Trịnh Xuân Thanh ‘tự thú’ trên VTV: ‘một kịch bản’ diễn sai luật

VOA

4-8-2017

Ông Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trên VTV hôm 3/8. Ảnh chụp màn hình

Các luật sư và nhà bình luận Việt Nam cho rằng hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh “tự thú” trên truyền hình nhà nước Việt Nam, sau khi bị bắt từ Đức về như báo chí quốc tế loan tin, là một màn diễn có kịch bản, nhằm phục vụ cho mục đích chính trị.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Thanh Lương nhận định rằng nếu thông tin ông Thanh bị “bắt cóc” đúng như Bộ Ngoại giao Đức và quốc tế loan thì việc tự thú của ông Trịnh Xuân Thanh là có kịch bản:

Bang giao Đức – Việt căng thẳng vì tình báo Việt Nam bắt cóc người tị nạn chính trị

Vũ Ngọc Yên

4-8-2017

Lãnh đạo CS Leon Trotsky bị ám sát chết ngày 21/8/1940. Ảnh: Getty

Sau khi nhật báo Tageszeitung (taz) tại Bá Linh có bài viết về một người ti nạn chính trị tên Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, giới truyền thông Đức từ thông tấn xã Đức (DPA) đến các tờ báo lớn như Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Allgemeine, Die Welt, Focus, Handelsblatt đồng loạt loan tin vào ngày 2.8.2017 về hành vi gây chấn động trong dư luận Đức và cộng đồng người Việt Nam tại quốc gia này.

LS Lê Ngọc Luân: Tôi sẽ gửi thư khẩn cấp cho Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng

FB LS Lê Ngọc Luân

31-7-2017

Thân chủ của LS Lê Ngọc Luân, là người bị đồng đội đánh đập. Ảnh chụp màn hình video clip.

Anh trai của người bị đánh dập tinh hoàn đã trốn được về nhà tối ngày hôm qua. Sau khi được người dân giúp đỡ, một nhà báo quen tôi trên facebook gọi nói có cháu làm taxi, và tôi đã bí mật liên hệ với anh taxi để giúp em. Thời điểm đó, người dân nói, bên trong đã chỉ đạo, đánh kẻng truy bắt nên cần trốn gấp. Tôi sốt hết cả ruột gan, may mắn xe taxi cũng đến đúng lúc, em leo lên xe và đi thẳng về nhà cách đó 200 km.

Nếu bị bắt, có thể em sẽ bị bắt viết và ký vào các tài liệu bất lợi. Sáng nay gia đình lên doanh trại yêu cầu đưa người em về để đi chữa bệnh vì thời gian nghĩa vụ đã hết. Không biết đơn vị có cho không.

Em gái đòi công lý cho anh trai đã bị giết chết

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN KÊU CỨU KHẨN CẤP

Kính gửi:         

– Bộ Công An

– Quý tổ chức bảo vệ quyền con người.

– Quý cơ quan ngôn luận, báo chí, đài phát thanh. 

Tôi là Phạm Thị An. Năm sinh: 1992. Nghề nghiệp: buôn bán. Chỗ ở hiện tại: khối 1, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: xóm 8, xã Hưng Phúc, Hưng Nguyên, Nghệ An.

Tôi làm đơn này để kêu cứu khẩn cấp về việc anh trai tôi là Phạm Văn Đồng bị giết hại tại khối Châu Hưng, phường Vinh Tân, TP Vinh, Nghệ An.

Bốn nhà hoạt động bị bắt

Bộ Công an

30-7-2017

Mục sư Nguyễn Trung Tôn. Ảnh: internet

Ngày 30/7/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 06 bị can trong vụ án “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” xảy ra tại Hà Nội và một số địa phương khác.

Ai là người phải “Thượng tôn pháp luật” trong vụ Đồng Tâm?

Nguyễn Đình Ấm

27-7-2017

Sau vụ công an Hà Nội đánh trọng thương cụ Kình, bắt cóc đưa lên thành phố giam giữ, vu cáo cụ “gây rối trật tự công cộng” làm dân Đồng Tâm phẫn nộ phải cầm giữ 30 CSCS, cảnh sát cơ động để đòi hỏi công lý, ông Nguyễn Đức Chung (NĐT) chủ tịch UBNDTP Hà Nội phát biểu: “Phải thượng tôn pháp luật, lấy pháp luật làm trọng. Mọi người có quyền được kiến nghị nhưng phát biểu phải có giới hạn…”(Vietnamnet: 7/7/2017).

Khi nào phiên tòa thất bại?

FB Luân Lê

26-7-2017

Phiên tòa xử bà Trần Thị Nga ngày 25/7/2017 tại tỉnh Hà Nam. Ảnh chụp từ clip của TTXVN

Với bất kỳ một lý lẽ nào, trong các phiên toà xét xử các tội danh liên quan đến an ninh quốc gia, không có chuyện thắng thua trước tình cảnh bị cáo bị cáo buộc chống lại một nhà nước với đầy đủ mọi thứ trong tay. Ở đó chỉ có việc, tồn tại hay không tồn tại một bản án đúng luật, mà việc chứng minh tội phảm phải trở thành hợp pháp.

Luật sư trong những vụ án ấy, bảo vệ những gì luật pháp cho phép và tạo nên. Và khi một chu trình kết tội một con người trở nên bất hợp pháp, thì nhà nước đó thua, vì Hiến pháp và pháp luật đều khẳng định giá trị của việc kết tội chỉ có hiệu lực khi bản án của toà có hiệu lực và thông qua việc chứng minh bằng một trình tự hợp pháp.

Xã luận: Đồng Tâm, dân chủ và những ông bà nghị

Luật khoa Tạp chí

Vi Yên

26-7-2017

Các đại biểu Quốc hội được cử tri Đồng Tâm bầu ra. Ảnh: Tổng hợp.

Quan sát vụ việc ở Đồng Tâm, có lẽ không ít người cảm thấy lạ kỳ khi chẳng thấy đâu bóng dáng của những ông bà nghị. Rốt cuộc thì, những người mà dân Đồng Tâm đã bầu lên từ đợt bầu cử năm ngoái, họ đã ở đâu và đã làm gì trong suốt ba tháng vừa qua?

2017: Năm của Điều 88 Bộ luật Hình sự

Luật khoa Tạp chí

Tô Di

22-7-2017

Chỉ trong sáu tháng đầu năm 2017, Cơ quan An ninh Điều tra đã bắt bốn người theo Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội tuyên truyền chống nhà nước. Con số này ngang bằng với năm 2015 và năm 2012. Từ năm 2012 đến nay có ít nhất 21 người bị bắt theo Điều 88, trong đó có sáu người vẫn chưa được xét xử và sáu người vẫn đang thụ án tù.

Điều 88 phạt tù tối đa lên đến 20 năm đối với những ai “tuyên truyền chống nhà nước”, bao gồm các hành vi phỉ báng chính quyền; phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu chống nhà nước.

Xã hội chủ nghĩa là xã hội phi nghĩa

Trung Nguyễn

21-7-2017

Cặp đôi hoàn hảo: bà Lê Mai Trang (trái) và ông Võ Văn Liêm.

Những ngày vừa qua, trên mạng xã hội lan truyền nhiều clip cho thấy hình ảnh rất phản cảm của những người trong hệ thống công quyền như vụ bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân đi ăn sáng đậu xe trái phép nhưng cãi chày cãi cối; vụ trung tướng Võ Văn Liêm, cựu Phó Chính ủy Quân khu 9, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Quân ủy Trung ương, chửi tục, hống hách không chấp hành lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông (CSGT) vì lỗi vi phạm quá tốc độ…

Hãy rút giấy phép, truy tố Công ty Điện lực Vĩnh Tân 1!

LTS: Sau một loạt bê bối vừa được phơi bày trước công chúng, về chuyện mạo danh các nhà khoa học, để công ty Điện lực Vĩnh Tân 1 được cấp phép đổ chất thải xuống vùng biển Bình Thuận, có thể thấy sự thật này đã không được phơi bày nếu người dân không lên tiếng, xã hội dân sự không gửi kiến nghị và báo chí không phổ biến những nỗi lo ngại của các nhà khoa học.

Việc khảo sát, làm báo cáo gian dối để được cấp giấy phép đổ thải là trách nhiệm của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1. Họ đã báo cáo láo, mạo danh các nhà khoa học để đánh lừa hội đồng thẩm định. Do đó, việc đầu tiên cần phải làm là Bộ Tài nguyên Môi trường phải rút giấy phép Công ty Vĩnh Tân 1, yêu cầu cơ quan công quyền vào cuộc điều tra, truy tố hình sự công ty này và các cá nhân đã mạo danh, đệ trình báo cáo gian, coi thường luật pháp và dư luận.

Quyền lực không tạo ra nhân phẩm

TMCNN

Điền Phương Thảo

19-7-2017

Bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ảnh Đất Việt

“… những người lạ đã nhắn tin lăng mạ, chửi bới tôi rất thậm tệ. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến danh dự của tôi mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của UBND quận Thanh Xuân, bởi tôi đang là Phó Chủ tịch quận”.

 

Bà Lê Mai Trang-Phó Chủ tịch UBND Quận Thanh Xuân, đã búc xúc trình bày với báo giới như thế sau sự việc cùng một đồng nghiệp đỗ xe để ăn trưa tại đường Nguyễn Quý Đức và gây ra những “diễn biến phức tạp” khiến dư luận ồn ào sau đó.

19 lần thăm con, 19 lần không được gặp

FB Nguyễn Tuyết Lan

18-7-2017

Blogger Mẹ Nấm. Ảnh: internet

Hôm nay 18/07 là sinh nhật con. Hôm qua với tờ đơn trên tay, mẹ đến trại giam với mong muốn được nhìn con một lần.

Đây đã là lần thứ 4 tôi làm đơn về vấn đề thăm gặp con gái mình. Kể từ khi Quỳnh bị bắt hồi tháng 10/2016, tôi chỉ được gặp con duy nhất một lần trong 5 phút ngắn ngủi trước ngày con ra Toà.

Thường thì sau khi kết thúc điều tra, thân nhân có thể được gặp người thân của mình theo quy định. Nhưng trường hợp của gia đình chúng tôi lại không như vậy. Cho dù có đến sớm thứ 2 xếp hàng như ngày hôm qua thì họ vẫn kiếm lý do từ chối và lảng tránh những câu hỏi của tôi.

Đơn khởi kiện của nhà báo Phạm Chí Dũng đối với báo Phú Yên

VNTB

18-7-2017

Logo của Hội Nhà báo Độc lập

ĐƠN KHỞI KIỆN

Về việc báo Phú Yên xúc phạm danh dự, nhân phẩm công dân

Kính gửi: Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên

I. Nguyên đơn:

–   Tôi tên là: Phạm Chí Dũng

–   Sinh ngày: 12/10/1966

–   Thường trú tại 298/4 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.

–   Số CMND: 022970120. Ngày cấp: 20/2/2014. Nơi cấp: CA. Tp Hồ Chí Minh.

–   Nghề nghiệp: nhà báo tự do.

II. Bị đơn:

Báo Phú Yên, 62 Lê Duẩn, Phường 7, TP Tuy Hòa, Phú Yên; và tác giả Nguyên Minh.

Vụ án tỷ đô

FB Lê Văn Luân

17-7-2017

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet

Đến gần đây tôi mới để ý và tìm hiểu về vụ kiện có lẽ là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, đó là việc một cá nhân khởi kiện một chính phủ của một quốc gia ra tòa án, trọng tài quốc tế để xét xử. Đó là vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện Nhà nước CHXHCNVN về bồi thường thiệt hại về kinh tế (tài sản) và quyền liên quan đến nhân thân mà ông này bị xét xử theo luật pháp Việt Nam trong cùng một vụ án hình sự vào cuối những năm của thập niên 1990s.

“Thượng tôn pháp luật”, trước hết là phải áp dụng từ cấp lãnh đạo

Trương Nhân Tuấn

16-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Hôm rồi tôi có nói về việc: Cán bộ nhà nước bây giờ mở miệng ai cũng nói “thượng tôn pháp luật, lấy pháp luật làm trọng”. Cái kết của status ngắn là “Nếu mấy ông cộng sản làm cái gì cũng ‘theo luật’ mà làm, đất nước đã không nghèo, xã hội không có nhiều nỗi ngang trái, oan ức như vậy”.

Vậy tinh thần của “thượng tôn pháp luật” là gì? Ai phải thượng tôn pháp luật?

Thượng tôn pháp luật là “cốt lõi” của “The Rule of Law”, một khái niệm luật học của Anh, đặt nền tảng trên “thông luật – common law”. Ý nghĩa phổ cập của “the Rule of Law”, theo định nghĩa của Qui ước của Hội đồng Châu Âu – Statut du Conseil de l’Europe, là “sự ưu việt của pháp luật – prééminence du droit”.

Vụ án hai nông dân bị truy tố tội nhận hối lộ: có đáng phải truy tố, có đúng tiền hối lộ?

Bình Luận Án

14-6-2017

Hai bị cáo nông dân tại phiên toà sơ thẩm ngày 12/7/2017. Ảnh: Phương Nam/ PLTP

Ngày 12 và 13/7/2017, TAND huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hai bị cáo là nông dân Nguyễn Thành Nam và Nguyễn Thanh Tuấn, bị truy tố về tội nhận hối lộ. Phiên toà đã diễn ra sôi nổi, công khai, hấp dẫn với sự tham gia của 4 luật sư bào chữa. Cuối cùng, trước những lý lẽ sắc bén, cùng những câu hỏi đắt giá làm sáng tỏ vấn đề của các luật sư, VKS đành “xuống nước” đề nghị miễn hình phạt cho hai bị cáo (trong khung hình phạt 2-7 năm tù. Và trước đây chính Viện từng đề nghị 7-8 năm tù). Sau một ngày nghị án, Toà đã tuyên các bị cáo vẫn phạm tội “nhận hối lộ”, nhưng miễn hình phạt cho hai bị cáo.  Tuy vậy, các luật sư và bị cáo cho biết sẽ kháng cáo, vì hai nông dân không thể phạm tội nhận hối lộ – vốn thuộc nhóm các tội phạm về chức vụ, quyền hạn. 

Thượng tôn pháp luật

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

11-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Chắc giờ thì ai cũng hiểu khẩu hiệu “thượng tôn pháp luật” không phải là thần chú cho mọi vấn đề được. Luật pháp vốn dĩ không toàn năng mà chỉ là một nỗ lực của con người để hướng đến cái công bằng – tức là cái hài hòa. Mà đã là nỗ lực thì sẽ có sai lầm. Đồng ý là sai thì sửa sai nhưng sẽ có những cái không thể bù đắp được nữa. Vì vậy, những người chống lại các luật bất công như một giải pháp cuối cùng không phải là không có lý của họ.

Martin Luther King từng nói: “Đừng quên rằng những gì Hitler làm đều hợp pháp còn những gì các chiến sĩ tự do Hungary làm đều bất hợp pháp.”

Phỏng vấn ông Trịnh Vĩnh Bình về vụ kiện CSVN ra Tòa Trọng tài Quốc tế lần 2 (phần 1)

FB Hoa Mai

Nguyễn Hoàng Mơ

10-7-2017

Kính thưa quý độc giả,

Ông Trịnh Vĩnh Bình. Ảnh: internet

Tất cả những ai theo dõi thời cuộc Việt Nam trong vài thập niên vừa qua, đều biết đến vụ án Trịnh Vĩnh Bình, một triệu phú ở Hoà Lan. Ông Trịnh Vĩnh Bình, đã đem hơn 4.000.000 USD (bốn triệu USD) về Việt Nam làm ăn và đầu tư trong nước vào cuối năm 1990. Ông đã bị Nhà cầm quyền Việt Nam tước đoạt mất hết cơ nghiệp và còn bị lãnh án 11 năm tù vào năm 1996. Ông đã bị giam giữ hơn 18 tháng. Nhưng trong khi bị quản thúc tại gia, ông Bình bằng một cách bí mật đã thoát ra khỏi Việt Nam.

Trong thời gian đó, ông Trịnh Vĩnh Bình đã nhờ Tập đoàn luật sư nổi tiếng của Mỹ Covington Burling ở Washington và sau đó thuê Tổ hợp Luật sư KING & SPALDING LLP làm đại diện để kiện Nhà cầm quyền Việt Nam lên Toà Án Trọng Tài Quốc Tế, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã thuê một công ty luật sư nổi tiếng của Pháp để đại diện cho họ trong vụ kiện này.

“Trong khuôn khổ pháp luật” là cái quái gì thế?

Phạm Trần

29-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong dân gian Việt Nam thường nghe nói “lươn lẹo mãi sẽ có ngày đứt lưỡi” để răn đe những kẻ mồm loa mép giải chuyên nói những điều gian dối để lừa người.

Nhưng với người Cộng sản Việt Nam, nhất là hàng ngũ lãnh đạo và tuyên truyền thì lại cứ nghĩ họ càng khoác lác bao nhiêu thì có lợi bấy nhiêu, và càng nói dối nhiều thì kết quả tốt sẽ tăng cao.

Buổi nói chuyện giữa luật sư và thân chủ sau ngày 01/01/2018

Phạm Khánh Chương

27-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Dân Trí.

Đây là câu chuyện xảy ra giữa vị luật sư và thân chủ sau ngày hiệu lực của Bộ Luật hình sự năm 2015 có sửa đổi với khoản 3 điều 19 được QH nước CHXHCNVN ban hành.

Câu chuyện bắt đầu như sau:

Một công dân khả kính của một đất nước khả kính thường xuyên du lịch qua lại biên giới VN. Ông ta đi du lịch thì ít mà buôn lậu thì nhiều. Chẳng may lần này người công dân khả kính bị công an bắt vì nghi ngờ tội tàng trữ và phát tán ngoại tệ giả, cụ thể là đô la Mỹ.

Nỗi xấu hổ của ngành tư pháp

FB Bạch Hoàn

27-6-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

Vụ án giữa hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, Nguyễn Đức Thuỳ Dung (bạn của Nga) và Cao Toàn Mỹ ngày càng lộ ra nhiều điểm ly kỳ. Diễn biến mới nhất, Lữ Minh Nghĩa, người sống chung với Nguyễn Đức Thuỳ Dung 4 năm, đã phản cung, khẳng định Nga – Mỹ có quan hệ tình cảm, mọi lời khai trước đây tại cơ quan điều tra đều theo kịch bản của Nguyễn Mai Phương. Sáng nay, Lữ Minh Nghĩa đã nộp bằng chứng thông cung là 5 lá thư viết trên nilon gửi ra ngoài trại giam và cán bộ trại giam là người chuyển thư. Theo Lữ Minh Nghĩa, Nguyễn Mai Phương còn giữ một số thư.

Từ vụ hoa hậu Phương Nga, khi nào bị cáo được … im lặng?

Tuổi Trẻ

Hoàng Điệp

25/6/2017

TTO – Trong phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt 16,5 tỉ đồng của ông Cao Toàn Mỹ, bị cáo Trương Hồ Phương Nga đã xin được thực hiện quyền im lặng và không khai báo.

Minh họa: DAD

Từ vụ án này, vấn đề pháp lý đặt ra là Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định quyền im lặng như thế nào? Quyền thực hiện quyền im lặng của bị can, bị cáo đến đâu?…

Nhà nước pháp trị với quyền im lặng của luật sư

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

23-06-2017

Lời giới thiệu: Chiều 20.6 vừa qua 434/457 Đại biểu Quốc hội đã bấm nút thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, với 19 đại biểu bỏ phiếu chống, 4 bỏ phiếu trắng. Trước đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình một số nội dung dự thảo Luật, khẳng định:“…Xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, vì lợi ích chung của cộng đồng nên trong một số trường hợp người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa“; và viện dẫn dữ liệu thế giới: “Kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha… cho thấy: các nước đều quy định trong những trường hợp nhất định, luật sư được tiết lộ thông tin về thân chủ của mình trong quá trình hành nghề để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội, cộng đồng, nhằm ngăn chặn hậu quả của tội phạm…“.

Ấn tượng Nguyễn Thị Kim Ngân

Đỗ Thành Nhân

21-6-2017

Hồi học phổ thông trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi, tôi ấn tượng bởi hình ảnh chị Út Tịch “trèo lên ngọn dừa cao đái xuống”. Cô giáo dạy văn phân tích chị Út Tịch là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Những thằng học trò nghịch ngợm đến mấy cũng không thể nào hình dung nổi cảnh chị ấy từ trên ngọn dừa cao đái xuống như thế nào? Thậm chí có đứa muốn bắt chước chị Út Tịch để lấy tiếng; nhưng nó mới trèo lên ngọn dừa tuột quần ra, loay hoay thế nào bị mất thế rớt xuống, may mà còn tay kia chụp được tàu dừa, nếu không thì tiêu đời rồi.

Ấn tượng tuổi học trò, tưởng rằng sẽ trôi qua dưới mái trường xã hội chủ nghĩa ngày ấy. Nhưng mấy năm gần đây, một người phụ nữ miền Nam cũng đã tạo ra sự ấn tượng mạnh không kém như hình ảnh chị Út Tịch “trèo lên ngọn dừa cao đái xuống” năm nào, đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đương nhiệm Chủ tịch Quốc hội.

Vai trò của luật sư trong một vụ kiện qua bộ phim “Người Đàm Phán” (Bridge of Spies)

Thạch Đạt Lang

30-5-2017

Các nhân vật trong phim (trái) và nhân vật trong đời thật (phải). Nguồn: History Hollywood.

Bài viết này hình thành sau khi tin tức ở Việt Nam cho biết trong một buổi họp quốc hội vào ngày 27.05.2017 vừa qua, bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã đưa ra một vấn đề gây xôn xao trong giới luật sư, đó là dự thảo sửa đổi, bổ sung đưa thêm vào bộ luật hình sự (BLHS) những điều khoản nhằm gia tăng sức ép, gây khó khăn, thậm chí ngăn chận vai trò bào chữa của luật sư trong các vụ kiện dưới chế độ CSVN.

Bên cạnh sự chủ tọa của Nguyễn Thị Kim Ngân còn có sự hiện diện của Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, đại diện cơ quan thẩm tra và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, đại diện cơ quan soạn thảo. Buổi họp có khoảng 40 người tham dự.

Mục đích chính của buổi họp này là đưa thêm vào BLHS một số điều khoản nhằm gia tăng quyền lực của chế độ, đồng thời trói buộc, gây trở ngại cho những người hành nghề luật sư tại Việt Nam. Đó là những điều dự thảo bắt buộc luật sư phải tố cáo thân chủ của mình nếu biết được người này đã hoặc đang có ý định phạm vào những tội mà chế độ CS đánh giá là vi phạm an ninh quốc gia.

Kinh nghiệm cai trị của tà quyền

Đỗ Thành Nhân

28-5-2017

Ông HCM và gia đình luật sư Loseby, là người đã bào chữa cho ông Hồ khi ông bị bắt ở Hong Kong. Nguồn: internet

Tháng giêng năm 1910 một vị quan Tri huyện của triều đình Huế say rượu đánh chết người, bị triều đình phạt 100 trượng, sa thải và bị tước hết bổng lộc.

Con của vị quan này đi “tìm đường cứu nước”; mục tiêu đạt được là thay thế một chế độ “quân chủ” bằng chế độ “đảng lãnh đạo”. Đưa đất nước từ chế độ của “một ông vua” sang chế độ cai trị “vua tập thể”.

Chế độ này rút ra bài học kinh nghiệm cai trị: không trừng phạt quan lại làm chết người ở chốn công đường và tất cả những người chết ở công đường đều có chung một lý do là “TỰ TỬ”.

Kinh nghiệm 2.

Năm 1931 ông Loseby (Francis Henry Loseby) với đạo đức nghề nghiệp của một Luật sư đã không tố cáo thân chủ tội xâm phạm an ninh và bào chữa trắng án cho một bị can trước tòa án thực dân. Người này đã làm “cách mạng” thành công và thay thế chính quyền “thực dân” bằng chính quyền “cộng sản”.

Bản chất quyền sở hữu đất – nền tảng hoạch định chính sách

TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

12-05-2017

Người dân Việt Nam không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ được chính quyền cho phép sử dụng đất. Ảnh: internet

Trong nền “kinh tế thị trường“ đất đai cũng chỉ là hàng hoá có “giá trị“ và “giá trị sử dụng“, với đầy đủ 3 dấu hiệu về quyền sở hữu: – Quyền “chiếm hữu“(tức được pháp luật công nhận, bảo vệ), – “quyền định đoạt“ gắn liền với quyền chiếm hữu (như mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế…), và “quyền sử dụng“ (như làm nơi kinh doanh, nhà ở, đường sá, công trình,…)  được “trao đổi“ (mua bán) theo quy luật ngang giá, tức người bán chuyển quyền sở hữu hàng hoá của mình cho người mua và người mua trả một giá tiền tương ứng cho người bán để sở hữu nó. Để hiểu đúng các khái niệm trong ngoặc kép trên có thể nêu định đề “phản“: Nếu không có giá trị và giá trị sử dụng thì không phải hàng hoá;  nếu  không có quyền sở hữu để trao đổi tiền (giá trị) với hàng (quyền sở hữu) thì không thể mua bán và vì vậy không tồn tại khái niệm nền kinh tế thị trường.