Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Việc thẩm định nhập khẩu thuốc là đúng quy định, đúng trình tự thủ tục. Đúng trình tự thủ tục mà thuốc giả vẫn được cấp phép nhập khẩu và lưu hành trên thị trường dược, bác sỹ vẫn kê toa, người bệnh vẫn uống.
Vậy thuốc thật là thuốc nào trong hàng trăm ngàn loại thuốc đang được lưu hành? Thiết nghĩ, hàng trăm ngàn loại thuốc cần phải được thẩm định lại bởi một tổ chức y khoa độc lập. Tôi hoàn toàn không tin vào Bộ Y tế, tôi càng không tin khi Bộ đó được điều hành bởi một người như bà Kim Tiến.
Khốn nạn không kém, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến khẳng định: “Thuốc ung thư H-Capita do Công ty VN Pharma nhập về, không phải thuốc giả, chỉ là thuốc kém chất lượng. Sự thực là chưa có một viên thuốc ung thư H-Capita kém chất lượng nào được bán ra thị trường, hay cấp cho người bệnh sử dụng. Theo báo cáo của đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đến nay, không có bất kỳ một viên thuốc H-Capita nào được thanh toán bảo hiểm y tế”.
Với hình ảnh phấn kích giơ hai cánh tay lên và IM LẶNG không tiết lộ nội dung xét xử sau khi rời khỏi Tòa Trọng Tài Quốc tế tại Paris, dường như cho thấy đã có một chiến thắng đang nghiêng về phía ông Trịnh Vĩnh Bình vào hôm 27/8.
Sự im lặng không tiết lộ nội dung vụ việc như là một phần nghĩa vụ theo thông lệ dành cho bên thắng kiện khi xử ở Tòa Trọng Tài để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến uy tín của bên thua kiện. Thủ tục xét xử của Tòa Trọng Tài rất khác với Tòa án truyền thống, nó luôn đảm bảo được đến yếu tố bí mật vụ việc, những người không liên quan vụ việc sẽ không được phép tham dự, trong suốt thời gian xét xử bên nguyên lẫn bên bị không được phép tiết lộ, cung cấp thông tin vụ việc cho báo chí. Thậm chí là phải giữ bí mật về bản án thi hành sau đó. Đó là lý do suốt một tuần qua khi vụ kiện bắt đầu, cộng đồng rất quan tâm đến vụ kiện nhưng báo chí cũng không thể có được một thông tin về diễn biến phiên tòa.
Tòa trọng tài quốc tế họp ở Paris xét xử vụ ông Trịnh Vĩnh Bình kiện Chính phủ CHXHCNVN từ ngày 21/ 8 đã kết thúc vào chiều 27/8 (làm việc cả chủ nhật). Mọi người chờ đợi công bố kết quả, nhưng chưa có. Người ta chỉ chứng kiến ông Bình rời khỏi Tòa với nét mặt hân hoan, hai tay giơ lên cao theo hình chữ V, tượng trưng cho thắng lợi. Vì sao chưa có kết quả? Tôi đã từng là Trọng tài viên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế của VN, có biết chút ít về xét xử trọng tài, xin được trình bày vài điều.
Giám đốc VN Pharma bị bắt từ tháng 9/2014, tới giờ đã 3 năm, Bộ Y tế xử lý kiểu gì mà lãnh đạo Cục Dược vẫn tiếp tục được lên chức?
Liên quan đến vụ án VN Pharma nhập và bán thuốc điều trị ung thư giả, Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, với những sai phạm đã xảy ra, trách nhiệm của Cục quản lý Dược và Bộ Y tế rất nặng nề.
Đôi khi ta muốn giúp kẻ ngu ngốc lại với vị thế là kẻ độc tài, muốn dùng quyền lực để thoả mãn sự cai trị của mình, nhưng trí thức và trí tuệ hầu như họ không cần và cũng không muốn nghe ai góp ý cả.
Pháp luật thì không thượng tôn, dùng quyền uy để cai trị, muốn dùng việc bắt bớ và xét xử theo thói quen thiếu nghiêm minh và các chuẩn mực, nên việc trả giá là điều tất yếu.
Cuối tuần thảnh thơi, tôi lang thang một mình qua nhà anh Nguyễn Quang Thông (Tổng Biên tập báo Thanh Niên) thì được biết Lô B42 (hình bên dưới) và cả lô B43 của anh (thuộc dự án Khu dân cư Tân An Huy, Nhà Bè) đến nay vẫn chưa được cấp giấy CNQSD đất. Tôi cũng đang cầm lá đơn do anh cùng các hộ dân thuộc dự án Tân An Huy ký, có thể nói, hiện nay hoàn cảnh của anh Thông rất đáng thương, còn những căn khác, ở khu vực khác thì tôi không rõ.
Gần trưa, tôi lại phi sang quận 2, thăm căn biệt thự số 177, ngay mặt tiền đường Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, được cho là nhà của chị Bộ trưởng Bộ Y tế. Theo kinh nghiệm làm cò biệt thự của mình, tôi ước tính giá căn này rơi vào khoảng 90 tỷ. Trong khi, lương của chị Bộ trưởng Tiến hiện nay là 13.390.000/tháng (nếu tính theo bậc 2).
Tôi ra ngoài đường lớn, đứng rình xem chiếc ô tô bên trong có ra ngoài không để đi theo, mặc mưa gió bão bùng, thấy một người đàn ông từ bên trong cưỡi con Dream chạy ra:
– Chào bác, kia có phải là nhà anh Cường con Bộ trưởng không ạ?
– Nó ở Mỹ chứ thèm đéo gì ở đây.
Rồi ông lao như điên, kiểu như sợ tôi đuổi theo truy sát.
Khi về, tôi có đến một đại lý thuốc tây, gọi cho một Công ty đối thủ đấu thầu với VN Pharma, vài người quen là bác sĩ, dược sĩ… nhưng ngay bản thân họ hình như cũng đang che giấu điều gì đó.
Chỉ có một mình cô em vừa mới bỏ làm tại một phòng khám nổi tiếng khu quận nhất chia sẻ, em cho tôi biết những sự thật động trời, nhưng dường như đang diễn ra một cách hết sức bình thường và sinh động trên đất nước chúng ta, mà chỉ người trong ngành mới rõ, không chỉ phòng khám của em, mà nhiều phòng khám khác cũng cho bệnh nhân uống thuốc giả, không bệnh thành có, bệnh nhẹ thành nặng.
Ví dụ như người đến khám đang khỏe, các bác sĩ “cào cấu” kiểu gì rồi bắt con nhà người ta truyền một đống kháng sinh, ăn tia hồng ngoại sóng ngắn làm tinh trùng, trứng “sứt đầu, cụt đuôi”, cố ý làm nhiễm nấm, viêm niệu đạo, viêm tiền liệt tuyến rồi bắt nạn nhân phải cắt bao quy đầu, đến khi đồng ý thì lại gạ bệnh nhân cắt theo kiểu Âu Mỹ cho nó văn minh…
Tôi cũng đang cố gắng xin số của chị Tiến, để hỏi chị, khuyên chị nên từ chức, dù tôi biết, câu trả lời có cũng như không, có khi còn bị ăn vả.
Từ khi còn là anh sinh viên năm nhất, tôi đã hiểu ra rằng, với cơ chế hiện nay, dường như tất cả vừa là nạn nhân, vừa là đồng phạm, bằng cách này hay cách khác.
Nhưng không lẽ cứ im lặng hoài, chúng ta là chủ nhân đất nước, là con người. Rồi đây, linh hồn của những bệnh nhân oan uổng xấu số sẽ ra sao?
Còn việc bạn hỏi tôi nên đến chỗ nào khám chữa bệnh uy tín? Tôi không biết, nhưng nếu tôi bị ung thư thật, có lẽ tôi cứ để đấy, hoặc tự kết liễu đời mình, chứ nhất quyết không đi khám, lấy tiền đó để mua một cỗ quan tài đẹp mà nằm cho nó chắc.
Còn bây giờ, có ai ở ngành y, có thông tin mật thì cho tôi biết. Hoặc cho tôi xin vào làm bảo vệ, tạp dịch… ở các phòng khám, nhà xác một thời gian để thằng tôi được trải nghiệm cho đỡ ngu, biết đâu đủ bằng chứng, tôi lại phi lên Văn phòng Chính phủ gặp các em của ông Nghẹo, người ta thương tình giúp bà con mình như mấy lần trước thì sao?
Hôm nay, tôi vui mừng vì có mặt ở đây cùng với các bạn trong cuộc tuần hành lớn nhất kể từ khi đất nước lập lại hòa bình…
Hơn 70 năm trước đây, một người Việt Nam lớn, người mà hôm nay chúng ta đứng trước lăng của ông – người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cùng với Tuyên ngôn độc lập, bản Hiến pháp năm 1946 đã thắp sáng cho niềm hy vọng của toàn thể dân tộc Việt Nam sau hàng nghìn năm Bắc thuộc khổ đau, sau chế độ phong kiến hà khắc và những cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược triền miên.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin do tình báo của chế độ CSVN thực hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Cảnh sát hình sự Đức với sự cộng tác của cảnh sát Tiệp, đã bắt Nguyễn Hải Long, một người Việt Nam có cơ sở chuyển ngân, làm ăn ở Praha, thủ đô Tiệp Khắc.
Do “điếc không sợ súng”, cũng như quen cách hành xử theo luật rừng với người dân trong nước, coi thường công pháp quốc tế, ngày 18.8.2017, Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 462, có đăng một bài viết của Vũ Hương, công kích, chỉ trích chính phủ Đức, với tựa đề: Vụ Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú: Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ hay mua phiếu?
Một luật sư ở Hà Nội nói với BBC rằng việc khởi tố ông Nguyễn Văn Đài theo cả hai Điều 88 và 79 “là chưa có tiền lệ” và “là chỉ dấu chính quyền xem ông là con cá lớn để đổi chác với quốc tế”.
Tháng 12/2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt và bị khởi tố theo Điều 88 Bộ luật Hình sự sau khi ông nói chuyện về Hiến pháp và các quyền con người cơ bản trước một cử tọa chừng 70 người tại nhà của một cựu tù nhân chính trị ở xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Từ đầu tháng, vụ Trịnh Xuân Thanh chấn động truyền thông Việt Nam, Đức và thế giới trở thành điểm nóng trong mối quan hệ bang giao giữa 2 nước tới mức phía Đức yêu cầu một cán bộ Đại sứ quán Việt Nam phải rời Đức kèm những tuyên bố sẽ có những “động thái tiếp”, nhằm đòi được Việt Nam trao trả lại đương sự, do những thủ tục pháp lý mà thiết chế Nhà nước Pháp quyền buộc họ phải thực thi, không liên quan tới nhân thân hay tội danh ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc. Tầm cấp “trục xuất” nhân viên ngoại giao có thể nhận thấy giữa 2 nước Nga và Mỹ từ cuối năm 2016 tới nay do liên quan tới những “cáo buộc” Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Cứ mỗi lần nghe tin một bác sĩ, điều dưỡng hay nhân viên y tế bị hành hung là tôi lại cảm thấy đau đớn như chính mình bị xúc phạm.
Cảm giác phẫn nộ, buồn bực, thất vọng xâm chiếm tôi. Phẫn nộ vì các thầy thuốc không bao giờ đáng bị đối xử như vậy. Buồn bực vì bao nhiêu nỗ lực của ngành y, của các đồng nghiệp và của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn tệ nạn này vẫn chưa đem lại kết quả như mong muốn. Thất vọng vì người thầy thuốc vẫn lẻ loi trong hành trình của mình.
Sau vụ bắt cóc một người Việt Nam ở Bá-linh: Tiệp dẫn độ một nghi can
Hùng Hà chuyển ngữ
23-8-2017
Tiệp dẫn độ một người Việt Nam sang Đức. Người đàn ông này dường như đã tham gia vào một vụ bắt cóc đình đám ở Tiergarten, Bá-linh.
Praha dpa | Sau vụ bắt cóc đình đám một thương gia Việt Nam ở Bá-linh, Tiệp đã dẫn độ một kẻ bị cáo buộc đồng phạm đến Đức. Toà Sơ thẩm ở Praha dã chuẩn y việc này dựa trên một lệnh bắt giam cấp châu Âu, một phát ngôn viên đã cho biết vào ngày thứ Tư và qua đó xác nhận một bài tường thuật của Thông tấn xã CTK. Theo đó, việc bàn giao phải được thực hiện trong ngày hôm nay.
Như một câu chuyện thần thoại, bụt đã hiện ra lôi một nhà cầm quyền đầy quyền lực, nắm quyền sinh sát 90 triệu con người trong tay, qua tận Paris xa xôi để hầu tòa, bình đẳng với một cá nhân bé nhỏ mà trước đây suýt bị họ giày chết như giày một con kiến nếu muốn.
Nếu ông Trịnh Vĩnh Bình không phải là người có quốc tịch nước ngoài và nếu không có thế giới bên ngoài tự do văn minh thì không hề có phiên tòa xét xử vụ kiện của một cá nhân bé nhỏ đối với một nhà nước có bộ máy cầm quyền khổng lồ.
Luật sư Võ An Đôn đang chuẩn bị đối mặt với án phạt kỷ luật từ Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên (Đoàn Luật sư) – nơi ông là thành viên vì Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư cho rằng LS Đôn có nhiều bài viết trên FB và các bài phỏng vấn trên báo chí có nội dung nói xấu luật sư, kích động và xuyên tạc không đúng sự thật gây ảnh hưởng xấu đến “uy tín của Đảng, Nhà nước và Luật sư Việt Nam”.
Việc làm này của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có phù hợp với luật định hay thể hiện hành vi tùy tiện, vô pháp?
Tổng Bí thư phải là người tiêu biểu nhất về đạo đức và trí tuệ của toàn Đảng.
Đó là một những nội dung được quy định rõ trong Quy định 90 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý vừa được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành mới đây.
Theo Quy định 90, các chức danh lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn cứng đối với các chức danh nói trên là đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh/thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Trung ương quyết định).
Ngoài ra, mỗi chức danh cần có những phẩm chất, năng lực phù hợp với từng vị trí cụ thể.
Tiêu chuẩn Tổng Bí thư
Tổng Bí thư là chức danh cao nhất trong Đảng, do Trung ương bầu ra trong số ủy viên Bộ Chính trị.
Theo Quy định 90, Tổng Bí thư phải là người có uy tín cao trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng; là trung tâm đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và sức mạnh thời đại để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tổng Bí thư phải là người tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ của toàn Đảng. Có trình độ cao về lý luận chính trị, xây dựng Đảng. Có kiến thức sâu, rộng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Có bản lĩnh chính trị, năng lực nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài. Phải có phẩm chất, năng lực quyết đoán, quyết liệt để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, quốc gia, dân tộc.
Tổng Bí thư cần có năng lực lãnh đạo, điều hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; có năng lực chỉ đạo chuẩn bị, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đặc biệt là người kế nhiệm.
Ba chức danh Nhà nước
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là ba chức danh đứng đầu Nhà nước, do Quốc hội bầu. Do đặc thù chức năng, nhiệm vụ luật định, Quy định 90 của Bộ Chính trị đặt ra một số tiêu chuẩn riêng cho từng chức danh.
Với Chủ tịch nước, phải có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng và phải có hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Với Thủ tướng Chính phủ, phải có năng lực nổi trội trong hoạch định chiến lược; quyết đoán, quyết liệt, kịp thời để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến lĩnh vực hành pháp. Có khả năng hiểu biết sâu, rộng nền hành chính quốc gia, kinh tế-xã hội đất nước; kinh tế, chính trị thế giới và hội nhập quốc tế. Có năng lực toàn diện về tổ chức, quản lý, chỉ đạo, điều hành cơ quan hành chính nhà nước…
Với Chủ tịch Quốc hội, phải là người quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Có năng lực nổi trội, toàn diện trong các lĩnh vực công tác, nhất là trong chỉ đạo thể chế hóa đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng về xây dựng pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước…
Chủ tịch Quốc hội phải có khả năng hiểu biết sâu sắc hệ thống pháp luật của Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế. Có năng lực điều hành chất lượng, hiệu quả các phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngày 30/4/2015, Tòa án Quốc Tế thông báo đến Nhà nước CSVN về việc ông Trịnh Vĩnh Bình (Hà Lan) kiện ra tòa vì những bội ước đã ký tại Singapore, mà nội dung là Nhà nước CSVN đã nhìn nhận sai khi ngụy tạo tội trạng và cướp tài sản của ông Bình hơn 30 triệu USD.
Ngày 21/8/2017 là mở đầu cho vụ xử mà nguyên đơn, ông Bình, đã mướn Tổ hợp luật Covington & Burling của Mỹ đòi nhà nước CSVN phải bồi thường cho ông ít nhất là 1,25 tỷ USD.
Ý kiến nói lâu nay có tình trạng cán bộ quan chức ung dung tự tại vì cho rằng mình không làm điều sai, nhưng thực tế hệ quả xã hội đất nước vẫn bi đát.
Vụ việc ở trạm thu phí Cai Lậy đang là điểm nóng của dư luận báo chí và mạng xã hội.
Mặc dù nhiều ban ngành đã lên tiếng nhưng không thấy bất cứ một vị đại biểu Hội đồng nhân dân nào xuất hiện, và tôi cũng chẳng thấy ai nhắc đến các vị này.
VOA – Vụ án Trịnh Vĩnh Bình, từ vụ việc mang tính địa phương tại Bà Rịa – Vũng Tàu, đã mau chóng lên đến trung ương, cả Bộ Chính trị. Người biết chuyện lúc ấy nhận định, “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan thời ấy, trong cuộc trả lời phỏng vấn VOA ngày 18 tháng Tám, cũng nói “vấn đề là từ các cá nhân. Đó là một vụ tham nhũng nhằm chiếm đoạt tài sản của ông Bình ở Việt Nam.” Sau khi ký thỏa thuận ngoài tòa tại Singapore, ông Bình nói rằng mình bị lừa trong một tiêu chí của một điều khoản liên quan đến việc trả lại tài sản của mình tại Việt Nam. Chính điều này đưa đến vụ kiện lần thứ hai, tại Paris vào ngày 21 tháng Tám, với số tiền bồi thường ông Bình đòi “ít nhất 1,25 tỷ đô la.” Xin theo dõi phần cuối dưới đây.
LTS: Sau vụ “Tiếng súng Yên Bái” gây chấn động cả nước, cướp đi mạng sống của ba lãnh đạo tỉnh này, có thể thấy, dường như các băng đảng xã hội đen đang hiện diện trong chính quyền, bởi cách hành xử của các quan chức “xã hội đỏ” không khác gì “xã hội đen”.
Sự kiện ông Đào Tấn Cường, anh của ông Đào Tấn Bằng, Chánh Văn phòng Thành ủy Đà nẵng mới vừa bị bắt hôm nay vì nhắn tin đe dọa Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, cho thấy: khi luật pháp vắng bóng, thì luật rừng lên ngôi.
Cảnh sát Tiệp đã bắt giữ một người Việt Nam. Người này dường như là tên tài xế đã bắt cóc một người Việt Nam vào tháng Bảy vừa qua ở Bá-linh.
BERLIN taz | Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã có một vụ bắt giữ. Bà Frauke Köhler, phát ngôn viên của Công tố viện Liên bang, đã phát biểu với TAZ. “Tôi xác nhận, đã có một một vụ bắt giữ ở nước ngoài. Vì những lý do về chiến thuật điều tra tôi không thể nói thêm về việc này”.
Theo những điều tra của TAZ, người bị cáo buộc là tài xế của chiếc xe gây án đã bị đội đặc nhiệm của cảnh sát Tiệp bắt giữ vào hôm Chủ nhật vừa qua tại Praha. Nhiều nhân chứng mục kích cũng như một phóng viên người Việt Nam đã tường thuật với TAZ. Hiện nay vẫn chưa được biết rằng người bị bắt giữ hiện đang được thẩm vấn ở Praha hay tại trụ sở của Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe.
Chỉ trong 6 năm, qua hàng loạt lãnh vực kinh doanh và đầu tư sắc bén, giá trị số vốn ban đầu ông Trịnh Vĩnh Bình đưa về Việt Nam được nhân lên hơn 8 lần. Sự thành công của ông tạo ra “sức cuốn hút không bình thường,” đưa đến con đường lao lý, dẫn “Vụ án Trịnh Vĩnh Bình” lên đến Bộ Chính Trị. Cựu Đại Sứ Việt Nam tại Hà Lan thời điểm ấy nhận định: “Việt Nam có câu ‘đục nước béo cò’ có lẽ khá đúng trong trường hợp này. Mà ‘cò’ ở đây lại là những con cò lớn và nhiều khi không xuất đầu lộ diện.” Vụ án này đã ảnh hưởng quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hà Lan ra sao? Việt Nam và ông Bình “đáo tụng đình” như thế nào? Mời độc giả theo dõi dưới đây.
Trong suốt chiều dài 63 năm lịch sử đen tối của Việt Nam kể từ khi đảng duy nhất cầm quyền độc tài Cộng sản cai trị miền Bắc (1954-2017), họ đã không ngừng ban hành các biện pháp kiểm soát Tôn giáo, chiếm đoạt tài sản của của Giáo hội và kiềm chế nhà tu hành không chịu chui đầu vào rọ cho đảng nắm đầu.
Vì vậy, nếu tính từ Sắc lệnh 234/SL ngày 14 tháng 6 năm 1955 về “Bảo Đảm Quyền Tự do Tín ngưỡng” do ông Hồ Chí Minh ký ban hành cho tới Nghị Định “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo” (NĐXPHC) sắp công bố, sau khi đã có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới năm 2016 thì sẽ thấy bàn tay của nhà nước Cộng sản Việt Nam đã bóp cổ Tôn giáo đến chỗ gần chết tươi.
Với số tiền gần 2,5 triệu đô la và 96 kg vàng mang về Việt Nam đầu tư, ông Trịnh Vĩnh Bình kinh doanh ở mọi lãnh vực: khách sạn, thủy sản, hải sản, xuất khẩu, nông sản, rau quả, trồng rừng… Nhưng chiến lược nhất, có lẽ là lãnh vực đất đai, vì theo như lời ông, “tôi có những bài toán lâu dài chứ không phải như Việt Nam nói là kinh doanh địa ốc.”
Trịnh Vĩnh Bình, “Vua Chả Giò” tại Hà Lan, vào năm 1990 quyết định về Việt Nam “khảo sát thị trường” sau khi được giới chức ngoại giao Việt Nam tại Châu Âu khuyến khích. Sau gần 60 lần nhập cảnh, ông mang về nước gần 2,5 triệu đô la và 96 ký vàng, với sự hỗ trợ của Đại sứ quán, Tổng cục hải quan Việt Nam và Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất. Từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp bằng cách đầu tư vào nhiều lãnh vực khác nhau, thành công rất nhanh, theo như nhận định của cựu Đại Sứ Việt Nam tại Hà Lan thời đó, tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng: “Nhờ tính năng động và chủ động như vậy mà giai đoạn đầu, ông Bình trở nên thành công và khá nổi tiếng ở Việt Nam.” Và cũng chính sự thành công vượt bậc này đặt ông Bình vào thế rủi ro. Mời độc giả theo dõi sau đây.
Bài báo chủ yếu nói về ông Hồ Ngọc Thắng, một công chức của Cục Liên bang về Nhập cư và Người Tị nạn (Bamf) (viết tắt là BAMF), bị lọt vào tầm ngắm của các cơ quan điều tra Liên bang Đức vì bị tình nghi làm gián điệp.
Trước năm 1975, gia đình ông Trịnh Vĩnh Bình có một cửa hàng bán sỉ vải ở Thương xá Châu Hải Thành, quận 6, Sài Gòn. Gia đình ông còn làm thêm nghề nuôi tằm, dệt vải.
Năm 1976, ông cùng vợ, 3 con và vài anh em vượt biên ra nước ngoài. Sống tại trại tạm cư Songkhla, Thái Lan, hơn 4 tháng thì gia đình được sắp xếp đi định cư theo diện tị nạn tại Hà Lan.
Gần 2 tuần qua, chuyện Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc gây tranh luận ồn ào, náo nhiệt nơi các hội nghị bàn trà lẫn bàn cà phê… chẳng những trong nước, mà còn ở hải ngoại. Trong khi báo chí trong nước chỉ được phép bình luận, đưa tin theo hướng của ông Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng gợi ý thì tại hải ngoại, không biết bao nhiêu tờ báo giấy cũng như báo mạng, cùng các đài VOA, BBC đã “vào cuộc” tham gia trận chiến truyền thông.
Một trong những lý do quan trọng có thể giúp giải thích phản ứng có phần gay gắt của chính phủ Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh là hồ sơ xin tị nạn chính trị của Thanh tại Đức vẫn đang được xử lý.