẫn đang tiếp tục. Đại diện Đại sứ quán của Pháp, Hoa Kỳ và Phái đoàn EU tại Việt Nam đã đến theo dõi phiên tòa cùng với Đại diện Đại sứ quán Đức”.

Bà Maria Adebahr, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đức. Ảnh: Phoenix

Đảng Cộng hòa muốn “18 tháng hỗn loạn” để kết thúc nền dân chủ Mỹ?

Việt Linh

10-7-2021

Dân biểu Chip Roy của tiểu bang Texas, thành trì đỏ của đảng Cộng hòa, đã nói ra điều đó một cách thẳng thắn, công khai, chẳng chút e dè, vì kế hoạch của đảng Cộng hòa không có gì bí mật cả, đó là: “Đưa nền dân chủ đi vào bế tắc, sau đó chấm dứt nó“.

Kỷ nguyên bấp bênh sắp tới của châu Á

Foreign Policy

Tác giả: Robert D. Kaplan

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

1-9-2019

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và TT Mỹ Donald Trump tại thượng đỉnh G7 ở Pháp ngày 25/8/2019. Nguồn: NICHOLAS KAMM/AFP/Getty Images

Tại sao cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông và mối bất hòa giữa Nam Hàn và Nhật Bản chỉ là bước khởi đầu của thời kỳ chuyển đổi rộng lớn hơn ở Châu Á 

Bốn nguy cơ đảng chết ngay đơ

Phạm Trần

31- 1- 2018

Phát biểu của Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam ngày 14- 12- 2017, tại Hà Nội: “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ “diễn biến hoà bình” của thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và tệ nạn xã hội vẫn còn có những diễn biến phức tạp”.

ASEAN có vượt qua được các thách thức để đi tới COC?

Hải Đăng

21-7-2021

Trong các thách thức đối với lập trường của ASEAN về Biển Đông, cuộc đàm phán bị câu giờ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á về COC đã và sẽ là một trong những vấn đề gay cấn nhất. Các mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành viên ASEAN đã/đang nổi lên trong quá trình đi tới Bộ quy tắc ứng xử ấy.

Chính phủ kiến tạo có xấu hổ không khi y tế Việt Nam thua Thái Lan 60 bậc?

Bá Tân

11-9-2019

Kết quả khảo sát dịch vụ y tế toàn cầu vừa được công bố, đứng đầu là Đài Loan, vị trí chót bảng thuộc về quốc gia đang giương cao ngọn cờ XHCN Venezuela.

Cùng khối Đông Nam Á, theo bảng xếp hạng nói trên, Thái Lan chiếm ngôi vị thứ 6, trong khi thứ bậc của Việt Nam tít tắp ở hạng 66. Cùng tiêu chí chăm sóc sức khỏe cho người Dân, y tế Việt Nam thua Thái Lan 60 bậc, nói cách khác Thái Lan hơn Việt Nam 10 lần về năng lực và hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng dân cư.

Thái Lan vượt trội Việt Nam về các chỉ số cơ bản: Yếu tố cơ sở hạ tầng của dịch vụ y tế, năng lực đội ngũ nhân viên y tế, chi phí y tế bình quân đầu người, chất lượng thuốc, môi trường, nước sạch…

Nhiều năm rơi vào tình trạng bất ổn chính trị, thậm chí xẩy ra đảo chính, chính phủ Thái Lan chưa một lần “hò hét” kiến tạo, nhưng quốc gia này luôn bảo đảm chính sách chăm sóc y tế toàn Dân miễn phí, mọi người được hưởng các dịch vụ y tế thiết yếu trọn đời.

Việt Nam thua Thái Lan 60 bậc về dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người Dân, đối tượng gánh chịu hậu quả thua kém đương nhiên là Dân chúng, trước hết là bộ phận thu nhập thấp. Thu nhập thấp hơn, dịch vụ y tế kém hơn, những thua thiệt ấy đẩy xa khoảng cách khi so sánh người Dân Việt Nam với người Dân Thái Lan.

Đánh giá chế độ, chính phủ dựa vào nhiều yếu tố, trong đó dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người Dân thuộc nhóm cơ bản. Soi xét chỉ số quan trọng này, Việt Nam thua xa Thái Lan.

Chính phủ Việt Nam, nhất là ông Nguyễn Xuân Phúc, luôn hô hào chính phủ kiến tạo. Kiến tạo hay không kiến tạo, kiến tạo như thế nào, vấn đề không phải hô hào, mà là hành động và hành động. Chính phủ kiến tạo phải được đo lường, đơn vị đo lường không phải lời nói, mà là việc làm và hiệu quả. Người Dân không khờ dại, họ biết nhìn vào việc làm chứ không mù quáng chỉ nghe lời nói.

***

Nhân đây nói về vụ cháy tại công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông. Sau hơn 10 ngày xảy ra vụ đại họa này, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới có ý kiến chỉ đạo xử lý hậu quả. Tại nhiều nước trên thế giới (nhất là các nước đang “giẫy chết”), cùng vụ việc như vậy, nếu chỉ đạo lề mề chậm chạp kiểu đó, chiếc ghế thủ tướng đã có chủ nhân mới.

Luôn hô hào chính phủ kiến tạo, thế mà dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người Dân Việt Nam thua Thái Lan 60 bậc (Thái Lan gấp hơn 10 lần). Thua kém ấy hoàn toàn do chủ quan gây ra, đáng phải xấu hổ. Không chỉ ngành y tế, trước hết là chính phủ, phải biết xấu hổ để vươn lên, sớm thoát khỏi tình cảnh “thua em, kém chị”.

Thua thầy một vạn, không bằng thua bạn một ly. Lẽ nào chính phủ, các thành viên chính phủ phớt lờ lời căn dặn chí lý ấy của cha ông ta?

Bản lên tiếng về quyền được nói và nghe sự thật

8-2-2018

Nhận định:

1Nói sự thật và nghe sự thật, đó là quyền lợi và nghĩa vụ của con người cũng như của một nhà nước. Điều này nằm trong chính phẩm giá của một công dân tự do, trong bản chất của một chính quyền biết phục vụ quần chúng lẫn thăng tiến xã hội, và được hàm chứa trong Điều 19 Tuyên ngôn Nhân quyền lẫn Điều 19 Công ước về các Quyền dân sự và chính trị. Bởi lẽ chỉ có sự thật mới đem lại tự do, thăng tiến nhân quyền, kiến tạo hòa bình, hỗ trợ phát triển.

Tăng khả năng cá nhân chống virus corona thay vì hoảng loạn

Thục-Quyên

4-8-2021

Không phải ai bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cũng chết.

Mặc dù mỗi cá nhân trong một quốc gia bị lệ thuộc vào hoàn cảnh quốc gia đó, nhất là lệ thuộc sự thông minh và tinh thần trách nhiệm của chính phủ, nhưng không khác những tình trạng nguy kịch khác, trước đe dọa của đại dịch COVID-19 mỗi cá nhân vẫn giữ được trong tay mình một số khả năng để tự bảo vệ.

Thư xin lỗi anh chị em bạn bè về sự kiện đám tang ông Nhạc nhà tôi!

Vũ Mạnh Hùng

16-9-2019

Ông Nhạc nhà tôi mất lúc 6h20’ ngày 9/9/2019 (tức ngày 11/8 năm kỷ hợi) vừa rồi, gia đình tổ chức tang lễ vào ngày 13/9, tại nhà tang lễ bệnh viện 354, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.

Đêm Giao thừa – nói chuyện… ăn

Lò Văn Củi

15-2-2018

Như một điểm hẹn, và cũng là tri ân, năm nào tại quán cà phê chị Tư Sồn, bà con cô bác thân quen cũng được mời, cùng nhau xúm lại nấu nồi bánh tét, bánh chưng. Nguyên vật liệu chị Tư lo hết thảy. Thiệt đông vui, náo nhiệt và thâm tình.

Hòa ước Doha và cuộc sụp đổ báo trước của Kabul

Nhã Duy

16-8-2021

Đặc sứ Zalmay Khalilzad ký hòa ước Doha với lãnh tụ Taliban là Mullah Abdul Ghani Baradar tại Doha, Quatar vào ngày 29 tháng Hai năm 2020. Ảnh trên mạng

Cuối cùng thì kết cục của một cuộc chiến dài nhất mà Mỹ từng can dự và đã từng được dự đoán từ nhiều năm qua cũng đã xảy ra: Kabul thất thủ và quân Taliban đã kiểm soát được Afghanistan để thành lập một tân chính phủ.